Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Những kế hoặch năm năm vĩ đại của Liên Xô



Những kế hoạch năm năm vĩ đại của Liên Xô

 Новость на Newsland: Великие пятилетки СССР

Sergei Shevchenko
Nguồnforum-msk.org newsland.ru


MỞ ĐẦU

Cần biết và thường xuyên nhắc lại quá khứ Xô Viết vĩ đại. Thứ nhất, đ bày tỏ lòng biết ơn đối với ông cha của chúng ta vì những chiến công trong lao động và chiến đấu dũng cảm. Thứ hai, sẽ có ích lợi nếu những người đã quên hoặc không biết sẽ đọc nó. Thứ ba, nên biết quá khứ của mình đ so sánh nó với hiện tại – “những thắng lợihiện nay của LB Nga sau 20 năm qua.
Chúng tôi dẫn ra đây những thành tựu sau những giai đoạn  thời gian nhất định. Liên Xô những giai đoạn như thế là những kế hoạch năm năm, bởi vậy chúng tôi dẫn ra đây những kết quả tóm tắt đ thấy được tiến trình của những thắng lợi, sự năng động sáng tạo dưới chủ nghĩa xã hội.

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Trong những tác phẩm gần đây nhất của mình, V.I. Lenin vạch ra kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hộicông nghiệp hóa, tập thể  hóa nông thôn, cách mạng văn hóa. Vào năm 1920 đã phê chuẩn kế hoạch GOELUO mà V. I. Lenin gọi nó là “chương trình thứ hai của đảng”. Vào năm 1923 đã thành lập Ủy ban Kế hoạch Nhà nước mà nó sau này trở thành Cơ quan kế hoạch nhà nước. Ủy ban thoạt đầu điều phối các kế hoạch của các nước cộng hòa và phác thảocác chỉ số cụ thểcho năm.
Đến năm 1928 NEP (chính sách kinh tế mớiKichbu) hoàn toàn kết thúc. Dưới sự lãnh đạo của I.V. Stalin đã vạch ra chương trình cụ thể và bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội:
- cách mạng văn hóa (xóa nạn mù chữ, hệ tư tưởng, cán bộ, đội ngũ trí thức mới, khoa học, nghệ thuật),
- tập thể hóa (nâng cao năng suất lao động nông thôn và giải phóng lao động chân tay đối với công nghiệp),
- công nghiệp hóa,
- quân đội mạnh (tổ chức mới, pháo binh, máy bay, xe tăng).
I.V.Stalin, ngày 19 tháng mười một năm 1928: “Cần đuổi kịp và vượt các nước tư bản phát triển. Hoặc chúng ta  sẽ đạt được điều này, hoặc chúng ta thất bại”.
I.V.Stalin, ngày 3 tháng mười hai 1927: “những kế hoạch của chúng ta không phải là kế hoạch-dự báo, không phải những kế hoạch-phỏng đoán, mà là những kế hoạch-chỉ thị có tính bắt buộc đối với các cơ quan lãnh đạo và xác định phương hướng phát triển nền kinh tế của chúng ta trong tương lai quy mô toàn đất nước của chúng ta”.
Từ năm 1928 Ủy ban kế hoạch nhà nước Liên Xô bắt đầu lập các kế hoạch năm năm và kiểm soát việc thực hiện chúng.

KẾ HOẠCH NĂM NĂM LẦN THỨ 1 (1928-1932)

Người đứng đầu nhà nước – I.B.Stalin.

“Theo chính sách công nghiệp hóa đất nước trước hết cần tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất…., phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, giai thông và nông nghiệp…. Tốc độ phát triển nhanh hơn cả tập trung cho các lĩnh vực mà chúng trong thời gian ngắn nhất nâng cao sức mạnh kinh tế và khả năng quốc phòng của Liên Xô”.
Công nghiệp hóa mạnh mẽ đất nước bắt đầu.
Đã xây dựng được 1500 nhà máy công nghiệp lớn. Thu nhập quốc dân tăng gần gấp 2 lần.
Tổng sản phẩm công nghiệp tăng hơn 2 lần.
Xây dựng nhà máy điện Dnheproes (lớn nhất thế giới).
Xây dựng các nhà máy luyện thép ở các thành phố - Manhitogorsk, Lipets,
Chelyabinsk, Novokuznhetsk, Norilsk, Sverdlovsk (Uralmash).
Xây dựng các nhà máy sản xuất máy cày ở các thành phố: Stalingad,
Chelyabinsk, Kharkov, Nhizdnhi Tagil (Uralvagonzavod).
Xây dựng các nhà mát sản xuất ô tô: GAZ, ZIS.
Xuất hiện các lĩnh vực công nghiệp mới: máy kéo, ô tô, hàng không, chế tạo máy công cụ, chế tạo máy công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, luyện kim đen, hóa chất.
Xây dựng cơ sở than-luyện kim thứ hai – Kuzbass.
Đưa tuyến đường sắt Sibir-Turkestano đi vào hoạt động.
Trong nước đã xóa nạn thất nghiệp và áp dụng ngày làm việc 7 giờ.
Các cải cách xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp: 211 nghìn nông trang tập thể, 150 nghìn máy kéo, 2446 trạm ô tô máy kéo, 70 nghìn chuyên gia có trình độ văn hóa trung cấp và đại học.
Tổng sản phẩm của công nghiệp tăng 3 lần so với mức 1913.
Liên Xô chiếm vị trí thứ 2 trên thế giới về chế tạo máy cơ khí, luyện gang và khai thác dầu mỏ và vị trí thứ 3 về sản xuất điện.
“Nền tảng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa được xây dựng, chiến thắng của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được đảm bảo”.

KẾ HOẠCH NĂM NĂM LẦN THỨ 2

I.V. Stalin, ngày 4 tháng hai năm 1931: “ Chúng ta đã lạc hậu so với các nước tiến tiến đến 50-100 năm. Chúng ta cần vượt qua khoảng cách này trong mười năm. Hoặc chúng ta thực hiện được điều này, hoặc chúng ta bị thua thiệt (tiếng Nga “нас сомнут” – Kichbu tạm dịch)

Người đứng đầu nhà nước – I.V. Stalin.

Xây dựng 4500 cơ sở công nghiệp lớn.
Thu nhập quốc dân tăng 2,1 lần.
Tổng sản phẩm công nghiệp tăng 2,2 lần.
Tổng sản phẩm nông nghiệp tăng 1,3 lần.
Cán bộ có trình độ cao được đào tạo. Khẩu hiệu: “Cán bộ quyết định tất cả!”
Xây dựng các nhà máy quân sự, và bắt đầu sản xuất xe tăng, máy bay, vũ khí.
Xây dựng tàu điện ngầm ở Moscow.
Nhàn hàng không quốc gia phát triển nhanh chóng – các trường đại học mới, KB, các nhà máy.
Đội bay với thành phần gồm V. Chkalov, G.Baidukov, A. Belyakov, đã thực hiện chuyến bay trên máy bay ANT-25 quan Bắc cực từ Liên Xô đến Hoa Kỳ.
Xây dựng các kênh đào – Belomoro-Baltic (227 km) và Moscow-Volga (128 km).
Xây dựng và mở trường học – 3,6 nghìn trường học ở các thành phố và 15 nghìn ở làng mạc.
Trên các cánh đồng của nông trang tập thể và nông trường quốc doanh đã hoạt động – 456 nghìn máy cày, 128 nghìn máy tổ hợp, 146 nghìn ô tô.
Kết quả hai kế hoạch năm năm của Stalin – Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp, xã hội được cấu thành từ các tầng lớp xã hội anh em (công nhân, nông dân, trí thức), xã hội thông nhất, tình hữu nghị của ác dân tộc được củng cố.

KẾ HOẠCH NĂM NĂM LẦN THỨ 3 ( 1938-1942)

Người đứng đầu nhà nước – I.V. Stalin.

Đưa 3000 nhà máy công nghiệp lớn (trước tháng sáu năm 1941) đi vào hoạt động.
Tổng sản phẩm của toàn ngành công nghiệp tăng lên 45%, và chế tạo máy móc cơ khí – hơn 70%.
Các nhà máy thủy điện Uglichskaya và Komsomolskaya đi vào hoạt hoạt động.
Xây dựng các nhà máy luyện kim – Novotagilski và Petrovsk- Baikalski.
Xây dựng các nhà máy luyện đồng – Sregnheuralski và Balkhashski.
Xây dựng nhà máy chế biến dầu mỏ Ufimski.
Vào năm 1940 số lượng công nhân và cán bộ tăng đến 31,2 triệu người so với 11,4 triệu vào năm 1028.
Kế hoạch năm năm diễn ra trong những năm chờ đợi chiến tranh, bởi vậy các chi phí cho quân đội buộc phải tăng thường xuyên – 25% (1939), 34% (1940), 43,4% (1941).
Sản xuất các kiểu dạng vũ khí mới – xe tăng hạng trung T-34 và các xe tăng hạng nặng KB, pháp phản lực BM-13 “Kachusha”), máy bay cường kích Il-2 (“Xe tăng bay”), máy bay ném bom Pe-2, máy bay tiêm kích LaGG-3 và Yak-1.
Kế hoạch năm năm lần thứ ba không được kết thúc, chiến tranh bắt đầu.

CHIẾN TRANH VỆ QUỐC VĨ ĐẠI (1941 – 1945)

Trước chiến tranh, tại các vùng biên giới Hồng quân đã có – số lượng binh sĩ 2,7 triệu người, 1475 xe tăng hạng trung và hạng nặng mới (gần 12 nghìn chiếc), 1540 máy bay cấu tạo mới. Để tái vũ trang, quân đội còn cần thêm 1-2 năm nữa.
Sau khi chiến tranh bắt đầu hoạt động của các nhà máy này được nhanh chóng tổ chức sang phía đông, ở đó đã có khoảng 20% các nhà máy quân sự hoạt động, gần 200 nhà máy và 11 triệu người đã được sơ tán, và ở đó, tại những khu vực đã được chuẩn bị từ trước. Nền công nghiệp Xô Viết từ tháng sáu 1941 đến tháng chín 1945 đã sản xuất 137 nghìn máy bay, 104 nghìn xe tăng và SAU và 489 nghìn trọng pháo. Điều này trở nên có thể nhờ việc thực hiện thành công ba kế hoạch năm năm đầu tiên của Stalin.
Như vây, nhờ những cải cách tô lớn trong kinh tế và xã hội trong những năm 1928-1940, trong nước đã xây dựng được chế độ xã hội mới – Chủ nghĩa xã hội. Chế độ với tiềm năng công nghiệp và quân sự cao và với tinh thần đạo đức-yêu nước cao của nhân dân.
Sự vững chắc của chế độ mới đã được thử thách và được khẳng định trong những năm Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
Liên Xô đã chiến thắng, nhưng, bên cạnh những tổn thất to lớn về người, các nhà máy công nghiệp trên nhưng vùng bị chiếm đống bị phá hủy hoàn toàn hoặc từng phần, cần được khôi phục.

KẾ HOẠCH NĂM NĂM LẦN THỨ 4 (1946-1950)

Người đứng đầu nhà nước - I.V. Stalin.

Nhiệm vụ kinh tế-chính trị chủ yếu của kế hoạch năm năm sau chiến tranh được I.V. Stalin khái quát vào ngày 9 tháng hai năm 1946: “khôi phục những khu vực của đất nước bị tàn phá, khôi phục mức độ công nghiệp và nông nghiệp trước chiến tranh và sau đó nâng mức độ này lên ở trình độ quy mô ít hoặc nhiều hơn”.
Những người Xô Viết bằng lao động dũng cảm của mình đã giải quyết thành công nhiệm vụ này.
Đã xây dựng mới và khôi phục 6200 nhà máy công nghiệp lớn.
Khôi phục nhà máy luyện thép Zaporpzstal.
Nhà máy điện Dnheproges đi vào hoạt động.
Tất cả các hầm mở ở Donbass trở lại hoạt động. Nông nghiệp được nâng lên trình độ trước chiến tranh. Hoạt động của dự án Nguyên tử thực hiện thành công – sản xuất được vũ khí nguyên tử.
Ngoài những thành tựu của Liên Xô nói đến ở trên, chỉ cần gợi nhớ lại rằng còn thêm những chiến thắng trong cuộc chiến tranh với Phần Lan (1939) và trong chiến tranh với Nhật Bản (1945), và cũng như đã giải quyết được nhiệm vụ to lớn như xây dựng được phe xã hội chủ nghĩa.

KẾ HOẠCH NĂM NĂM LẦN THỨ 5 (1951-1955)

Người đứng đầu nhà nước – I.V. Stalin (trước ngày 05/03/53), N.S. Khrushev.

Xây dựng được hơn 3000 nhà máy công nghiệp lớn.
Thu nhập quốc dân tăng 71%.
Tổng sản phẩm công nghiệp tăng 85%.
Tổng sản phẩm nông nghiệp tăng 21%
Đầu tư tư bản tăng gần 2 lần. Các nhà máy công nghiệp được xây dựng: Zakavkazski, Cherepovestki.
Các nhà máy thủy điện (hoàn toàn hoặc từng phần) đi vào hoạt động: Tsimlyanskaya, Gorkovskaya, Ust-Kamenogorskaya.
Xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở Obninsk (đầu tiên trên thế giới).
Xuất hiện vũ khí mới: bom nguyên tử và bom H.
Công nghiệp dầu khí bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Khai thác than phát triển.
Ngành công nghiệp chế tạo máy móc và thiết bị cơ khí phát triển nhanh chóng.
Xây dựng tổ hợp chế biến dầu mỏ Omsk.
Xây dựng kênh đào Volga-Don.
Xây dựng đường dẫn hơi đốt Stavropol-Moscow (lớn nhất ở Châu Âu).
Những thay đổi về chất diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp: xuất hiện 300 lĩnh vực
Số lượng máy cày ở nông thôn tăng từ 139 nghìn chiếc (1950) đến 1 triệu (1955).
Đến cuối những năm 1950: máy cày – 1 triệu chiếc, các tổ hợp gặt đập – 500 nghìn, xe tải – 700 nghìn.
13 triệu ha đất mới được đưa vào canh tác.

KẾ HOẠCH NĂM NĂM LẦN THỨ 6 (1956 - 1960)

Người đứng đầu nhà nước – N.S. Khrushev.

Trong thời gian những năm 1956-1958, 2400 nhà máy mới đi vào hoạt động.
Thu nhập quốc dân sa năm năm tăng 50%.
Tổng sảm phẩm công nghiệp tăng 64%.
Tổng sản phẩm nông nghiệp tăng 32%. Đầu tư tư bản tăng gấp hai.
Xây dựng  các nhà máy thủy điện: Gorkovskaya, Irkutskaya, Kuibyshevskaya, Volzskaya.
Xây dựng  tổ hợp len chải ở Ivanovo (lớn nhất ở Châu Âu).
Bắt đầu khai hoang ở Kazakhstan.
Trong nông nghiệp có 1 triệu máy cày, 500 nghìn tổ hợp máy gieo hạt, 700 nghìn xe vận tải.
Ngày 4 tháng mười năm 1957 phóng vệ tinh đầu tiên trên thế giới.
Xây dựng lá chắn tên lửa hạt nhân của đất nước.

KẾ HOẠCH BẢY NĂM (1959-1965)

Người đứng đầu nhà nước – N.S. Khrushev.

Xây dựng được 5 500 nhà máy công nghiệp lớn.
Thu nhập quốc dân trong giai đoạn (1961-1965) tăng 60%, tổng sản phẩm công nghiệp – 84%, nông nghiệp – 15 %.
Xây dựng các nhà máy luyện kim: Zapadno-Sibirski, Karagandinski.
Xây dựng các nhà máy chế biên alumin: Irkutski, Krasnoyarski.
Xây dựng  tổ hợp manhezititan ở Ust-Kamenogorsk.
Xâu dựng  các tổ hợp tuyển quặng: Kachkannarski, Gaiski.
Các nhà máy hóa chất bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Xây dựng các tổ hợp hóa chất: Nhevinnomysski, Cheboksarski, Shekinski, Cherkasski, Novinski, Kedoinski.
Xây dựng các tổ hợp chế biến phân lân: Sumganitski, Charzdouski, Gomelski.
Kết thúc xây dựng nhà máy thủy điện Brat (lớn nhất thế giới).
Bắt đầu xây dựng nhà máy thủy điện Krasnoyarskaya.
Xây dựng đường ống dẫn khí đốt Bukhara-Ural (tổng chiều dài của đường ống tăng 4 lần).
Đến năm 1965, Liên Xô đã chiếm những vị trí thứ nhất trên thế giới về khai thác quặng sắt, than đá, sản xuất xi măng.
Ngày 12 tháng tư năm 1961 Yu. Gagarin bay vào vũ trụ.
Nhà ở được xây dựng hàng loạt – sau kế hoạch bảy năm đã xây dựng được số lượng nhà ở bằng tất cả những năm trước đó.
Sáu triệu người tốt nghiệp các trường đại học và trường đào tạo nghề.
Ngành năng lượng nguyên tử phát triển. Xây dựng xong tàu phá băng nguyên tử “Lenin” (đầu tiên trên thế giới).

KẾ HOẠCH NĂM NĂM LẦN THỨ 8 (1966-1970)

Người đứng đầu nhà nước – L.I. Brezdnhev.

Xây dựng được 1900 nhà máy công nghiệp lớn.
Thu nhập quốc dân tăng 41 %.
Tổng sản phẩm công nghiệp tăng 50%:
- năng lượng điện – 54%;
- chế tạo máy – 74%;
- chế tạo thiết bị - 2,3%;
- điện tử và radio và lĩnh vực dầu hóa – 78%.
Tổng sản phẩm nông nghiệp tăng 21%.
Xây dựng được các nhà máy điện:
- Nhà máy thủy điện Krasnoyarskays (lớn nhất thế giới);
- Slavyanskaya.
Trên phần lãnh thổ Châu Âu đã kết thúc xây dựng hệ thống năng lượng thống nhất được quản lý từ trung tâm (sau này nó đã bị V. Putin và A. Chubais phá hủy).
Xây dựng các tổ hợp luyện kim (trên cơ sở các nhà máy đã được xây dựng):
- Zapadno-Sibirski;
- Karagandinski.
Xây dựng nhà máy sản xuất ô tô VAZ có công suất 660 nghìn chiếc năm.
Xây dựng nhà ở: 55 triệu người được nhận căn hộ miễn phí.
Những thành công trong vũ trụ: lần đầu tiên xây dựng bản đồ đầy đủ và quả địa cầu Mặt trăng, xe tự hành lunakhod, đưa  mẫu đất Mặt trăng về Trái đất, vươn đến bề mặt của sao Kim.

KẾ HOẠCH NĂM NĂM LẦN THỨ 9 (1971-1975)

Người đứng đầu nhà nước – L.I. Brezdnhev.

Xây dựng 2000 nhà máy công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ mới.
Thu nhập quốc dân tăng 28%.
Tổng sản phẩm công nghiệp tăng 43%.
Tổng sản phẩm nông nghiệp tăng 13%.
Xây dựng nhà máy chế tạo vòng bi ở Kursk.
Xây dựng nhà máy sản xuất dây chuyền tự động ở Kostrom.
Xây dựng PO Navoiazot (tiếng Nga “ПО Навоиазот” – Kichbu)
Đưa các nhà máy nhiệt điện ở Surgut, Zaporozdia, Syrdarie đi vào hoạt động.
Bắt đầu xây dựng tổ hợp công nghiệp tại Naberezhnyi Chelnakh.
Xây dựng nhà máy sản xuất ô tô Kamski.
Khai thác các mỏ dầu và khí ở Tây Sibir mạnh mẽ. Lắp đặt 22,6 nghìn km đường ống dẫn dầu và 33,7 nghìn km đường ống dẫn khí đốt. Xây dựng các nhà máy hóa dầu và chế biến dầu.
Khoa học phát triển, hơn 5000 cơ quan nghiên cứu khoa học hoạt động.

KẾ HOẠCH NĂM NĂM LẦN THỨ 10 (1976-1980)

Người đứng đầu nhà nước – L/I. Breznhev.

1200 nhà máy công nghiệp lớn đi vào hoạt động.
Thu nhập quốc dân tăng 21%.
Tổng sản phẩm công nghiệp tăng 24%.
Tổng sản phẩm nông nghiệp tăng 9%.
Chiều dài đường ống dẫn dầu tăng 15 nghìn km, và đường ống dẫn khí đốt  tăng 30 nghìn km.
Nhà máy thủy điện Sayano-Shushenskaya bắt đầu hòa vào hệ thống điện từ tháng mười hai năm 1978.
Xây dựng công trình BAM (1974-1984).
Trong nông nghiệp có 1,8 triệu máy cày, 540 nghìn tổ hợp giao hạt, 1,3 triệu xe vận tải.
Tàu phá băng nguyên tử “Artika” lần đầu tiên trong lịch sử hàng hải đã đến được Bắc cực.

KẾ HOẠCH  NĂM NĂM LẦN THỨ 11 (1981-1985)

Người đứng đầu nhà nước – L.I. Breznhev (đến 10/11/82), Yu. V. Andropov (đến  13/02/84), K.U. Chernhenko (đến 10/03/85).

Thu nhập quốc dân tăng 16,5%.
Tổng sản lượng công nghiệp tăng 20%.
Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 11%.
Xây dựng đường ống dẫn khí đôt Urengoi-Pomary-Uzdgỏod: chiều dài 4451 km, cắt dải Ural và hơn 600 con sông. Chuyển khí đốt Tây Sibir sang Tây Châu Âu.
Tổng chiều dài các đường ống dẫn dầu mỏ và khí đốt và các đường nhánh đạt tương ứng 54 nghìn km và 112 nghìn km.
Xây dựng BAM (1974-1984): LEP, 1400 chiếc cầu, 2260 km đường sắt.
50 triệu người nhận được nhà ở.
Ở đất nước có 133 nghìn thư viện và 138 câu lạc bộ.

CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN CỦA LIÊN XÔ TĂNG TRONG GIAI ĐOẠN 1913-1987

Tổng sản phẩm xã hội - tăng 88 lần.
Sản phẩm công nghiệp - tăng 213 lần.
Tổng sản phẩm nông ngiệp - tăng 4,1 lần.
Số lượng công nhân và phục vụ - tăng 9,2 lần

NHỮNG THÀNH TỰU CỦA LIÊN XÔ

Vị trí trên thế giới vào năm 1986:
Máy cày - thứ nhất.
Sản phẩm công ngiệp - thứ hai
Sản phẩm chế tạo máy - tyhứ hai
Điện năng lượng - thứ hai
Dầu mỏ - thứ nhất
Khí đốt - thứ nhất
Sản phẩm công nghiệp
Than - thứ ba
Gang - thứ nhất
Thép - thứ nhất
Xi măng - thứ hai
Cấu kiện be tông sắt lắp ghép - thứ nhất
Cây ngũ cốc và cây họ đậu - thứ ba
Sữa - thứ nhất
Trứng - thứ nhất

SỰ TAN RÃ CỦA LIÊN XÔ

Trong giai đoạn 1975-1980 bắt đầu cuộc khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội mà nó được hiện thực hóa trong những năm trước chiến tranh. Có các nguyên nhân bên trong và bên ngoài, kinh tế và chính trị, nhưng chúng ta sẽ nói về vấn đề này trong bài viết sau. Bây giờ nhận thấy rằng  đất nước tương đối dễ dàng thoát ra khỏi khủng hoảng mà không đoạn tuyệt với chủ nghĩa xã hội, cần chỉ đổi mới mô hình chủ nghĩa xã hội. Nhưng M.S. Gorbachev chẳng làm được gì thông minh và kịp thời trong kế hoạch năm năm lần thứ 12 (1986-1990) và "perestroika" đã biến khủng hoảng thành thảm họa và nó gây nên sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, và sau đó là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội và sự tan ra của Liên Xô là sự phản bội, vì ngu dốt hoặc vì mưu đồ ác độc do giới chóp bu cầm quyền bị thoái hóa về trí tuệ và đạo đức cuối cùng cũng không quan trọng đến mức mà kết quả Liên Xô bị tiêu vong, nền văn minh Xã hội chủ nghĩa bị hủy diệt.

KẾT LUẬN

1. Sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất, nền kinh tế kế hoach hóa và ý thức hệ cộng sản sau 12 năm (1928-1940) của những kế hoach năm năm đầu tiên của Stalin xây dựng nền móng cho chủ nghĩa xã hội - xóa bỏ nạn mù chữ, tiến hành hợp tác hóa, biến đất nước từ một nước nông nghiệp thành công nghiệp. Sau 12 năm đã xây dựng hơn 7000 nhà máy công nghiệp lớn, hiện đại tầm quốc tế. Những thành công này đã tạo khả năng trang bị vũ khí cho quân đội (xe tăng, máy bay) và chiến thắng chủ nghĩa phát xít.

2. Trong thời kỳ hậu chiến, nền kinh tế Xô Viết hoạt động rất hiệu quả và giải quyết được những vấn đề quy mô lớn - nhanh chóng khôi phục đất nước sau chiến tranh, khai hoang, xây dựng nhà cửa, phát triển năng lượng và hóa chất, chinh phục vũ trụ. Tất cả những thành công này nhìn thấy rõ ràng từ những kết quả của kế hoạch năm năm lần thứ 5, kế hoach năm năm lần thứ 6, kế hoạch bảy năm và kế hoạch năm năm lần thứ 8 (N. S. Khrushev và L. I. Breznhev). Sau 20 năm đó (1951-1970) đã xây dựng được 12800 nhà máy công nghiệp lớn hiện đại.

3. Trong giai đoạn 1975-1980 ở Liên Xô mô hình chủ nghĩa xã hội mà nó đã được hiện thực hóa trong những năm trước chiến tranh bắt đầu cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng có thể vượt qua mà không từ bỏ chủ nghĩa xã hội. Nhưng M. S. Gorbachev và những người ủng hộ ông, vì ngu dốt hoặc vì ý đồ ác độc, khơi sự "perestroika", phá vỡ mô hình cũ và không xây dựng được mô hình mới và dẫn đến thảm họa và sự sụp đổ của Liên Xô. Nền văn minh xã hội chủ nghĩa tiêu vong.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter