Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2009

Đã thấy đủ ý chí độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

“Đã thấy đủ ý chí độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc”

Phương Loan

ASEAN phải hành động cùng nhau trước khi thảo luận với Trung Quốc. Bằng cách đối thoại, dần dần từng bước vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết. Và sẽ là hữu ích nếu ASEAN tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia bên ngoài – tướng Daniel Schaeffer (Pháp).

Với mong muốn “không để những kiến thức về Biển Đôngbị mất đi”, tướng Daniel Schaeffer từ Pháp đã qua Việt Nam dự Hội thảo quốc tế về Biển Đông do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức.


Tướng Daniel Schaeffer. Ảnh: PL

Tại hội thảo này, tướng Daniel Schaeffer đã nêu lên sự thật về đường lưỡi bò của Trung Quốc với những vô lý của nó, dựa trên Công ước Luật biển Quốc tế 1982 và những bằng chứng lịch sử liên quan đến Biển Đông mà ông có được nhờ có điều kiện tiếp xúc sớm và tiếp tục tìm kiếm các tài liệu quý về Biển Đông tại Pháp (Ông từng là Tham tán quân sự Pháp tại Thái Lan, Việt Nam, và Trung Quốc).

Tuần Việt Nam ghi nhận ý kiến của ông liên quan đến tình hình tranh chấp Biển Đông hiện nay, vai trò của Trung Quốc và lựa chọn chính sách của các nước ASEAN.

Tướng Daniel Schaeffer: Đã thấy đủ ý chí độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục bối rối về tình hình biển Đông. Mặc dù hi vọng về những tiến triển tích cực liên quan đến Công ước quốc tế về Luật Biển 1982, về các thỏa thuận song và đa phương, các nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông… thế nhưng vấn đề ở Biển Đông vẫn luôn như cũ: sự gia tăng lực lượng quân sự của Trung Quốc.

Thời gian gần đây, mối quan ngại của các quốc gia liên quan đến Biển Đông về hành động của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, vẫn có cơ hội dành cho đối thoại và tìm kiếm một giải pháp, dù không phải là giải pháp cuối cùng cho vấn đề Biển Đông. Theo một cách nào đó, chúng ta sẽ tìm ra phương cách để có được những cuộc đối thoại tích cực và có chất lượng về các vấn đề liên quan đến Biển Đông.

Dù sao, vấn đề Biển Đông không thể giải quyết một sớm một chiều.


Giữa Trung Quốc và các nước ASEAN liên quan đến tranh chấp đã có hiệp định về đánh bắt cá, thế nhưng vẫn xảy ra những vấn đề với ngư dân khi tránh bão (xem thêm: Chuyện kể của những ngư dân trở về từ cõi chết).

Cơ chế trao đổi thông tin về hoạt động quân sự trong khu vực Biển Đông cũng được thiết lập.

An toàn hàng không cũng được cam kết đảm bảo với cơ chế thông tin về an toàn bay của vùng, và tất cả các quốc gia đều lưu tâm đến vấn đề an toàn bay.

Cũng có những thỏa thuận về khoa học và thương mại, như thỏa thuận ba bên về khai thác chung giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam…

Nói chung, có khá nhiều ví dụ về khả năng hợp tác của các quốc gia liên quan ngay cả khi các nước này cạnh tranh với nhau để khẳng định chủ quyền trên Biển Đông.

Vấn đề là mỗi quốc gia ven Biển Đông không tìm ra giải pháp để có hợp tác kinh tế tốt, dẫn tới việc một số khu vực giàu tài nguyên sẽ không được khai thác để mang lại lợi ích cho các quốc gia này.

Trong nội bộ ASEAN, các nước cũng đã xây dựng các cơ chế khu vực và song phương để xử lý tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, khi mà Trung Quốc vẫn còn đứng đối lập với những thỏa thuận đạt được bên trong khối ASEAN thì một mặt các nước ASEAN có thể hợp tác với nhau để triển khai các thỏa thuận, đồng thời không được phép rời mắt khỏi Trung Quốc, quan sát và xem xét động thái của nước này.

Tôi đã thấy đủ ý chí của Trung Quốc muốn kiểm soát và độc chiếm Biển Đông.

ASEAN hành động cùng nhau, mời chuyên gia quốc tế

Vấn đề lớn nhất là các nước ASEAN bao quanh Biển Đông không nhìn vào đối tác đủ tin tưởng để có thể cùng đối thoại về vấn đề này.


Hai là, Trung Quốc đang ngày càng gia tăng sức mạnh, không chỉ ở lĩnh vực quân sự mà cả ở lĩnh vực chính trị và chiến lược. Ngay cả khi Trung Quốc thể hiện một số cách để cải thiện tình hình căng thẳng ở Biển Đông với việc bỏ tiền cho hợp tác, thì sức mạnh của nước này sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị của nỗ lực.

ASEAN phải hành động cùng nhau trước khi thảo luận với Trung Quốc. Bằng cách đối thoại, dần dần từng bước vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết.

Và sẽ là hữu ích nếu ASEAN tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia bên ngoài, có thể là các nhà khoa học đến từ các tổ chức quốc tế để giúp các quốc gia có liên quan trong ASEAN tìm giải pháp và đưa vấn đề này ra Tòa án công lý quốc tế.

Trung Quốc có thể đệ trình bất cứ cái gì nước này muốn, tuy nhiên, bản đồ đường lưỡi bò không thể được chấp nhận tại UB về thềm lục địa của LHQ, nếu theo đúng Công ước Luật Biển quốc tế 1982. Không có gì phải tranh cãi về điều đó.

Tuyên bố của Trung Quốc không thể được xem xét trên quan điểm lịch sử, bởi vì không có vùng nước lịch sử được quy định tại CƯ về Luật Biển quốc tế. Đó cũng không thể là vùng lãnh hải vì khoảng cách từ bờ biển đến các đường này quá xa so với quy định của CƯ.

Trung Quốc cũng không xác định tọa độ của đường ranh giới 9 đoạn này và cũng không giải thích được tại sao lại xác định đường ranh giới này, và cơ sở của nó. – Tướng Daniel Schaeffer (Pháp).

Nguồn: http://tuanvietnam.net/2009-12-05-da-thay-du-y-chi-doc-chiem-bien-dong-cua-trung-quoc-

1 nhận xét:

  1. Ông tướng Tây cũng thấy rõ âm mưu của TQ và không ủng hộ. Có thể coi là "đồng minh" của VN trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của ta ở Biển Đông.

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter