Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009

Trung Quốc bằng mọi cách mở rộng quyền lực trên Biển Đông

Trung Quốc bằng mọi cách mở rộng quyền lực trên Biển Đông

Kichbu Copy and Paste

Tham khảo:

> Trung Quốc và Việt Nam chuyển thế tiến công vào Lào

http://anhbasam.com/2009/12/30/413-trung-qu%e1%bb%91c-va-vi%e1%bb%87t-nam-chuy%e1%bb%83n-th%e1%ba%bf-ti%e1%ba%bfn-cong-vao-lao/

2009 chứng kiến một năm đầy sóng gió với việc Trung Quốc tăng cường thực lực, bằng mọi cách mở rộng quyền lực thực tế trên Biển Đông.

Ngày 26/12, binh sĩ Israel đã bắn chết 6 người Palestine trong hai vụ việc riêng rẽ ở khu Bờ Tây sông Jordan và Dải Gaza. Đây là một trong những vụ bùng phát đẫm máu mới nhất kể từ các vụ bạo lực kéo dài ba tuần ở Dải Gaza khiến 1.400 người Palestine và 13 người Israel thiệt mạng và làm gia tăng tình trạng căng thẳng trong bối cảnh các cuộc đàm phán về tiến trình hòa bình Trung Đông vẫn bị đình trệ nhiều năm qua. Đồng thời, chính quyền Israel áp dụng chiến lược mới đẩy mạnh lấn chiếm đất đai của người Palestine tại Dải Gaza thông qua việc ủng hộ dân Do Thái tiếp tục xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây. Dư luận thế giới lên án mạnh mẽ hành động bất hợp pháp này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cách đây không lâu cũng lên tiếng phản đối chính sách Israel xây dựng các khu định cư như vậy.

Trong khi đó, tại Đông Á, Biển Đông đã chứng kiến một năm đầy sóng gió. Những tranh chấp lịch sử có xu hướng gia tăng. Đồng thời năm 2009 chứng kiến việc Trung Quốc đẩy mạnh chính sách vũ lực và củng cố vị thế  quyền lực thực tế của mình trên biển Đông.

Ngày 8/3/2009, các tàu thuyền Trung Quốc đã gây va chạm với tàu “nghiên cứu hải dương” của Mỹ Impeccable. Tháng 3, sau khi Tổng thống Philippines ký Luật Đường cơ sở khẳng định chủ quyền ở một phần quần đảo Trường Sa cùng bãi đá ngầm Scarborough và tháng 5/2009, khi Việt Nam và Malaysia đăng ký chung thềm lục địa mở rộng, Trung Quốc ngay lập tức lên tiếng phản đối và lần đầu tiên công bố yêu sách “Đường lưỡi bò” đòi 80% chủ quyền đối với Biển Đông.

Đài RFI, RFA (11/6): Trung Quốc đã chính thức ban hành lệnh cấm đánh cá trên một khu vực rộng đến 128.000km2 tại vùng Biển Đông. Thời hạn cấm bắt đầu từ ngày 16/5-1/8. Bắc Kinh đồng thời phái 8 chiếc tàu tuần tra đến khu vực để bảo đảm việc thực thi lệnh cấm này.

Theo Giáo sư Ramses Amer, thuộc trường Đại học Stockholm (Thụy Điển), chuyên nghiên cứu về các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, lệnh cấm đánh cá do Bắc Kinh ban hành hoàn toàn không xuất phát từ nhu cầu bảo vệ nguồn cá như họ nêu lên, mà đó là một chiến thuật để củng cố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại vùng Biển Đông. Lệnh cấm đánh cá do Bắc Kinh áp dụng năm nay diễn ra trong thời gian trước ngày 13/5, tức là thời hạn chót để các nước thuộc Công ước Liên hợp quốc về luật biển nộp bản đăng kí về đường ranh giới thềm lục địa mở rộng của mình.

RFI, BBC, VOA đưa thông cáo ngày 26/6 của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết ngày 21/6, lực lượng tuần tra Trung Quốc đã bắt ba tàu cá gồm 37 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi khi đang hành nghề đánh cá bình thường tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Báo Tiền Phong đưa tin, hai tàu cá cùng 12 ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị tạm giữ tại đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) được yêu cầu nộp phạt 210.000 nhân dân tệ (540 triệu đồng VN).

Liên hợp buổi sáng (Singapore) ngày 28/6/2009 cho rằng việc bảo vệ chủ quyền đối với Nam Hải (Biển Đông) của Trung Quốc đã vượt qua giới hạn chỉ đơn thuần tuyên bố bằng miệng và văn bản mà khả năng áp dụng hành động thực tế đã ngày càng lớn hơn. Những Diễn đàn về quân sự trên nhiều trang mạng của Trung Quốc cũng đã đưa lại những tin của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương hải quân Mỹ việc 5/2009 hải quân Trung Quốc đã tổ chức đội tàu chiến lớn, hiện đại tiến hành diễn tập bắn đạn thật tại Nam Hải (Biển Đông). Cuộc diễn tập đã huy động gần 30 tầu chiến, trong đó có 12 tầu ngầm hiện đại và 3.500 lính hải quân lục chiến cùng diễn tập nội dung tác chiến đổ bộ lên đảo.

Đoàn tàu "chấp pháp" của Trung Quốc trên  biển Đông

Trong thời gian đó, Mạng Tân hoa xã đưa tin cho biết Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc đang xem xét ban hành bộ luật chuyên về bảo vệ hải đảo.

Mạng Chinanews (29/6) trích Thời báo Trung Quốc (Đài Loan) nhận xét, để “bảo vệ chủ quyền Nam Hải, Đại lục từ thủ chuyển sang công”.

Đài BBC (Đêm 1/7): Mạng China Daily của Trung Quốc đưa tin nước này sẽ tăng cường tuần tra Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Trong lúc 7 tàu của Trung Quốc, trong đó có tàu tuần tra ngư nghiệp lớn nhất là Ngư chính 311, đang thao diễn ở đảo Hải Nam, một số tàu khác của Quảng Đông và Quảng Tây cũng đang diễn tập nói là để kỷ niệm 5 năm Hiệp định Phân định ranh giới Vịnh Bắc Bộ mà Trung Quốc và Việt Nam ký kết.

Ngày 15/7, một tàu cá của Việt Nam bị “tàu lạ” đâm chìm. Trong mấy ngày giữa tháng 7 liên tục có các vụ tàu đánh cá của ngư dân miền Trung bị "tàu lạ" tông chìm khi đang hoạt động trong hải phận của Việt Nam. Theo RFI (20/7), từ tháng ba năm nay, Trung Quốc đã thành lập một đội tàu đi tuần tra ở khu vực biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Những tàu gọi là tuần tra đánh cá đó chỉ chạm vào các thuyền đánh cá vài trăm mã lực của Việt Nam, các thuyền này tan vỡ ngay. Phía Trung Quốc, không rõ cơ quan nào, thường xuyên gọi điện thoại, thông qua phiên dịch, đến nhà của một số ngư dân hiện vẫn bị giam giữ tại Trung Quốc và giục phải nộp tiền phạt mới thả.

Mạng Tân Hoa, Nhân Dân, Đại Công Báo (Hongkong) đưa tin ngày 19/7, tại Diễn đàn Hải Dương Trung Quốc đầu tiên đã khai mạc tại Châu Hải, Quảng Đông, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) Chu Thủ Duy cho biết dự kiến đến năm 2020, tổng tiêu thụ dầu mỏ của Trung Quốc khoảng 450 triệu tấn, sẽ thiếu hụt khoảng 250-270 triệu tấn, và thiếu hụt khoảng 80 tỷ m3 khí đốt. Từ nay đến năm 2020, ba công ty dầu khí của Trung Quốc có kế hoạch triển khai 3 dự án lớn trên biển có quy mô tương đương với 3 mỏ dầu Đại Khánh: một là xây dựng cơ sở sản xuất dầu thô 50 triệu tấn tại Vịnh Bột Hải; hai là xây dựng cơ sở sản xuất khí đốt quy mô 40-50 tỷ m3 tại biển nước sâu Nam Hải (Biển Đông); ba là xây dựng trạm tiếp nhận khí hóa lỏng (LNG) quy mô 50 triệu tấn ở vùng duyên hải. Tổng Công tỳ Dầu khí hải dương đang dự kiến xây dựng một “trạm không gian” ở khu vực biển nước sâu; hệ thống vệ tinh phục vụ khai thác và quản lý biển đã đi vào vận hành chuẩn hóa, trong đó hệ thống thông tin môi trường ngư trường và tình hình ngư trường đã được phê chuẩn. Điều này sẽ giúp nâng cao sản lượng và hiệu quả nghề cá viễn dương, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế viễn dương.

Nhật báo Nhân dân số ra ngày 29/7/2009 đăng ảnh lớn và tin về cuộc diễn tập tiếp dầu trên không cho máy bay chiến đấu của không quân Quảng Châu (5/7), lực lượng đảm trách nhiệm vụ tác chiến vùng trời Nam Hải, trong đó nhấn mạnh tiếp dầu trên không sẽ giải quyết vấn đề bay không xa, dầu không đủ, đảm bảo nâng cao khả năng tác chiến ở vùng biển xa.

Quốc tế Tiên khu đạo báo (3/8)nh luận về việc máy bay chiến đấu Tiêm - 10 tiếp dầu thành công trên không trung, báo giới nước ngoài cho rằng đây là hình thức phát đi tín hiệu uy hiếp của Trung Quốc đối với các nước liên quan đến tranh chấp biển, đồng thời thể hiện sự chuyển biến tư duy về mặt chiến lược quân sự của Trung Quốc.

Được biết Tiêm - 10 là loại máy bay tiên tiến nhất hiện nay do Trung Quốc tự nghiên cứu và sản xuất, tính năng tác chiến được so sánh với F16-C/D của Mỹ, đồng thời khắc phục điểm yếu của loại chiến đấu cơ mang tên Báo bay cũng do Trung Quốc sản xuất, bởi dòng máy bay này sẽ gặp bất lợi nếu phải đối đầu với Su-27 và Su-30, chủng loại máy bay mà những nước liên quan tranh chấp Biển Đông như Việt Nam, Malaysia và Indonesia đang có.

 

Tiêm - 10 đã thử nghiệm thành công tiếp dầu trên không để mở rộng tầm hoạt động ra toàn vùng biển Đông Nam Á

Trong trường hợp không tiếp dầu và bay bình thường, máy bay chỉ đi được quãng đường cả đi cả về là 3.400 km. Nhưng nếu bay thấp để tránh rađa thì điểm tác chiến xa nhất cũng chẳng quá được 700 km. Trong khi đó các đảo bãi trong vùng biển Nam Hải đều cách xa sân bay tới vài nghìn km, do đó diễn tập thành công việc tiếp dầu trên không đã giải quyết được vấn đề bay ngắn của Tiêm - 10.

VOA dẫn bình luận của chuyên gia cho rằng lần thực hiện thành công diễn tập tiếp - nhận dầu trên không của Tiêm -10 này là một chuyển biến bước đầu của việc không quân Trung Quốc bước ra ngoài quốc môn, từ phòng không trong phạm vi lãnh thổ sang tác chiến cự ly xa.

Đồng thời có ý kiến cho rằng việc tiếp - nhận dầu trên không là nhằm vào Biển Đông. VOA đưa tin, việc không quân TQ đột phá “chuỗi đảo thứ nhất” không có vấn đề gì, Biển Đông sẽ bị bao phủ toàn bộ.

Mạng Phương Đông dẫn tin của báo Earthtimes ngày 7/8 cho biết, Hải quân Trung Quốc sẽ dành khoản tiền 315 triệu USD để mua 4 tàu đệm không khí quân dụng lớp ZUBR của Ucraina, nhằm phục vụ tác chiến ở Biển Đông. 2 chiếc đầu tiên sẽ đóng ở Ucraina; 2 chiếc còn lại sẽ chế tạo tại Trung Quốc với sự giám sát của nhân viên kỹ thuật Ucraina. Tàu đệm không khí lớp ZUBR có thể chở 3 xe tăng, 10 xe thiết giáp chở quân, hoặc có thể chở 500 quân với vận tốc 63 hải lý/giờ. So với tàu đệm không khí cỡ nhỏ, tàu loại này có thể vận hành tốt hơn trong môi trường hải dương khắc nghiệt. Một khi Trung Quốc trang bị loại tàu đệm không khí này thì tất sẽ làm phức tạp hoá kế hoạch phòng ngự của các nước Biển Đông.

Mạng Phượng Hoàng (HK), Tinh đảo Hoàn cầu (22/6) đăng bài phỏng vấn Trương Triệu Trung, Thiếu tướng Hải quân, Chủ nhiệm Phòng đào tạo và nghiên cứu về khoa học công nghệ, trang bị quân sự Đại học Quốc phòng Trung Quốc, với nhan đề phải dựa vào vũ lực để giải quyết vấn đề Nam Sa” (Trường Sa).

Mạng Nhân Dân dẫn tin của Mạng Quốc tế Online (20/6) cho rằng Mỹ mượn diễn tập quân sự (Carat-15) để kéo các nước Đông Nam Á hòng can thiệp chủ quyền của Trung Quốc đối với Nam Hải (Biển Đông).

Mạng Phượng Hoàng (HK), Nam Phương nhật báo (16/6) đưa tin “Tổng đội Giám sát biển Nam Hải (Biển Đông) sẽ tăng thêm các tầu tuần tra lớn. Tổng đội Giám sát hiện chỉ có 11 tầu thăm dò, giám sát và 3 tầu chở trực thăng nên lực lượng vẫn chưa đủ, chỉ có thể tiến hành giám sát bình thường tại khu vực biển phía Bắc Nam Hải, khó có thể tiến hành tuần tra bao phủ cả vùng biển Trung và Nam của Nam Hải. Hiện đang thực hiện kế hoạch đóng tầu lần thứ hai, gồm các loại tầu chấp pháp 4000 tấn, 1500 tấn và 1000 tấn, đồng thời cũng đang xây dựng kế hoạch mua, trang bị các loại máy bay lớn.

Đồng thời, tiến hành thu thập các mẫu dầu tại các giàn khoan, góp phần vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu dầu mỏ, cũng như việc giám định, xác định nguồn gốc các vết dầu nổi trên biển.

Bạch Đằng (Theo báo Trung Quốc và nước ngoài)

 Kỳ II: Trung Quốc mở rộng quyền lực thực sự trên Biển Đông

 

Nguồn:http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/O-Cua-Chau-A/Trung-Quoc-Bang-Moi-Cach-Mo-Rong-Quyen-Luc-Tren-Bien-Dong.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter