Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Nga: cần phải có sách giáo khoa thống nhất về môn lịch sử


Новость на Newsland: История России должна быть предсказуемой

Lịch sử Nga cần phải được tiên đoán


История России должна быть предсказуемой 

Nguồn: russia.ru 

Kichbu posted on 03.05.2013

Nga - đất nước với  một quá khứ không thể đoán trước. Một đặc tính như vậy, không loại trừ, đã xuất hiện sau khi có những sách giáo khoa phổ thông giải thích các sự kiện quan trọng nhất và quá trình lịch đất nước từ những quan điểm đối lập nhau. Không có gì ngạc nhiên rằng tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho chính phủ  soạn thảo  một chương trình lịch sử chung cho tất cả các trường phổ thông Nga.

Vào cuối tháng Một năm nay, Vladimir Putin tại hội nghị của Hội đồng về quan hệ liên dân tộc đã phát biểu rằng học sinh phổ thông cần những cuốn sách giáo khoa mới mà chúngcó thể phải chỉ ra được trên  những ví dụ cụ thể rằng số phận của của Nga được hình thành bởi sự thống nhất các dân tộc, các nền văn hóa và tryền thống khác nhau và không có những giải thích không nhất quán các sự kiện lịch sử. Putin đã nói  về khái niệm thống nhất trong giảng dạy lịch sử Nga cả tại hội nghị của Mặt trận nhân dân toàn Nga, và trở lại đ tài này thêm lần nữa trong thời gian giao lưu trực tuyến với người Nga hôm 25 tháng Tư.

Vladimir Putin nói rằng Nga cần phải có phiên bản chuẩn mực lịch sử của mình, bởi vì việc thiếu nó đang làm phá vỡ không gian nhân văn của đất nước đa dân tộc. Cần có một cách tiếp cận thống nhất đối với các thời đại lịch sử nền tảng, quan trọng sống còn đối với đất nước, và điều này phải được thể hiện trong sách giáo khoa thống nhất. “ đây tôi chẳng thấy gì là xấu cả”, - Vladimir Putin nói. Theo ý kiến của Tổng thống, cần phải huy động không chỉ các chuyên gia của bộ giáo dục và Viện Hàn lâm khoa học Nga, mà cònhai tổ chức xã hội cũ nhấthội lịch sử và hội lịch sử quân sự”.

 

Người đứng đầu quốc gia tin tưởng rằng nhà trường phổ thông đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành những mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa những  con người của các dân tộc khác nhau. “Các công dân phải biết lịch sử chân thực của sự thống nhất các dân tộc của chúng ta và biến những vùng đất thành một quốc gia mạnh đa dân tộc, và không tin vào những lợi dụng sai lệch cận khoa học về đ tài này”, - tổng thống nói.

Thủ tướng chính phủ Dmitri Medvedev được chỉ định chịu trách nhiệm việc soạn thảo quan niệm thống nhất của chương trình lịch sử phổ thông. Trước ngày 1 tháng Mười hai, ông phải trình các kết quả của công việc của mình. Bộ trưởng Khoa học và Giáo dục Dmitry Livanov cho rằng, sẽ có một nhóm các nhà khoa học lịch sử hàng đầu và các tác giả soạn sách giáo khoa trình đ cao hơn đ xây dựng sách giáo khoa như thế.

Alexander Bezborodov, giám đốc Viện Lưu trữ lịch sử, cho rằng việc xây dựng một quan niệm lịch sử thống nhất cho học sinh phổ thông - đây là một ý tưởng hoàn toàn hợp lý. "Trong lịch sử của chúng ta có rất nhiều sự bất đồng trong các vấn đ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai: trận đánh  Kurrsk, Trận Moscow, Stalingrad, sự tham gia của Liên Xô vào Chiến tranh thế giới thứ hai, kết thúc của nó... đây không cần những diễn giảitồn tại những sự thật mà học sinh phổ thông buộc phải nắm được, đặc biệt nếu chúng liên quan đến lịch sử của chúng ta và chủ nghĩa yêu nước”-  Bezborodov nói.

Giáo viên lịch sử từ Yuzhno-Sakhalinsk Victor Malenkov cho rằng sách giáo khoa thống nhất - là công bằng xã hội đối với  học sinh,  bởi vì nó làm cân bằng cơ hội của sinh viên ghi danh vào đại học. Ông cho rằng tất cả các môn học đưa vào chuẩn trong trường phổ thông, chắc chắn phải được chuẩn hóa.

Nhiều người phản đối sáng kiến này

Không phải tất cả các chuyên gia ủng hộ người đứng đầu quốc gia trong vấn đ này. Chẳng hạn, giám đốc Trung tâm Quốc tế về xã hội học và lịch sử  chiến tranh thế giới thứ hai NIU Viện kinh tế cao cấp Oleg Budnitski cho rằng trong trình bày các sự kiện lịch sử cần có tính phương án. "Dĩ nhiên, trong các sách giáo khoa lịch sử mới bắt buộc phải có tính khoa học, và những định hướng đạo đức rõ ràng. Nhưng cần có tính phương án. Điều này được giải thích , trước hết, rằng tự thân lịch sử không đồng nhất”, - ông nói.

Ngay tại Ủy ban sáng kiến công dân mang tên A. Kudrin cũng bày tỏ lo ngại của mình với những kế hoạch của tổng thống. “Rõ ràng rằng nhiệm vụ này về nguyên tắc là không thể, nếu dừng lại những nguyên tắc lịch sử hiện đại, trong đó không thể có “sự kiện lịch sửnào có thể được  nhận thức riêng tách rời những đáng giá về các sự kiện lịch sử khác nhau, đôi khi mâu thuẫn bởi những người đương thời và thế hệ mai sau”, - trong tuyên bố của tổ chức nói.

Tiện thể, những bất đồng chủ yếu trong các sách giáo khoa về lịch sử nảy sinh theo ba nhóm đ tài: sự xuất hiện quốc gia cổ đại, lịch sử Chiến tranh ái quốc, và cũng như lịch sử của nước Nga mới trong 20 năm gần đây.

Sự cần thiết sách giáo khoa lịch sử nảy sinh không phải mới hôm qua

Cần lưu ý rằng Putin thường xuyên trở lại chủ đ sách giáo khoa lịch sử. Chẳng hạn, trong năm 2007, trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình, tiếp xúc với các công dân Nga, ông nói: "Mới đây, trong những cuốn sách giáo khoa có thể đọc phải những điều làm cho chúng ta dựng tóc gáy, đặc biệt là trong việc giải thích, chẳng hạn, những kết quả của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng, trong thời gian gần đây dù sao đã có những chuyển biến tích cực nhất định trong hướng này".

Năm năm sau, vào năm 2012, Putin tại cuộc mặt với các thành viên của Hội đồng trường phổ thông № 7 ở Kurgan đã chỉ trích sách giáo khoa, nêu rõ sự cần thiết phải tiêu chuẩn hóa sách giáo khoa và giảm chi phí của chúng.

Trong năm 2009, cũng đề tài này tổng thống LB Nga lúc bấy giờ Dmitri Medvedev cũng đã nói đến. Ông nói rằng sách giáo khoa lịch sử trường phổ thông cần phải được phải đánh giá bởi các chuyên gia. Các trung tâm khoa học cần phải làm tất cả mọi điều có thể để tất cả những điều hiển nhiên được lý giải như nhau ở tất cả các trường phổ thông. "Trong cuốn sách khác nhau các sự kiện lịch sử khác nhau được thể hiện khác nhau. Kết quả là trong đầu của học sinh phổ thông là một mớ hỗ lốn", - Medvedev nhận xét.

Liệu có thể đoàn kết các công dân bằng lịch sử chung?

Lịch sử - đó là vũ khí. Tất cả đều biết về điều này. Việc giải thích các sự kiện lịch sử ảnh hưởng đến những người đương thời. Thường thường xung quanh các sự kiện lịch sử nổ ra các  cuộc xung đột nghiêm trọng. Chẳng hạn, hai miền Triều Tiên và Trung Quốc luôn luôn tích cực phản đối việc sách giáo khoa Nhật Bản giảm bớt các tội ác của quân phiệt Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đặc biệt chủ đề cưỡng phụ nữ của Triều Tiên và Trung Quốc vào các nhà thổ Nhật Bản là nỗi đau đối với họ.

Ở Nga,  sách giáo khoa lịch sử cũng thường là chiến trường của cuộc đấu tranh ý thức hệ. Chẳng hạn, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, để hạn chế tối đa sự đóng góp của Liên Xô trong chiến thắng phát xít Đức, đã xem châu Phi và Thái Bình Dương là chiến trường chính. Và tại một số nước cộng hòa dân tộc của Nga, lịch sử nói chung được giải thích một cách đặc dị: ở đó thường mô tả người Nga như kẻ xâm lược gây nên những tội ác không thể hình dung được. Nói ngắn gọn, quan điểm thống nhất về lịch sử là cần thiết, và sách giáo khoa thống nhất cũng phải chính như vậy

Nhưng câu trả lời cho câu hỏi chính là không rõ ràng - những gì sẽ được viết trong cuốn sách giáo khoa này? Vai trò của người Nga trong việc thành lập quốc gia Nga, lịch sử Đế quốc Nga, Liên bang Xô Viết sẽ được trình bày như thế nào? Bởi chính cho đến nay không hoàn toàn hiểu được LB Nga hiện nay có những nguồn gốc lịch sử như thế nào. Nó về pháp lý là quốc gia kế thừa của Liên Xô. Sự thừa kế pháp lý này được ghi trong các hiệp định quốc tế, nhưng đồng thời Liên Xô thường xuyên bị chỉ trích, và lịch sử của nó thường bị bôi nhọ.

Hiện không rõ làm thế nào để giải thích mối liên hệ giữa Nga hiện đại và trước cách mạng. Sự thừa kế pháp lý với đế quốc mà nó ảnh hưởng đến quan niệm lịch sử cũng không có. Nếu tồn tại một ngăn cách pháp lý với đế quốc Nga, thì xây dựng một khái niệm thống nhất rạch ròi sẽ rất khó khăn. Và có những điều không rõ ràng như vậy – về bất kỳ chủ đề nào. Vị thế của dân tộc Nga ở nước Nga cũng không hiểu được. Người Nga – là dân tộc bị cấm đoán, các quyền của họ không được thừa nhận. Vậy lúc bấy giờ viết lịch sử Nga Kive hoặc Nga Moscow như thế nào? Đó cũng là Nga…. Yaroslav Mudryi và Dmitri Donskoi – đó là tổ tiên của chúng ta hay là không phải? Họ cóphải là anh hùng? Hoặc là không, thì lúc bấy giờ có thể xem ai là anh hùng? Chính lịch sử Nga phải là sáng tỏ lịch sử của dân tộc Nga.

Như vậy, bắt tay vào thực hiện ủy thác của Tổng thống Nga cần bắt đầu từ điều quan trọng nhất: xây dựng hệ thống khái niệm sâu rộng mà nó có thể xác định rạch ròi và có  hệ thống những sự kiện và giai đoạn lịch sử quan trọng nhất. Và từ “những viên gạch nhỏ” để sau đó xây dựng một tòa nhà hài hòa lịch sử dân tộc. Chính trong những nổ lực trước đây đã thiếu một trật tự thao tác như thế  để xây dựng một quan niệm thống nhất trên cơ sở những kết luận lịch sử không đồng nhất.



------


4 nhận xét:

  1. Lịch sử Nga cần phải được tiên đoán = История России должна быть предсказуема.
    Lịch sử Nga cần phải tiên đoán được = История
    России должна быть предсказуемой.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Chung ta khong song trong CNXH nhung CNXH dang song trong chung ta.

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter