Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2010

Nghĩ về đảng viên

Nghĩ về đảng viên

Tiến Nguyễn

Đọc thêm:

> Binh pháp Tôn tử thời hiện đại: Giơ  tay biểu quyết

http://www.tuanvietnam.net/2010-05-07-binh-phap-ton-tu-thoi-hien-dai-gio-tay-bieu-quyet

Hẳn nhiên tôi hiểu rằng các vị đảng viên đâu cần biết tôi nghĩ gì về họ, nhưng vì quá bức xúc với tiêu đề bài báo của ông Trương Duy Nhất “Nhiều đứa đảng viên phải gọi là thằng” mà tôi viết thư này đến BBT Bauxite Việt Nam mong giãi bày một vài ý nghĩ của tôi.

Ai cũng hiểu đảng viên được nói đến trong bài báo này là đảng viên của Đảng CSVN, vì ở nước ta hiện nay chỉ có một đảng duy nhất đó được hoạt động. Có thể nói rằng trong bất kỳ một nhóm người nào cũng có người tốt kẻ xấu, “những kẻ phải gọi bằng thằng”, nên chữ đảng viên trong bài báo của ông Trương Duy Nhất có thể hiểu là đảng viên của một đảng bất kỳ nào cũng được. Vậy hà cớ gì mà ông Nhất lại thốt lên những lời đầy giận dữ và thất vọng như vậy với các đảng viên của Đảng CSVN? Phải chăng ông giận vì đã quá yêu, ông thất vọng vì đã quá kỳ vọng? Nếu đúng như vậy tôi muốn được chia sẻ cùng ông vài cảm nghĩ.

Chúng tôi, những thanh niên của thập kỉ 60 thế kỉ trước được dạy rằng Đảng là đạo đức là văn minh. Trong các cơ quan đoàn thể một điều được mặc nhiên thừa nhận là: đảng viên là những người tốt, còn quần chúng (người ngoài Đảng) là những người chưa tốt. Đảng viên phải kèm cặp giúp đỡ quần chúng mau tiến bộ, quần chúng thì rèn luyên tư tưởng đạo đức, phấn đấu công tác để được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Nhiều người phấn đấu rèn luyên hàng chục năm trời cũng không đủ tiêu chuẩn được trở thành đảng viên. Nói vậy mới hiểu được sự giận dữ của ông Nhất (mà không chỉ của ông Nhất) trước sự tha hóa suy đồi của “nhiều đứa đảng viên” (chữ của ông Nhất) hiện nay.

Tuy nhiên, ngày nay điều mặc nhiên được thừa nhận của thế kỷ trước đã không còn được xã hội thừa nhân. Bởi vậy mới có câu như “thằng ấy đảng viên nhưng mà tốt”. Sự thay đổi nhận thức đó không chỉ ở những quần-chúng-phấn-đấu-mãi-không-được-vào-đảng, mà ở ngay cả những đảng viên nữa. Nhiều đảng viên không còn tự hào về danh hiệu đảng viên của mình. Một số đồng nghiệp là đảng viên của tôi bức xúc về tấm thẻ đảng khi về hưu: làm như Phạm Đình Trọng thì căng quá mà ảnh hưởng đến con cái, còn tiếp tục sinh hoạt ở chi bộ hưu thì…

Tất nhiên vẫn đang còn rất nhiều người phấn đấu vào Đảng, nhưng chắc không phải để trở thành người tốt nhất trong những người tốt, mà vì đó là điều kiện cần cho sự tiến thân. Trong hệ thống công quyền của nước ta, một chức vụ dù nhỏ cũng phải do đảng viên đảm nhiệm. Không thể nói động cơ vào Đảng của những người trẻ tuổi hiện nay là không tốt, vì nguyện vọng vươn lên một vị trí cao trong xã hội là chính đáng.

Còn nhớ trong thời kỳ Perestroika của Liên Xô trước đây, các nhà toán học Xôviết có nêu lên một định lý như sau.

Định lý: Nếu hai trong ba mệnh đề sau đây là đúng thì mệnh đề còn lại là sai:

1. Tôi là người tốt.

2. Tôi là người thông minh.

3. Tôi là người cộng sản.

Trong số những người đã, đang và sẽ giơ nắm tay lên thề trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin không hiểu có bao nhiêu người còn tin tưởng vào chủ nghĩa này nữa? Và có bao nhiêu người dám đối mặt với sự thật đó?

TN

Nguồn: http://boxitvn.wordpress.com/2010/05/07/chm-th%c6%b0-b%e1%ba%a1n-d%e1%bb%8dc/#more-5950

2 nhận xét:

  1. Có bác mô viết: "Nghĩ về quần chúng" hông..:)

    Trả lờiXóa
  2. Thế có ai xung phong làm người cộng sản?

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter