Китай назвал "культурную революцию" ошибочной в теории и на практике
Kichbu theo vesti.ru
Cơ quan ngôn luận chính thống của Đảng Cộng sản Trung
Quốc (CPC), - báo "Nhân dân nhật báo” đã đăng bài viết, trong đó chỉ trích chính sách "Cách mạng văn hóa" được thực hiện bởi đất nước trong
thập kỷ cuối cùng cai quản của Mao Trạch
Đông. Bài viết xem ý tưởng của
"Cách mạng văn hóa" là sai
lầm cả về lý thuyết và trong thực tế,
và nhấn mạnh rằng các nhà chức trách đang làm mọi thứ có thể để điều này từ nay không tái lập nữa.
"Đảng Cộng sản từ lâu đã thực hiện
chủ trương dũng cảm thừa nhận, phân tích đúng đắn và cương quyết khắc phục
những sai lầm của ban lãnh đạo của chúng ta, - tác giả bài báo nhấn mạnh-. Lịch sử phát triển không ngừng. Chúng ta phân tích và tiếp thu các sự kiện trong quá khứ, để rút ra bài học
từ đó và tiến lên phía trước".
Các sự kiện đã đi vào lịch sử như "Cách mạng văn hóa" bắt đầu ngày 16 tháng Năm năm 1966. Điểm tính đến được xem là việc công bố vào ngày này chỉ thị của
CPC, trong
đó đảng cảnh báo về sự nguy hiểm của "sự hồi sinh chủ nghĩa tư bản"
và kêu gọi người dân của đất nước bằng mọi cách ngăn chặn các thế lực chống cộng phục thù. Để điều phối các các
hoạt động đã thành lập Cận Vệ binh - phong trào thanh niên,
mà các thành viên được gọi là Hồng vệ binh và chịu chi phối bởi cá nhân Mao.
Cho đến nay, các nhà sử học vẫn còn tranh cãi
về những nguyên nhân của "Cách mạng văn hóa", nhưng rõ ràng nguyên nhân chủ yếu là cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản. Sau sự thất bại của
"Đại nhảy vọt" (những nỗ lực của công
nghiệp hóa) Mao Trạch Đông bắt đầu nhanh
chóng mất uy tín trong thường dân, và trong đảng của ông.
"Cách mạng văn hóa" được chính thức nhằm chống lại tàn dư của chủ nghĩa tư bản, đã cho ông cơ hội để đối phó với các đối thủ của mình, phục hồi độc quyền chính trị.
Trong thực tế, cuộc chiến chống lại "bố tàn
dư" (truyền thống, văn hóa, thói
quen và tập quán áp bức của một số người này đối với
những người khác) đã dẫn đến Hán hóa các sắc tộc khác
(trước hết là những người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ). Ngoài ra, đã bắt đầu tiến hành đàn áp quy mô lớn chống lại những thành phần xã hội được
coi là dễ bị ảnh hưởng hơn cả của chủ nghĩa tư bản - trước
hết, chống giới trí thức và tu sĩ.
Trong mười năm của "cuộc cách mạng văn hóa", kéo dài cho đến khi Mao Trạch Đông qua
đời vào
tháng Chín năm 1976, hơn một triệu người bị giết. Thêm khoảng 16 triệu "phần tử không đáng tin cậy" và gia đình của họ bị "cải tạo lao động" và
đày đến những vùng nông thôn hẻo lánh, nơi họ buộc phải sống lay lắt như người hạng hai và bị mọi người ngờ vực.
Điều đáng chú ý là trong số
những người bị cải tạo lao động có cả Tập Cận Bình 16 tuổi, người sau gần nửa thế kỷ sẽ giữ
vị trí của Mao trên cương vị chủ tịch CHND Trung Hoa. Theo chính Tập kể, ông đã cùng với cha của mình - cộng sự bị ruồng bỏ của Mao, Tập Trọng Huân bị đày đến tỉnh Thiểm Tây nghèo nhất ở miền trung Trung Quốc, nơi
ông, theo hồi ký của mình, trong suốt bảy năm sống trong hang động, bị bọ chét hành hạ, hàng ngày lao động nặng
nhọc và luôn chịu đựng nỗi cô đơn.
Không rõ, phải
chăng đánh
giá hiện tại về "Cách mạng văn hóa"
là kết
quả của những khó khăn mà tổng bí
thư tương lai phải chịu đựng trong thời thơ ấu
của mình, nhưng quan điểm chính thức của CPC về hiện tượng này bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi cái
chết của Mao. Ngày chính thức kết thúc "Cách
mạng văn hóa" được xem là ngày 6 tháng Mười năm 1976, khi bốn nhà
hoạt động đảng thân tín hơn cả của Mao (cái gọi là "bè lũ bốn tên") bị bắt, bao gồm cả người vợ cuối cùng
của ông là Giang Thanh. Tất
cả họ đã bị buộc tội tiếm quyền và kết án tử hình,
nhưng sau đó được thay thế bằng án tù dài
hạn. Về
sau, tất cả
những người tham gia "bè lũ bốn tên" đã được trả tự do, đến thời điểm này không ai trong số họ còn
sống.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức thừa công nhận là "Cách mạng văn hóa" là sai
lầm vào năm 1981, gọi nó là "phiến
loạn, gây ra
từ trên xuống do lỗi của người lãnh đạo và các gây nên những tai họa nghiêm trọng cho đảng, nhà nước và toàn
thể nhân dân
đa dân tộc". Tuy
nhiên, hiện nay đề tài này không
được nêu lên một cách tích cực. Các
nhà quan sát
chỉ ra rằng hệ thống quyền lực hiện nay ở Trung Quốc được xây
dựng bởi Mao, vì vậy việc làm mất uy tín
của nó có thể dẫn đến sự mất uy tín của hệ thống pháp lý của chính quyền nói
chung. Về
vấn đề này, các lãnh đạo Trung Quốc đã áp dụng nguyên tắc "hai và một phần ba" liên quan đến chính sách của Mao, nơi mà hai phần ba - những
điều tốt đẹp, và một - xấu. Công
thức này cho phép thực hiện những thay đổi trong hệ thống
chính trị mà không cần xét lại căn nguyên của nó và công khai chỉ trích các hành động vị chủ tịch đầu tiên trong các ấn phẩm chính thức, đồng thời, không gỡ bỏ chân dung của ông từ các bức tường của các
cơ quan chính thức.
Xem thêm:
- Cách mạng văn
hóa (Tiếng Nga) tại đây.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét