Có thể xuất khẩu cách mạng hòa bình hay không?
Можно ли экспортировать мирную революцию?
Tác giả Nhikita Dzolkver
Nguồn: dw-world.de
Kichbu post on thứ tư, 18.01.2012
Theo ý kiến của những người tham gia simpozium quốc tế diễn ra tại Quỹ mang tên Henrih Belle của Berlin, vai trò của tác động từ bên ngoài vào chuyển biến hòa bình sang dân chủ ở nước này hay nước khác không lớn.
Tại Quỹ mang tên Henrih Belle của Berlin gần gủi với “màu xanh” của Đức, hôm 16 tháng một đã tổ chức simpozium quốc tế bàn về các vấn đề sự tác động vào những diễn biến dân chủ hòa bình ở các nước độc tài. Sự giúp đỡ từ bên ngoài hiệu quả đến mức độ nào? “Các nhà dân chủ nước ngoài” có thể đóng vai trò như thế nào?
Các sự kiện gần đây trong thế giới Ả Rập tự mình nói về tính cấp thiết của đề tài. Và các nước hậu xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tạo nhiều điều điều kiện để suy ngẫm và phân tích, Walter Kaufmann từ Quỹ mang tên Belle nhận xét.
Từ Begrad đến
Ông nhắc lại Begrad, nơi vào tháng mười năm 2000 do các cuộc biểu tình chống đối một cách hòa bình của đông đảo quần chúng chế độ của Miloshevich bị sụp đổ, về “cuộc cách mạng hoa hồng” ở Gruzia, mà tiếp sau nó, theo đánh giá của ông, là sự hiện đại hóa độc tài, về “cuộc cách mạng cam” tại Ucraina đã động viên được những lực lượng xã hội to lớn. “Bây giờ, tuy nhiên, đất nước, tựa như, đang nằm trên con đường đi đến nền chế độ độc tài còn ghê gớm hơn so với năm 2004”, - Kaufmann chỉ ra. Tại Belorusia, ông nhận xét, chúng ta đã được chứng kiến chế độ chìm trong các cuộc đàn áp. Tình hình ở Nga lại khác. Ở đó nhận thấy sự chống đối của xã hội phát triển nhanh chóng đến bất ngờ. “ Chính sự luân phiên quyền lực giữa Medvedev và Putin dường như việc đã rồi, đối với việc đó các cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện – chỉ là là món độn thêm”, - Kaufmann nhận xét.
Cách mạng bằng hòa bình hay lật độ bằng bạo lực?
Srdya Popovich – một trong những thủ lĩnh của phong trào “Giáng trả -Otpor” ở
Popovich nói về công trình nghiên cứu được tiến hành hai năm trước đây, mà đối tượng của nó là 323 cuộc cách mạng – bằng bạo lực và hòa bình diễn ra trên thế giới trong giai đoạn từ 1900 đến 2006. Hóa ra rằng có 53 phần trăm các cuộc cách mạng hòa bình và chỉ có 26 phần trăm các cuộc cách mạng bạo lực thành công. Thêm vào đó, trong 20 năm trở lại đây khoảng cách giữa chúng ngày càng tăng lên.
Ngoài ra, theo các kết quả của nghiên cứu này, trong trường hợp các cuộc biểu tình chống đối bằng ôn hòa, cơ hội để quân đội đứng về phía những người cách mạng là 46 phần trăm, và nếu họ đấu tranh với vũ khí trong tay, thì cơ hội như vậy – chỉ 20 phần trăm.
Xác suất thiết lập các chế độ dân chủ sau cách mạng hòa bình cao gấp 10 lần so với sau khi đảo chính vũ trang. Tuy nhiên, với tất cả các ưu thế của đảo chính vũ trang từ chế độ độc tài sang dân chủ, xuất khẩu hoặc nhập khẩu một cuộc cách mạng như vậy là không thể, Srdya Popovich nói. Trong khi đó cuộc cách mạng bằng bạo lực – dễ dàng, ông nói đùa. Đối với mô hình của Che Gevara, Popovich giải thích thêm, cần chỉ 300 chàng trai cứng rắn. Họ có thể kiểm soát đài truyền hình, sân bay, dinh tổng thống, dí súng vào thái dương của tổng thống và bắt buộc ông ta chuyển giao chính quyền cho ủy ban ban cách mạng.
Còn cách mạng hòa bình, theo đánh giá của Popovichm chỉ có thể thành công trong trường hợp nếu có từ 3 đến 8 phần trăm dân cư địa phương tích cực ủng hộ các cuộc diễn biến và tham gia vào các cuộc biểu tình chống đối. Một “lực lượng quần chúng phê phán” như vậy có thể động viên chỉ từ bên trong.
Đối thủ bên ngoài và tình hình bên trong
“Ngay cả Frank Schimmelfennig từ đại học Tsyurihe đánh giá vai trò sự tác động bên ngoài bi quan. “Sự tác động của bên ngoài đối với những diễn biến dân chủ mang lại ít hoặc nói chung chẳng mang lại gì, - ông nói. Và đối với “các nhà dân chủ bên ngoài” các cuộc cách mạng hòa bình là món quà như vậy đối với tất cả những người còn lại”.
Để làm ví dụ ông dẫn Belorusia, đối với Belorusia, bắt đầu từ giữa những năm 1990s, Liên minh Châu Âu đã áp dụng toàn bộ mọi cách tác động dân chủ của mình: kích động tích cực, và các biện pháp trừng phạt, và ủng hộ các quan điểm xã hội dân sự, và đối thoại với các nhà lãnh đạo, và cô lập họ. Kết quả, Frank Schimmelfennig ra ý, là số không.
Bà Tachyana Poshevalova từ tập đoàn tài chính quốc tế “Châu Âu Belorusia” cũng đánh giá như vậy về hiệu quả của những nổ lực quốc tế nhằm dân chủ hóa Belorusia. Trả lời phỏng vấn của DeutscheWelleон, bà nói rằng khuyết điểm của sự giúp đỡ từ bên ngoài nằm ở chỗ rằng nó không tính đến những mục đích và nguyện vọng của những đối thủ bên trong, là vô trách nhiệm. Tachyanan Poshevalova cho rằng sự giúp đỡ từ bên ngoài có thể trở thành nguồn lực, nhưng không thể là nguồn của các mục đích. “Đối thủ bên ngoài có thể phối hợp hành động, nhưng không thể xác định định được chương trình nghị sự. Đó không phải là tình hình của nó”, - bà nói.
“Củ cà rốt vàng” Liên minh Châu Âu
Tiếp tục phát triển đề tài những nổ lực của Liên minh Châu Âu củng cố dân chủ ở các nước Đông Âu, Frank Schimmelfennig nói rằng “giờ hoàng đạo” của Liên minh Châu Âu là thời khi Liên minh có thể đề nghị các quốc gia hậu xã hội chủ nghĩa gia nhập để tặng thưởng cho các cuộc cải cách. “Nếu điều gì đó thay đổi trong những nước như vậy, thì chủ yếu dưới sự tác động của “củ cà rốt vàng” gia nhập Liên minh Châu Âu”, - ông nói. Nhưng thời điểm đó đã qua.
Thứ nhất, bây giờ Liên minh Châu Âu bận nhiều công việc của mình hơn lúc nào hết, và trong lòng nó không có sự đồng thuận mở rộng đến đâu. Và, thứ hai, ở nó không còn đối tác phù hợp, bởi vì tất cả những ai muốn nền dân chủ bên ngoài, đã trở thành hoặc sắp trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu. Tức là, Frank Schimmelfennig kết luận, “ô cửa sổ của lịch sử dân chủ hóa bên ngoài đã khép lại”.-Kichbu-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét