Thứ Ba, 29 tháng 9, 2009

Trung Quốc 'bao giờ cũng đúng' ?

Trung Quốc 'bao giờ cũng đúng'?

Anthony Wong trong vai Hoàng đế Vĩnh Lạc nhà Minh, người đánh Việt Nam năm 1406 với chiêu bài Phù Trần diệt Hồ

Các hoàng đế Trung Hoa luôn coi mình là trung tâm của thế giới.

Ai cũng biết Trung Quốc là một trong mấy nước có nền văn minh sớm nhất loài người. Hơn bốn, năm ngàn năm nay, khác với một vài nền văn minh cùng thời, tuy có lúc lên lúc xuống nhưng nền văn minh Trung Quốc chưa bao giờ tàn lụi.

Trung Quốc là “nước ở giữa”, ở đó có “con trời” (Thiên tử) cai trị muôn dân. Các nước bốn xung quanh theo thứ tự được phân chia thành đông Di, tây Địch, bắc Nhung, nam Man.

Mấy tỉnh miền nam Trung Quốc ngày nay và Việt Nam được “vinh dự” thuộc hàng ngũ “nam Man” - là phiên thuộc, là chư hầu của Thiên tử. Xin lưu ý là 3 trong 4 chữ Hán: Di, Địch, Nhung, Man nói trên, có tới 3 chữ có bộ thú chỉ thú vật ở bên cạnh.

Với thuyết Chính danh của Người quân tử, con cháu cụ Khổng từ mấy ngàn năm qua và cho đến tận bây giờ, lúc nào cũng tự coi mình là người duy nhất đúng trong mọi chuyện bang giao.

Đồng hóa và bành trướng

Không biết tên gọi của bao nhiêu nước đã biến mất trên bản đồ Trung Quốc để lãnh thổ nước này từ chỗ chỉ có mấy vùng đất không lớn lắm ở một phần lưu vực thuộc sông Hoàng Hà nay đã mênh mông rộng tới 9,6 triệu km2?

Không biết bao nhiêu dân tộc đã bị đồng hoá, kể cả dân tộc đã từng vào thống trị Trung nguyên xây dựng nên triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc mà nay chỉ còn chưa tới một trăm người nói và viết thành thạo tiếng mẹ đẻ?

Tất cả quá trình bành trướng lãnh thổ, đồng hóa dân tộc bằng thủ đoạn tàn bạo hay kế độc mưu sâu đều được che đậy, mỹ hoá bằng những câu chữ tuyệt đẹp: “mở mang bờ cõi", "hoà hợp dân tộc"…

Đó là chuyện xa xưa. Chuyện bây giờ thì sao?

Mặc dù đất rộng như vậy, người ta vẫn đang kêu rên là một trong mấy nước bị mất nhiều lãnh thổ nhất thế giới, phía nào cũng mất đất thậm chí còn “mất cả phần đất thuộc nguyên một nước bây giờ”.

Lạng Sơn

Cuộc chiến Biên giới 1979 cũng là "tại Việt Nam"?

Đã có tới hơn 2 triệu km2 lãnh hải mà Trung Quốc vẫn nói còn mất khoảng 1,2 triệu km2 biển nữa (trong đó có khoảng 800.000km2 tại Biển Đông).

Chỉ trong vòng 17 năm, họ đã gây ra ba cuộc chiến tranh biên giới (năm 1962 với Ấn Độ; 1969 với Liên Xô và 1979 với Việt Nam).

Lần nào họ cũng chủ động đánh trước nhưng lại kêu la rằng “mình là người bị hại”.

Người Việt Nam không thể nào quên được cuộc Chiến tranh Biên giới năm 1979, khi họ tung 60 vạn quân chủ lực, mở cuộc tấn công trên suốt sáu tỉnh biên giới, giết hại dã man người Việt, phá hoại nặng nề cơ sở vật chất của nhân dân Việt Nam mà lại rêu rao là “đánh trả tự vệ”, là để “dạy cho Việt Nam bài học”.

Chỉ có những kẻ không còn lương tri hay những người đầu óc có vấn đề mới có thể nghe lọt tai những luận điệu đó.

Lại còn chuyện này nữa: ai nâng đỡ, ai khuyến khích, ai cung cấp tiền của và phưong tiện để Khmer Đỏ gây ra nạn diệt chủng tại Campuchia?

Thế mà thoắt một cái họ đã biến mình thành “cứu tinh”, thành người “bạn tốt” của đất nước đau thương ấy.

Lùi thời gian lại một chút để thấy thêm vấn đề.

Những bất đồng, xung đột Trung-Xô trong những năm 60 của thế kỷ trước, Liên Xô rõ ràng là có trách nhiệm, nhưng chẳng lẽ người Trung Hoa lại không có chút xíu sai lầm?

Bất đồng rồi đi đến tan vỡ liên minh giữa nước được Trung Quốc coi là đồng minh tin cậy duy nhất của mình trong thời gian Cách mạng Văn hoá được qui cho là tội của lãnh tụ Albania lúc đó là Enver Hoxha.

Ai cũng biết chỉ mình không chịu nhận

Còn nhớ trong một lần gặp một nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế một nước phương Tây, trong câu chuyện, ông này không biết là hữu ý hay vô tình lặp lại: “Việt Nam xua đuổi người Hoa”.

Dù là chỗ quen biết, tôi không thể lặng im liền hỏi lại: "Ông bạn có biết chuyện người Hoa ở Indonesia năm 1956 không?"

Tuy chưa thật triệt để, nhưng có thể nói rằng người Mỹ, người Nga, những nước lớn, mạnh nếu không muốn nói là hơn Trung Quốc thì cũng không hề thua kém, cũng đã dám nhìn vào sự thực, thừa nhận một phần sai lầm trong nhiều chính sách đối ngoại của mình.

"Kịch bản vụ này đã được nhà cầm quyền Trung Quốc bê nguyên xi sang Việt Nam: dựng chuyện nhà đương cục địa phương xua đuổi người Hoa, Trung Quốc lên tiếng phản đối, cho tầu thuỷ sang đón “nạn kiều” v.v.. Bạn không tin xin đọc lại tư liệu cũ."

"Không có việc Việt Nam xua đuổi người Hoa."

Còn chuyện gần đây hơn.

Chính Trung Quốc là người đề xuất chủ trương: “Chủ quyền thuộc ta, gác tranh chấp, cùng khai thác, cùng hưởng lợi” tại Biển Đông, thế nhưng từ tháng 3 năm nay, họ đã cải biên tầu chiến thành tàu đánh cá để làm nhiệm vụ “tuần tra tại Biển Đông, có quyền kiểm tra, bắt giữ các tầu nước ngoài vi phạm luật, lệnh cấm của Trung Quốc”…

Một số tàu cá Việt Nam và mấy nước trong Asean đã bị bắt giữ, bị đâm chìm. Xin hỏi trên thế giới này có ai nuốt lời như vậy không? Có ai hành động ngang ngược như vậy không?

Gần đây đang rộ lên chuyện biên giới Trung Ấn căng thẳng, chuyện biên giới Trung-Myanmar, chuyện Trung Quốc bắt người thuộc công ty khoáng sản Australia vì phạm tội gián điệp, chuyện Mỹ tăng thuế lốp ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc lên 35% vì bán phá giá.

Trước các sự kiện đó đều thấy Trung Quốc nói là do “người khác không thiện ý cố tình gây ra”, là “lỗi của đối phương”, là “ người ta làm ăn không đúng luật”...

Lòng căm thù, oán hận bọn phát xít Đức, Nhật của nhân loại rất sâu sắc nhưng sự thành khẩn thừa nhận tội ác của dân tộc mình đối với các dân tộc bị hại, nhất là với dân tộc Do Thái của những người cầm quyền các thế hệ tại Đức và Nhật, nhất là Đức, sau Thế chiến 2, đã khiến nhiều người dân trong các nước bị hại lượng thứ.

Tuy chưa thật triệt để, nhưng có thể nói rằng người Mỹ, người Nga, những nước lớn, mạnh nếu không muốn nói là hơn Trung Quốc thì cũng không hề thua kém, cũng đã dám nhìn vào sự thực, thừa nhận một phần sai lầm trong nhiều chính sách đối ngoại của mình.

Thế người Trung Quốc thì sao?

Tôi đã đọc, đã nghe, đã thấy, đã biết người Trung Quốc đã, đang và chắc chắn là sẽ còn nhận sai và sửa chữa nhiều sai lầm về đối nội.

Thiên An Môn

Trung Quốc đã sửa sai nhiều chính sách đối nội nhưng hình ông Mao vẫn được tôn thờ tại Thiên An Môn

Những sai lầm “trời không dung, đất không tha” trong những năm tháng Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa… đã được phơi bày rộng rãi và được sửa chữa khá triệt để.

Những vấn đề tồn tại như sự kiện Thiên An Môn, xử lý Triệu Tử Dương v.v.. chắc chắn không thể bị bỏ qua.

Thế nhưng, đối xử với những hành vi đối ngoại thì sao?

Cho đến nay có thể khẳng định là: chưa bao giờ ngưòi Trung Quốc nhận sai về phần mình cả.

Có thể tự tin mà nói trước rằng: giả dụ thời gian tới quan hệ Trung, Triều đổ vỡ, chắc chắn chúng ta sẽ được nghe từ Bắc Kinh những câu như: đó là sai lầm của cha con, cháu ông Kim, đó là lỗi của Bình Nhưỡng…

Nói như thế không bao giờ có ý phủ nhận những hành động chính nghĩa của nhân dân Trung Quốc khi hết lòng Chống Mỹ viện Triều và nhiệt tình giúp đỡ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Tuy nhiên, trước nhiều việc làm sai trái trong đối ngoại của họ mà ai cũng thấy, nhà cầm quyền các thế hệ Trung Quốc bao giờ cũng vẫn cho mình là đúng.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà ngoại giao kỳ cựu, từng giữ chức Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu. Bài gửi từ Hà Nội cho BBC Tiếng Việt trong loạt bài đánh dấu 60 năm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1/10 năm nay. Ý kiến đóng góp xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk

----

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/09/090929_china_foreignpolicy.shtml

--> Read more..

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2009

Không phải là Tiến sỹ

Không phải Tiến sĩ

Phạm Quang Tuấn

Kichbu Copy and Paste

Gần đây ta thấy nhiều dấu hiệu rằng rất nhiều người trong nước có một quan niệm hoàn toàn khác hẳn với quốc tế về từ “tiến sĩ”. Ở ngoại quốc, bằng Tiến sĩ (doctorat, PhD – xin gọi tắt là doctorat) là một bằng cấp về nghiên cứu. Nó chứng tỏ rằng người nhận bằng đã được đào luyện về kỹ năng nghiên cứu, đã làm một dự án nghiên cứu để đóng góp những kiến thức mới cho nhân loại về một ngành nào đó. Người có bằng doctorat dù ở bất cứ nước nào cũng phải có khả năng tìm tài liệu, biết cách đánh giá thông tin, cẩn trọng khi suy diễn và kết luận.

Mục đích của bằng doctorat là để đào tạo những nhà nghiên cứu và giáo dục cao cấp. Nhiều khi, những đức tính được coi trọng ở nhà nghiên cứu lại không tốt cho các công việc quản lý, lãnh đạo hành chính, chẳng hạn như tính cực kỳ cẩn trọng, dè dặt, xem xét đủ mọi mặt, kiểm chứng mọi việc bằng lý thuyết hay kiến thức đã có. Người lãnh đạo hay quản lý dĩ nhiên cũng phải có một chút nào những đức tính đó, nhưng nếu có nhiều như nhà nghiên cứu thì dễ trở thành do dự, kém dứt khoát, khó lòng đối phó với những vấn đề cấp bách thường ngày.

Trong khi đó, ở trong nước thì nhiều người lại coi “Tiến sĩ” như một tiêu chuẩn nên hay cần có trong quản lý, hành chính. Chính quyền thành phố Hà Nội vạch kế hoạch theo đó, đến năm 2020, Hà Nội phấn đấu có 100% cán bộ diện Thành ủy quản lý có trình độ Tiến sĩ, 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ Tiến sĩ (http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/doinoi/2009/08/865203/). Tiến sĩ Lê Anh Sắc, thành viên soạn thảo chiến lược này, giải thích rằng “Có bằng Tiến sĩ mới đột phá tư duy” (http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/09/868806/). Ông nói rằng sẽ tăng số Tiến sĩ bằng cả hai cách, tuyển thêm cán bộ mới ở trình độ Tiến sĩ và đưa cán bộ hiện có đi đào tạo tiếp thành TS.

Tôi chắc rằng chính quyền thành phố Hà Nội không muốn tự biến mình thành một viện nghiên cứu hay một trường đại học, vậy tại sao họ sính xài Tiến sĩ như vậy? Theo thiển ý, đó là vì họ quan niệm Tiến sĩ theo nghĩa ngày xưa, thời Nho học phong kiến: Tiến sĩ là bằng cấp chứng tỏ văn hay chữ tốt, làu thông kinh sử thánh hiền (hoặc thời nay là kinh sử Mác Lê chăng?), và là bước đầu của sự nghiệp… làm quan. Thậm chí, đã có người đề nghị lập bia khắc tên các Tiến sĩ thời nay!

Ta hãy nghe chính TS Lê Anh Sắc giải thích: “Nếu xét về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chúng ta chưa có thước đo nào khác ngoài học vị. Theo quan điểm của chúng tôi, một người phải được trang bị những kiến thức nền tảng mới có nền móng để tích lũy kinh nghiệm có tính chắt lọc, có giá trị. Còn những người có trình độ học vấn ở mức giới hạn, thì kinh nghiệm dù có nhiều chăng nữa cũng chỉ có thể giúp giải quyết những vấn đề cá nhân, chứ không thể dùng được cho công việc của bộ máy hành chính, khó mang ra để giúp dân, giúp nước được”. Tức là ông cho rằng bằng Tiến sĩ là để chứng tỏ sở hữu những “kiến thức nền tảng”! Ông còn cho rằng “đề xuất ra cái mới, có khả năng tư duy đột phá phải là những người đã được cấp bằng Tiến sĩ” và “Giám đốc một sở hay Chủ tịch một quận, huyện mà không có những suy nghĩ đột phá thì ngành chuyên môn cũng như địa phương ấy không thể tiến lên được”!

Thực ra, kỹ năng quản lý hành chính thì trong hệ đại học quốc tế có những ngành public administration, business administration. Chỉ cần học đến Cử nhân hay Thạc sĩ những ngành này là đủ kiến thức căn bản để đi vào những chức vụ mà ông Lê Anh Sắc nói, sau đó là tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục tiến lên. Dĩ nhiên, cũng có những Tiến sĩ về ngành này, nhưng đó là những người chuyên sâu vào nghiên cứu trong địa hạt đó và không chắc là họ sẽ giỏi hơn Cử nhân, Thạc sĩ trong thực tế khi hành nghề.

Ngộ nhận về bằng Tiến sĩ có nhiều hậu quả nghiêm trọng ở Việt Nam. Một mặt, nó sẽ làm lãng phí tài nguyên nhà nước (tức là lãng phí tiền thuế của dân) vào việc đào tạo nhân viên quảnh lý hành chính một cách vô bổ. Nhiều người sẽ được đào tạo trong nước, nhưng chắc chắn là sẽ có một số vị – nhiều ít chưa biết – đi du học ngoại quốc nhiều năm bằng tiền của dân. Dù là chỉ đào tạo trong nước, cũng sẽ tốn tiền đổ vào đại học để đào tạo nhà quản lý, trong khi phương tiện đào tạo chuyên gia khoa học kỹ thuật còn quá thiếu thốn. Sẽ có nạn bằng dỏm, bằng hữu nghị, bằng đô la. Giáo dục đại học đã yếu kém, thua sút ngoại quốc (http://www.diendan.org/viet-nam/lua-chon-thanh-cong/) sẽ lại càng yếu kém hơn nữa.

Mấy năm nay đã nhiều người viết bài cải chính những ngộ nhận của các cơ quan trong nước về bằng Tiến sĩ (xin xem các tài liệu ở phần cảm tạ ở cuối bài này). Tuy nhiên, không có dấu hiệu gì chứng tỏ rằng những người cầm quyền trong nước lưu ý.

Ông Bùi Trọng Liễu ở Pháp đã đề nghị một giải pháp thực tế cho sự ngộ nhận này trong bài “Có nên trả lại cho tên gọi “Tiến sĩ” vị trí cũ của nó?” (http://vietsciences.free.fr/vongtaylon/giaoduc/conentralaitentiensi.htm) Ông kiến nghị Nhà nước gọi bằng doctorat hay PhD ở nước ngoài, tức là bằng nghiên cứu, là “đốc-tút” (doctus). Theo ông, “từ này không hoành tráng, chắc chẳng mấy ai ham”, nên không sợ các vị hành chính ở Việt Nam sính như từ Tiến sĩ. Tôi e rằng Chính phủ Việt Nam sẽ coi kiến nghị này cũng như bao nhiêu kiến nghị khác của trí thức mà thôi, nghĩa là coi như không có (chứ chưa tới mức độ được động tay vứt vào sọt rác).

Tuy nhiên, giới giáo dục và nghiên cứu có thể giành quyền chủ động, không phải vô vọng trông chờ vào Nhà nước. Tôi xin đề nghị là từ giờ trở đi, khi viết kiến nghị, blog, bài báo, thư từ cho Chính phủ, v.v. không bao giờ ký tên là Tiến sĩ này nọ. Không những thế, để tránh việc bị nhà báo biên tập thêm chữ Tiến sĩ trước tên tác giả, hãy đề trong ngoặc đơn cụm từ “không phải Tiến sĩ” sau tên mình. Dĩ nhiên, khi giới giáo dục nghiên cứu nói về nhau, cũng phải theo nguyên tắc này.

Một khi giới giáo dục ĐH và nghiên cứu tuyệt đối và công khai tẩy chay danh xưng Tiến sĩ, thì hẳn sự phân biệt giữa Doctor/PhD/đốc-tút với Tiến sĩ cũng sẽ dần dần xâm nhập vào truyền thông và trong quần chúng. Mọi ngộ nhận sẽ biến mất. Tiến sĩ sẽ chiếm hữu lại cái nghĩa xưa của nó, là bằng cấp để làm quan, và không ai có thể nhầm lẫn nó với bằng doctorat hay PhD của quốc tế.

Mong chờ sự hưởng ứng của các đồng nghiệp bốn phương.

Phạm Quang Tuấn (không phải Tiến sĩ)

Xin cảm tạ các đồng nghiệp (không phải Tiến sĩ) đã viết những bài rất nghiêm túc và công phu về vấn đề này:

- Trần Văn Thọ (http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai13/200813_TranVanTho.htm)

- Bùi Trọng Liễu (http://vietsciences.free.fr/vongtaylon/giaoduc/conentralaitentiensi.htm)
- Hồ Tú Bảo (http://tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/8022/index.aspx)
- Đàm Quang Minh (http://www.minhbien.org/?p=1422)
- Nguyễn Văn Tuấn (http://tuanvannguyen.blogspot.com/2009/09/nhung-ngo-nhan-ve-hoc-vi-tien-si.html).
- Nguyễn Quang A (http://bauxitevietnam.info/c/10552.html)

----

Nguồn: http://bauxitevietnam.info/c/11240.html

--> Read more..

Ai phải trả lời?

Ai phải trả lời?

Bìa báo Du lịch ́n bản Xun Kỷ Sửu
Báo Du lịch trực thuộc Tổng cục Du lịch VN
Tôi đã thử đặt trên bàn hai thứ: Một là các trang báo Du lịch số Xuân 2009 với các bài viết mà vì nó, báo bị đình bản ba tháng - và cho đến tận hôm nay - toàn bộ nhân viên bị nghỉ việc không có lương ăn.
Tôi thì bị đình chỉ chức vụ và thu hồi thẻ nhà báo.
Và thứ hai, khác và "lạ", là bài báo trên trang Báo Điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Đào Duy Quát làm Tổng Biên tập, Trung ương Đảng là cơ quan chủ quản.
Báo này đã dịch ra và đăng tải thông tin khoe sức mạnh của quân lực ... "Tàu mình" đang tập trận nơi Biển Đông có Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, ca ngợi sự biểu dương lực lượng của nước "Tàu mình" như chốn không người nhằm xác lập vai trò của kẻ xâm lược.
So sánh để thử hiểu được điều gì đang xảy ra trên đất nước tôi và đau đớn phải hiểu ra là "không thể hiểu được".
Vì làm sao có thể hiểu nổi cùng là người Việt Nam "da vàng, mũi tẹt" mà ngôn ngữ "xa lạ" nhau đến vậy, cách đối xử với đồng đội, đồng chí mình sao mà ghê rợn như kẻ thù?
Đình bản ba tháng (từ 14/4/09 cho đến hôm nay 26/9/09 là 5 tháng 12 ngày) - từng ấy ngày không lương ăn, không việc làm và kinh khủng hơn là không ai thèm biết đến sự tồn tại của hơn 50 con người đang vất vưởng, tội nghiệp, chờ kiếm cho ra một người phụ trách mới.
Mà là tội gì?
Có chăng là tội muốn nói lên cho mọi người biết rằng Việt Nam vẫn có - và có nhiều - những thanh niên sẵn sàng xuống đường (và sẵn sàng chết) cho Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (xem bài Tản mạn cho đảo xa của Trung Bảo).
Và cho dù đã "lỡ lầm" mất Ải Nam Quan thì cũng cần ghi dấu "Hận Nam quan" cho con cháu mai sau biết được rằng: Nước Việt Nam ta hình cong chữ S, liền một dải từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau (xem Hận Nam quan của Hoàng Cầm).
Vậy thì đâu là điều đúng, sai để làm ra một quyết định kỷ luật như sau:
"Quyết định đình bản báo Du lịch căn cứ vào "những sai phạm nghiêm trọng của báo Du lịch số Tết Kỷ Sửu 2009."
Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, “lãnh đạo báo Du lịch đã không chấp hành sự chỉ đạo đối với các thông tin quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, cho đăng những thông tin trên số báo Tết Kỷ Sửu 2009 vi phạm nghiêm trọng các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 và khoản 2 Điều 10 Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.”

Tại sao đăng?

Có một điều, dù đã có một vài người biết, nay tôi cũng muốn được nói ra.
Tác giả Trung Bảo của bài "Tản mạn cho đảo xa" là con trai đầu của tôi - đứa con mà khi nó vào đại học tôi đã căn dặn không được học và làm nghề báo.
Bởi hơn 20 năm làm báo, tôi đã phải chứng kiến và trải qua bao điều dâu bể để mong con chọn sự bình an trong cuộc đời.
Vậy mà như một định mệnh, cháu vẫn theo học khoa báo chí, ra trường làm việc ở báo Thanh Niên, và được xem là một thanh niên có ý thức đối với đất nước và có khả năng làm báo.
Có phải khi đã yên vị ngôi cao, được phong thánh bằng niềm kiêu hãnh đem lại độc lập dân tộc thì đất nước, lòng yêu nước đã trở thành của riêng một nhóm người độc quyền bắt người khác phải nghe, phải theo mình, mà mình thì không thấy điều gì quan trọng hơn cái ghế của mình hay không?
Nguyễn Trung Dân
Khi cầm bài báo Trung Bảo viết cho số Xuân Du lịch, tôi đã đắn đo rất lâu. Trong tình hình lúc ấy, với sự nhạy cảm cần thiết, tôi hiểu được điều gì có thể xảy ra khi các bài báo này được in ra.
Thế nhưng, tất cả những điều có thể xảy ra ấy có khiến tôi chùn tay không dám ký duyệt cho đăng bài viết này, mà khi đọc tôi thật sự xúc động tận tâm can?
Tôi thương cho bầu nhiệt huyết của lớp lớp tuổi trẻ sẵn sàng xả thân mình, xuống đường biểu tình và có lẽ không ngần ngại hy sinh thân mình khi tấc đất quê hương đang bị xâm chiếm.
Rồi tôi sợ.
Tôi sợ phải đối diện với ánh mắt con tôi, sợ phải nghe câu hỏi là bao nhiêu sự tích anh hùng của cha ông, sao bây giờ lại thế này?
Và điều quan trọng này nữa: Có phải khi đã yên vị ngôi cao, được phong thánh bằng niềm kiêu hãnh đem lại độc lập dân tộc thì đất nước, lòng yêu nước đã trở thành của riêng một nhóm người độc quyền bắt người khác phải nghe, phải theo mình, mà mình thì không thấy điều gì quan trọng hơn cái ghế của mình hay không?
Ghế Phó Tổng Biên tập phụ trách của tôi có đủ sức chịu đựng những câu hỏi ấy không? Và tôi, tôi đang ở đâu, ở nhóm nào khi đất nước đang có nguy cơ bị xâm lăng như vậy?
Không phải chỉ tôi trả lời và không phải chỉ một mình con tôi hỏi.
Cả dân tộc đang hỏi, và ai phải trả lời đây?

Hiểu hay không hiểu?

Chọn đăng những bài báo ấy, tôi còn có tính toán làm phép thử.
Bởi tôi vẫn tin rằng, đâu đó thẳm sâu trong lòng mọi người dân Việt, tấm lòng yêu nước nồng nàn đã đưa đất nước vượt qua bao họa xâm lăng sẽ khiến cho người có trách nhiệm biết cách lèo lái, sẽ phải "đưa cao đánh khẽ" để báo chí, công dân có cách thể hiện tấm lòng, sự quật cường, không chịu khiếp nhược vớí bất cứ kẻ xâm lược nào, khi mà vì lý do nào đó nhà nước đang còn vận động "ngoại giao"; và ngay cả khi cho là báo Du lịch có "sai" (nhưng sai rất chân thành).
Tôi đã nhầm. Họ đã cư xử như "Người lạ".
Tôi đã cố gắng giữ sự yên lặng.
Không than phiền việc mất chức, ngồi không (cái chức mà tôi vẫn tự trào là chưa kịp khoe với bạn bè đã mất).
Không viết lách gì và cũng không muốn phát biểu với ai để trần tình phải trái, dù rằng ai cũng đồng tình là tôi bị tai nạn, nhưng đều thấy tôi như người "chết rồi" từ khi có quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Vì tôi vẫn hy vọng, có thể ở "tầm của tôi" khó hiểu được cách làm, những ứng xử của "tầng vĩ mô".
Giờ đây tôi buộc phải thất vọng.
Cách thể hiện trên trang Báo Điện tử của Đảng (có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện đất nước) và cách kỷ luật bằng tiền sự sai phạm, đối nghịch hẳn với sai phạm của báo Du lịch, của những người đang nắm vận mệnh quốc gia như đã làm, thì thật sự không hiểu nổi điều gì đang xảy ra với dân tộc chúng ta.
Nói không hiểu tức là đang hiểu vậy.
Ông Nguyễn Trung Dân là một người làm báo kỳ cựu, giữ chức phó Tổng biên tập điều hành báo Du lịch, thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam, cho tới khi báo này bị đình bản tháng Tư 2009. Hiện ông Dân sống tại TP Hồ Chí Minh. Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả.
Nguồn:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/09/090927_nguyentrungdan.shtml
Bài liên quan:
> Đóng cửa báo Du lịch vì lòng ái quốc thái quá
http://kichbu.multiply.com/journal/item/9/9
---------------

Entry này Kichbu Copy and Post ở 360. Nay paste lại đây để các bạn cùng đọc lại.
-----
01 Tết 2009
Kichbu kính chúc các anh các chị bạn bè bờ lốc gơ làng trên chiếu dưới một năm mới an khang thịnh vượng!
Hãy để cho những ước mơ của các anh các chị và các bạn thành hiện thực!
Nhân Ngày đầu Xuân mới, mời các bạn đọc Tản mạn cho đảo xa, với một chút lắng lòng trong những ngày Tết...
Tản Mạn Cho Đảo Xa
Trung Bảo
Kichbu Copy And Paste
Tham khảo thêm
Báo Du lịch bị đình bản
Kichbu

Tản mạn cho đảo xa
.
Một năm với đời người đã ngắn; đối với đất nước, với dân tộc chỉ như một cái chớp mắt. Có khi người ta không đo một năm bằng 12 tháng, bằng một vòng luân chuyển của đất trời … người ta đo một năm bằng những sự kiện diễn ra. Có những sự kiện đậm trong trí nhớ con người đến độ một năm trôi qua mà như thấy mới chỉ hôm qua.
Những ngày cuối năm 2007 đầu năm 2008, lần đầu tiên kể từ sau ngày thống nhất đất nước, thanh niên Việt Nam đã xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước khi Trung quốc công khai thể hiện dã tâm trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong nước thông tin rộng rãi. Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia không được ngợi ca công khai… nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt tình với đất nước của thanh niên trí thức trẻ sẽ không bao giờ thay đổi.
Một năm sau, tờ giấy khổ A4 với dòng chữ vi tính: “Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu là của Việt Nam” cùng vài chữ viết tay nguệch ngoạc: “9.12, ngày lịch sử” giờ đây đã ngả màu. Tờ giấy này của một bạn trẻ nào đó, tôi nhặt được trên lề đường Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 1. Tp. HCM), đối diện lãnh sự quán Trung quốc, trong những ngày đẹp trời cuối năm 2007. Tôi đem nó về dán lên tường nhà mình như một kỷ niệm đẹp. Cái ngày 9.12.2007 có lẽ chẳng bao giờ khiến tôi quên được. Quên sao được cái không khí bừng bừng khí thế. Quên sao được khi tình cờ, tôi được đứng lẩn vào cùng những người đã tạo nên những ngày lịch sử.
Tôi chưa có dịp đến Trường Sa, Hoàng Sa lại càng quá xa xôi mịt mờ… dù hòn đảo này là một huyện của thành phố nơi tôi sinh ra. Thỉnh thoảng khi đắm mình trorng làn nước biển trong veo giữa những buổi trưa hè chói chang, tôi nhìn ra phía khơi và dường như thấy thấp thoáng lá cờ phần phật của những hải đội lĩnh ấn vua ban đang vượt sóng ra trấn thủ đảo xa. Vậy nên tôi biết mình sẽ lại sẵn sàng đứng cùng những người bạn chưa từng quen để lại được hô to “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Và tôi cũng biết còn có rất nhiều người luôn đau đáu trong tim mình về nhũng phần lãnh thổ đang còn xa tay mẹ tổ quốc.
Nếu có “kẻ xấu” nào đó “kích dộng” người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những “kẻ xấu” này. Ngược lại, khi “người tốt” tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng “người tốt” này cần phải được xem lại. Khi mà kẻ tham lam ở phương Bắc không chỉ thể hiện sự bá quyền trên các văn bản tuyên bố mà chuyển qua hành động đầu tư, khai thác dầu khí ngay trong khu vực lãnh hải của chúng ta thì sự sát cánh của nhân dân và Nhà nước lại càng cần kíp hơn bao giờ.
Lịch sử do chính chúng ta làm nên. Do chính những người đã bất chấp sợ hãi thường nhật, bất chấp thói quen trì trệ để kẻ khác quyết định thay mình… để bước xuống đường giương cao lá cờ Việt Nam, hô to: “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam”. Lịch sử cũng sẽ không bỏ qua cho chúng ta khi cứ giả như không có, không biết một phần đất nước vẫn đang còn bị xấm lấn. Vậy thì thật tự hào, vô tình tôi đã được đứng về phía mặt sáng của lịch sử.
............
Kichbu Copy And Paste
 
--> Read more..

Hành trình 60 năm của đất nước 1, 3 tỷ dân

Hành trình 60 năm của đất nước 1,3 tỷ dân

Nguyễn Trung

Ngày 1-10-1949 nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời. Từ ngày ấy quốc gia này bước lên con đường lấy lại vị thế Trung Hoa của mình do nền văn minh của chính nó đã tạo dựng lên cho đến cách đây năm thế kỷ.


Tính đến ngày 1-10-2009, chặng đường đi được vừa tròn 60 năm: Từ một nước Trung Quốc với khoảng trên 500 triệu dân, ngày nay là 1,3 tỷ người; từ mức thu nhập theo đầu người hồi ấy (1-10-1949) là 60 USD, ngày nay là trên 2000 USD, từ một nước Trung Hoa lạc hậu và quanh năm thiếu đói, bây giờ trở thành công xưởng của thế giới khi bước vào thế kỷ 21.

Ngày nay, với nguồn nguyên liệu dồi dào từ khắp nơi trên trái đất này, Trung Quốc đứng đầu thế giới trong sản xuất xi-măng, sắt thép, nhôm và nhiều kim loại khác, là nước thứ hai xuất khẩu ô-tô sau Mỹ. Và theo tính toán của World Bank: có lẽ chỉ trong vòng vài năm tới Trung Quốc sẽ đẩy nền kinh tế Nhật xuống hàng thứ ba trên thế giới về quy mô GDP.

Bản thân Trung Quốc cũng đang ra sức thực hiện mục tiêu trở thành siêu cường vào năm 2050.

Trung Quốc đang ra sức thực hiện mục tiêu trở thành siêu cường
vào năm 2050. Ảnh: cafeF.
 

Nói gì về điều chưa xảy ra, thì sẽ tùy chất lượng tư duy mà điều nói ra ấy sẽ có thể là một dự báo tốt, hoặc có khi chỉ là một lời đoán mò. Tuy nhiên, nếu thấy Trung Quốc là nước rút ra nhanh nhất khỏi cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới hiện nay; thậm chí với tư cách là chủ nợ lớn nhất thế giới Trung Quốc là nước đang có lợi nhất trong cuộc khủng hoảng này, lại với tốc độ tăng trưởng rất cao và liên tục qua các năm. Hơn thế nữa, từ đầu thế kỷ này Trung Quốc đã trở thành cái “công xưởng thế giới”, hàng hóa rẻ của nó chẳng những “bắn thủng” (nói theo “Tuyên ngôn Cộng sản”) nhiều dinh lũy sản phẩm truyền thống của các nước tư bản phương Tây, mà còn chiếm cứ mảng lớn thị phần tại các quốc gia này và tại hầu hết các nước khác... Với cái đà này rất có thể Trung Quốc sẽ trở thành một siêu cường mới - nhất là trong tình hình Mỹ “đang xuống dốc”.

Con đường 60 năm vừa qua của Trung Quốc với những chiến tích làm cả thế giới kinh ngạc ấy bắt đầu từ cách mạng văn hóa, kinh qua bao nhiêu khúc quanh co như Thiên An Môn, Tây Tạng, Tân Cương.., với biết bao nhiêu cái giá phải trả khác chỉ có nhân dân Trung Quốc mới đánh giá hết được. Nếu ước mơ siêu cường của Trung Quốc trở thành hiện thực vào năm 2050, điều đó sẽ có nghĩa Trung Quốc đi con đường 200 năm của nước Mỹ trong vòng 100 năm! Một số sách báo tại các trung tâm nghiên cứu trên thế giới nói thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc, siêu cường Trung Quốc đang trở thành vấn đề của thế giới...

Giáo sư Thôi Lý Nhũ, chủ tịch Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại (CICIR – Bắc Kinh), một viện nghiên cứu chiến lược của Trung Quốc tầm cỡ quốc tế, đầu năm nay phát biểu trước giới học giả nước ngoài: “Mười năm qua Trung Quốc đã phát triển từ một vị thế tương đối thấp lên một vị thế tương đối mạnh, vì vậy những xung đột giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài không đặc biệt quyết liệt lắm (not particularly vehement). Tuy nhiên, trong vòng mười năm tới, Trung Quốc sẽ đi tiếp từ vị thế tương đối mạnh hiện nay lên một vị thế còn mạnh hơn nữa. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với thế giới sẽ còn lớn hơn nữa – và nỗi lo của thế giới về Trung Quốc cũng sẽ tăng theo...”[1]

Trong chuyến đi thăm Trung Quốc của đô đốc Mỹ Timothy Keating đầu năm nay, phía Trung Quốc đã trực tiếp nêu với phía Mỹ chia đôi Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ quản lý phần Thái Bình Dương từ đảo Hawaii về phía Tây, phía Mỹ từ Hawaii về phía Đông. Keating cho biết đã trả lời: “No, Thanks!”[2]

Bình luận trên báo Quân Giải phóng nhân (Trung Quốc) ngày 12-03-2009, Hoàng Thôn Luận viết: “...Quyền lợi quốc gia của Trung Quốc vượt xa ra ngoài biên cương lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Trung Quốc, bao gồm cả các vùng đại dương bao la nơi các tầu chở dầu của Trung Quốc qua lại, cũng như không gian vũ trụ... ... ...Quyền lợi quốc gia Trung Quốc mở rộng đến đâu, sứ mệnh lịch sử của lực lượng vũ trang của chúng ta (Trung Quốc) được mở rộng đến đấy!.. Đứng trước nhiệm vụ lịch sử mới, lực lượng vũ trang của chúng ta (Trung Quốc) không chỉ bảo vệ biên giới lãnh thổ, mà còn phải bảo vệ biên giới quyền lợi quốc gia của chúng ta.”[3]

Ngày 21-09-2009 Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tuyên bố nước này có hầu hết mọi hệ thống vũ khí hiện đại của các nước phương Tây...

Kết nối các điều vừa trình bầy thành một bức tranh tổng hợp, có thể kết luận: Ý kiến của giáo sư Thôi Lý Nhũ như đã nêu với học giả nước ngoài là thẳng thắn, mối lo của thế giới ngày nay đối với Trung Quốc thực sự đang gia tăng.

Trên thế giới ngày nay không ai có lý do gì để đối đầu với Trung Quốc, kể cả Mỹ. Cũng không một đầu óc tỉnh táo nào lại suy nghĩ là có thể chặn đứng con đường đi lên của Trung Quốc. Có thể khẳng định, xuất phát từ xu thế chung của thời đại, dư luận chủ đạo trên thế giới ngày nay mong muốn: Càng phát triển, Trung Quốc càng cần phải đảm đương phần trách nhiệm ngày càng lớn hơn của mình đối với hòa bình và an ninh của thế giới cũng như đối với tiến bộ và sự thịnh vượng chung của nhân loại. Thiện chí rộng rãi trên thế giới mong muốn đời sống ấm no hạnh phúc cùng với các quyền tự do dân chủ của nhân dân Trung Quốc cũng sẽ tăng theo cùng một nhịp với sự phát triển đầy ấn tượng của quốc gia đông dân nhất hành tinh này. Sẽ có một siêu cường Trung Quốc như vậy vào giữa thế kỷ này - hay ngược lại là một siêu cường đem lại nhiều nỗi lo hơn nữa cho cả thế giới?

*

...Việt Nam Trung Hoa... núi liền núi... sông liền sông... Có lẽ trên quả đất này không có một quốc gia nào như Việt Nam mong muốn đòi hỏi của dư luận chủ đạo cũng như thiện chí của thế giới đối với Trung Quốc như đã trình bày trong phần trên sẽ trở thành hiện thực!

Phải, còn ai mong muốn điều này hơn Việt Nam? Bởi lẽ, đứng sát cái “công xưởng thế giới” này Việt Nam đã đủ rát mặt vì “hơi nóng” của nó phả ra chung quanh – đến mức vào bất kể một cửa hàng tạp hóa ở hang cùng ngõ hẻm nào trên đất Việt Nam cũng đầy rẫy các sản phẩm Trung Quốc – có chất lượng hoặc kém chất lượng, kể từ cái cuốc, cái xẻng trở đi, đến thuốc diệt chuột... Khắp nông thôn và thành thị Việt Nam đầy rẫyy sắt thép, ô-tô, máy cày, máy kéo nhãn hiệu Trung Quốc... Rồi còn bao nhiêu chuyện khác nữa. Đấy là chưa nói Việt Nam rất cần quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác cho an ninh và sự phát triển của chính mình.

Quan hệ giữa Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa kể từ ngày thiết lập cũng trải qua biết bao nhiêu thời kỳ thăng trầm,
từ những khi “môi hở răng lạnh”, cho đến những đụng độ, chiến tranh đẫm máu.
 Ảnh: vietnamnet.

Quan hệ giữa Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa kể từ ngày thiết lập cũng trải qua biết bao nhiêu thời kỳ thăng trầm, từ những khi “môi hở răng lạnh”, cho đến những đụng độ, chiến tranh đẫm máu. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên ơn những giúp đỡ hào phóng, chí tình của nhân dân Trung Quốc dành cho Việt Nam trên con đường giải phóng thống nhất đất nước, song cũng bao phen mất ăn mất ngủ vì biết bao nhiêu sự kiện trái chiều phía Trung Quốc gây ra trong quan hệ hai nước.

Có thể nói tóm tắt, mối quan hệ “cùng chiến hào” của hai nước đột ngột đổi chiều kể từ năm 1972 – vì quyền lợi quốc gia của hai nước đi theo hai đường khác chiều nhau: Hồi ấy Trung Quốc vì lợi ích của mình cần bình thường hóa quan hệ và hợp tác với Mỹ, còn Việt Nam thời ấy lại đang phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mãi tới 1989 quan hệ hai nước mới bắt đầu bình thường hóa trở lại. Thời kỳ 1972 – 1989 là thời kỳ quan hệ hai nước căng thẳng và đẫm máu nhất, với biết bao nhiêu sự kiện đã đi vào kí ức mọi người.

Phải nói quan hệ hai nước bình thường hóa trở lại như ngày nay và có những bước phát triển mới quan trọng, đó là nhờ sự nỗ lực rất to lớn của hai nước. Mong rằng đấy sẽ là xu hướng chủ đạo, xu hướng tiếp tục thắng thế của quan hệ hai nước trong tương lai. Việt Nam tôn trọng và đánh giá cao 16 chữ lãnh đạo Trung Quốc đã chủ động đưa ra như một tiêu chí cho xây dựng mối quan hệ Việt – Trung: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai".

16 chữ này cũng là mong muốn của phía Việt Nam, và có thể khẳng định phía Việt Nam đã kiên định làm hết mình và tự kiềm chế hết mình để xây dựng quan hệ hai nước theo tinh thần như thế. Trong tương lai cũng sẽ như vậy.

Có thể nói, kết quả đạt được cho đến nay trong xây dựng mối quan hệ giữa hai nước vì hòa bình, hợp tác hữu nghị, và cùng phát triển là rất to lớn và quan trọng. Song cho đến nay, phía Trung Quốc vẫn liên tiếp gây ra quá nhiều sự việc đi ngược với tinh thần 16 chữ - nóng bỏng nhất trong quan hệ hai nước hiện nay là những vấn đề liên quan đến Biển Đông.

Đạo lý thông thường ở đời, nhân dịp kỷ niệm “sinh nhật” của người bạn láng giềng 1-10 này – nhất là trong trường hợp này là người bạn láng giềng khổng lồ, có nhiều mối quan hệ truyền thống văn hóa và lịch sử, không ai lại thô thiển đến mức đem những chuyện đau đầu ra trách móc nhau làm gì. Còn hơn thế, Việt Nam muốn nhân dịp này nói lên nguyện vọng sâu xa của mình là 16 chữ phải thực sự là mục tiêu mãi mãi, là thước đo cho quan hệ hai nước. Nói dối, hay vuốt ve nhau vào dịp này chỉ đầu độc quan hệ hai nước hoặc phản bội lại 16 chữ. Sự thật là còn nhiều vấn đề trọng đại do lịch sử để lại đang tác động sâu sắc đến quan hệ hai nước. Cũng là sự thật có sức thuyết phục không kém: sự tôn trọng lẫn nhau, lý trí và lẽ phải là những yếu tố quyết định trong nỗ lực của hai nước đã xây dựng nên những bước tiến bộ vừa qua trong quan hệ hai nước.

Nhân ngày 1-10, nhất là vào dịp 60 năm, nhân dân Việt nam mong muốn cả hai nước tiếp tục làm hết mình để cho sự tôn trọng lẫn nhau, lý trí và lẽ phải sẽ mang lại những nỗ lực mới, tăng thêm nghị lực sáng tạo mới trong việc giải quyết những vấn đề do lịch sử để lại trong quan hệ hai nước, thực hiện thành công 16 chữ nền tảng của quan hệ Việt – Trung. Một Trung Hoa theo tinh thần như thế, chắc chắn sẽ là một Trung Hoa vĩ đại lan tỏa ảnh hưởng xây dựng của mình đối với hòa bình, phát triển và phồn vinh của cả thế giới.

Tại phiên họp toàn thể lần 64 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 23 tháng 9 năm 2009, Chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào tuyên bố:

“Tương lai của Trung Quốc gắn kết ngày càng chặt chẽ với tương lai của thế giới. Càng phát triển, Trung Quốc sẽ càng đóng góp lớn hơn cho thế giới và càng mang lại cho thế giới nhiều cơ hội. Chúng tôi cam kết lựa chọn con đường phát triển hòa bình và rộng mở với chiến lược thắng – thắng. Chúng tôi sẽ phát triển các mối quan hệ hữu nghị và sự hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở của năm nguyên tắc chung sống hòa bình. Trung Quốc sẽ luôn luôn là và tiếp tục là lực lượng tích cực của hòa bình và sự phát triển chung.”[4]

Là một công dân Việt Nam, nhân dịp ngày 1-10 này, tôi xin chúc nhân dân Trung Quốc sẽ xây dựng thành công một Trung Hoa vỹ đại và thế giới sẽ có một Trung Hoa như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cam kết trong diễn văn nói trên.

Người Việt Nam chúng ta cũng phải tự nhắc nhở nhau: Muốn được bạn tôn trọng, trước hết chúng ta phải tự trọng, khiêm tốn và nỗ lực hết mình vươn ra khỏi tình trạng lạc hậu hiện nay. Không tự trọng, lực mỏng chí mềm, thì chẳng bao giờ được ai tôn trọng cả - lẽ sống trên đời khắc nghiệt là vậy.

Đọc thêm

> Chuyện ít người biết về quan hệ Việt Trung - Dương Danh Hy

http://tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/8075/index.aspx

--> Read more..

Tâm huyết, trong sáng, xây dựng nhưng thiếu hiểu biết

Tâm huyết, trong sáng, xây dựng nhưng thiếu hiểu biết

Đăng bởi Trần Dương

Nguồn: anhbasam.com

Nhân đọc bài “Trân trọng những ý kiến tâm huyết, động cơ trong sáng, mang tính xây dựng” đăng trên trang web QĐND ngày 24/9/2009, tôi có nhận xét rằng các bạn đọc có ý kiến được đăng đều là những người có “ý kiến tâm huyết, động cơ trong sáng, mang tính xây dựng” và cùng có chung một nhược điểm là thiếu hiểu biết.

Điểm đầu tiên là cả 3 “bạn đọc” đều chỉ nói bóng gió mà không trích dẫn hay nhắc tới bài viết cụ thể là bài:

Đổi mới Đảng, tránh nguy cơ sụp đổ! – Thiện Ý (Tống Văn Công)

Ngoài ra, tôi thấy có những nhược điểm thế này ở một số bạn đọc:

Bạn đọc Nguyễn Văn Chung, hơn 70 tuổi viết: “con đường mà Đảng, Bác Hồ đã chọn cũng chính là con đường mà nhân dân ta lựa chọn. Nhân dân có đủ tri thức, bản lĩnh để lựa chọn đường đi cho mình“. Ý kiến rất mâu thuẫn, vừa khẳng định là nhân dân đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã chọn rồi sau đó lại khẳng định là nhân dân “đủ tri thức, bản lĩnh” để lựa chọn đường đi cho mình. Nếu nhân dân “đủ tri thức, bản lĩnh” thì tại sao phải đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã chọn hộ!?.

Bạn đọc Nguyễn Văn Chung cũng do thiếu hiểu biết mà không biết rằng rất nhiều người phê phán Đảng chỉ hô khẩu hiệu mà không hề thực hiện những khẩu hiệu đó, vì thế bạn đọc Nguyễn Văn Chung mới viết rằng: “Nếu con đường độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh là “sai”“. Bạn đọc Nguyễn Văn Chung cần tìm đọc nhiều hơn các tài liệu “trái ý Đảng, thuận lòng dân” để biết rằng “bọn phản động” cũng đang kêu gọi dân chủ, tự do, công bằng, bác ái, công lý, độc lập dân tộc, an ninh quốc gia, dân giàu, nước mạnh, văn minh lịch sự v.v…

Bạn đọc Mai Thị Thu Hằng, một giáo viên, lại chứng tỏ khả năng thiếu hiểu biết của mình khi viết “Tuy nhiên mặt yếu kém, khuyết điểm không phải là bản chất của Đảng, của chế độ ta.” mà không hề đưa ra bất cứ dẫn chứng hay lập luận nào, tất cả chỉ là cảm tính. Và một giáo viên như vậy sẽ lại tiếp tục “giáo dục thế hệ trẻ hiểu sâu sắc về những thành quả vĩ đại mà các thế hệ cha ông đã dày công xây đắp nên“, trong khi đó, lịch sử về thành quả vĩ đại cùng với những phá hoại ghê gớm của các thế hệ cha ông vẫn còn cần được xem xét, đánh giá lại.

Bạn đọc Phạm Hùng chỉ có nhận xét chung chung, gần như vô thưởng vô phạt.

Bạn đọc Nguyễn Đình Thống thì chỉ tuyên truyền lại những sự kiện đã bị bóp méo. Cụ thể là chuyện “Gần 20 năm trước, khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ“, trong Đảng đã có những tư tưởng đổi mới tiến bộ nhưng đã bị phái bảo thủ trong Đảng dập tắt. Phái bảo thủ này hiện nay lại hoàn toàn dựa vào Trung Quốc và ngày càng lộ rõ việc tham lam quyền lực mà bán rẻ lợi ích của dân tộc qua các vấn đề biên giới, hải đảo, khai thác khoáng sản v.v… Nhưng bạn đọc Nguyễn Đình Thống, ở cương vị Thượng tá Trường Sĩ quan kỹ thuật Quân sự, đã cố tình lờ đi và chỉ nhắc những gì mà cấp trên đã phổ biến, chỉ thị.

Tóm lại là sau khi đọc những ý kiến bạn đọc này, mọi người đều không biết là những “bạn đọc” này đã thực sự đọc bài viết của tác giả Thiện Ý hay chưa!?

Trần Dương

Đọc thêm:

> Trần Đức Thảo - triết gia của những niềm tin

http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/Tran_Duc_Thao-Triet_gia_cua_niem_tin/2007.lnk

--> Read more..

Ấn Độ: truy tìm những kỹ sư và công nhân Trung Quốc...

27.09.2009, 15:31:39

На месте катастрофы. Фото ©AFP

Tại nơi xảy ra vụ thảm họa-На месте катастрофы. Фото ©AFP

Tại Ấn Độ truy tìm những kỹ sư và công nhân Trung Quốc...

В Индии разыскивают китайских строителей упавшей трубы ТЭС

Kichbu theo http://lenta.ru/news/2009/09/27/chimney/

Kichbu

Cảnh sát Ấn Độ đã tuyên bố tìm kiếm hơn 80 kỹ sư và công nhân Trung Quốc đã tham gia công trình xây dựng nhà máy điện. Tại nơi này ngày 23 tháng chín một chiếc ống cao 100 m bị sụp đổ. Theo AFP đưa tin hôm chủ nhật, 27 tháng chín, việc rời khỏi Ấn Đội đối với các chuyên gia Trung Quốc sẽ đóng lại cho đến khi kết thúc việc điều tra.

Những thông tin về người Trung Quốc - những nhân viên của công ty Bharat Aluminum Company Limited (BALCO) đã tham gia xây dựng chiếc ống bị đổ đã được gửi đến tất cả các trạm kiểm soát của Ấn Độ, trong đó có các sân bay quốc tế.

Rất nhiều chuyên gia Trung Quốc, theo như tờ  Газета India Times viết, đã có ý định rời khỏi đất nước này ngay sau sự cố. Cảnh sát đã kịp thời bắt giữ và tra hỏi tám công nhân. Tất cả đều được trả tự do ngay sau khi thẩm vấn.

Một ống cao 100m chưa xây xong đã bị sụp đổ tại nhà máy điện thành phố Korba, bang Chhattisgarh 23 tháng chín. Những mảnh vỡ của cột ống rơi xuống nhà ăn, nơi công nhân trú mưa. Theo thông tin cho đến ngày chủ nhật, 27 tháng chín, có hơn 47 người đã bị thiệt mạng. Tại nơi xảy ra sự cố, người ta đang tìm kiếm và số người chết ước hơn 70 người.

Nguyên nhân của vụ này theo giả định ban đầu là thời  tiết xấu- ở khu vực xảy ra tai nạn trong những ngày qua mưa dữ dội. Tuy nhiên sau đó, như AFP đưa tin, cảnh sát cáo buộc công ty BALCO gây thương vong không cố ý – theo ý kiến của các quan chức, trong quá trình xây dựng đã có những vi phạm. – Kichbu -

----

В Индии разыскивают китайских строителей упавшей трубы ТЭС

Индийская полиция объявила в розыск более 80 китайских инженеров и рабочих, участвовавших в строительстве электростанции, где 23 сентября обрушилась 100-метровая труба. Как сообщает в воскресенье, 27 сентября, AFP, выезд из Индии для китайских специалистов будет закрыт до окончания расследования.

Сведения о китайцах - сотрудниках компании Bharat Aluminum Company Limited (BALCO), сооружавшей упавшую трубу - разосланы на все КПП Индии, в том числе в международные аэропорты.

Многие китайские специалисты, как пишет Газета India Times, попытались уехать из страны сразу после происшествия. Полиции удалось задержать и допросить восьмерых рабочих. Все они были освобождены после дачи показаний.

Недостроенная стометровая труба упала на электростанции в городе Корба (Korba), штат Чхаттисгарх (Chhattisgarh) 23 сентября. Обломки трубы обрушились на столовую, где рабочие прятались от ливня. По данным на воскресенье, 27 сентября, подтверждена гибель более чем 45 человек. На месте катастрофы продолжают разбирать завалы, и ожидается, что количество погибших превысит 70 человек.

Изначально причиной обрушения полицейские называли плохие погодные условия - в районе катастрофы несколько дней шли грозовые ливни. Однако затем, как сообщает AFP, полиция обвинила компанию BALCO в непреднамеренном убийстве - по мнению властей, при строительстве были допущены нарушения.

Ссылки по теме
- В результате аварии на индийской электростанции погибли 15 человек – Lenta.ru, 23.09.2009


--> Read more..

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2009

TRUNG THU LÀ CỦA MỌI NGƯỜI !!! Người nhỏ ăn bánh nhỏ. Người lớn ăn bánh lớn...Hic hic

--> Read more..

Con nhện đã làm các nhà báo xao lãng bài phát biểu của giáo hoàng Benedikt

27.09.2009, 03:52:17

Паук спускается по правому плечу Бенедикта XVI. Кадр BBC News

Con nhện bò xuống theo vai phải của Giáo hoàng-Паук спускается по правому плечу Бенедикта XVI. Кадр BBC News

Con nhện đã làm các nhà báo xao lãng bài phát biểu của Giáo hoàng Benedikt tại Praha

Паук отвлек журналистов от речи Папы Римского в Праге

Kichbu theo http://lenta.ru/news/2009/09/27/spider/

Бенедикт XVI. Фото ©AFP

  

Kichbu

Trong thời gian Giáo hoàng Roma Benedikt XVI Бенедикта XVI có bài diễn văn trước các chính trị gia và những nhà hoạt động của giáo hội tại Praha, một con nhện lớn đã dạo chơi trên lễ phục của ông. Hiện tượng này đã được ghi lại rõ ràng trên băng video ( видеозаписи ) ghi lại bài phát biểu của ông được chuyển đến cho BBC News hôm thứ bảy.

Theo như hãng Associated Press chỉ ra, thoạt đầu Giáo hoàng không để ý đến con côn trùng, nhưng, khi nó bò đến tai, giáo hàng 82 tuổi này, không thể không nhận thấy con côn trùng và đã có ý định hắt bỏ nó. Tuy nhiên con nhện vẫn tiếp tục hành trình của mình.

Các nhà báo, những người đang theo dõi bài phát biểu, đã không thể không để ý đến con nhện. Khi giáo hoàng kết thúc bài phát biểu, ông rời bỏ khán phòng, con nhện cũng đã kịp giăng tơ, hãng AP nhận xét.

Nhắc lại rằng, phát biểu tại Praha hôm thứ bảy, giáo hoàng Roma đã lên án chế độ cộng sản đã theo dõi nhà thờ Thiên chúa giáo Roma, và đồng thời kêu gọi những người dân nước Sec không quên truyền thống của của Thiên chúa giáo đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành nền văn hóa dân tộc. Giáo hoàng đến Sec theo lời mời của nhà thờ thiên chúa giáo địa phương và chính quyền của đất nước và sẽ tiếp tục ở đây thêm hai ngày nữa. – Kichbu –

---

Паук отвлек журналистов от речи Папы Римского в Праге

Во время речи Папы Римского Бенедикта XVI перед политиками и деятелями церкви в Праге по его одеяниям прогуливался большой паук. Это, в частности, заметно на видеозаписи выступления, переданной BBC News в субботу.

Как указывает агентство Associated Press, сначала Папа не обращал внимания на насекомое, но, когда паук достиг уха, 82-летний понтифик попытался его сбросить. Однако паук продолжил прогулку.

Журналисты, следившие за выступлением, не могли не заметить насекомое. Когда Бенедикт XVI, закончив речь, покидал зал, паук уже сплел паутину, отмечает агентство.

Напомним, выступая в Праге в субботу, Папа Римский осудил коммунистический режим за преследование Римско-католической церкви, а также призвал жителей Чехии не забывать о христианской традиции, оказавшей существенное влияние на формирование национальной культуры. Понтифик прибыл в Чехию по приглашению местной католической церкви и властей страны и пробудет там еще два дня.

Ссылки по теме
- A not so itsy-bitsy spider bugs the pope in Prague - AP, 26.09.2009
- Папа Римский осудил чешских коммунистов за преследование верующих - Lenta.ru, 26.09.2009

Сайты по теме
- Ватикан


--> Read more..

The Pittisburgh: "Một bước phía trước, hai bước lùi phía sau!"

TRƯỜNG HỌC NHẢY Ở PITTISBURGH


© REUTERS/Philippe Wojazer

24.09.2009, США | Школа танцев в Питтсбурге.

Kichbu theo drugoi

--> Read more..

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2009

Cháu trai của Mao Trạch Đông trở thành tướng trẻ nhất trong quân đội Trung Quốc

25.09.2009, 16:59:20

Мао Синьюй. Фото ©AP

Мао Синьюй. Фото ©AP

Cháu trai của Mao Trạch Đông trở thành tướng trẻ nhất trong quân đội Trung Quốc

Внук Мао Цзэдуна стал самым молодым генералом в китайской армии

Kichbu theo http://lenta.ru/news/2009/09/25/mao/

Kichbu

Mao Xinyu, cháu trai 39 tuổi của Mao Trạch Đông, đã trở thành tướng trẻ nhất trong Quân đội Giải phóng-Nhân dân Trung Quốc.  The New York Times dẫn theo báo chí Trung Quốc đưa tin. Theo tin của báo này, việc thăng tướng diễn ra hôm thứ năm, 24 tháng chín đã trở thành một trong những đề tài được bàn luận sôi nổi nhất trên các trang mạng internet của Trung Quốc.

Người ta liên hệ việc phong tướng cho cháu nội của Mao với những thắng lợi trong tương lai nhân dịp lễ kỷ niệm 60 năm thành lập CHND Trung Hoa sẽ được tổ chức vào ngày 1 tháng mười. Mao Xinyu - là hậu duệ duy nhất còn sống của Người cầm lái Vĩ đại giống đực này. Tướng Mao học ngành lịch sử tại Trường đảng của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản. Ông là tác giả của một số cuốn sách, trong đó có những cuốn viết về thân thế và sự nghiệp của mình, mặc dù ông nói rằng ông không nhớ  Mao Trạch Đông, người đã qua đời năm 1976.

The New York Times nhận xét rằng ở Mao Xinyu đã hình thành một hình ảnh đa màu trong xã hội Trung Quốc. Nhiều người miã mai ông ta về những kết quả học tập tầm thường, kém cỏi trong thời gian học đại học, hình thức bên ngoài và cân nặng (thời gian gần đây Mao nặng gần 100 kg). Nói thêm, The New York dẫn ra một nhận xét chua chát về tin Mao Xinyu được phong tướng: “Mô hình người cầm lái lý tưởng đối với quân đội chúng ta, một vị tướng lĩnh không có ai sánh bằng, và nhà lý luận siêu đẳng nhất”. Nhiều người cho rằng, mặc dù nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc gia tăng dân số ở Trung Quốc, nhưng ở ông tướng mới ra lò này đã có hai con - một trai và một gái. – Kichbu -

-----

Внук Мао Цзэдуна стал самым молодым генералом в китайской армии

Мао Синьюй (Mao Xinyu), 39-летний внук Мао Цзэдуна, стал самым молодым генералом в Народно-освободительной армии Китая. Об этом сообщает The New York Times, ссылаясь на китайские СМИ. По данным издания, повышение в звании, произошедшее в четверг, 24 сентября, стало одной из самых обсуждаемых тем в китайском сегменте интернета.

Присвоение генеральского звания внуку Мао Цзэдуна связывают с грядущими торжествами по случаю 60-летия Китайской народной республики, которое будут праздновать 1 октября. Мао Синьюй - единственный оставшийся в живых потомок Великого кормчего мужского пола. Генерал Мао учился на историка в Партийной школе ЦК компартии. Он автор нескольких книг, в том числе книги о своем деде, хотя говорит, что не помнит Мао Цзэдуна, который умер в 1976 году.

The New York Times отмечает, что у Мао Синьюя сложилась неоднозначная репутация в китайском обществе. Так, многие подсмеиваются над ним из-за его посредственных успехов во время учебы в вузе, неопрятного внешнего вида и полноты (в последнее время Мао весит около 100 килограммов). В частности, The New York Times приводит саркастический отзыв на известие о повышении внука Мао Цзедуна в звании: "Идеальная ролевая модель для нашей армии, военачальник, не имеющий себе равных, и мощнейший теоретик". Многие отметили, что, несмотря на жесточайший контроль за ростом численности населения в Китае, у новоиспеченного генерала есть двое детей - сын и дочь.

Ссылки по теме
- Mao’s Grandson Rises in Chinese Military - The New York Times, 25.09.2009


--> Read more..

Trung Quốc trong lòng nước Lào: Cái giá của sự phát triển

Trung Quốc trong lòng nước Lào: Cái giá của sự phát triển

Daniel Allen, Asia Times ngày 19/09/2009

Tin từ Bắc Kinh – Trên bến xe buýt đường dài tại Côn Minh, một chiếc có trang bị giường nghỉ, nêm đầy nhân công Trung Quốc, chuyển mình hướng ra cổng xuất hành, lên đường đi thủ đô Vientiane nước Lào. Dù phải trải qua cuộc hành trình 40 giờ mệt mỏi ở phía trước, toán người cường tráng, phì phèo thuốc lá này tỏ vẻ phấn khích vì họ kỳ vọng sẽ nhận được mức lương hợp lý và có cơ hội đưa điều thần kỳ kinh tế Trung Quốc xuống phía Nam. “Lào nghèo và dơ,” một người nói. “Nhưng chúng tôi có nhiều bạn bè đã ở đó rồi. Chúng tôi có thể kiếm tiền, đồng thời còn làm cho Lào giống với Trung Quốc hơn.”

Khu vực phong phú tài nguyên Tam giác Vàng thuộc Bắc Lào, Thái Lan và Miến Điện chẳng lạ lẫm gì với ảnh hưởng Trung Quốc. Giống như những người Chin Haw – gồm người Hán và người Hồi từ tỉnh Vân Nam – đầu tiên đặt chân đến Lào hồi thế kỷ thứ 19 để tìm miền đất màu mỡ, làn sóng di dân mới từ Vân Nam và xa hơn nữa giờ đây đang thẳng tiến về vùng này để tận dụng những cơ hội mới nhờ cánh tay kinh tế hùng mạnh và nối dài của Trung Quốc hiện đại.

Vai trò Trung Quốc trong phát triển Bắc Lào trở nên ngày càng rõ rệt vào những năm gần đây. Thỏa thuận hợp tác ký năm 1997 đã đánh dấu thời kỳ hủy bỏ thái độ thù địch từ những năm 1980, khi đó Lào đứng về phe Việt Nam chống lại Trung Quốc. Đến năm 2007, Trung Quốc đã chiếm gần 40% tổng dự án đầu tư ở Lào, và theo Chính phủ Lào, tổng đầu tư trực tiếp Trung Quốc đã lên đến 1,1 tỉ USD tính đến cuối tháng Tám năm đó.

Thật vậy, bằng đường hỗ trợ chính thức, đầu tư nhà nước và đầu tư mạo hiểm tư nhân ngày càng tăng, Trung Quốc giờ đây đang chi phối phần lớn nền kinh tế Lào. Từ khai khoáng, thủy điện cho đến cao su, bán lẻ và dịch vụ khách hàng. Nói chung, người Trung Quốc có cổ phần trong hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế. Thương mại giữa Lào và Trung Quốc đạt giá trị khoảng 250 triệu USD vào năm 2007, và kỳ vọng sẽ chạm mức 1 tỉ USD trong vài năm tới.

Năm ngoái, chính quyền Vân Nam đã hoàn thành kế hoạch chi tiết – thường gọi là “Kế hoạch Phương Bắc” – nhằm phát triển các ngành công nghiệp Bắc Lào từ nay đến năm 2020. Kế hoạch đã được chuyển giao cho Chính phủ Lào từ hồi tháng Giêng và hy vọng sẽ được thông qua trong Đại hội Đảng lần thứ 9 của Lào vào năm 2010. Đặt mục tiêu cụ thể cho “các ngành công nghiệp xương sống” về năng lượng, nông lâm, du lịch và khai khoáng, Kế hoạch Phương Bắc “dự kiến phát triển một lộ trình tập trung cao độ và khả thi cho công cuộc công nghiệp hóa.”

Trong khi ảnh hưởng Trung Quốc ngày càng tăng đã đem lại lợi ích tất yếu cho một số người, bằng chứng là dòng ô tô SUV sang trọng nối đuôi nhau ở biên giới Trung – Lào, thì nhiều người Lào trong nước, Lào kiều cũng như quan sát quốc tế vô cùng lo ngại về tác động xã hội và môi trường từ ảnh hưởng Trung Quốc. Nhiều lo ngại tập trung vào Đường cao tốc Số 3 Côn Minh – Bangkok vừa mới hoàn thành, xa lộ này có một phần chạy xuyên qua Bắc Lào (xây dựng bằng tiền của Trung Quốc và Thái Lan), nhiều đô thị, khu định cư, và đầu tư kinh doanh trên xa lộ này hiện nay mọc lên như nấm.

Nằm ngay biên giới Trung Quốc và bên cạnh Đường Số 3, đô thị Boten được xác định là đặc khu kinh tế của Lào hồi năm 2002. Sau khi đổi tên là “Thành phố Vàng Boten”, hiện nay đô thị rộng 20 cây số vuông này thuộc về Trung Quốc phần lớn, do một công ty Trung Quốc thuê lại trong vòng 30 năm, và có thể mở rộng thời gian thuê thêm 60 năm nữa. Được ca tụng là “thành phố quốc tế hiện đại nhất Lào”, Boten có kế hoạch xây dựng sân gôn, trung tâm hội nghị, chung cư, thậm chí có cả sân bay quốc tế.

Nổi bật trên nền Boten là tổ hợp khách sạn – sòng bài Hoàng gia Jinlun với 271 phòng, trông phi lý và khó coi. Tổ hợp này nhô cao trên một trung tâm mua sắm với lổn nhổn những nhà hàng Trung Quốc, đại lý điện thoại di động, cửa hàng miễn thuế và quầy bán hàng hóa Trung Quốc giá rẻ. Sòng bài có nhiều nhân viên thuê phòng sống đằng sau khách sạn, chuyên phục vụ du khách quốc tế ngày càng đông – người Lào không được phép đánh bạc, song người Trung Quốc có thể đi bộ qua biên giới mà không cần thị thực.

Tuy Boten tạo ra một số việc làm cho dân địa phương, những việc làm này chủ yếu có tính chất hầu hạ. Thị trấn này làm việc theo giờ Bắc Kinh, chỉ nhận tiền Trung Quốc và chỉ nói tiếng quan thoại. Điện và điện thoại thì kéo từ Trung Quốc, ổ cắm điện cũng theo chuẩn Trung Quốc. Lượng gái mại dâm qua lại ngày càng nhiều trên phố đều là người Trung Quốc, bia và thuốc lá cũng thế.

Ngoài dáng vẻ chẳng đáng ao ước của Thành phố Vàng Boten – hầu hết khách nước ngoài du lịch đến Lào từ Trung Quốc đều mô tả đây là nơi chướng tai gai mắt (hoặc tệ hơn thế) – Boten còn nảy sinh rất nhiều bất bình từ dân địa phương. Để xây đường sá cho đặc khu kinh tế này, cư dân phố cổ Boten phải di dời cách xa đường lộ 20 cây số, ở đó dịch vụ thì thiếu thốn còn đất thì xấu hơn. Nhiều người phản đối hành vi tranh giành đất đai gần đường cao tốc của những thương gia có quan hệ rộng.

Tình hình nhượng địa gia tăng để Trung Quốc làm chủ tại Lào (một sòng bạc khác do Trung Quốc tài trợ sắp sửa xuất hiện ở Huay Xai), trào lưu di dân Trung Quốc ngày càng tăng, kết hợp việc phát triển mạng lưới giao thông trong vùng nhằm đẩy mạnh thương mại, đã khiến phần lớn hệ sinh thái đa dạng hiện nay ở Lào rơi vào vòng nguy hiểm.

Dọc đường Boten, nhiều khách du lịch có thể chứng kiến nhiều chiếc lồng trong đó nhồi nhét khỉ, gấu đen và nhiều loài động vật quý hiếm khác, được bày bán công khai và sẵn sàng đem qua bên kia biên giới để về Trung Quốc. Một khách du lịch Hoa Kỳ đã phải thốt lên: “Chắc chắn đây là hình ảnh đầu tiên mà Chính phủ Lào muốn người nước ngoài phải chứng kiến khi họ bước sang bên này biên giới.”

Với tình hình bùng nổ kinh tế, Trung Quốc giờ đây trở thành thị trường rộng lớn nhất và phát triển nhanh nhất về động vật hoang dã. Thu nhập gia tăng tại Trung Quốc đã kích thích nhu cầu về nhiều loài đa dạng ở Lào, vừa để tiêu thụ vừa dùng làm thuốc Bắc.

Hiện tượng này đã đẩy giá cả nhiều loài động vật lên đến mức trở nên “quá đắt đỏ để có thể mua về ăn” đối với dân làng địa phương; thay vào đó, động vật hoang dã cả còn sống lẫn đã chết đều bị săn bắt để rồi bán sang thị trường Trung Quốc. Ở đó, một con hổ quí hiếm ở Lào có thể bán được với giá 70.000 USD.

“Hành động leo thang trong kinh doanh động vật hoang dã phi pháp tại Đông Nam Á là do nhiều người ngày càng giàu lên, đặc biệt là nhu cầu từ Trung Quốc,” Tiến sĩ Richard Thomas thuộc mạng lưới kiểm soát hoạt động mua bán động vật hoang dã Traffic phát biểu. “Boten là điểm nóng đặc biệt về buôn lậu động vật hoang dã vì đây là đầu mối giao thương trọng yếu giữa Lào và Trung Quốc, nhiều loài quý hiếm thường xuyên được bày bán tại đây.”

Vượt khỏi phạm vi Boten, tình trạng phá huỷ khu hệ động vật ở Lào vô cùng nặng nề nếu đi dọc theo Đường Số 3, đường cao tốc mới xây dựng này đã thúc đẩy hành vi phá rừng và săn bắt trộm động vật hoang dã trên diện rộng. Nhiều khu vực rộng lớn dọc theo xa lộ đã bị đốn hạ để lấy gỗ, để rồi chuyển sang trồng gỗ tếch hoặc cao su, trong khi người ta đốt đất đồi để canh tác lúa nếp. Đa phần tiền dùng trong những hoạt động này đều từ mấy ông chủ doanh nghiệp Trung Quốc, họ không chỉ cấp tiền mà còn bán đủ loại bẫy lưới để bắt sống động vật hoang dã, đảm bảo có thị trường tiêu thụ cho dân săn bắn và buôn lậu địa phương.

Tuy những đồn điền cao su đầu tiên tại Bắc Lào được hình thành hồi năm 1994, đầu tư Trung Quốc vào khu vực này đã gia tăng khủng khiếp. Trung Quốc dự báo đến năm 2020, họ sẽ tiêu thụ 30% tổng sản lượng cao su trên toàn thế giới, và họ đang phải dựa vào các đồn điền ở ngoài biên giới để bù đắp cho thiếu hụt từ sản xuất nội địa, mặc dù sản xuất nội địa có thể trên 7 triệu tấn.

Tại Bắc Lào, công ty Trung Quốc thường hình thành những đồn điền với qui mô lớn thông qua các khoản đầu tư khổng lồ. Trước hết công ty ký hợp đồng với Chính phủ Lào, sau đó thu xếp việc giải phóng mặt bằng với dân địa phương, rồi thuê mướn họ với mức lương chỉ vừa đủ sống qua ngày.

Qui trình cấp đất trồng cao su vẫn còn kẽ hở cho hành vi lạm dụng nghiêm trọng. Các báo cáo từ một số nhân viên Chính phủ và dân làng cho thấy trên thực tế, công ty Trung Quốc có quyền tự cấp đất bằng thủ đoạn đưa nhiều quan chức Chính phủ vào hệ thống trả lương công ty. Chuyện lôi kéo, phóng đại quyền lợi và cưỡng bách dân làng bằng vũ lực phổ biến khắp nơi. Mặc dù Chính phủ Lào đã ngăn cấm việc cấp đất kể từ năm 2007, quyết định này nói chung là đã tỏ ra bất lực vì quan chức địa phương lờ đi hoặc né tránh do có quá nhiều kẽ hở.

Báo cáo gần đây trên tạp chí Science (Khoa học) đã khuyến cáo nguy cơ xảy ra “hiệu ứng tàn phá” nếu tiếp tục gia tăng xây dựng nhiều đồn điền cao su ở Lào và các quốc gia Đông Nam Á. Họ trích dẫn tình trạng suy giảm sinh khối carbon, cạn kiệt nguồn nước, rủi ro đất chuồi gia tăng, kèm theo hậu quả suy biến và đánh mất môi trường sống. Trong khi đó, Kế hoạch Phương Bắc của chính quyền Vân Nam thì lại kêu gọi gia tăng diện tích canh tác cao su của Lào lên đến 150.000 hec-ta vào năm 2020, đó là chưa kể đến trên 100.000 hec-ta cây trồng được dùng để lấy nhiên liệu sinh học, kết hợp việc đẩy mạnh nhiều dự án khai khoáng, đã khiến viễn cảnh đa dạng sinh thái khu vực đang bị thu hẹp nhanh chóng, trông thật thảm hại.

Thói tham ăn tục uống trên tài nguyên thiên nhiên Lào, kèm theo sự thừa mứa của hàng Trung Quốc giá rẻ, cộng với thái độ chìa tay hỗ trợ mà không đợi hỏi đến của Chính phủ Trung Quốc, cho thấy Trung Quốc tất yếu sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng tại Lào trong vài thập niên tới đây. Tình hình công ty Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, cùng với trào lưu di dân Trung Quốc xuống phía Nam gia tăng cho thấy tính vô cùng cấp bách của việc xây dựng một hệ thống điều lệ toàn diện và chặt chẽ.

Chính phủ Lào đã có một số động thái ngăn chặn không để người Lào bị bóc lột, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh thái. “Cấp cao nhất trong Chính phủ đang nghiêm túc xem xét hành vi kinh doanh động vật hoang dã phi pháp,” Bộ trưởng Nông Lâm Bouphanh Phanhthavong giải thích. “Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia tuyên bố rõ ràng rằng bảo vệ môi trường là một trong ba trụ cột của chương trình xóa đói giảm nghèo. Hai trụ cột còn lại là tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa xã hội. Nếu tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt hay bị phá hủy, sinh kế của người dân địa phương sẽ bị thiệt hại và cuối cùng làm họ ngày càng nghèo hơn.”

Trong khi Chính phủ Lào thật sự mong muốn khuyến khích phát triển bền vững, một số công ty Trung Quốc và cá nhân còn đòi Bắc Kinh phải có biện pháp chỉ đạo mạnh mẽ.

Tài liệu “Hướng dẫn Thực thi Môi trường ở Nước ngoài” của Chính phủ Trung Quốc đang chờ được sớm ban hành từ Bộ Bảo vệ Môi trường, phối hợp cùng các cơ quan quản lý đầu tư, hỗ trợ và cho vay nước ngoài. Hướng dẫn này sẽ giúp cải thiện tác động môi trường từ các chính sách tài chính Trung Quốc, đồng thời chỉnh đốn hoạt động thực thi môi trường của các công ty Trung Quốc ở nước ngoài.

Daniel Allen vừa là phóng viên vừa là nhà nhiếp ảnh tự do, hiện đang sống tại Bắc Kinh. Ông thường xuyên du lịch sang Lào và nhiều nước Đông Nam Á.

BVN dịch

Nguồn: http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/KI19Ae01.html

--> Read more..

Nếu vi phạm, cố gắng sao cho để mức phạt không nhiều hơn 30 triệu đồng!

Nếu vi phạm, cố gắng sao cho để mức phạt không nhiều hơn 30 triệu đồng!

Hà Văn Thịnh – Đại học Khoa học Huế

Xúc phạm đến lòng tự tôn dân tộc, coi thường giá trị của chủ quyền và nguyên tắc độc lập, tự do; phạt tối đa 30 triệu đồng là “thông điệp” mà Bộ TT-TT muốn nhắn gửi đến tất cả mọi người thích viết, thích bày tỏ – hoặc dùng từ ngữ sang hơn là muốn “phản biện” (dù sự thực đúng hay sai)!

Từ nay, nếu lúc nào đó có ai đó muốn viết, xin hãy nhận một “lời khuyên” chân thành: Cố gắng lèo lái ngòi bút để nếu có sai, bị phạt, nhất định, “nó” phải nhỏ hơn số tiền 30 triệu đồng.

Lòng yêu nước (hoặc ngược lại) không thể tính bằng tiền vì trên đời, như Đức Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma – TK I) đã nói, là một trong 3 điều không thể mua được trên thế gian này: Tình cảm chân thành, thời gian sống và hiểu biết. Tại sao có thể quy ra tiền, hay “tiền hóa” mọi giá trị thuộc về trái tim, nhận thức; là một trong những “phát minh” đáng kể nhất của nền văn minh hiện đại? Trong khi đó, tôi đã từng được dạy (và tin tưởng tuyệt đối rằng), tất cả những gì liên quan đến dân tộc, quốc gia, hết thảy đều vô giá? Quả là có rất nhiều câu hỏi được đặt ra…

Một là, nếu đã quy thành tiền với các tội trạng tương tự thì tại sao tác giả Mẹ Nấm, Người Buôn Gió…, không được quy ra luôn để khỏi làm tội kẻ ngồi tù (không lý do, không giải thích) và, để đỡ tốn công báo chí rách việc, ba sàm?

Hai là, mức phạt và khung hình phạt mà Bộ TT-TT áp dụng là căn cứ vào điều khoản nào của Luật Dân sự (hay Hình sự)? Cơ sở của lập luận “đáng phạt” là ra sao khi đa số người dân không được biết?

Ba là, làm thế nào để phân biệt tội trạng này với tội trạng kia khi trên thực tế, chúng na ná như nhau – chỉ có điều, cách quy tội, khép tội là hoàn toàn khác nhau?

Bốn là, có cần phải quy định rõ hơn trong luật rằng người viết, dù vô tình hay hữu ý, tạo ra cái cớ để ai đó nghĩ là nói xấu chế độ thì khung tối thiểu của 10 từ là mấy triệu, 50 từ là mấy chục triệu; để người dân biết mà tránh hay không?

Năm là, nếu không quy định khung hình phạt rõ ràng, phải chăng tội tiếp tay cho sự xâm lược trắng trợn (gần giống như phản bội Tổ quốc), vẫn có thể quy thành tiền; thì, tại sao không tiền hóa ngay – toàn diện, mọi hành vi sai phạm cho “nó” dễ xử án, cho dễ thu tiền?…

Tôi tự tin vì tôi ngồi tính, tất cả những cái sai của tôi từ trước tới nay, cộng lại, không thể quá 30 triệu đồng. Tất nhiên, tôi đã tự làm khổ mình bằng quá nhiều câu hỏi khiến cho sự trả lời bị hoang mang. Dù sao, tôi vẫn đoan chắc một điều: Để không bị lâm vào tình trạng bị bắt lầm, bỏ sót; không bị phạt nhiều hơn 30 triệu đồng, khi viết, nên thêm hai từ “có lẽ”. Chẳng hạn, nếu báo Điện tử ĐCSVN viết rằng hải quân Trung Quốc tập trận ở Trường Sa để bảo vệ biên cương phía Nam Tổ quốc, thì bạn nên viết “Hải quân Trung Quốc có lẽ đang bảo vệ…”!

Huế, 24.9.2009

HVT

Nguồn: http://bauxitevietnam.info/c/10832.html

---

Đọc thêm:

> Báo Điện tử ĐCSVN và PGS-TS Đào Duy Quát

http://anonymouse.ru:8000/cgi-bin/nph-proxy2.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.gnynjnf.bet/=3fc=3d10653

 

--> Read more..

Steps


Flag Counter