Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Trục Nga – Trung Quốc

 Запутанный треугольник Россия-Китай-США
Ось Россия - Китай

Alfredo Toro

Nguồn: inosmi.ru

Kichbu posted on 17.05.2013




Hợp tác kinh tế giữa Nga và Trung Quốc đang tiến về phía trước với những bước nhảy vọt.
 

Vùng Viễn Đông của Nga nằm về phía bắc Mãn Châu Lý của Trung Quốc và được bao phủ bởi những cánh rừng và cao hơn lãnh thổ châu Âu hai lần. Ở đây có những mỏ khoáng sản lớn nhất  và chỉ có 6,7 triệu dân cư sinh sống và hàng năm giảm sút.


Ở phía bên kia biên giới là một trăm triệu người Trung Quốc sinh sống, bởi vậy không phải ngẫu nhiên trong khu vực này vào năm 1969 đã nổ ra cuộc xung đột biên giới Trung-Xô, dẫn đến các hành động quân sự. Liên Xô đã buộc phải tập trung trên các vùng biên giới Viễn Đông của mình 53 sư đoàn, và Mao Trạch Đông điều đến khu vực xung đột một triệu binh lính.


Hoa kỳ đã không bỏ qua cơ hội tận dụng tình hình. Người ta cho rằng thành tích lớn nhất trong chính sách đối ngoại của thời kỳ Nixon - Kissinger là sự giảm căng thẳng trong quan hệ giữa Washington với Moscow và Bắc Kinh. Liên Xô và Trung Quốc, bị cuốn hút vào cuộc xung đột vũ trang, đã buộc xoa dịu căng thẳng với Hoa Kỳ.



Robert Kaplan, người trong giai đoạn từ 2009 đến 2011 giữ chức thứ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, trong cuốn sách mới xuất bản của mình "Sự trả thù của Địa lý» (The Revenge of Geography) đã rút ra một kết luận thú vị rằng Hoa Kỳ và Nga tại thời điểm hiện tại phải đoàn kết để chống lại chính sách bá quyền của Trung Quốc.



Sự xích lại gần nhau của Moscow và Washington sẽ có thể buộc Pekin chuyển trọng tâm từ các đảo tranh chấp ở Thái Bình Dương sang biên giới đất liền với Nga.



Lập luận này liên quan chặt chẽ với chính sách của chính quyền Obama nhằm kiềm chế Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.



Ngay cả  giáo sư của Trung tâm Nghiên nghiên cứu chiến lược tại Đại học Canberra, Hugh White cũng theo ý tưởng này.


Theo ý kiến của ông, học thuyết chiến lược hiện của Nhà Trắng là tham vọng nhất trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau Truman, người đề xuất tiến hành chính sách kiềm chế trong quan hệ với Liên Xô.


Xây dựng trục Moscow-Washington hợp lý đến mức nào để buộc Trung Quốc giải quyết các vấn đề lãnh thổ với Nga?


Có lẽ, là không. 




Moscow và Pekin có nhiều vấn đề chung trong cách nhìn nhận thế giới đơn cực hiện tại, ngoài ra, giữa hai nước đã thiết lập sự hợp tác kinh tế và thương mại chặt chẽ.


Hai cường quốc lớn đóng vai trò như một mặt trận thống nhất chống lại  chính sách can thiệp của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.


Đồng thời sự độc lập lẫn nhau về năng lượng giữa Nga và Trung Quốc vẫn được giữ nguyên.


Trung Quốc giành cho mình quyết định vấn đề khí đốt, mà Moscow đang đối đầu với nó trong thời gian gần đây, và liên tục tăng mua khí đốt của Nga, trong khi Liên minh châu Âu giảm mua khí đốt của Nga.


Theo dự kiến, kim ngạch hai chiều giữa  Nga và Trung Quốc từ hiện 87,5 tỷ hiện nay vào năm 2020 sẽ tăng lên 200 tỷ USD. Không có gì ngạc nhiên khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình đến Moscow.


Bởi vậy, lập luận của Robert Kaplan nhìn thật ảo tưởng bởi sự đối đầu giữa Nga và Trung Quốc sẽ dẫn đến thiệt hại kinh tế không thể khắc phục cho cả Moscow và Pekin. Và họ hiểu điều này rất rõ ràng.


Nguồn đầu tiên: El eje Rusia-China

 ------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter