Đại diện bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa nói về những kết quả chuyến đi thăm mới đây đến Trung Quốc của đặc phái viên ban lãnh đạo Việt
Представитель МИД КНР об итогах недавнего визита в Китай специального посланника руководства Вьетнама Хо Суан Сона
2011-06-28 20:45:40
Nguồn: russian.news.cn
Kichbu post on thứ tư, 29.06.2011
Pekin, 28 tháng sáu (Tân Hoa Xã) – Trong thời gian thăm Trung Quốc của phái viên đặc biệt của ban lãnh đạo Việt Nam, phía Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hành trao đổi nghiêm túc các ý kiến về vấn đề biển Nam-Trung Quốc và đã đạt được sự thống nhất các ý kiến về vấn đề này. Người phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa Hồng Lỗi hôm nay đã tuyên bố về điều này tại cuộc họp báo thường kỳ.
Bình luận về những kết quả chuyến đi thăm đến Trung Quốc cách đây không lâu của đặc phái viên ban lãnh đạo Việt Nam Hồ Xuân Sơn, người giữ chứ thứ trưởng ngoại giao của nước này, nhà ngoại giao Trung Quốc đã thông tin rằng hai bên đã đạt được sự nhất trí (consensus) về việc giải quyết cuộc tranh cãi xung quanh biển Nam-Trung Quốc bằng con đường hiệp thương hữu nghị và tránh các hành động có thể làm phức tạp vấn đề này. Hai bên bày tỏ sự sẵn sàng áp dụng các biện pháp chung nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định ở biển Nam-Trung Quốc, khuyến khích các phương tiện truyền thông đại chúng của hai nước đưa những thông tin đúng đắn và tránh những phát ngôn và những hành động có thể gây tổn thương đến tình hữu nghị và sự tin cậy lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Hai bên đồng thời phản đối sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
Phía Trung Quốc bày tỏ hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ cùng với phía Trung Quốc nổ lực biến các thỏa thuận mà hai bên đã đạt được vào cuộc sống, cũng như ủng hộ hòa bình và ổn định ở biển Nam-Trung Quốc, đại diện bộ ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.-Kichbu-
---
Представитель МИД КНР об итогах недавнего визита в Китай специального посланника руководства Вьетнама Хо Суан Сона
Пекин, 28 июня /Синьхуа/ -- В ходе визита в Китай специального посланника руководства Вьетнама китайская и вьетнамская стороны провели углубленный обмен мнениями по вопросу Южно-Китайского моря и достигли единства мнений по этому вопросу. Об этом заявил сегодня официальный представитель МИД КНР Хун Лэй на очередной пресс-конференции.
Комментируя итоги недавнего визита в Китай специального посланника руководства Вьетнама Хо Суан Сона, который также является заместителем главы МИД этой страны, китайский дипломат проинформировал, что стороны достигли консенсуса относительно урегулирования спора вокруг Южно-Китайского моря путем дружественных консультаций и отказа от действий, которые могут осложнить данный вопрос. Стороны выразили готовность принять совместные меры по обеспечению мира и стабильности в Южно-Китайском море, поощрять СМИ двух стран публиковать правильные сообщения и отказаться от высказываний и действий, способных нанести ущерб дружбе и взаимодоверию между народами Китая и Вьетнама. Стороны также выступают против вмешательства внешних сил.
Китайская сторона выражает надежду, что вьетнамская сторона сможет вместе с китайской стороной прилагать усилия для претворения в жизнь договоренностей, достигнутых двумя сторонами, а также для поддержания мира и стабильности в Южно-Китайском море, подчеркнул представитель внешнеполитического ведомства Китая. -0-
Trung Quốc thúc giục sự đồng thuận
Trả lờiXóavới Việt Nam trên vấn đề Biển Hoa Nam
English.news.cn 2011-06-28 22:42:37
Bắc Kinh, ngày 28-6 (Tân Hoa Xã) – Trung Quốc hôm nay thứ Ba đã kêu gọi Việt Nam hãy thực hiện đầy đủ một thỏa thuận song phương trên vấn đề Biển Hoa Nam [Biển Đông] vốn đã đạt được trong thời gian diễn ra chuyến viếng thăm của phái viên đặc biệt của Việt Nam Hồ Xuân Sơn vào tuần trước.
“Chúng tôi cùng với phía Việt Nam đã có những cuộc thảo luận tới cùng trên vấn đề Biển Hoa Nam trong thời gian diễn ra chuyến viếng thăm của phái viên đặc biệt, và hai bên đã thỏa thuận giải quyết những tranh chấp thông qua các cuộc hội đàm hữu nghị và tránh gây nên những động thái có thể làm trầm trọng thêm hay gây nên phức tạp cho vấn đề,” theo lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi tại một cuộc họp báo ngắn.
Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam và nguyện sẽ tích cực hướng dẫn công luận và ngăn ngừa (guard against …) những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước, ông Hồng Lỗi nói.
“Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam cũng như chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ sự nhất trí và có được những nỗ lực gìn giữ hòa bình và ổn định trên Biển Hoa Nam,” ông Hồng Lỗi nhận xét.
Trong thời gian diễn ra chuyến viếng thăm mới kết thúc vừa qua của ông Hồ Xuân Sơn, cũng là Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông đã gặp Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc và đã tiến hành các cuộc trao đổi với Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân.
Hai bên đã thỏa thuận cùng đẩy nhanh các cuộc hội đàm cho một hiệp định về những nguyên tắc cơ bản hướng tới giải quyết những tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, đảm bảo hành động nỗ lực hơn để ký kết một thỏa thuận càng sớm càng tốt, theo như một bản thông cáo báo chí từ Bộ Ngoại giao về cuộc họp giữa ông Đới và ông Hồ Xuân Sơn.
Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố về chủ quyền không thể tranh cãi của mình tại các hòn đảo trên Biển Hoa Nam và những vùng biển xung quanh các hòn đảo này.
Những hồ sơ lịch sử của Trung Quốc đã cho thấy rằng năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã khẳng định các hòn đảo trên Biển Hoa Nam như là bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc, và kế đó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã bày tỏ sự tán đồng trong bức thư ngoại giao ngắn của mình gửi tới Thủ tướng khi đó là ông Chu Ân Lai.
Chưa từng có sự bất đồng nào từ bất cứ quốc gia nào đối với chủ quyền của Trung Quốc trên khu vực này cho tới những năm 1970, khi các nước bao gồm Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền từng phần ở đây.
Sau những cuộc đàm phán và tranh chấp kéo dài, ông Đặng Tiểu Bình đã khởi xướng đề xuất của mình về vấn đề đặt qua một bên những tranh chấp và đề nghị cùng nhau khai thác trong khu vực này.
Tháng 11 năm 2002, Trung Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN gồm 10 nước đã thông qua một bản Tuyên bố về Cách ứng xử trên Biển Hoa Nam, để đặt ra một cơ sở chính trị cho sự hợp tác thương mại có thể trong tương lai giữa Trung Quốc và ASEAN cũng như hòa hình và ổn định lâu dài trong khu vực.
Tháng 3 năm 2005, ba công ty dầu khí Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đã ký kết một bản thỏa thuận tay ba có tính bước ngoặt tại Manila nhằm cùng nhau khai thác các nguồn dầu và khí gas tại vùng Biển Hoa Nam đang tranh chấp.
Người dịch: Ba Sàm
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010
Trung Quốc kiên trì giải quyết các cuộc tranh cải tại biển Nam-Trung Quốc bằng con đường đàm phán
Trả lờiXóaКитай настаивает на переговорах для урегулирования споров в Южно-Китайском море
2011-06-28 20:09:25
Nguồn: http://russian.news.cn/china/2011-06/28/c_13954731.htm
Kichbu post on thứ tư, 29.06.2011
Pekin, 28 tháng sáu (Tân Hoa Xã) - Trung Quốc nhất quán giải quyết các cuộc tranh cãi với các bên hữu quan tại biển Na-Trung Quốc bằng con đường đàm phán hòa bình và hiệp thương hữu nghị, hôm nay tại đây đại diên chính thức của Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa Hồng Lỗi nói.
Bằng các đó nhà ngoại giao Trung Quốc tại cuộc họp báo thường kỳ đã trả lời yêu cầu của các phóng viên đề nghị bình luận nghị quyết được Thượng viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua hôm 27 tháng sáu về “áp dụng vũ khí” tại biển Nam-Trung Quốc.
Các cuộc tranh cãi này cần được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán trực tiếp giữa các nước liên quan đến chúng, - Hồng Lỗi nói – tự do đi lại trên biển Nam-Trung Quốc không bao giờ bị ảnh hưởng bởi các cuộc tranh cãi này và về bình diện này không tồn tại bất kỳ những vấn đề nào.
Người đại diện của bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng các cuộc tranh cãi giữa các nước liên quan tại biển Nam-Trung Quốc tập trung chủ yếu xung quanh chủ quyền đối với một số đảo của quần đảo Nansha (Trường Sa – Kichbu) và sự xác định ranh giới của một phần lãnh hải biển này.
Trung Quốc và Việt Nam hôm chủ nhật cam kết giải quyết các vấn đề của các cuộc tranh cãi lãh thổ trên biển Nam-Trung Quốc bằng con đường đàm phán.-Kichbu-