Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Nga: đất nước giàu có đất đai

Đất nước giàu có đất đai

Страна, богатая землей

 

Endryu Kramer

Nguồn:  newsland.ruinosmi.ru

Kichbu posted on 12.09.2012

 Новость на Newsland: Страна, богатая землей

Khi nhà đầu tư Trung Quốc vài năm trước đã mua nông trại bên cạnh ngôi làng này, ông rất hài lòng với thương vụ và gọi nó là “Đất Vàng”. Đất đai màu mỡ, đầy nắng và mưa. Nhưng dân cư nằm ở vùng sâu của nước Nga nông nghiệp nơi này thưa thớt.

Bây giờ tất cả đã đổi thay. Trong các dãy nhà kính mọc lên tại đây hàng chục người Trung Quốc đang thu hoạch cà chua. Theo lời của đội trưởng sản xuất, vào kỳ được mùa hơn cả, ông sẵn lòng thuê hàng trăm công nhân.

Dòng người lao động nông nghiệp từ Trung Quốc chảy vào Nga phản ánh mức tăng trưởng thương mại và tăng cường các mối liên hệ kinh tế giữa hai nước, một trong những mối liên hệ đó là đất đai phong phú, thứ hai – nhân lực lao động.

Nhiều năm, bắt đầu từ sự tan rã của Liên Xô, họ đã biến những mặt mạnh bổ sung cho nhau thành công này thành những khả năng hiện thực đối với hoạt động kinh doanh. Một số xí nghiệp khai khoáng đang ăn nên làm ra. Các công ty nhà nước ký những hợp đồng lớn cung cấp dầu mỏ, than và gỗ, và chúng tạo nên rường cột của các mối quan hệ kinh tế.

Mặc dù các khoản đầu tư của Trung Quốc vào nền nông nghiệp Nga có quy mô nhỏ, nhưng chúng có thể không kém phần quan trọng – và không phải đến lượt mình bởi vì chúng gây nên sự căng thẳng xung quanh dòng người nhập cư, tương tự như sự căng thẳng hiện tồn tại ở Hoa Kỳ xung quanh vấn đề lao động nhập cư từ Mexico đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo các số liệu của Chương trình lương thực thế giới, Nga có các nguồn dự trữ lớn nhất thế giới phù hợp canh tác hiện đang ở trong tình trạng chưa khai thác. Tình hình như vậy trở thành kết quả của việc sụp đổ hệ thống nông trang Xô Viết và đang diễn ra hai chục năm nay tại vùng dân cư nông nghiệp Nga. Dân số Nga hiện nay là 141 triệu người, Trung Quốc – 1,3 tỷ.


Đảm bảo lương thực và đảm bảo việc làm cho người dân khu vực nông nghiệp của mình thường xuyên làm Trung Quốc bất an. Một số trang trại của Trung Quốc ở Nga cung cấp cho Trung Quốc đậu nành. Bây giờ sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực nông nghiệp Nga đang tăng lên như tiềm năng xuất khẩu lương thực (nói thêm, các nông trại trồng rau quả như “Đất Vàng” đang bán sản phẩm của mình trong nước).

Khi năm năm trước đây,  trước khủng khoảng tài chính, giá cả lương thực tăng đột biến, chính phủ Trung Quốc bắt đầu tiền hành đàm phán về đầu tư vào đất nông nghiệp Nga. Trong năm nay, chương trình bắt đầu mang lại những hiệu quả. Tập đoàn đầu tư Trung Quốc đã đầu tư 1 tỷ dollars vào quỹ liên doanh Trung-Nga hiện đang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp ở Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây – nói riêng tại Ucraina và Kazakhstan.

Trong khuôn khổ chương trình được chính phủ Nga ủng hộ, các công ty Trung Quốc cũng đã  chính thức thuê hàng triệu mẫu đất nông nghiệp, mà phần lới chúng nằm dọc biên giới giáp các tỉnh đông-bắc Trung Quốc. Ngoài ra, họ thuê gần hai triệu mẫu rừng ở Sibir. Những thợ rừng Trung Quốc khai thác gỗ ở đó để xuất khẩu vào Trung Quốc.

Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư Trung Quốc mua đất. “Đất Vàng” – một trong chín trang trại của Trung Quốc, theo thông tin của sở nông nghiệp tỉnh Sverdlosk năm ở miền trung Nga. Nằm phía Nam một ít, tại tỉnh Chelyaninsk, họ thuê đất đai nhiều hơn nhiều. Các nông trại rau quả của Trung Quốc xuất hiện ngay ở ngoại ô Moscow và Sant-Peteburg – cách biên giới Trung Quốc cả hàng nghìn dặm.

Kinh doanh “Đất Vàng” có khả năng phát triển nhanh như thân và dây cà chua trong các nhà kính ở địa phương, đội trưởng sản xuất Zhang Wei Dong, người ở đây gọi tên là Lesha và khi cần thiết kiêm luôn cả nhiệm vụ của phiên dịch viên, nói. “Hãy xem mảnh đất trống này”, - ông chỉ ra xung quanh.

Ngài Zhang trong năm nay nhận định mức đến 70 công nhân lao động nhập cư từ Cục cư trú liên bang, tuy nhiên, theo lời ông, ở ông có thể tìm việc làm cho số lượng công nhân nhiều hơn.

Tuyển mộ công nhân không khó. Những người lao động rất thích thú vượt qua Sibir từ Mãn Châu ngồi chật cứng trong các toa tàu hạng ba. Vô số những người Mexico thu hoạch nho tại Califonia, những osin người Philippines tại Dubai và những người quét sân Algeria ở Pháp quá quen những cách thức đến với những khả năng kinh tế như vậy.

Cô Li hunlao, nông dân đến từ làng quê của thành phố Harbin phía đông-bắc Trung Quốc, lom khom bên luốn cà chua, ngẫng đầu, giải thích qua người phiên dịch tại sao cô đến đây: “Tôi ở đây vì tiền, các ông nghĩ thế nào?”. Theo lời cô, tiền kiếm được khoảng 650 dollars tháng gần gấp năm lần lương của một nông dân ở Trung Quốc.

Trong thời gian gần đây, điện Kremlin trong chính sách đối ngoại tập trung cải thiện các mối quan hệ với Trung Quốc, bởi vì nền kinh tế Châu Âu hiện đang khó khăn. Đây là một trong những đề tài chủ yếu của hội nghị thượng đỉnh của tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương mới diễn ra tuần trước tại Vladivostok.

“Ở chúng ta đã có nhưng năm hợp tác rất tích cực, rất hiệu quả đối với cả hai nước”, - tổng thống Vladimir Putin nói khi trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình RT quốc gia hôm thứ năm.

Nga như nước-chủ nhà đã xác định chương trình nghị sự. Đặc biệt rằng nếu xét đến sự giàu có đất đai mà ngài Putin xem an ninh lương thực và nông nghiệp là một trong những đề tài chủ yếu và công nhận vai trò đang lên của Nga như một nước xuất khẩu ngủ cốc cho các nước đang phát triển.

Chính phủ Nga đã đặt ra mục đích tăng khối lượng buôn bán với Trung Quốc trong năm nay đến  200 tỷ dollars. Trong năm 2011 nó là 80 tỷ dollars. Để so sánh, theo các số liệu của Bộ thương mại Hoa Kỳ, tổng mức buôn bán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong năm 2011 là 503 tỷ dollars.

Nhiều người bi quan nhìn viễn cảnh tăng cường các mối quan hệ kinh tế giữa Nga và Trung Quốc, chỉ ra rằng giữa các nước hiện tồn tại sự thiếu tin cậu sâu sắc đã dẫn đến các xung đột biên giới năm 1969 trên sông Ussuri và đã kìm hảm sự phát triển Trung-Nga đến hàng chục năm. Phân định biên giới hoàn tất chỉ được thực hiện vào năm 2009.

Người Nga cũng lo ngại rằng việc mở rộng hợp tác kinh tế sẽ dẫn đến bùng phát làn sóng người Trung Quốc nhập cư đến các vùng dân cư thưa thớt. Ở đây cũng có thể nghe những lời lo lắng như vậy.


”Những người này làm gì ở đây?” – Nadzda Kolesova, nhân viên bán hàng, dạo chơi cạnh Ostanino – bên những ngôi nhà với hồ ao và cây bạnh dương đẹp như tranh và trang trại “Đất Vàng”, nói.

“Tôi chẳng có gì chống lại họ,- cô tiếp tục, nhưng Nga giành cho Nga, còn Trung Quốc giành cho người Trung Quốc”.

Sau những suy tư, cô nhẹ nhàng hơn: “Tôi nghĩ, tất cả đâu vào đấy, nếu trong tương lai họ sẽ không áp bức con cháu chúng tôi”.

Nông trại cung cấp ra quả miễn phí cho mỗi người dân địa phương, những người đến làm cho nông trại, chủ yếu là những người già. Người người lao động Trung Quốc sống trong các ngôi nhà bằng gỗ dán và các phế loại từ gỗ và đi cửa hàng mua thuốc lá, vodka, xúc xích và kem.

Có một lần giữa thanh niên địa phương và Trung Quốc xảy ra vụ ẫu đả. Về các chuyện tình chẳng có gì nói, tuy nhiên  consensus của một sự cụ bà tại chợ địa phương cho thấy nhìn chung ở nông thông Nga, người Nga và người Trung Quốc sống hòa thuận bên nhau.

Hiện tại ở Nga có khoảng 400 nghìn người nhập cư Trung Quốc. Đó chỉ là phần nhỏ của toàn bộ số người nhập cư trong nước, phần lớn họ đến từ các nước cộng hòa Xô Viết Trung Á trước đây. Tuy nhiên nhập cư Trung Quốc còn có thể tăng lên đáng kể.

Trong các vụ mùa năm trước, “Đất Vàng” – nông trại được hình thành năm năm trước đây trên vùng đất hoang, - đã tuyển, ít nhất, cũng đủ số lượng công nhân để lao động trong các nhà kính của mình. Mặc dù năm nay tình trạng bát nháo chi lương quan liêu trong chương trình cấp visa tạm thời của Nga dẫn đến sự giảm sút định mức.

Một người dân Ostanino, Vladimir Balasanya, điều hành tại nông trại và tên của ông được nhà đầu tư Trung Quốc thoạt đầu dùng đứng tên lập hồ sơ đất đai, khẳng định rằng chỉ một số ít người Nga hiện nay muốn làm việc ở nông thôn. “Chính phủ chúng tôi muốn các nông trại của chung tôi làm việc, - ông nhận xét. – Nhưng người Nga không muốn làm việc trong các nông trại”.

Ngài Balasnyan kể rằng nhà đầu tư Trung Quốc, đầu tư tiền của vào “Đất Vàng”, nhiều năm từng buôn bán ở chợ của Ekaterinburg kế bên. Ông tậu đất đai, mua của người dân địa phương một ít trong nông trang trước đây. Bây giờ ông ta sống ở Harbin (Trung Quốc) và tuyển mộ lao động cho “Đất Vàng” tại các vùng nông thôn Trung Quốc nhờ tiếng tăm.

Chủ sở hữu “Đất Vàng” Piao Chen Nan trả lương cho người Trung Quốc nhiều hơn số tiền mà họ có thể kiếm được ở quê hương. Ông ta có thể cho phép mình làm điều này bởi vì ông ta kiếm được tiền nhiều nhờ bán cà chua. Theo lời của ngài Balasanyan, trong lĩnh vực này của Nga bán sỉ một funt cà chua giá khoảng 25 sent, còn ở bắc Trung Quốc – gần 8 sent.

Mùa thu năm ngoái, các công nhân lắp đặt lò sắt trong những nhà kính và trong những đêm rét buốt đầu tiên họ đốt lò bằng gỗ bạch dương và sống hàng tuần như thế trong thời kỳ thực vật. Tuy nhiên, cuối cùng,  khi mùa đông Nga đến, những người Trung Quốc trở về nhà theo đường sắt xuyên Sibir cho đến mùa sau.

2 nhận xét:

  1. Ko hiểu tại sao các nhà lãnh đạo VN ko nghĩ tới việc thuê đất nông nghiệp của Nga, đưa người lao động VN sang Nga làm việc và sinh sống. Đất của Nga rộng mênh mông lại màu mỡ. Với bàn tay và khối óc của người Việt, hiệu quả và năng suất lao động chác ko hề thấp. MTV nghĩ bây giờ mà ở VN tuyển lao động sang Nga chắc đông người LĐ muốn đi lắm!

    Trả lờiXóa
  2. Cúng khó đấy.
    Nông dân VN mình quen với lũy tre làng rồi. Đi xa thế ngày kị tháng gỗ sẽ làm sao..:)

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter