Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Những người phụ nữ và các cuộc khởi nghĩa Ả Rập

Những người phụ nữ và các cuộc khởi nghĩa Ả Rập

Женщины и арабские восстания

Nguồninosmi.ru

Kichbu post on thứ ba, 03.01.2012

 

 Новость на Newsland: Женщины и арабские восстания

Năm 2011 trở thành năm chống đối ở Trung Đông và Bắc Phi. Trong mỗi cuộc khởi nghĩa bao trùm toàn khu vực những người phụ nữ đã tham gia tích cực. Họ nhiều khi  đấu tranh không chỉ vì các quyền của đất nước mình mà còn các quyền của riêng mình. Cô Audie Cornish, người dẫn chương trình, trò chuyện với bà Isabel Couleman, cộng tác viên của Hội đồng về quan hệ quốc tế về sự tham gia của phụ nữ trong các cuộc khởi nghĩa ở Ả Rập và những viễn cảnh tiếp theo.

Audie Cornish: Năm 2011 đã trở thành năm của các cuộc chống đối ở Trung Đông và Bắc Phi. Tại Tunnisia và Ai Cập các cuộc cách mạng đã lật đổ các chế độ độc tài từ lâu đã bắm chắc, và giờ đây các nước này đang chuyển sang cơ cấu quốc gia mới. Cũng như trong tiến trình của chính các cuộc chống đối, và cũng như trong những tuần và tháng tiếp theo sau các cuộc cách mạng, những người phụ nữ đã đóng vai trò nom thấy. Trong đó họ nhiều khi đã đấu tranh không chỉ vì các quyền của các nước của mình mà còn các quyền của riêng mình. Tuy nhiên trường hợp xảy ra cách đây không lâu một phụ nữ Ai Cập bị cảnh sát quân sự lột áo quần chỉ còn lại cái nịt vú và bị đánh đập tại quảng trường Takhrir đã buộc nhiều người lo ngại rằng sự sụp đổ của các chế độ mang lại cho những người phụ nữ chỉ những điều tốt đẹp. Isabel Coulman – giám đốc chương trình “Phụ nữ và chính sách đối ngoại” của Hội đồng về quan hệ quốc tế. Hiện bà đang ở New York. Isabel, xin chào Bà.

- Cách đây không lâu Bà đã công bố trên tạp chí Foreign Policy bài báo dưới tiêu đề “Mùa xuân Ả Rập liệu làm xấu đi tình hình của những người phụ nữ” («Is Arab Spring Bad for Women?»), trong đó Bà đưa ra câu hỏi rằng những người phụ nữ sống tốt hơn hay không trước khi lật đổ một số trong những nhà độc tài Trung Đông. Bà trên thực tế xem như vậy không?

- Đây là, dĩ nhiên, tiêu đề khiêu khích – tôi nói chung thích những tiêu đề như vậy. Cá nhân tôi cho rằng cả đàn ông ông và cả phụ nữ sẽ sống tốt hơn trong các xã hội tự do. Tuy nhiên trong trường hợp này chính một số yếu tố bổ sung thú vị liên quan với những vấn đề quyền của phụ nữ. Vấn đề ở chỗ rằng, như chúng ta thấy, trong khu vực này của thế giới, nền dân chủ đang được các đảng Hồi giáo đưa lên hàng đầu. Đối với nhiều đảng trong số đó nổi lên những tư tưởng đặc trưng cực kỳ bảo thủ về vai trò của phụ nữ trong xã hội. Điiều này có thể tạo ra những khó khăn nhất định và đồng thời, có thể, tước đi của họ một số quyền lợi mà hiện nay họ đang được hưởng.

- Tất nhiên rồi, tình hình ở mỗi nước khác nhau. Liệu có đúng không là tình hình phụ nữ ở một số quốc gia Ả Rập tốt hơn những nước khác và nếu đúng thì điều này liên quan đến cái gì?

- Cần phải nói rằng trong vấn đề về các quyền của phụ nữ, Tunnisa luôn luôn là một trong các nước tiên tiến nhất trong thế giới Ả Rập. “Đảng phục sinh” của Tunisia – đảng Hồi giáo hàng đầu đã giành được đã số phiếu tại các cuộc bầu cử và đã có quyền xây dựng chính phủ - đang cố gắng nhấn mạnh rằng quyền của phụ nữ - đây là hiện thực cuộc sống trong đất nước như trước đây. Chúng hàng chục năm trước đã trở thành bộ phận của chế độ xã hội. Vào năm 1956 Tunisia đã trao cho phụ nữ một số quyền mà ở họ vào thời đó ngay ở phương Tây cũng không có. Nói riêng, khi ở nhiều nước phương Tây, những người phụ nữ không có quyền nạo thai, thì nó đã có ở Tunisia. Mặc dù ở ngay trong đảng đã giành được thắng lợi, và ở các đảng Hồi giáo khác có những yếu tố bảo thủ, những yếu tố, như tôi cảm thấy, cần được bải bỏ bởi một số đạo luật đã được áp dụng vì quyền lợi của những người phụ nữ, bản thân “Đảng phục sinh” khẳng định rằng đảng không có ý định làm điều gì tương tự và rằng các đạo luật có liên quan đến phụ nữ sẽ trở thành bất khả xâm phạm.

- Tình hình hiện nay ở Ai Cập như thế nào, nơi mà ờ vòng bầu cử đầu tiên các đảng Hồi giáo đã đạt được thắng lợi to lớn và muốn tước đi của những người phụ nữ một số quyền hạn?

- Tại Ai Cập trong một số các đảng Hồi giáo giành được đa số phiếu, các quan điểm của “Anh em-những người Hồi giáo” mạnh hơn cả. Vị trí thứ hai thuộc về đảng “Al-Nur” salafit cực kỳ bảo thủ. Đảng này buộc đưa phụ nữ vào trong danh sách đảng của mình, tuy nhiên ban lãnh đạo đảng cho rằng Đạo hồi cấm phụ nữ tranh cử vào các chức vụ xã hội, điều này rất không hài lòng. Cuối cùng các ứng cử viên-phụ nữ đã xuất hiện trong danh sách của đảng, bởi vì luật pháp đòi hỏi điều đó, tuy nhiên họ hiện chưa đưa ra những nhân vật của mình và trong đa số các trường hợp các bức ảnh của họ đang được thay thế bằng các bức hình màu.

- Tôi quan tâm điều Bà đã viết trong bài báo của Bà về những mối liên hệ phức tạp mà chúng đã tồn tại trong những nước như Ai Cập, giữa các phong trào vì quyền phụ nữ và các chế độ trước đây.

- Đây là thêm một thực tế đang làm phức tạp tình hình. Vấn đề ở chỗ rằng chế độ Ban-Ali và Mubarak mà các chế độ đó, như được biết, là không chính thống và tự làm mất uy tín của mình, đã đạt được điều rằng chủ đề liên quan đến quyền của phụ nữ và nó bắt đầu liên tưởng với sự bảo vệ quyền của phụ nữ - và các nhân với các nữ đệ nhất của Tunisia và Ai Cập. Việc này dẫn đến chỗ rằng hiện nay các đề tài này gây nên những khó chịu nhất định. Ở Ai Cập một số tổ chức khẳng định rằng các đạo luật hiện hành về địa vị pháp lý hiện nay có lợi đối với phụ nữ đang điều chỉnh các vấn đề hôn nhân, li dị, nuôi dưỡng và những vấn đề quan trong khác đối với cuộc sống hàng ngày, cần thay đổi theo hướng hạn chế các quyền phụ nữ bởi vì đây là “các đạo luật phi chính thống của Syuzanna Mubarak”.

- Thưa Bà Isabel, nhiều người cho rằng đây là trường hợp đầu tiên trong khu vực khi những người phụ nữ công khai bảo vệ các quyền lợi của mình như vậy. Tuy vậy trên thực tế, cuộc đấu tranh của những người phụ nữ Trung Đông vì những quyền chính trị có lịch sử lâu dài. Bà có thể nói vai trò của phụ nữ trong cuộc cách mạng này khác với vai trò như thế nào của những người phụ nữ theo phong trào nam nữ bình quyền trong quá khứ?

- Những người phụ nữ tham gia trong các cuộc biểu tình chống Anh quốc trên quảng trường Takhrir ngay từ trong các năm 1919 và 1920 và đã giúp thúc đẩy đám đông chống những người Anh. Theo quan điểm của tôi, cái mới của tình hình hiện nay ở chỗ rằng sự tham gia của phụ nữ đã trở nên ngày càng đông đảo hơn. Nguyên nhân nằm ở sự tăng cao trình độ học vấn của phụ nữ và việc cuốn hút họ vào sinh hoạt xã hội. Hiện nay trong khu vực phụ nữ chiếm đa số nhứng người tốt nghiệp các trường đại học, ở một số nước thậm chí còn chiếm tuyệt đại đa số. Ví dụ, ở Libya số lượng phụ nữ học tập ở các trường đại học lớn hơn gần hai lần so với nam giới. 100 năm trước khi chỉ một nhóm nhỏ các đại diện nữ giới tích cực về mặt xã hội tham gia vào các cuộc biểu tình chống đối, thì tình hình bây giờ hoàn toàn khác. Hiện thời phong trào bao trùm xã hội từ trên xuống dưới. Những người phụ nữ tham gia trong các làn sóng, cũng như trên thực tế - họ đã xuống đường và cũng như trong tư cách blogger, và nói chung bằng mọi biện pháp có thể. Tôi cho rằng tình hình này không thể đảo ngược được.-Kichbu-

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter