Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Hoa Kỳ sẽ chống đỡ đòn đánh vào Philippines của Trung Quốc

Hoa Kỳ sẽ chống đỡ đòn đánh vào Philippines của Trung Quốc

США отразят китайский удар по Филиппинам

27.06.2011

Tác giả: Sergei Balmasov

Nguồn: pravda.ru

Kichbu post on thứ ba, 28..6.2011

Tình hình tại khu vực của các đảo  Spratly (Nansha) (“Nansha”-Trường Sa-Kichbu) đang tranh cãi tại biển Nam Trung Quốc đột ngột căng thảng. Liên quan đến vấn đề này Hoa Kỳ sẽ viện trợ quân sự khẩn cấp cho Philippines. Quyết định như vậy đã được thông qua sau cuộc gặp gỡ bất thường của các ngoại trưởng hai nước theo sáng kiến của Washington. Tại cuộc gặp gỡ này, phía Phillipines cũng đã yêu cầu những người Mỹ bảo vệ chống các hành động xâm lược của Trung Quốc.

“Trung Quốc hành xử như kẻ hay sinh sự và mưu toan áp đặt sự khống chế đối với các nguồn dự trữ trên biển trong biên giới của Philippines”,- ban lãnh đạo Philippines nói.

Trong buổi gặp gỡ với bà Hillary Clinton, ngoại trưởng Philippines del Rosario tuyên bố: “Mặc dù chúng tôi là một nước nhỏ, nhưng chúng tôi sẵn sàng làm tất cả mọi việc cần thiết để đáp trả bất kỳ những hành động xâm lược nào vào sân sau của chúng tôi. Nhưng để đứng vững và bảo vệ mình, chúng tôi cần các nguồn lực”. Những nguồn lực đó, theo ý kiến của ông, cần do Hoa Kỳ cung cấp. “Đảm bảo an ninh trên biển – đó là vấn đề của chúng tôi, nhưng đó cũng là vấn đề ngay của cả các vị”, - ông tin tưởng.

Theo lời của bà ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, “Hoa Kỳ quan ngại các sự cố cách đây không lâu trên biển Nam Trung Quốc” và bởi vậy sẵn sàng giúp đỡ Philippines. Trước hết là nói về giúp đỡ “các vũ khí cần thiết”.

Như được biết, việc giúp đỡ quân sự cho Philippines là trách nhiệm trực tiếp của Hoa Kỳ. Liên minh quân sự của họ trong năm nay đã được 60 năm. Theo Hiệp định song phương 1951 về phòng thủ chung Wasington và Manila có trách nhiệm bảo vệ lẫn nhau. Thậm chí cả trong trường hợp, nếu cuộc xâm lược bên ngoài không đụng chạm đến lãnh thổ của họ.

Nhận thấy rằng hợp tác kỹ thuật-quân sự song phương của hai nước cho đến thời gian gần đây chỉ phát triển theo hướng Washington cung cấp vũ khí và các cố vấn Mỹ đào tạo các lực lượng sức mạnh của Philippines.

Có lẻ, bây giờ mức độ VTS (ВТС-tiếng Nga) sẽ thay đổi theo hướng tăng cường đột biến. Nhận thấy rằng ba tháng trước điều này Manila đã trích 252 triệu dollars chỉ để hiện đại hóa hải quân của đất nước. Những chừng đó quá ít để chống lại với hải quân Trung Quốc khổng lồ.  Và chính ngày đó del Rosario không che giấu rằng Philippines mong muốn thuê “các vũ khí tương đối hiện đại”.

Không loại trừ khả năng rằng Hoa Kỳ sẽ không dừng lại tại đây, và trong trường hợp nếu các động thái quân sự của đất nước Thiên tử tăng lên, Washington sẽ hành động cụ thể hơn. Bản thân bà Clinton về vấn đền này đã nói hạn chế với câu rất mờ mịt: “Tôi không muốn thảo luận về sự phát triển các sự kiện có tính gỉa định, nhưng tôi muốn nhấn mạnh ý định bảo vệ Philippines của chúng tôi”.

Điều thú vị là mười ngày trước đó, sự kiện xảy ra không nằm trong bóng tối. Chẳng hạn, ngày 14 tháng sáu sau cuộc gặp gỡ của những nhà ngoại giao Trung Quốc và Philippines, Manila đã bày tỏ sự tin tưởng về vệc giải quyết vấn đề tranh cãi bằng con đường hòa bình.

Nhưng, về thực chất, nó đã không mang lại sự tiến bộ. Lúc bấy giờ các bên “đã thỏa thuận không thỏa thuận”. Bản thân sự việc rằng không có sự thống nhất thậm chí ở cấp ngoại giao, rất hùng hồn. Điều này một lần nữa cho thấy rằng vấn đề hiện cực kỳ gay gắt.

Và đã qua ba ngày, ngày 17 tháng sáu, tổng thống Philippines Benigno Akino đã công khai yêu cầu CHND Trung Hoa chấm dứt các cuộc xâm phạm lãnh thổ đất nước của ông và cam kết rằng Manila sẽ không chịu khuất phục trước thách thức này: “Chúng tôi không cho ai phép dọa nạt mình, mặc dù so với họ chúng tôi là một nước nhỏ bé. Ở chúng tôi có những chứng cứ rất xác đáng để nói: hãy chấm dứt xâm phạm lãnh thổ của chúng tôi”.

Nói về sự căng thẳng của vấn đề còn có một điều rằng một vài ngày trước đây đại diện chính thức của tổng thống Philippines, ông Edvin Lasierda nói rằng từ nay trở đi Manila  sẽ gọi biển Nam Trung Quốc là biển Tây Philippines. Theo đánh giá của chính khách Philippines có uy tín Olden Bello, bằng cách đó đất nước “thể hiện quan điểm tích cực củng cố các đòi hỏi đối với vùng lãnh hải tranh chấp và có các nguồn dự trữ thiên nhiên ở đó”.

Đáp lại Pekin đã phái đến bờ biển của Philippines một trong những tàu tuần tiểu mạnh và hiện đại nhất của mình Haixun 31 với máy bay trực thăng trên bong để giải quyết những nhiệm vụ “bảo vệ giao thông trên biển”.

Những người Philippines đã đáp trả bằng việc phái chỉ huy hạm của hải quân Philippines – chỉ huy hạm Raja Humabon. Nhưng thực tế họ không thể cạnh tranh được với Trung Quốc. Như thường người ta thường nói, không phải những nhóm có trọng lượng đó.

Nhắc lại, rằng tình hình xung quanh Spratly trở nên căng thẳng đột biến vào đầu năm nay. Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario nói rằng “ các lực lượng của CHND Trung Hoa bắt đầu từ 25 tháng hai đã mười lần “xâm phạm” vùng lãnh hải của Philippines” và những hành động như vậy “ rõ ràng ngày càng trở nên gây hấn hơn và thường xuyên hơn”.

Về phía mình, Trung Quốc cũng có các yêu sách như vậy và cáo buộc những người Philippines rằng họ trong những gần năm gần đây đã tiêu hủy một số các cột mốc khẳng định chủ quyền của một loạt các dải đá ngầm và các đảo thuộc Pekin. Các đại diện của quân đội Philippines lúc bấy giờ đã hứa rằng bây giờ họ sẽ tiến hành “phòng thủ tích cực” tại các vùng sở hữu của mình. Dường như, có ý nói về sự giúp đỡ “của người bạn lớn Mỹ”.

Đang nói về sự tiếp tục cuộc tranh cãi lãnh thổ tại khu vực quan trọng về mặt chiến lược mà ngoài các nước nêu trên còn có cả Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, MalaysiaBrunei. Sự căng thẳng của vấn đề gây nên không chỉ ở đó phát hiện được những nguồn dự trữ dầu khí đáng kể. Việc chiếm hữu các đảo và dải đá ngầm nhỏ, mà nhiều đảo và dải đá ngầm trong số đó chỉ xuất hiện trên mặt nước chỉ khi thủy triều giảm xuống, mang lại sự kiểm soát tự động đối với một phần lớn vùng biến của biển Nam Trung Quốc và các con đường biển quan trọng nhất vào Ấn Độ Dương từ Thái Bình Dương. Ngoài ra quần đảo Spratly là bàn đạp rất thuận lợi để bành trướng vào Đông-Nam Á.

Đến lượt mình, sự đối kháng nhận thấy theo hướng CHND Trung Hoa-Việt Nam và CHND Trung Hoa-Philippines. Trung Quốc, khác với những quốc gia tranh chấp của nó, trên thực tế có tham vọng đối với toàn bộ quần đảo và điều đó gây nên sự lo ngại thậm chí ở cả Indonesia là nước hiện đang khai thác các mỏ dầu trữ lượng cao trên biên giới của khu vực tranh cãi. Những yêu sách của Việt Nam được xem ít đang kể hơn, mặc dù tại thời điểm này Việt Nam đang kiểm soát phần lớn nhất các đảo và dải đá ngầm.

Căn cứ vào vị trí địa lý, Manila nói rằng những người Trung Quốc không thể có yêu sách đối với các đảo mà Manila đang muốn bảo vệ. Vấn đề ở chỗ Philippines xem chỉ một phần các đảo và dải đá ngầm của quần đảo Spratly là của mình hiện đang nằm sát trực tiếp đối với đảo Palovan cũng của Philippines, trong khi đó khoảng cách từ đảo Hải Nam của Trung Quốc đến các đảo này hơn 1000 km. Ví dụ, dải đá ngầm Rid với các mỏ dầu trữ lượng lớn cách Palova chỉ 130 km. Tuy nhiên đối với Trung Quốc, những chứng cứ này không có lý lẻ xác đáng.

“Quần đảo Spratly là một bộ phận không tách rời được khỏi lãnh thổ của Trung Quốc” – luận cứ chủ yếu của phía Trung Quốc. Về nguyên tắc, không có gì đáng ngạc nhiên trong cách tiếp cận này. Chẳng hạn, Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây của họ cho phép mình can thiệp vào Libya, tấn công Iraq và Nam Tư, công khai thể hiện hiệu lực của nguyên tác cũ như trái đất, mà theo đó chân lý thuộc kẻ mạnh.

Trong trượng hợp như vậy Trung Quốc hiện đang mưu tính giành cho mình  quyền đối với tất cả các đảo và dải đá ngầm trên thực tế ở biển Nam Trung Quốc tồi tệ hơn bởi cái gì? Xét từ quan điểm quân sự thuần túy, Philippines không phải là kẻ thù của Trung Quốc. Và trong trường hợp cần thiết, CHND Trung Hoa có thể làm thịt nó như đầu bếp với củ khoai tây đúng chỉ trong vài giờ đồng hồ. Trên không và đặc biệt trên biển, đất nước Thiên Tử có ưu thế tuyệt đối. Nếu trong biên chế của hải quân Trung Quốc có đến hàng chục khu trục hạm và chiến hạm, thì Philippines chỉ có hai chiến hạm cũ kỹ.

Như vậy sự lo ngại của Philippines có thể hiểu được. Trong suốt hàng chục năm qua Manila nằm dưới sự bảo trợ của Washington và là căn cứ hậu phương của Mỹ để kìm giữ “mối đe dọa đỏ” ở Đông Dương. Trên lãnh thổ của Philippines có một trong những căn cứ hải quân ở nước ngoài lớn nhất của Hoa Kỳ - Subic-bei. Bởi vậy Philippines có thể đặc biệt không lo ngại về an ninh của mình. Liên quan đến vấn đề này, Manila, mặc dù là quốc đảo với đường biên giới trên biển rất dài rộng, đã không phát triển hải quân.

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc và đặc biệt sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, sự quan tâm của Hoa Kỳ đã chuyển sang các khu vực khác trên thế giới và sự hiện diện của quân đội Mỹ ở đất nước này hoàn toàn bằng không. Việc hủy bỏ căn cứ Cam Ranh của những người Nga là vấn đề then chốt từ quan điểm này. Sau đó sự cần thiết giữ gìn căn cứ ở Subik-bei đã không còn ý nghĩa nữa.

Nói thêm, thời gian đi qua, và Wasington có thể thấy rằng Mỹ đã hành động quá vội vã. Trung Quốc với sức mạnh tăng lên nhanh chóng đã khiến Hoa Kỳ lo ngại nghiêm trọng.

Nhưng liên minh với Hoa Kỳ - đây không phải là khả năng duy nhất chống đối lại với sự bành trướng của Trung Quốc. Có thể, tất nhiên, nhìn thấy trước sự thất bại của sự kháng nghị của Philippines lên Liên hiệp quốc. Tuy nhiên Manila có ý định liên kết với tất cả các nước ASEAN để chống Trung Quốc.

Manila muốn phát triển tính tích cực đặc biệt trong quan hệ này với Hà Nội. Chẳng hạn, đại diện chính quyền Philippines Karrandang không che giấu nguyện vọng của Manila sử dựng “các sự kiện gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam” vì các lợi ích của mình.

Dù ở đó xảy ra việc gì đi chăng nữa, tình hình căng thẳng hiện nay đe dọa bởi sự leo thang cạnh tranh Trung-Mỹ không chỉ tại Đông-Nam Á. Nó đe dọa  sự ổn định của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung. Và Pekin khi gây sự với những người Philippines, không thể không hiểu rằng đứng đằng sau Philippines là những người Mỹ.

Không thể không biết rằng những khả năng ở họ để thực hiện điều này bị hạn chế. Và thật là ngây thơ nếu nghĩ rằng Trung Quốc khi cần một khối lượng lớn các nguồn dự trữ sẽ lùi bước. Tất nhiên, một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp trong viễn cảnh cả Hoa Kỳ và cả CHND Trung Hoa đều không muốn. Nhưng chứng cứ rằng Trung Quốc đang công khai thách thức các đối thủ của mình, một lần nữa cho thấy Pekin ngày càng cảm thấy mình là một siêu cường đang lên và có khả năng tự giải quyết các vấn đề quan trọng nhất tại các khu vực quan trọng về mặt chiến lược.-Kichbu-

Bài chưa được hiệu đính.-Kichbu-

2 nhận xét:

  1. "tổng thống Philippines Benigno Akino đã công khai yêu cầu CHND Trung Hoa chấm dứt các cuộc xâm phạm lãnh thổ đất nước của bà ...", hehe ÔNG chứ không phải BÀ, ông tổng thống này là con của bà cựu TT kia...

    Trả lờiXóa
  2. @ngduytan:
    Cám ơn bạn. Sửa chữa ngay..:)

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter