Thứ Ba, 11 tháng 5, 2010

Trả lời phỏng vấn của Dmitry Medvedev cho báo “Izvestia”. Toàn văn

Trả lời phỏng vấn của Dmitry Medvedev cho báo “Izvestia”. Toàn văn

Интервью Дмитрия Медведева газете "Известия". Полный текст

Kichbu theo http://www.rian.ru/interview/20100507/231257764.html

 

Интервью Дмитрия Медведева газете "Известия"

© РИА Новости.

08:01 07/05/2010

V. Abramov: Kính thưa Dmitry Anatolevich! Trong những năm trước đây họ nói rằng: không có gia đình nào trên đất nước mà chiến tranh không thể không chạm đến. Vậy Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã để lại dấu vết gì trong gia đình của Ngài?

D. Medvedev: Như ông hiết, tôi nghĩ, đây là câu nói hoàn toàn chính xác. Không phải là lời hoa mỹ và bóng bẩy. Chiến tranh thực sự đã đụng chạm đến mỗi gia đình Xô Viết ở mức độ này hay mức độ khác. Đối với một phần rất lớn những người dân chiến tranh kèm theo sự mất mát những người thân thiết, đối với ai đó – còn là những sự phức tạp mà tất cả những người đã sống trong giai đoạn đó trong nhà nước của chúng ta đã phải trải qua.

Những người ruột thịt cả bên mẹ, và cả bên bố, tất nhiên, cũng bị chiến tranh đụng chạm đến. Cả hai người ông của tôi ( Afanasyi Fedorovich bên đằng bố, và Veniamin Sergeevich bên đằng mẹ) đã tham gia chiến đấu, cả hai đã trải qua nhiều thử thách chiến tranh khác nhau. Khi bấy giờ tôi còn nhỏ đã đến thăm ông Afanasyi, ở Krasnodar, ông đã kể cho tôi nghe về chiến tranh. Câu chuyện của ông đã gây cho tôi một ấn tượng rất mạnh. Ông luôn kể bằng cả trái tim của mình và với những giọt nước mắt lưng tròng. Ông kể về những việc gì đó mà lúc bấy giờ người ta đã viết một cách bình thường. Ông đã chiến đấu ở nhiều nơi khác nhau, ông bị thương, được tặng thưởng nhiều huân huy chương khác nhau. Những câu chuyện kể của ông đã làm tôi xúc động.

Còn ông Veniamin – ông cũng kể cho tôi tương đối nhiều về chiến tranh, về điều rằng lúc bấy giờ ông đã có những cảm xúc như thế nào. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ: ông kể cho tôi rằng bắn vào người khác khó khăn biết dường nào, đó là những cảm giác nặng nề ra sao và thực hiện hành động đó khó khăn như thế nào,  và ngay thậm chí khi hiểu rằng bạn đang bảo vệ đất nước, bảo vệ những người thân yêu của mình khỏi những kẻ xâm lược đã tấn công vào lãnh thổ của chúng ta, giết hại những người của chúng ta, đốt phá làng mạc và thành phố của chúng ta. Đó chỉ là việc rất cá nhân mà tôi vì còn trẻ nên đã không ngẫm nghĩ cẩn thận.

Bố mẹ của tôi đã đi sơ tán. Mẹ của tôi ở Tadzikistan, lúc bấy giờ hoàn toàn còn nhỏ, lúc đó bà chỉ khoảng chừng vài tuổi khi chiến tranh bắt đầu xảy ra, và mẹ tôi ở đó cùng với bà của tôi, còn các ông đi chiến đấu. Những hồi tưởng về điều này, tất nhiên, tạo ra một không khí đặc biệt khi chúng ta kỷ niệm ngày 9 tháng năm. Tôi, chẳng hạn, nhớ năm 1975, khi ấy tôi chín tuổi. Kỷ niệm 30 năm kể từ ngày kết thúc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Các cựu chiến binh mới hạnh phúc làm sao, tất cả đeo huân huy chương trên ngực. Nhạc nổi lên, họ ôm hôn nhau, các cựu chiến binh rất nhiều. Dù chúng tôi có đi đến đâu – đến đài Chiến thắng, đến nghiã trang Piskareskoe – khắp mọi nơi rất nhiều những người đã tham gia chiến tranh, lúc bấy giờ là cả không khí ngày hội. Tôi nhớ mãi điều này..

A. Bramov: Ngài được sinh ra sau Ngày Chiến thắng hai mươi năm. Tức là, chiến tranh đối với Ngài – một phần của lịch sử, chứ không phải là một phần của tiểu sử.

Quan niệm của Ngài đối với lịch sử Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã thay đổi như thế nào cùng theo dòng chảy của năm tháng? Ai đã có thể tác động đến điều này và như thế nào?

D. Medvedev: Như ông biết, nó không thay đổi một cách một cách sâu sắc như thế nào đó. Về cơ bản nó vẫn như trước kia.

Còn đối với đất nước của chúng ta Chiến tranh Vệ quốc thì sao? Đó là sự tấn công của đội quân khổng lồ, đôi quân xâm lược – của những kẻ đã mang đến nỗi đau và chết chóc. Ở đây không cần phải nói thêm nói bớt – cho dù đã bao nhiêu năm  tháng đã trôi qua. Mặc dù tôi sinh ra tương đối muộn sau chiến tranh, nhưng thế hệ những con người hiện nay biết về chiến tranh không những chỉ qua những tranh sách, phim ảnh, những câu chuyện kể của các cựu chiến binh, đây là việc, tôi có cảm giác, hoàn toàn rõ ràng đối với tất cả những ai đang sống trên đất nước chúng ta. Bởi vậy chiến tranh, tất nhiên, là một phần của lịch sử, nhưng đồng thời nó cũng là một phần của lịch sử đã xảy ra cách đây không lâu, và tôi kiên trì bảo vệ ý kiến của mình. Như ông biết, có thể phán xét rằng những sự kiện này hay kia đã có thể xảy ra như thế này hay thế khác. Nhưng đối với Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại cho đến bây giờ còn có một số lượng người rất lớn, những người đã tham gia và chiến tranh và họ là những nhân chứng sống cho những gì đã xảy ra. Đó không phải là điều gì xảy ra cách đây hai trăm, ba trăm năm về trước, mặc dù những thảm họa toàn cầu lúc bấy giờ đã xảy ra, những cuộc chiến tranh lớn đã diễn ra.

Bởi vậy quan niệm của tôi đối với các sự kiện thời ấy đã thay đổi không cơ bản. Tất nhiên, nhiều tài liệu đã có thể được tiếp cận chỉ có thể vào cuối những năm 80s, khi các tài liệu lưu trữ bắt đầu được công bố, khi chúng ta được tiếp xúc với một phần các nguồn thông tin trước đây đã bị đóng cửa. Chiến tranh một thời gian tương đối dài được giới thiệu chỉ như Thắng lợi Vĩ đại của nhân dân Xô Viết và của Hồng quân. Nhưng chiến tranh – đây còn là những tổn thất nặng nề về mạng sống con người và những mất mát khổng lồ mà nhân dân Liên Xô cùng với các nước Châu Âu khác phải chịu đựng. Có lẽ, trong phần này, tất nhiên có những vấn đề nào đó đã thay đổi.

 

Интервью Дмитрия Медведева газете "Известия"

4 tháng tư 2010. Tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev tại dinh tổng thống ở ngoại ô Moscơ “Gorky” trong thời gian trả lời phỏng vấn cho báo “Izvestia”.

.

V.Abramov: Cách đây không lâu Ngài đã tuyên bố cuộc đấu tranh chống lại sự xuyên tạc lịch sử và đã thành lập một ủy ban tương ứng. Chính những yếu tố nào đã thúc đẩy Ngài đến điều này? Và, theo quan điểm của Ngài, có thể viết lịch sử khách quan nói chung và tránh các diễn giảng đầy cảm xúc và chính trị được không?

D. Medvedev: Cái gì thúc đẩy? Đó là cách xử sự xấu xa của những chính khách riêng lẻ, những người để đạt được những mục đích hẹp hòi, tôi có thể nói, rất hẹp hòi của cá nhân mình, đã bắt đầu sử dụng những cách diễn giải mạo khoa học khác nhau về những sự kiện đó, để chỉ kiếm thêm điểm số chính trị. Nhưng vấn đề không phải ở chỗ để trả lời cho những con người cụ thể, mà cuối cùng, như thường nói, mà làm thượng đế phán xử họ. Vấn đề  nằm trong tương lai của chúng ta, chúng ta sẽ để lại ký ức như thế nào, các con của chúng ta, các cháu của chúng ta sẽ nghĩ gì, chúng sẽ biết gì về chiến tranh và những bài học của cuộc chiến tranh này sẽ như thế nào.

Đối với những người thế hệ của chúng tôi và các bạn, đối với những người  trưởng thành, và đối với những người trẻ hơn một chút ít, các từ “kẻ phát xít”, “kẻ theo chủ nghĩa Nadi” có sắc thái tiêu cực như nhau. Nhưng, rất tiếc, bây giờ điều này không hẳn như vậy đối với tất cả. Ở Châu Âu, ở nhiều nước đang tiến hành minh oan cho những kẻ theo chủ nghĩa phát xít. Những người quái gỡ riêng biệt cũng có ngay ở đất nước chúng ta, những người này mưu toan sử dụng biểu trưng chủ nghĩa Nadi và thực hiện tụ họp các kiểu dưới những khẩu hiệu như vậy. Bởi thế, đây không phải là vấn đề hội hè. Nhưng điều chủ yếu nhất, chúng ta cần đưa sự thật đến cho mọi người. Còn sự thật nằm ở đâu?

Ở nhân dân của chúng ta đã không có sự lựa chọn nào khác. Họ – những người vào thời đó trên đất nước chúng ta – đã có thể chết, hay là trở thành người nô lệ. Không có sự lựa chọn thứ ba. Đó là thứ nhất. Và đây là sự thật hiển nhiên.

Thứ hai. Vấn đề là ai đã khởi xướng chiến tranh và ai có tội trong vấn đề này? Đây là một sự việc tuyệt đối rõ ràng! Nó được ghi nhận không những chỉ trong các tài liệu của tòa án Nyurnberg, trong các văn kiện, mà còn trong ký ức của rất nhiều người. Ý đồ lật ngược các chứng cứ lịch sử  chẳng khác gì chủ tâm độc ác.

Chúng ta cần phải mang đến sự thật. Và điều này không có nghĩa đấu tranh với các lối luận giải khác nhau của các sự kiện thời chiến tranh hay là đấu tranh với các học thuyết khoa học khác nhau. Vâng, hãy cứ để họ đưa ra những lý giải, bảo vệ chúng, nhưng có những sự thật không cần phải đòi hỏi chứng minh – hay là vì tự thân chúng quá rõ ràng hay là vì chúng đã được khẳng định trong các văn kiện quốc tế, như, tôi nhấn mạnh, các chứng thư của tòa án Nyurnburg. Và không thể tiến hành các cuộc tranh luận theo các vấn đề này, bởi vì  các cuộc tranh luận này đang được tiến hành theo hướng rất tồi tệ.

Nếu trong một thời điểm nào đó chúng ta sẽ cho rằng công việc đã kết thúc, thì hội đồng sẽ không còn làm việc.

V. Abramov: Các sự kiện ở vùng Pribaltics, tại Ucraina, ở Gruzia cho thấy rằng ở đó lịch sử Chiến tranh Vệ quốc đang được giải thích có lợi cho những quyền lợi chính trị của ai đó. Tuy nhiên không thể không tính đến ký ức lịch sử của các dân tộc. Ký ức dù sao khác nhau. Cần phải làm gì để khắp mọi nơi người ta nhớ đến những người đã hy sinh trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa Nadi bằng lòng biết ơn?

D. Medvedev: Tất nhiên, mỗi dân tộc có lịch sử của mình. Sẽ vô nghĩa khi nói rằng các sự kiện thời hậu chiến đã mang lại sự thịnh vượng cho tất cả các nước được giải phóng. Tuy nhiên ở đây có sự láu lỉnh nào đó. Chúng ta cần hiểu: giả sử nếu như Liên Xô cùng với các nước đồng minh chống phát xít không giải phóng được Châu Âu, thì Châu Âu có thể đã khác. Chắc là ở đó có thể là trại tập trung khổng lồ làm việc chỉ cho một nhà nước. Đa số những người đang sống hôm nay ở Châu Âu có lẽ chẳng có mặt trên thế giới này. Tôi đã nói về điều này cách đây không lâu khi chúng tôi cùng các đồng cấp của mình từ Slovakya kỷ niệm Ngày giải phóng. Nhưng, mặt khác, các sự kiện thời kỳ hậu chiến - đây cũng là một phần của lịch sử, nó dễ bị chính trị hóa tuyệt đối, và dễ hiểu rằng Liên Xô như một quốc gia đã theo đuổi mục đích của mình. Liên Xô lúc bấy giờ là quốc gia phức tạp. Nếu nói thẳng, chế độ mà chế độ đó đã hình thành ở Liên bang Xô Viết, nói cách khác, không thể gọi nó là cực quyền. Nhưng rất tiếc, đó là chế độ mà ở đó các quyền và tự do tối thiểu đã bị áp chế. Và không chỉ đối với nhân dân của mình (một phần trong số đó sau chiến tranh, dù là những người chiến thắng, đã chuyển đến các trại tập trung). Tình hình như vậy cũng xảy ra ở các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa). Và, tất nhiên, không thể xóa bỏ điều này ra khỏi lịch sử.

Nhưng nghệ thuật của nhà sử học nằm chính ở đó, một mặt, mặt khác,  ở tư duy lành mạnh của con người bình thường để tách sứ mạng của Hồng quân và Nhà nước Xô Viết ra khỏi những gì xảy ra sau đó. Vâng, trong cuộc sống điều này tách biệt rất phức tạp, nhưng cần thiết phải làm điều này để một lần nữa nhấn mạnh: nếu như không có  vai trò của Hồng quân, nếu giả như không có những hy sinh to lớn mà nhân dân Liên Xô đã hiến dâng cho cuộc chiến tranh, thì Châu Âu bây giờ có thể đã khác. Không thể có một Châu Âu hiện đại, phồn thịnh, giàu có và đang phát triển rực rỡ – điều này hoàn toàn rõ ràng. Và tôi nghĩ rằng chỉ có thể là người điếc mới không nghe được những điều này.

Tôi nghĩ rằng ở đây chúng ta cần, không có gì ngại ngùng nói về điều này, không có gì phải ngại ngùng, quay lại với những sự kiện thời kỳ đó, nói về điều này ở những nơi khác nhau: ngay chính tại đất nước cả chúng ta, và ngay ở các nước láng giềng – ở các nước Châu Âu, và kể cả từ diễn đàn của Liên hợp quốc, và trong bất kỳ cuộc gặp gỡ nào. Không phải ngại nói sự thật về chiến tranh – về sự thật mà chúng ta đã phải chịu đựng như thế. Tôi nghĩ, điều này sẽ trung thực hơn và chân thật hơn tất cả.

Các bạn còn nhớ một số nước, ở đó đã xảy ra sự anh hùng hóa những kẻ tội phạm Đức quốc xã. Đây là điều rất buồn. Vâng, tất nhiên, không ai lý tưởng hóa vai trò của Liên Xô trong thời kỳ hậu chiến. Nhưng không thể xem những kẻ đồ tể là những nạn nhân trong bất kỳ trường hợp nào. Những người xem vai trò của Hồng quân và vai trò của quân xâm lược phát xít cũng như nhau đã phạm phải tội ác đạo đức.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng những người Đức trong ý nghĩa này cư xử đàng hoàng hơn rất nhiều so với các đại diện của các quốc gia vùng Pribaltics, mặc dù đối với họ đây là đề tài đau lòng. Mặt khác, có những quyết định thời hậu chiến đã không thể thay đổi được ( và tôi tin tưởng, chúng sẽ không bao giờ thay đổiđược), bao gồm cả các quyết định của tòa án Nyurnberg. Chính ở đó các tội ác của những kẻ theo chủ nghĩa Nadi đã được phân loại như những tội ác chống loài người. Những tội ác này không bao giờ hết thời hiệu pháp lý, và vì nó tinh thần trách nhiện cần được thể hiện ngay lập tức.

V. Abramov: Sau các vụ án xử những tội phạm phát xít ồn ào cách đây không lâu ở Đức và các nước khác trong xã hội xuất hiện cuộc tranh luận – có nhất thiết phải xử các ông già lụ khụ nữa không? Đã đến lúc tha thứ tất cả những người bây giờ vẫn còn sống, thậm chí cả những kẻ tội phạm Nadi để cái thời khủng khiếp ấy, cuối cùng, lùi hẳn hoàn toàn vào quá khứ?

D. Medvedev: Ông có ý nói những tội ác mà hiện nay vì nó người ta đang xét xử Demyanyuk nào đó phải không? Vấn đề không nằm ở những tên tuổi cụ thể. Những tội ác như vậy không bao giờ hết thời hiệu pháp lý, cho dù chúng ta nói đến ai đi chăng nữa. Đây là vấn đề trách nhiệm đạo đức của chúng ta trước những thế hệ mai sau, và, nếu chúng ta bây giờ nhắm mắt làm ngơ trước những tội ác như thế này, thì trong tương lại những tội ác như thế có thể lặp lại – như thế này hay thế khác, dưới hình thức này hay hình thức khác, ở các quốc gia khác nhau. Bởi vậy, có lẽ, điều này nói lên có vẻ gay gắt, nhưng các tội ác này thực tế không bao giờ biết thời hiệu pháp lý, và những kẻ phạm tội cần phải chịu trách nhiệm cho dù họ bao nhiêu tuổi đi chăng nữa.

V.Abramov: Hiện nay ở Nga đang viết không phải những cuốn giáo trình phổ thông về lịch sử tốt nhất, trong xã hội phương Tây đã khẳng định ý kiến trao vòng nguyệt quế chiến thắng Đức phát xít cho những binh lính quân đội đồng minh. Về điều rằng Hồng quân đã chiếm được Berlin, về những tổn thất vô cùng to lớn của Liên Xô trong chiến tranh ở đó nếu họ biết, thì chỉ có các nhà sử học và chính trị gia. Chúng ta mất đi chiến thắng một phần chút ít…

D. Medvedev: Tôi cho rằng ở đất nước của chúng ta về bình diện này, về mặt đạo đức nhiều hơn hay ít hơn và, dù nhìn từ giác độ khác nhau, về điều tôi đã nói, nhìn chung không một sức mạnh nào có khả năng thay đổi được quan niệm của chúng ta về Chiến thắng.

Sự thật là ở chỗ quân đội Hitle đã chịu gần ba phần tư những tổn thất ở hướng phía Đông của Liên Xô. Quân đội của chúng ta phải chịu thiệt hại gần bảy mươi phần trăm về các nguồn vật chất, về phương tiện kỹ thuật. Vậy sự thật ở đâu! Và như thế, có thể, làm phim về đề tài này. Và, tất nhiên, nếu như biết làm (và các đối tác của chúng ta đang làm rất tốt), thì xảy ra rằng chiến thắng đã đạt được ở đó, và bộ phim “ Cứu Raian binh nhì” sẽ là chân lý ở tập cuối cùng. Đây là, nói thêm, là một bộ phim không đến nổi kém. Nhưng điều này không có nghĩa là nó kể sự thật. Đó là quả bom tấn (Medvedev dùng từ “block-buster”- Kichbu) về chiến tranh, mặc dù, có lẽ, các tác giả của nó theo đuổi những mục đích tốt đẹp nào đó. Nhưng chúng ta cần nhớ điều gì đã xảy ra trong thực tế. Tôi muốn nhận xét rằng các nhà làm phim – của thời Xô Viết, và cả thời hiện đai – trong ý nghĩa này, như tôi nghĩ, đang ở trình độ cao nhất. Thậm chí ngay cả khi dưới thời Xô Viết, các nhà làm phim của chúng ta đã bị chính trị hóa và , có lẽ, không lúc nào cũng chịu đựng được sự thử thách của thời gian, các bộ phim thời kỳ ấy thật tuyệt vời về chất lượng -  “Khi đàn sếu bay qua”, “Nhà ga Belorus”, “Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc”. Và thậm chí “Bảy mươi khoảng khắc của mùa xuân”, bộ phim, nói chung, là phim phiêu lưu mạo hiểm. Nhưng vào thời đó đây là phim về chiến tranh được làm một cách tài tình. Và chúng ta càng chiếu những bộ phim này nhiều bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Và cần phải làm những bộ phim mới. Cần sử dụng những phương tiện kỹ thuật điện ảnh mới. Hoàn toàn không bắt buộc phải copy những gì đã làm trước đây. Tôi cho rằng ở đây những thử nghiệm mới hoàn toàn chấp nhận được. Điều quan trọng là để những bộ phim đạt được mục đích, để những bộ phim đó nói lên sự thật. Đó là điều quan trọng nhất.

Còn những cuốn sách giáo khoa. Với điều này chúng ta có riêng một đề tài, có thể tiếp tục câu chuyện này sau đó. Tôi nghĩ, thái độ đối với chiến tranh thực tế hình thành ở cấp độ sách vở, trong giai đoạn đầu khi con người bắt đầu biết đọc. Trên tinh thần này vai trò của sách giáo khoa,  vai trò của văn học sử tuyệt đối rõ ràng. Hiện nay có rất nhiều tác phẩm về Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại được xuất bản. Những tác phẩm này đang đổi mới và được bổ sung: xuất hiện những công trình nguyên cứu mới, nhiều sự kiện được chứng minh, xuất hiện nhiều đề tài nào đó mang tính tranh luận.

Nhưng, tôi thiết nghĩ, những nội dung đã được thẫm định của các tác phẩm loại này cần đưa vào sách giáo khoa, đồng thời phải cân nhắc điều mà tôi đã nói với các bạn, cân nhắc đến tính không cho phép đánh tráo các sự kiện đã rõ ràng. Bởi vì rằng những đứa trẻ cho dù chúng đang sống ở đâu, ở Nga hay ở các nước khác, chúng cần phải  hoàn toàn được tiếp thu những kiến thức mới. Và nếu ngay từ khi còn bé, chúng đã bị nuôi dưỡng nhưng thông tin sai lệch, sau này lớn lên rất khó thay đổi cách nhìn nhận. Chúng tôi với các bạn đã biết, các công dân của chúng ta đã khổ sở khó khăn như thế nào khi người ta mở ra cho họ những trang lịch sử hoàn toàn bi thảm, nặng nề của lịch sử chúng ta mà lịch sử đó gắn liền với hoạt động của một số các nhà lãnh đạo riêng biệt của đất nước chúng ta.

V. Abramov: Trong suốt hàng chục năm con số chính thức những tổn thất về người của Liên Xô trong cuộc chiến tranh đã nhiều lần thay đổi. Dưới thời Stalin – 14 triệu người, dưới thời Khrusev và Breznhev – 20 triệu, dưới thời Gorbachev – 27 triệu. Liệu có một lúc nào đó con số thống kê ảm đạm này sẽ là con số chính xác và là con số cuối cùng?

D. Medveev: Đây là một đề tài rất khó. Tôi nhớ rất rõ tập cuối cùng của bộ phim thiên anh hùng ca “Giải phóng” đã kết thúc bằng hàng chữ chạy trên màn hình như thế nào – ai đã mất mát bao nhiêu trong chiến tranh thế giới lần thứ II. Những con số thật kinh hoàng. Và dòng cuối cùng về tổn thất của Liên Xô. Những dòng chữ ấy như thế này: “Hơn hai mươi triệu người Xô Viết đã hy sinh”. Và 14 triệu, và 20 triệu, và 27 triệu – đây là những con số khổng lồ, ngoài giới hạn. Nhưng ở đây chúng ta không cần đơn giản hóa tình hình. Chúng ta cần phải tiến hành công việc này đến nơi đến chốn.

Công việc này nằm ở đâu? Cần phải xác định chính xác là có những tổn thất như thế nào. Có những tổn thất trực tiếp trên các chiến trường – có những người hy sinh ngoài mặt trận. Có những người chết vì vết thương (trong thời gian chiến tranh và sau đó). Có những người chết khi bị bắt làm tù binh, chết vì đói, bị bom đạn, chết trong vùng bị chiếm đóng. Tất cả những điều đó đòi hỏi một công việc chính xác và tỉ mỉ. Bây giờ tất cả các kho lưu trữ đã mở, ở đây không có vấn đề gì. Và công việc như thế được thực hiện dưới sự lãnh đạo của bộ tổng tham mưu, nơi này thậm chí có nhóm chuyên gia làm việc. Tôi hy vọng nhóm chuyên gia sẽ tiến hành công việc đến tận cùng. Nhưng chúng ta cũng cần phải làm việc này thật kỹ lưỡng.

V. Bramov: Trong thời gian gần đây có những câu hỏi đưa ra cho Nga về vai trò của Stalin trong Chiến thắng. “Izvestia” cũng không thể lảng tránh vấn đề này. Và trong ngữ cảnh như thế này. Vâng, Stalin đã lãnh đạo đất nước chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Nhưng liệu cái quyền này có thể biến một bạo chúa đã từng gây nên các tội ác chống lại nhân dân của mình thành anh hùng được không? Hitle, ví dụ, đã tránh cho nước Đức thoát khỏi nạn thất nghiệp, đã xây dựng các xa lộ. Tuy nhiên ở đó không có xa lộ nào mang tên Hitle. Còn những tấm áp phích với chân dung của Stalin trong những ngày lễ không được treo.

D. Medvedev: Có những vấn đề tuyệt đối rõ ràng – nhân dân của chúng ta, chứ không phải Stalin và thậm chí các tướng lĩnh với tất cả tầm quan trọng mà họ nắm giữ, đã chiến thắng Chiến tranh Vệ quốc. Vâng, vai trò của họ, tất nhiên, vô cùng quan trọng, nhưng đồng thời nhân dân bằng cái giá của những cố gắng phi thường, bằng cái giá tổn thất của biết bao sinh mạng đã chiến thắng.

Còn liên quan đến vai trò của Stalin thì như thế nào, có thể đánh giá vai trò của Stalin theo các cách khác nhau. Ai đó cho rằng vai trò của vị Tổng tư lệnh tối cao vô cùng to lớn, người nào đó nói rằng điều đó không phải như vậy. Vấn đề không nằm ở chỗ này, mà ở chỗ chúng ta nhìn chung đánh giá chính nhân vật Stalin như thế nào. Nếu nói đánh giá về mặt nhà nước, về điều rằng lãnh đạo đất nước hiện nay nhận xét về Stalin như thế nào trong những năm gần đây, kể từ khi xuất hiện một quốc gia Nga mới, thì nhận xét ở đây hoàn toàn rõ ràng – Stalin đã phạm vô số các tội ác chống lại nhân dân của mình. Và mặc dù ông ta làm được rất nhiều việc, mặc dù dưới sự lãnh đạo của Stalin đất nước đã đạt được nhiều thành tích, thì những gì ông ta gây ra liên quan đến nhân dân của mình, là không thể tha thứ được. Đó là điều thứ nhất..

Thứ hai. Những người yêu quý Stalin hay căm ghét Stalin, đều có quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình. Và rằng có nhiều cựu chiến binh, những con người của thế hệ những người chiến thắng có thái độ tốt với Stalin – điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Tôi cho rằng họ có quyền về điều đó. Mỗi người đều có quyền có những nhận xét của riêng mình. Một vấn đề khác nữa là những đánh giá cá nhân kiểu đó không gây áp lực lên các đánh giá của chính phủ. Còn cá nhân tôi thêm lần nữa nói lại điều này.

Tôi có cảm giác, đôi khi đề tài này bị “bơm”. Nếu nói về quan niệm về Stalin và một số nhà lãnh đạo riêng lẻ khác, thì trong những năm 1990s đã có không ít những người kính nể con người này, và không một ai nói về sự phục hưng chủ nghĩa Stalin. Còn bây giờ bỗng nhiên người ta bắt đầu nói. Vâng, những nhân vật lịch sử  có thể trở thành đối tượng của sự thần thánh hóa, của thế hệ. Đôi lúc thanh niên, đặc biệt thanh niên có xu hướng “cánh tả” thường làm việc này. Nhưng, cuối cùng, đó là việc của họ. Mặc dù, tất nhiên, đối với đa số người trên thế giới hình tượng Stalin đã rõ ràng, nó không hề gây nên bất kỳ những cảm xúc nồng ấm nào cả.

Nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không thể nói rằng chủ nghĩa Stalin đang quay lại trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, rằng chúng ta quay lại với biểu tượng này, rằng chúng ta đang chuẩn bị những áp phích nào đó, còn làm thêm cái gì đó. Điều này là không thể có và không thể xảy ra. Và, nếu các bạn muốn, thì hệ tư tưởng của quốc gia hiện nay và đánh giá của tôi như là đánh giá của Tổng thống LB Nga nằm ở chỗ đó. Bởi vậy, tôi ở đây luôn luôn muốn tách biệt đánh giá về mặt nhà nước ra khỏi những đánh giá mang tính cá nhân.

V.Abramov: Thưa Dmitry Anatolevich, Ngài với tư cách là chính trị gia có thể giải thích điều rằng Stalin trong suốt một năm đã coi thường nhiều lời cảnh báo về cuộc xâm lược sắp bắt đầu từ phía Đức?

 

Интервью Дмитрия Медведева газете "Известия"

4 tháng năm 2010. Tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev (bên trái) tại dinh tổng thống ngoại ô Moscoww “Gorky” sau khi trả lời phỏng vấn cho “Izvestia”. Bên phải – tổng biên tập báo “Izvestia” Vitalyi Abramov.

D. Medvedev: Như ông biết, tôi không phải là nhà sử học. Mặc dù bất kỳ chính trị gia nào, cũng như bất kỳ con người nào đang ở vị trí cấp nhà nước, tôi, tất nhiên, rất quan tâm đến lịch sử của đất nước chúng ta. Tôi không thể liều lĩnh khẳng định tại sao ông ta coi thường, mặc dù đã có biết bao sách vở và phim ảnh nói về đề tài này. Tôi nghĩ, ông ta muốn để nó như thế. Ông ta tin rằng những hiệp định nào đó của ông sẽ vững chắc hơn, vị dụ, hơn những gì mà Chemberlen và Daladye trông đợi khi ký hiệp ước Myunhenskyi. Nhưng, như đã biết, họ đã nhận được hoàn toàn không phải cái mà họ hy vọng. Có một câu nói nổi tiếng của Churchill về điều rằng họ đã lựa chọn giữa sự nhục nhã và chiến tranh, và thoạt tiên họ chọn sự nhục nhã, và sau đó chọn chiến tranh. Và vấn đề này cũng xảy ra với Stalin – một sự lựa chọn rất không đơn giản. Ông hy vọng trì hoãn sự tấn công của kết quả nặng nề này. Và , có lẽ, ông đa tính toán sai lầm ở chỗ nào đó. Nhưng rõ ràng những hậu quả vì những đánh giá kiểu như thế đã buộc phải trả giá. Và cái giá phải trả thật kinh hoàng: đó là mạng sống của nhân dân của chúng ta. Mặc dù, như đã biết, lịch sử không biết đến thức giả định. Mặc dù đây là đề tài rất tinh tế. Tôi nhấn mạnh, đây không phải là những đánh giá của Stalin như một cá nhân phải chịu trách nhiệm trước toàn thể nhân dân Liên Xô và Nga, mà là những đánh giá của nhà lãnh đạo thời kỳ đó. Ở ông cũng có những quyết định mềm yếu, và có những quyết định rất cứng rắn, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh. Và điều này cũng không thể loại bỏ được.

Mặt khác, hoàn toàn có thể hiểu được rằng cả đất nước của chúng ta đã chuẩn bị cho cuộc chiến tranh với Hitle, có lẽ, tỉ mỉ hơn, nếu giá như không xảy ra những cuộc thanh trừng liên quan đến các tướng lĩnh, nếu như không có giả thuyết rằng Hitle sẽ không tấn công đất nước chúng ta vào thời kỳ này.

V. Abramov: Bất kỳ cuộc chiến tranh nào – loại trừ mọi thứ khác ra, đó là bài học khó khăn mà cả những người chiến thắng, và những người bại trận đều phải tiếp nhận. Tương lai của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào việc các nhà chính trị lĩnh hội bài học đó như thế nào. Những bài học lịch sử như thế nào từ Chiến tranh Vệ quốc cá nhân Ngài rút ra được, thưa Ngài Tổng thống thứ ba của Nga?

D. Medvedev: Bài học chủ yếu nhất là ở chỗ rằng chúng ta cùng với các nước khác, cùng với các quốc gia tham gia vào cộng đồng quốc tế cố gắng loại trừ các mối đe dọa. Còn tư tưởng trấn an kẻ xâm lược, kẻ độc tài, như nguyên tắc, không mang lại kết quả gì tốt đẹp, đặc biệt khi kẻ độc tài này đã có được sức mạnh và, như người ta thường gọi, liều mạng. Bởi vậy, nhiệm vụ của chúng ta hôm nay phải xây dựng được một hệ thống an ninh quốc tế vững chắc. Vậy nhiệm vụ này nằm ở đâu? Ở chỗ để cho nó thường xuyên được đối thoại và xây dựng các khung pháp lý quốc tế để giải quyết những vấn đề như vậy.

Loài người đã rút ra được những bài học tương đối nghiêm túc sau Chiến tranh thế giới, ở chúng ta đã có công cụ quốc tế rất quan trọng. Công cụ như thế, ví dụ, tổ chức Liên hợp quốc. Chúng ta đã có các cấp tòa án quốc tế. Có nhiều hiệp định quốc tế nhằm chống lại các tội ác chống loài người mà những kẻ gây tội ác đang thực hiện.

Nhưng trong khi đó hệ thống an ninh quốc tế hiện nay chưa hoàn hảo, tôi đã phải nhiều lần nói về vấn đề này. Chính bởi vậy ý tưởng của chúng ta xây dựng một cấu trúc an ninh chung Châu Âu mới đã được xuất hiện – Hiệp ước về an ninh chung Châu Âu. Vấn đề này tương đối rõ ràng, mặc dù nó gây ra nhiều phản ứng rất khác nhau. Người thì cho rằng đây là những chuyện bịa đặt mánh khóe của những người Nga mánh khóe, những người mà bằng cách đó làm suy yếu khối NATO, chia rẽ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với các nước Châu Âu, toan tính chiến thắng một cuộc chơi nào đó. Tôi đã nhiều lần nói rằng Hiệp ước này theo đuổi những mục đích hoàn toàn khác. Chúng ta cần phải tìm cho được một khu vực mà ở đó toàn bộ những vấn đề khác nhau nhất sẽ được đưa ra cùng nhất trí thảo luận. Chúng ta cần tìm cho được phương pháp giải quyết các mâu thuẫn.

Rõ ràng rằng nếu như chúng ta có các điều khoản anh ninh chung Châu Âu có hiệu lực pháp lý, thì, có lẽ, chúng ta đã có thể tránh được những sự kiện xảy ra vào tháng tám 2008. Có lẽ, đã có thể có một cơ quan trọng tài quốc tế nào đó hoạt động giữa các phần của Gruzia muốn độc lập tự chủ với phần cơ bản của Gruzia. Có lẽ, các cơ chế quốc tế đã có thể có được hiệu lực. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Xảy ra một điều khác, rất buồn – những con người bị chết, xung đột quân sự xảy ra, chúng ta buộc phải giải quyết nó.

Bởi vì vậy nhiệm vụ đảm bảo an ninh trên châu lục của chúng ta – nó không trừu tượng và không mang tính ngoại giao, nó thực tế là hoàn toàn cụ thể. Tôi nghĩ, về vấn đề này những người tiền nhiệm của chúng ta trong những năm 30s đã nghĩ về điều này,nhưng ở họ không đủ lòng dũng cảm để ra những quyết định tương ứng. Kết quả rõ ràng – đó là cuộc chiến tranh đẫm máu nhất, nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Chính vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng những cơ chế quốc tế hiện đại.

Chúng ta nhớ, trong thời gian hậu chiến đã có Hiệp định Helsinky về an ninh và hợp tác ở Châu Âu, năm 1975. Nhưng thời gian không đứng một chỗ. Từ đó đến nay cũng nhiều thời gian đã trôi qua. Chúng ta cần phải làm gì? Cần phải thiết lập những khung pháp lý mới nào đó trong khi không bác bỏ cái cũ, và sử dụng kinh nghiệm hiện nay.

V. Abramov: Cấu trúc xuyên Đại tây dương và Châu Âu thời kỳ hậu chiến đã được hình thành hoàn toàn vào 1975, qua bao mươi năm dài lâu sau Chiến thắng. Nhưng thật nhanh chóng, ngay vào năm 89, các hiệp định Helsinkskyi đã bị sụp đổ. Từ đó bản đồ Châu Âu thường xuyên thay đổi. Nhiều người xem quá trình này là sự thất bại của Liên Xô, là biểu hiện sự yếu đuối của nước Nga mới. Ngài nói thế nào về điều này?

D. Medvedev: Trong mọi trường hợp những gì đã xảy ra qua 14-15 năm sau khi ký văn kiện Helsinkskyi đã liên kết Châu Âu. Đó là thứ nhất.

Thứ hai, đó là sự kết thúc “chiến tranh lạnh”. Còn trong “cuộc chiến tranh lạnh” tất cả, thực chất mà nói, đều thất bại. Sự kết thúc “chiến tranh lạnh” đánh dấu chiến thắng của tất cả - bởi vì rằng không có sự xung đối như từng xảy ra trước đây, không có sự đe dọa quân sự trực tiếp, không có bầu không khí quá nhiệt. Mọi người tự do giao tiếp, đi lại thăm hỏi nhau. Nói chung, chúng ta đang sống trong một Châu Âu khác, điều đó trên thực tế là như vậy. Nhưng, tất nhiên, các sự kiện thời kỳ đó thật sự bi kịch đối với nhiều nước Châu Âu và đối với nước Nga trong số đó. Là một phần của nhà nước Xô Viết to lớn, chúng ta đã trải qua giai đoạn bi kịch của sự sụp đổ đất nước vĩ đại của chúng ta và hình thành các quốc gia mới, trong đó có cả nước Nga hiện nay. Đó là một quá trình rất phức tạp.

Mỗi người, tất nhiên, tự do đưa ra đánh giá riêng của mình cho điều này: người nào đó cho rằng điều này thật nhục nhã đối với một lượng đáng kể nhân dân của chúng ta, người khác nhìn thấy ở đó những điều tích cực hơn. Tôi nghĩ rằng chỉ có lịch sử mới có thể đưa ra những đánh giá cuối cùng cho thời kỳ ấy. Hơn nữa mỗi người hôm nay luôn bỏ qua tất cả, còn chúng ta tất cả đã tham gia vào những sự kiện đấy ở mức độ này hay khác. Nhưng cho dù chúng ta có thái độ như thế nào đi chăng nữa đối với những gì đã xảy ra, thì đây vẫn là những sự kiện rất bi thảm.

V. Abramov: Kể từ khi không còn tồn tại bức màn sắt, ở Nga đôi lần có thể nghe một câu hỏi khác đau đớn như thế này: tại sao những người chiến thắng đang sống thấp hơn những người chiến bại? Sau hai mươi năm không một ai trong số các chính trị gia trả lời câu hỏi này…

D. Medvedev: Tôi cũng không muốn có thể chịu trách nhiệm vì tất cả những gì đã xảy ra trong quốc gia chúng ta kể từ thời điểm kết thúc Chiến tranh Vệ quốc, bởi vì rằng tôi chỉ có thể chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và đạo đức đối với thời kỳ khi tôi có vinh dự và trách nhiệm lãnh đạo đất nước của chúng ta. Nhưng, tất nhiên, như ở mỗi người đã sống ở Liên Xô và đang sống ở nước Nga, ở tôi cũng có quan điểm riêng về vấn đề này. Nói ngắn gọn nó thế này.

Liên Xô đã biết cách đạt được mục tiêu quan trọng nhất trong giai đoạn Chiến tranh Ái quốc – đánh thắng kẻ thù rất mạnh, tiêu diệt nó và tạo ra những điều kiện để phát triển tự do của Châu Âu. Liên Xô đã làm được điều này bằng giá của những tổn thất vô cùng to lớn..

Tiếp theo Liên Xô tiếp tục đi bằng con đường riêng của mình. Trong đó còn giữ một xã hội nghiệt ngã, về thực chất, độc tài, một xã hội không cho phép nhiều quá trình kinh tế phát triển, áp bức con người. Điều đó song hành với cả những chết chóc, và với tất cả những gì liên quan đến nền chuyên chính.

Bởi vậy, rất tiếc,giai đoạn ấy – đó là, tôi nhấn mạnh, đánh giá của tôi – đã không sử dụng ở mức độ đầy đủ nhất (mặc dù rằng chúng ta đã có thể khôi phục được nền kinh tế, chúng ta đã tạo ra được sản phẩm dôi thừa để phát triển nền công nghiệp). Đã có thể phát triển quốc gia và nền kinh tế của nó theo một cách khác nào đó hơn là, đặc biệt, chúng ta đang thực hiện hai mươi năm nay. Trong thời kỳ hậu chiến đã có một thời của những thành tựu vĩ đại, nhưng cũng có một thời với những thử thách lớn lao, những vấn đề to lớn. Tôi không cho rằng cấu trúc kinh tế đó, cấu trúc mà đã tồn tại ở đất nước chúng ta thời hậu chiến, và cũng như hệ thống chính trị thời đó thích ứng đối với sự phát triển bình thường. Từ đó có sự khác nhau về mức sống, từ đó có sự khác nhau ở chỗ con người cảm thấy cuộc sống như thế nào. Điều này thật sự rất khó chịu. Và tất cả chúng ta đã cảm nhận được những trạng thái tình cảm này, đặc biệt khi lần đầu tiên bước chân ra nước ngoài. Nhưng chúng tôi hiểu sự hưng thịnh của Châu Âu đã giành được bằng cái giá như thế nào, đó là sự phong phú về vật chất, đó là những tủ kính rực rỡ, những con người may mắn, những nụ cười luôn rạng ngời trên những khuôn mặt của họ. Ở chúng ta đã không có câu trả lời dứt khoát, tại sao ở đất nước chúng ta hơi khác như vậy.

Mặc dù không cần thiết bôi đen giai đoạn đó: thời đó ông cha của chúng ta đã sống và làm việc, chúng ta cũng đã sống trong giai đoạn này. Đã có rất nhiều trang sử sáng ngời. Nhưngthực tế chúng ta đã không thể giải quyết một loạt các nhiệm vụ. Và, nhân tiện nói thêm, trong mức độ đáng kể sự chấm dứt tồn tại của Liên Xô gắn với điều này.

Giả như Liên Xô lúc bấy giờ có khả năng cạnh tranh hơn, nếu giả như ở Liên Xô đã có những điều kiện vừa để phát triển tự do cá nhân vừa để phát triển xã hội trên những nguyên tắc hiện đại, thì ở Liên Xô đã có thể có một số phận hoàn toàn khác, Liên Xô đã có thể hấp dẫn hơn đối với nhân dân của chúng ta. Và lúc đó đã không thể xảy ra những thảm kịch như cuối những năm 80s – đầu những năm 90s. 

V. Abramov: Có rất nhiều tài liệu quân sự lưu trữ cho đến nay người dân hoàn toàn không tiếp cận được. Đã đến lúc compute hóa chúng hay chưa? Khả năng nhận được hay là yêu cầu thông qua internet (theo gương các dịch vụ công và đặt hàng qua mạng nhà nước) có thể cho phép nhiều người biết về số phận của ông cha họ, có thể giúp họ viết lịch sử gia đình mình.

D. Medvedev: Thời gian này không chỉ đã đến – chúng ta đang thực hiện công việc này khắp nơi. Như ông biết, tôi là người rất sùng mộ các công nghệ kỹ thuật số. Chúng rất thuận tiện để lưu giữ một khối lượng thông tin to lớn. Điều này trước đây, để nhận được thông tin này hay khác, cần phải lấy một cuốn sách to, tra cứu, đánh dấu. Trong đó, tiện thể, cũng đã có những dấu cộng bởi vì rằng con người muốn hay không đã làm quen với hằng vô số các tài liệu thú vị chỉ có trong sách hay là ở đâu đó trong các tuyển tập tài liệu đã được trình bày.

Bây giờ việc này làm đơn giản hơn: tìm một file tương ứng với các tài liệu trên mạng, chọn cái gì đó trên compute – thì ngay lập tức bạn có được thông tin. Rất thuận tiện! Và chúng ta cần phải làm việc này, làm một cách công khai, gở bỏ những con dấu các loại của thời kỳ ấy. Đã 65 năm trôi qua rồi còn gì – và nhân dân cần phải được biết toàn bộ sự thật về chiến tranh cũng như về các sự kiện của thời kỳ khác.

Nào bây giờ chúng ta cùng nhau nhớ lại về ngay cả thời trước chiến tranh, về ngay cả sự kiện đầu chiến tranh. Ví dụ như những gì đã xảy ra tại Katyn. Đây là một trang rất tối tăm. Hơn nữa một trang đen tối mà theo đó đã không có sự thật. Cho đến bây giờ – tôi đã thấy – mọi người tiến hành tranh luận một cách rất nghiêm túc rằng ai đã ra quyết định thảm sát các sỹ quan Ba Lan . Mặc dù là các tư liệu đã được công khai, tôi vẫn giao nhiệm vụ phải công bố tất cả. Nhưng dù sao các cuộc tranh luận vẫn cứ diễn ra. Tại sao? Bởi vì rằng đề tài này đã từng bị giấu giếm – đó là thứ nhất, và, thứ hai, nó được đưa ra từ quan điểm hoàn toàn giả mạo. Đó chính là ví dụ xuyên tạc lịch sử! Không chỉ những người sống ở nước ngoài, không chỉ những người sống ở các nước khác cho phép giả mạo lịch sử. Bản thân chính chúng ta cũng đã cho phép giả mạo lịch sử. Và sự thật rốt cuộc cần phải được đưa ra cho nhân dân của chúng ta và công dân nước ngoài, những người quan tâm về vấn đề này được biết.

Đây chỉ là một trang lịch sử, nhưng, có lẽ, rất quan trọng. Bởi vậy ở chỗ chúng ta càng có nhiều tài liệu lưu trữ được công khai nhiều bao nhiêu, càng tạo tự do truy cập nhiều bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Xét cho cùng, tôi cho rằng chúng ta cần xây dựng một hệ thống lưu trữ các tài liệu chiến tranh như thế nào đó để tạo điều kiện cho bất kỳ công dân Nga nào và bất kỳ người nước ngoài nào quan tâm trong chế độ mở tiếp cận được bất kỳ tài liệu nào đã tháo bỏ dấu bí mật, còn hiện nay đã đến lúc phải làm thực tế đối với tất cả các tài liệu.

V. Abramov: Thưa Dmitry Anatolevich, liên minh chống Hitle đã liên kết, dường như, các nước không thể liên kết được về cấu trúc của mình. Sự thống nhất khối quân sự đã giành được thắng lợi trước một kẻ thù hùng mạnh và được tổ chức tốt. Chính sách các khối quân sự còn được giữ cả sau này. Các nước mong muốn tham gia vào các khối quân sự. Nước Nga bây giờ cũng chỉ vào tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể, các lực vũ trang của nó không thể so sánh được với các lực lượng của NATO. Nước Nga liệu có thể tham gia vào một liên minh quân sự nào đó không? Và chúng ta có cần thiết phải tham gia hay không?

D. Medvedev: Theo quan điểm của tôi, kết thúc “chiến tranh lạnh” và tư duy khối quân sự đã có thể thống nhất Châu Âu, có được một Châu Âu như vậy, một Châu Âu mà ở đó sống thuận tiện, có thể đến đó rất thú vị. Tôi có ý nói cả Tây Âu và cả Đông Âu, và cả LB Nga. Hệ thống khối quân sự chẳng mang lại được điều gì tốt đẹp. Mặc dù có quan điểm rằng nếu có các khối quân sự, thì có sự quân bằng. Nếu có khối Varsava và NATO, thì tất cả đều ở trong trạng thái cân bằng, còn khi một khối biến mất, thì các cuộc chiến tranh đã bắt đầu, sự phân chia lại thế giới lại bắt đầu. Đây là một quan điểm phiến diện, mặc dù, tất nhiên, sự xuất hiện đối trọng trên thế giới là cần thiết. Vấn đề nằm ở chỗ những đối trọng này như thế nào, chúng cần phải ra sao liệu những đối trong đó nhất thiết phải xây dựng trên cơ sở vũ khí hay không, chúng có cần phải xây dựng trên sự kiềm chế chiến lược hay không. Theo quan điểm của tôi, không.

Chính bởi thế chúng ta giờ đây nói về một thế giới đa cực bởi vì rằng trong trường hợp ngược lại cần có thể phải đi đên một kết luận rằng chỉ một hệ thống an ninh khối quân sự có khả năng đảm bảo hòa bình bà phồn vinh trên hành tinh của chúng ta. Nhưng điều đó không phải như thế. Những sự kiện của những năm 90s – ở Châu Âu, khu vực Trung Đông, vùng Kavkaz, các sự kiện ở các nơi khác cho thấy: không một khối quân sự nàocó thể giải quyết các nhiệm vụ của mình bằng cách như vậy, và an ninh, rất tiếc, đã không được duy trì ở mức độ cần thiết. Từ đây – sự cần thiết phải xây dựng những cơ chế thế nào để chúng sẽ hoạt động năm ở chế độ ngoài khối quân sự.

Nhưng ở chúng ta có điều kiện đối tác: có tổ chức Hiệp ước về an ninh tập thể. Trong đó có các quốc gia rất gần giũ với chúng ta. Đây không phải là khối quân sự hiểu theo nghĩa truyền thống của từ này, mà đây là tổ chức cần thết để đảm bảo an ninh của các quốc gia đã liên hợp lại. Tôi nắc lại, theo Điều lệ của Hiệp ước này và của Tổ chức tương ứng, sự tấn công vào một nước trong số các nước thành viên sẽ bị xem như là tấn công vào tất cả, tình hình cũng như vậy ở khối NATO. Nhưng điều này không có nghã là chúng ta cần quay lại tư duy khối và mong muỗnây dựng một hiệp ước Varsava mới từ Tổ chức Hiệp ước về an ninh tập thể, tăng cường cho nó vũ khí, quân đội và tất nhiên cạnh tranh với Liên minh Bắc đại dương. Chúng ta biết sự cạnh tranh này đã gây tác động đên Liên Xô như thế nào nếu chạy đua vũ trangđối vơi đất nước của chúng ta đã kiệt quênđên mức độ nào và điều đó đã dẫn đên những kết quả gì: nền kinh tế khong hiệu quả, chạy đua vũ trang triền miên, sự sụp đổ nhà nước.

Đồng thời chúng ta, tất nhiên buộc phải cất giữ những khả năng chiến lược của chúng ta. Thế giới phức tạp, nhiều nước mong muốn sở hữu vũ khí hạt nhân, ai đó đang thử các loại vũ khí mới. Cân nhắc điêuù này chúng ta không thể quên về an ninh. Kho vũ khí hạt nhân chiến lược của chúng talà yếu tố rất và rất hiệu quả để bảo vệ các lợi ích dân tộc. Chúng ta không cần phải phóng đại ý nghĩa cỉa nó, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào không cần đánh giá không đúng mức những khả năng của nó và ảnh hưởng của nó đối với sự sắp xếp các lực lượng trên thế giới. Chúng ta cần hoàn thiện hệ thống quốc phòng của mình và đồng thời thỏa thuận với các đối tác chủ yếu của chúng ta rằng, đặc biệt, chúng ta đã làm được những gìtrong thời gian gần đây, nói riêng khi chúng ta đã cùng với người Mỹ đã ký Hiệp định mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược. Bằng cách ấy chúng ta đạt được sự thỏa thuận, nó sẽ cho phép chúng ta bảo vệ các lợi ích của mình, còn người Mỹ bảo vệ được lợi ích của họ và trong khi đó không phá vở tình hình xung quanh. Tôi có cảm giác rằng con đường này là đúng đắn nhất.

V.Abramov: Trong thời kỳ cải tổ (perestroika), khi những người dân Xô Viết mở các cánh cửa ra thế giới, có cảm giác rằng nền văn minh đa lớn lên, cấu trúc thế giới vững mạnh hơn, và sẽ không bao giờ diễn ra một cái gì tương tự như Chiến tranh thế giới II. Nhưng hai mươi năm trôi qua. Và thế giới lại bị phân hóa bởi các mưu thuẩn. Theo quan điểm của Ngài, liệu có hay không – cứ cho là giả thiết – khả năng lặp lại cuộc xung đột có thể so sánh với quy mô Chiến tranh thế giới II?

D. Medvedev: Một cuộc xung đột như thế, rất tiếc, có thể lắm, và điều này liên quan đến việc tồn tại các nước rất khác nhau với những quyền lợi rất khác nhau. Trên hành tinh chứa chấp một khối lượng vũ khí rất lớn, có những người cho đến bây giờ còn xem chiến tranh như phương tiện để giải quyết các vấn đề chính trị của mình. Có, tất nhiên, những trường hợp ngẫu nhiên. Bởi vì vậy chúng ta cần sẵn sàng chuẩn bị cho nó. Đối với điều này cần cái gì?

Tôi đã nói về điều này: cần hoạt động trong khuôn khổ của cộng đồng quốc tế, trong khuôn khổ của Tổ chức Liên hợp quốc, trên lục địa Châu Âu trong khuôn khổ OBSE, ký kết các hiệp ước mới dạng như Hiệp ước an ninh Châu Âu. Chúng ta cần thực hiện việc làm này và tiếp tục sẽ thực hiện việc làm này.

Vâng, tất nhiên, chúng ta cần phải mạnh. Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng khi xuất hiện những vấn đề nào đó. Đây là việc hoàn toàn bất di bất dịch. Cho dù chúng ta là những người yêu hòa bình như thế nào đi chăng nữa, chúng ta cần chuẩn bị để bảo vệ đất nước của chúng ta. Mà đó – chính là Các lực lượng vũ trang, đây là sự quan tâm đến quân đội, chế tạo vũ khí hiện đại, đó là những điều kiện cuộc sống bình thường, trả lương lao động đối với quân nhân, đó là quân đội hoạt động có hiệu quả, tinh gọn, nhưng mạnh và được đào tạo tốt, nơi đó có những sỹ quan và binh sỹ được chuẩn bị tốt. Tất cả đây là mệnh lệnh vô điều kiện, là ưu tiên vô điều kiện của cuộc sống. Với tư cách là Tổng tư lệnh tối cao tôi đã và sẽ dành sự quan tâm chăm chú nhất cho điều này, bởi vì rằng nếu khác đi chúng ta sẽ trở nên yếu kém trước mối đe dọa đã xuất hiện.

V. Abramov: Trong nhiều thời kỳ của Liên Xô “chiến tranh lạnh” kéo dài vô tận đã được xem như hiện tượng khó chịu, mặc dù có thể giải thích được - diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống chính trị đối nghịch nhau. Nhưng đã gần hai mươi năm không có Liên bang Xô Viết, không có chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên “chiến tranh lạnh” vẫn cứ còn tồn tại. Tại sao ở Mỹ và một số nước khác người ta chưa tin vào nước Nga? Và có cách gì để đưa nó đến minimum không?

D. Medvedev: Tôi thậm chí sẽ nói với Ông nhiều hơn: ngay ở đất nước của chúng ta, trong nhân dân cũng tồn tại thiếu niềm tin đối với Mỹ, và cả các nước khác thuộc Liên minh Bắc đại dương, và đối với những đấu thủ quốc tế lớn khác. Điều này liên quan với cái gì? Điều này liên quan với lịch sử của chúng ta, với cách tiếp nhận bạn bè của chúng ta. Tôi và ông cùng nhớ lại cái gì vào thời kỳ Liên Xô. Đó là một mớ các quan điểm, một mớ các quan niệm về nhau. Chúng ta hãy nhớ lại ở trường phổ thông thầy cô giáo dạy cho chúng ta điều gì liên quan đến người Mỹ, liên quan đến người Châu Âu! Đây là quan điểm hoàn toàn thuộc về hệ tư tưởng. Quan điểm này không đúng hay là, trong bất kỳ trường hợp nào, nó đúng không phải trong tất cả mọi vấn đề. Nó theo đuổi những mục đích hoàn toàn rõ ràng để chúng ta xem những người đang sống ở đó là những kẻ thù của chúng ta. Đây là phương pháp nâng đỡ tính hiệu quả quản lý trong quốc gia, trong đó đạt được những nhiệm vụ chính trị nào đó.

Ở họ cũng vậy. Và, theo quan điểm của tôi, nếu nói về tình hình hiện nay, nó mang trong mình những nét định kiến trước đây. Đặc biệt đây là đặc trưng đối với thế giới phương Tây. Bởi vì rằng, nếu nói thẳng, nhiều người chúng ta trong giai đoạn cuối những năm 80s – đầu những năm 90s rất khát khao hướng đến một cuộc sống mới. Và, như ông biết, đã có giai đoạn mơ mộng như thế trong quan hệ qua lại với phương Tây. Chúng ta cho rằng họ chờ đợi chúng ta, rằng chúng ta tất cả đều cởi mở, hiện đại, không còn đe dọa bất kỳ ai, nhanh chóng hòa nhập vào hàng ngũ của các quốc gia văn minh khác đã phát triển.

Vậy, nhưng mọi việc xảy ra hơi khác. Thứ nhất, ngay cả chúng ta hóa ra chưa được chuẩn bị đầy đủ để thực hiện điều đó một cách chóng vách, bởi vì còn tồn tạí sự trì trệ của tư duy, còn có sự cần thiết xây dựng cấu trúc kinh tế hiện đại ở đất nước của chúng ta. Và còn có quá trình trưởng thành các điều khoản của xã hội công dân. Và ở phương Tây không phải tất cả mọi người sẵn sàng từ bỏ những định kiến trước đây.

Nếu xem những gì hiện nay đang bàn cãi trong các nghị viện và các tổ chức chính trị của các nước khác, đôi khi lấy làm lạ. Vẫn còn duy trì những khí quan bất toàn của ”chiến tranh lạnh” như thế, những sự ngu dốt như thế, nếu nói trắng ra, chủ yếu là những hạn chế một thời đặt lên Liên Xô, chủ yếu là quan niệm rằng ở chúng ta mọi việc đều đã đâu vào đấy, thậm chí ở cấp độ sinh hoạt hàng ngày. Tôi, ông biết không, đôi khi xem các bộ phim do Hollywood sản xuất, tôi ngạc nhiên cách người ta giới thiệu nước Nga hiện đại như thế nào. Đó là mớ tạp nham các quan niệm với một cách nhìn hoang tưởng kỳ lạ (fantasmagoria-Kichbu). Cách nhìn hoang tưởng kỳ lạ này, nó xâm nhập và đầu óc, người ta xem chúng ta qua lăng kính của những sản phẩm quảng cáo thích hợp, những bộ phim, cuốn sách: Nước Nga – đây là đất nước, ở đó luôn luôn có mưa và tuyết, ở đó tất cả kém tổ chức, có những con người độc ác, uống vodka hết vại này sang vại khác, chẳng có khả năng làm được việc gì khác, hiếu chiến, chỉ muốn đánh nhau, chuẩn bị tấn công bất kỳ vào thời điểm nào, không thể đưa lưng cho họ, khác đi sẽ đụng vào từ phía sau. Đây là điều rất tồi tệ!

Tôi thậm chí hiểu rằng, có lẽ, việc này được tiến hành không chuyên nghiệp – để kích động nhân dân. Và đây là những định kiến làm xấu sự hiểu biết lẫn nhau và cuối cùng làm vẫn đục bầu không khí trên hành tinh. Điều này liên quan, nói thêm, không chỉ đối với nước Nga. Những định kiến như thế tồn tại trong quan hệ với một loạt các nước lớn đang phát triển khác, những láng giềng của chúng ta. Tôi cảm giác rằng cần phải giải thoát khỏi những định kiến đó. Ở đây chúng ta cũng có việc để làm. Tôi không muốn ném đá chỉ vào hướng người Mỹ hay là người Châu Âu, ở đất nước chúng ta cũng còn nhiều ý kiến sai lầm các loại. Nhưng tôi nghĩ, dù sao chúng ta cũng đã có những bước đi vững chắc hơn về phía trước.

V.Abramov: Cho đến nay giữa Nga và Nhật Bản vẫn chưa ký được hiêp ước hòa bình. Người Nhật gắn việc ký kết với việc trao trả lại các đảo Nam-Kurilskye. Liệu có cơ hội để tìm một sự thỏa hiệp và ký một hiệp ước như thế không?

D. Medvedev: Ở chúng ta, như ông biết, không có tình trạng chiến tranh với Nhật Bản từ năm 1956 khi Tuyên bố nổi tiếng đã được ký kết. Giữa các nước của chúng ta các quan hệ đã được bình thường hóa. Các quan hệ kinh tế và chính tri đang phát triển. Có những vấn đề trong đó có vấn đề về lãnh thổ khá thú vị. Vấn đề hiệp ước hòa bình mà người Nhật gắn với giải quyết vấn đề lãnh thổ. Đây là vấn đề phức tạp, nhưng không có nghĩa rằng nó không cần giải quyết. Chúng ta đang có gắng nghiên cứu vấn đề này, tôi có ý là các quan niệm của riêng chúng ta về việc vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách nào, trước hết phải tính đến lợi ích của LB Nga. Và các đối tác Nhật Bản của chúng ta cũng đang làm chính điều đó.

Tôi nghĩ, nếu làm việc này một cách tích cực, tôi hứa danh dự, nếu từ bỏ những cái gọi là các quan điểm cực đoan thì cuối cùng trong viễn cảnh lịch sử vấn đề này sẽ được giải quyết.

V. Abramov: Hôm nay 7 tháng năm, vưa tròn hai năm từ thời điểm Ngài nhậm chức Tổng thống Nga. Sự quan tâm về các cựu chiến binh và hậy phương, lươn hưu và nhà ở cho họ – một trong những thành tích rõ ràng nhất của hai năm này. Theo quan điểm của Ngài, trong hai năm Ngài lãnh đạo đất nước còn có những thành tích tất nhiên nào đó nữa không?

D. Medvedev: Ông biết đấy, tôi hoàn toàn không khiêm tốn và không đúng nếu nói về những thành tích nào đó. Cần phải có thái độ phê phán đối với hoạt động của mình. Nếu nói mọi người đã làm được điều gì đó tốt đẹp thì rất giõi. Nhưng đối với các cựu chiến binh thì tôi có thể nói một việc mà về nguyên tắc tôi xem rất quan trọng, Tôi hồi 7 tháng năm 2008, vào ngày nhậm chức, đã ký sắc lệnh để giải quyết vấn đề nhà ở đối vớic các cựu chiến binh. Và điều này chúng ta đã thực hiện được. Trong thời gian tới những cụ nào đã đăng ký sớm hơn một chút sẽ được nhận căn hộ trong thời gian gần đây nhất, còn những người còn lại, những người đăng ký sau 1 tháng ba 2005, sẽ được nhận cũng vào thời gian gần đây nhất.

Như ông biết, có người nào đó đã nói: “Họ quyết định giải quyết việc này mà làm gì, các cựu chiến binh còn lại có bao nhiêu đâu, trước đây cần phải suy nghĩ, còn bây gời tại sao họ không hành động như trước đây?” Tôi không chịu trách nhiệm cho tất cả những ai trước đây giải quyết việc này. Nhưng tôi xem bản thân mình có nghĩa vụ đạo đức thực hiện việc này. Và những gì chúng ta đã làm được điều này bây giờ, tôi cho rằng hoàn toàn đúng đắn.

Các cựu chiến binh thực tế đang được chúng ta quan tâm đặc biệt. Chúng ta cố gắng thực hiện các chương trình khác nhau. Cách đây không lâu tôi đi thăm một bệnh viện, tôi nhìn thấy, bệnh viện nom không tồi – bệnh viện của các cựu chiến binh Chiến tranh Vệ quốc. Ở chúng ta có hơn năm mươi bệnh viện như thế. Hiện nay đang trích tiền cho các bệnh viện, cung cấp trang thiết bị y tế. Chúng ta thậm chí tiến hành cuộc thi, quyết định phụ thêm kinh phí cho các bác sỹ, những người làm việc ở đó.

Chúng ta cũng đã có thể giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống của các cựu chiến binh của chúng ta bằng cách thế nào đó, dù chỉ là trợ giúp thêm phần vật chất. Đây không phải là những đồng tiền siêu tự nhiên, nhưng những gì hôm nay cựu chiến binh Chiến tranh Vệ quốc, người tham gia chiến tranh, người tàn tật do chiến tranh được nhận trung bình gần 23 nghìn ruble với những khoản trợ cấp, trả tiền khác nữa, tôi có cả giác rằng đây là một tý trách nhiệm của chúng ta, nghĩa vụ của chúng ta trong quan hệ với các cựu chiến binh mà chúng ta đẫ thực hiện được Chúng ta nhất định tiếp tục thực hiện công việc này. Điều này rất quan trọng đối với tương lai của chúng ta. Để thế hệ tương lai cũng bằng cách đúng đắn có thái độ tốt đối với các cựu chiến binh trong tương lai. Đối với việc làm sao để không cắt sợi chỉ thời gian giữa những con người, giữa các thế hệ, giữa thế hệ hiện nay và thế hệ những người đã mang lại cho chúng ta một Chiến thắng khó khăn như thế.

V.Abramov: Thưa Dmitry Anatolevich, ở nước Nga, ở các nước Châu Âu khác có rất nhiều tượng đài các của sự kiện và các anh hùng Chiến tranh thế giới thứ II. Tượng đài nào gây cho Ngài ấn tượng mạnh nhất? Và tại sao?

D. Medvedev: Tôi xuất thân từ Leningrad, và, tất nhiên, đối với tôi các địa danh của Leningrad thật đặc biệt. Khi còn là học sinh phổ thông và cả sau này tôi thường đến Piskarevka. Ở đó mai táng rất nhiều người. Chúng tôi không những không biết họ tên, chúng tôi cũng không biết tổng số chung là bao nhiêu. Ở đó thậm chí không có cả bia mộ, chỉ ghi mai táng năm 41, năm 42, Đây là điều rất buồn và đi vào ký ức của tôi thật mạnh mẽ. Tiếng phách nhịp vang lên khi bạn tiến đến gần tượng đài…

Ngoài nghĩa trang Piskarevskoe ở Leningrad, tôi, tất nhiên, đã đến nhiều nơi khác. Không thể không nhắc đến ngọn đồi Mamaev, thật sự vĩ đại. Trong những năm gần đây tôi đã vài lần đến đó. Đúng là có một không hai, và không những chỉ từ góc độ ảnh hưởng đến Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, đối với tiến trình của cuộc chiến tranh, mà còn là nơi chỗ độc đáo về năng lượng. Khi bạn đến đó, bạn sẽ cũng cảm thấy một sự hòa thanh như thế, một sự giao tiếp với các sự kiện của thời bấy giờ.

Cũng không thể không nhắc đến thêm một sự kiện nữa đã xảy ra cách đây không lâu và bản thân tôi đã tham gia. Đó là nói về lễ thắp lên ngọn lửaVĩnh cửu sau khi phục chế tượng đài Chiến sỹ Vô danh tại vườn Alexandrovskoe. Đây tuyệt nhiên chỉ là trạng thái tình cảm cá nhân, nhưng nó mạnh đến mức mà tôi không thể không nói về nó. Như ông biết, đối với tôi, có lẽ về mặt tình cảm, là một trong những ngày ấn tượng nhất trong cuộc sống của tôi: trách nhiêm lớn lao và giao tiếp trực tiếp với lịch sử của chúng ta. Và tôi sẽ không bao giờ quên ngày này.

V. Abramov: Cám ơn, Dmitry Anatolevich, đã trả lời phỏng vấn.

Chúc mừng Ngài nhân Ngày Chiến thắng!

D. Medvedev: Cám ơn ông nhiều.

Tôi chúc ông đạt nhiều thành tích, chúc tờ báo có nhiều thành tích. Và qua báo tôi muốn chân thành chúc tất cả các cựu chiến binh ngày lễ sắp đến, chúc mừng toàn thể đất nước của chúng ta bởi vì rằng Ngày Chiến thắng ở đất nước của chúng ta là như ngày hội tuyệt đối của toàn thể nhân dân.

Kichbu dịch

12 tháng năm. Bản dịch được hiệu đính lần I.

60 nhận xét:

  1. Cảm ơn kichbu!
    Vất vả cho kivhbu quá!
    Ngủ ngon nhé!

    Trả lờiXóa

  2. Kích bu có trình độ Nga văn - niềm tự hào của cộng đồng Multiply-Việt đấy !
    Cám ơn Kích bu nha. Mình xin thừa hưởng kết quả lao động của bạn : dinh về blog YHN để chia sẻ thêm với các bạn chưa có dịp thăm trang này.
    Chúc Kích bu khoẻ.
    YHN.
     

    Trả lờiXóa
  3. Bản dịch của kichbu được mình sử dụng vài trích đoạn và để link tới đây, cùng lời cảm ơn kichbu tại đây: http://lichsuvn.info/forum/showpost.php?p=235584&postcount=17

    Trả lờiXóa
  4. Med đã là tổng thông khôn ngoan khi không quay lưng với lịch sử đất nước.
    "Vấn đề là ai đã khởi xướng chiến tranh và ai có tội trong vấn đề này? Đây là một sự việc tuyệt đối rõ ràng! Nó được ghi nhận không những chỉ trong các tài liệu của tòa án Nyurnberg, trong các văn kiện, mà còn trong ký ức của rất nhiều người. Ý đồ lật ngược các chứng cứ lịch sử chẳng khác gì chủ tâm độc ác"

    - Một số người "Việt" cũng có ý đồ lật ngược lịch sử cuộc chiến tranh VN, nếu không vì ngu dốt thì cũng vì " chủ tâm độc ác". Họ đừng mong rằng sẽ trở thành " tổng thống " của VN chỉ bằng sự phỉ báng lịch sử.

    Trả lờiXóa
  5. Air forcer Times của Nga có bài viết khá hay được Tung Của rấn mỷ viết lại http://story.dbw.cn/system/2010/05/11/052501318.shtml

    Trả lờiXóa
  6. @dinhphdc: Chẳng đáng phải cám ơn đâu. Kichbu cố gắng dịch hầu bà con thôi. Chứ thấy báo một số báo "lề phải" trích đoạn viết ăn theo và một số nguồn trích dẫn xem ra không phù hợp lắm nên Kichbu quyết định dịch !

    Trả lờiXóa
  7. Ông ấy đã trả lời rất hay và thành thực

    Trả lờiXóa
  8. Người Mỹ luôn luôn thất bại

    http://dzukaka.multiply.com/journal/item/224/224?replies_read=34

    Nước Mỹ không nói về chiến thắng, vì sao? Vì lý tính, vì nhân bản, vì ... là NGƯỜI. Vì người Mỹ luôn luôn nghĩ rằng họ là những người thất bại.

    Trong bất kỳ chiến thắng nào, đều chồng chất bởi máu, nước mắt, và xương. Bất cứ sự xung đột từ bạo lực nào bản chất đều là thất bại.

    Bởi vậy mà người Mỹ thường chỉ có những ngày tưởng niệm cho đau thương.

    Nhưng đó là cách nghĩ của người Mỹ, hay đơn giản chỉ là một người Mỹ như Dzu Kaka. Nước Nga và người Nga thì khác.

    Khi Hồng Quân Liên Xô tràn vào Đông Âu, họ đã "giải phóng" Đông Âu bằng cách khá đơn giản là đã đổi tên chế độ Phát Xít của Hitler bằng chế độ Phát Xít của Stalin.

    Trở lại nước Nga ngày nay, Medvedev đóng vai trò con rối khá tốt, bởi sau lưng đã có Putin hiện diện xứng đáng như một trùm mafia đang dẫn dắt nước Nga đi ngược chiều trên con đường dân chủ. Putin xuất hiện như một thần tượng tốt của những khối óc cánh tả, những kẻ bất chính danh, có tinh thần thù ghét và muốn cản trở tiến trình dân chủ trên thế giới.

    Chính thể Putin ăn mừng chiến thắng còn vì một lẽ khác, đó là bởi vì đâu đó vẫn còn những con người mang trí óc nông nô đang cổ súy cho họ.

    Trích http://dzukaka.multiply.com/

    Trả lờiXóa
  9. Cái trang này http://lichsuvn.info/ đóng vai trò gì? Sau khi hack x-cafe, trang boxit ...
    n~ bài viết từ 2 trang web này đc copy vào lichsuvn.info

    Một cách có hệ thống CSVN muốn đồng hóa n~ blogger, n~ tiếng nói phản biện của tri thức! một cách làm thông thường như đã từng làm với đạo Thiên chúa và đạo phật!

    Trả lờiXóa
  10. Mình cảm ơn kichbu vì quyết định dịch để đính chính những sự "ăn theo" của tất cả các loại phải trái đó!

    Trả lờiXóa
  11. có phải trái ăn theo hay kh deck biết! lời nói của 1 vị tống thống cũng chẳng phải là chân lý!~ vậy nên có đúng sai có biến tấu nó đi cũng chẳng ăn nhập gì so với hòa bình TG!
    tôi thấy a đang tính "thần thánh hóa" đưa Putin lên lèm Tân Lãnh Tụ mới của TG Văn minh ngày nay hẻm?

    Trả lờiXóa
  12. callaflowers, vai trò gì thì tự em có nhận xét, anh không muốn mang tiếng là cố đồng hóa callaflowers, anh chỉ là một bloger thích tranh cãi mà thôi, với lại anh thích callaflowers rồi đó!

    Trả lờiXóa
  13. callaflowers, em toàn mang chủ quan của mình ra áp đặt cho người khác, anh chẳng thần thánh hóa ai cả, anh chỉ muốn hiểu cho đúng lời nói của ông ta mà thôi, anh không thích bất cứ sự bóp méo nào cả.

    Vì kiến thức Nga ngữ của anh kém cỏi nên anh phải cậy nhờ, làm phiền tới kichbu, anh cũng có chuyển ngữ nhiều rồi,nhưng không thể bằng một góc kichbu được, em có thể xem loạt Những bản chuyển ngữ về vụ đánh nhau ở NO của tớ trên TTVNOL bên blog anh để biết.

    Trả lờiXóa
  14. ồ! phải nói là e rất logic mới đúng chứ!~
    e nghĩ a ngày xưa học môn Logic học rất kém nên toàn sai về căn bản!~

    Trả lờiXóa
  15. a chỉ thix e theo kiểu đàn ông thix đàn bà đẹp mờ thôi!~
    còn thực tâm a ghét "trí tuệ" của e bỏ mja đi ấy chứ!~bởi với a chỉ có "đỉnh cao tri tuệ loài ng" các a mới mang đặc tính ưu việt nhứt nhứt!~ hi,^.^

    Trả lờiXóa
  16. Đấy, anh thích callaflowers ở chỗ đấy đấy, chứ đẹp hay không đẹp chẳng có ý nghĩa gì hết trọi, en có xinh hay không xinh thì kệ em thui, anh không care chuyện đó.

    "trí tuệ" của em chẳng có gì đáng ghét hay đáng thương cả, cũng như nhan sắc của em vậy, anh đặt trình duyệt block hình ảnh nên cũng chẳng biết em có hình hay không, anh thích em ở cái cách cãi cọ của em đó!

    Trả lờiXóa
  17. Bài này dài quá! Để Nở tu tập thêm rồi thỉnh giáo

    Trả lờiXóa
  18. @Nở: Dài làm sao ..
    Thỉnh giáo đey..:)

    Trả lờiXóa
  19. Mình pót lên VITinfo, tới mấy chục commt mới hết, dài vậy đó kichbu. http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quocte/LA76470/default.html
    kichbu mà qua đó coi mới thấy thảm hại cho ông Mev đến cỡ nào.

    Trả lờiXóa
  20. và không một ai nói về renessans (có thể là “phản bội”-Kichbu) -- sao giống từ renaissans bên tiếng Pháp thế ? Có nghĩa là phục hưng. Ai đó muốn phục hưng chủ nghĩa Stalin ?

    Trả lờiXóa
  21. renaissance, không phải renaissans :))

    Trả lờiXóa
  22. Mình nghĩ phục hưng là đúng đấy, phục hưng chủ nghĩa Stalin.
    kichbu nhớ chuyện các hình ảnh ông Stalin bị bôi đen không? Trong bài ông Mev có đề cập tới các biểu ngữ, hình ảnh về ông Stalin mà.

    Trả lờiXóa
  23. @xedapdihinh và dinhphdc:
    Đành cố gắng để hiểu nghĩa của từ ấy trong văn cảnh vậy. Kiểu như đoán nghĩa từ trong bài í..:)

    Trả lờiXóa
  24. Cám ơn dinhpdc đã post.
    Kichbu (Nga ngố) trên http://anhbasam.com với Nga ngố còm theo link dưới đây là những người khác nhau rõ ràng!
    http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quocte/LA76470/default.html

    Trả lờiXóa
  25. Trả lời khôn ngoan và dịch mạch lạc lắm.

    Trả lờiXóa
  26. Minhfnghix khoog ai cho nick Nga ngố ở VIT là kichbu đâu.

    Trả lờiXóa
  27. Một vài việc, có vẻ Medvedev chơi chiêu.

    Ví dụ :

    1 - Nói về tội ác của một số người phạm tội ác nhân loại - Những người này giờ còn sống rất ít. Mặt khác họ cũng rất già. Xử họ chắc mang tính tượng trưng và kết tội nhiều hơn là dùng hình phạt. Họ còn ít, già, nên sẽ không nổi dậy được nữa --> việc sử họ sẽ an toàn, nhưng lại kiếm điểm

    2 - Nói về việc đền ơn những người tham gia chiến tranh vệ quốc : họ còn sống rất ít, già, việc đền ơn họ sẽ ít tốn kém, nhưng có thể nhận được cảm tình của nhân dân.

    Một vài việc khác Medvedev có quan điểm mà theo Xe Dap là tốt. Ví như việc công bố và số hóa (đưa lên coputer) những tài liệu lịch sử. Để cho người đời dễ dàng tham khảo, nhìn nhận sự việc. Đây là việc tốt nên làm. Và nếu làm cứ để hai dòng dư luận cùng tồn tại, mỗi dòng dư luận được lưu trong một mục riêng, một bên nhìn nhận công lao của Stalin, một bên nhìn nhận tội ác của Stalin, có thể thêm bên thứ ba, ở đó có thể có người nhìn nhận công lao Stalin trên một vài vấn đề, và tội ác trên một vài vấn đề, Những luồn dư luận cần phân tích có tính học thuật cao, có chứng cứ, dù là đôi khi, chứng cứ có tính giả tạo. ví như việc đền ơn đáp nghĩa cựu chiến binh.

    Medvedev cũng có vẻ thẳng thắn nhìn về vấn đề tranh chấp biển đảo với Nhật Bản !

    Trả lờiXóa
  28. Blog Kichbu điểm tin, phần lớn là thông qua chỉ một lăng kính : lenta.ru (?). Lăng kính này có vẻ tương đối trung thực. Nếu như có ai đó phản chiếu thế giới qua nhiều lăng kính như anhbasam. wordpress .com thì hay, nhưng đòi hỏi công sức.

    Trả lờiXóa
  29. @Xedap: Lenta.ru là là báo tương đối độc lập. Thậm chí thủ tướng Nga, V. Putin cũng không ưa nó. Nếu tin tức của Nga mà Lenta.ru đưa, Kichbu nghĩ, chắc chắn đúng. Còn nếu đưa tin các nước khác từ các nguồn khác, Kichbu buộc phải đọc tài liệu gốc và đối chiếu.
    Cám ơn Xedap nhiều hen..:)

    Trả lờiXóa
  30. Không ai nỡ lòng mà đem mấy ông già lọm khọm ra bắn...Họ vừa là chủ thể , vừa là khách thể của chính thời kỳ đó. Cũng như xedap với Kichbu vậy thôi. Chỉ cần nói rõ sự thật của lịch sử! Là con người, dù ở đâu, làm gì, trong sâu thẵm tâm hồn của họ, Kichbu nghĩ, ai cũng có hoặc nhiều hay ít lòng vị tha... Xedapdiahinh à..:)
    HUG!
    HUG!
    HUG!

    Trả lờiXóa
  31. Mình đồng ý với kichbu, như ông Thượng sỹ Nhu ở Phú Quốc có bị bắn hay ngược đãi đâu.

    Trả lờiXóa
  32. Các bạn nghĩ gì về việc VIT sửa đoạn văn gọi Stalin là "tội phạm chiến tranh" thành

    Trích:
    Tổng thống Nga nói chủ nghĩa Stalin sẽ không bao giờ còn xuất hiện trên đất nước Nga nữa. Medvedev nói "hàng triệu người đã chết hoặc bị đày trong các trại tập trung" và khẳng định cả ông lẫn thủ tướng Vladimir Putin cùng đồng quan điểm về việc Stalin đã phạm nhiều tội ác ghê gớm với nhân dân Xô-Viết. http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quocte/LA76470/default.html

    Chúc mừng kichbu

    Trả lờiXóa
  33. @ Mẹ của bạn Nấm: Có chi mô mà cám ơn..:)
    Avataar của Nấm là thương hiệu không ai thay thế được!

    Trả lờiXóa
  34. Lich sử là lịch sử ! Bản tính của lịch sử là sự thật và tiến trình đã diễn ra theo đúng trong không gian và thời gian như vốn nó có. Lật xuôi hay lật ngược hoàn toàn vô nghĩa với lịch sử và chẳng có giá trị gì với lịch sử cả. Tất cả các mưu đồ "lật" thế này "lật" thế khác chỉ là trò nhố nhăng trước mắt nhân loại, và tuỳ theo tầm cỡ của những trò này mà lich sử sẽ ghi nhận rằng thời điểm này thời điểm kia đã có những trò nhố nhăng như thế, như thế. Để tiếp cận được lịch sử cần một cách nhìn nghiêm túc mới có thể lĩnh hội được tính khách quan của lịch sử. Lịch sử không bao giờ là phương tiện, là cứu cánh, cho bất cứ thế lực nào của xã hội muốn sở hữu hay lợi dụng nó vào mục đích riêng của họ.

    Trả lờiXóa
  35. Mình cũng đã theo dõi nhân vật Putin nhưng không nghĩ D. Medvedev chỉ có Putin hậu thuẫn. D. Medvedev vẫn là D. Medvedev chứ không phải là cái bóng của một nhân vật nào. Tiếc rằng mình không phải dân Nga nên có đọc nguyên bản cũng khó mà hiểu tâm hồn nga cảm nhận văn bản thế nào. Với tính cách người Việt qua bản dịch của kichbu mình có cảm tình với ông D. Medvedev - tổng thống LB Nga đấy. Ở cương vị một nguyên thủ quốc gia nên D. Medvedev đã nói nhưng lời rất là vừa phải.

    Trả lờiXóa
  36. @yeuhanoi: Kichbu sợ nhất dịch trực tiếp hỏi và trả lời phỏng vấ trực tiếp...
    Búi xờm xờm..:)

    Trả lờiXóa


  37. Thông thường thì phóng viên muốn có cuộc phỏng vấn phải liên lạc trước để bố trí (gặp trực tiếp hay qua điện đàm) và khi liên lạc phải có list những câu hỏi để phiá trả lời có thời gian chuẩn bị. Trong trường hợp khác không chủ động được thì người phiên dịch trực tiếp phải nhạy bén kiểu "phỏng dịch". Nếu cần, chớ ngại hỏi lại ngay hai bên cho rõ ý (các cụ xưa gọi việc dịch trực tiếp bị động này là "thông ngôn" rất mệt vì phải phản ứng tức thì. Đã là thông ngôn thì cần đạt ý chứ chưa thể tu từ theo nghĩa dịch thuật hay học thuật được.

    Trả lờiXóa
  38. @yeuhanoi: Ai đã từng làm công việc thông ngôn thì có thể hiểu và thông cảm cho người dịch được... :)

    Trả lờiXóa
  39. Thông cảm với Kichbu, dù chưa bao giờ làm thông dịch, hay biên dịch.

    Trả lờiXóa
  40. Nếu Kichbu ở Nga hãy hỏi các bậc cao tuổi về bài thơ "Он не вернулся из боя" tác giả là ai ? Hiện YHN chỉ biết là bài thơ rất hay rất đáng đăng trong dịp Mừng Chiến thắng phát xít, còn có người nói rằng bài thơ trên là thơ vô danh, chỉ được truyền miệng trong nhân dân Nga (coi như thơ dân gian).

    Trả lờiXóa
  41. Hay quá !
    thankiu vinamiu bác.. ,.
    "Mặc dù đây là đề tài rất tinh tế." sửa thành "Mặc dù đây là đề tài rất tế nhị/ nhạy cảm", ???

    Trả lờiXóa
  42. Nếu nhìn lại những vụ đảng trọc đầu giết một số sinh viên nước ngoài thì việc Medvedev cảnh báo về việc một số người muốn phục hưng biểu tượng Stalin là có cơ sở.

    Hôm trước Xe Đạp nhận định, đó có thể là Medvedev chơi chiêu.

    Trả lờiXóa
  43. @yeuhanoi: Cám ơn bạn rất nhiều..Đọc bài thơ tiếng Nga mà Kichbu sởn gai ..!

    Trả lờiXóa
  44. Nếu Kichbu ở Nga hãy hỏi các bậc cao tuổi về bài thơ "Он не вернулся из боя" tác giả là ai ?
    Kichbu sẽ tìm trong khả năng có thể..!!!

    Trả lờiXóa
  45. Dmitry Medvedev – Chúng ta không phải ngại ngùng kể sự thật về chiến tranh
    Submitted by TongBienTap on Sat, 05/08/2010 – 23:50
    Dmitry Medvedev: “Chúng ta không phải ngại ngùng kể sự thật về chiến tranh, sự thật mà vì nó chúng ta đã chịu quá nhiều đau khổ”

    Nguồn: Báo Izvestia

    theviewingplatform, X-Cafe chuyển ngữ và chú dẫn
    http://xeom.wordpress.com/2010/05/15/dmitry_medvedev1/#respond

    Trả lờiXóa
  46. Bản dịch được hiệu đính lần I, ngày 21 tháng năm 2010 bởi Kichbu

    Trả lờiXóa
  47. @quynhthu123: "Mặc dù đây là đề tài rất tinh tế." sửa thành "Mặc dù đây là đề tài rất tế nhị/ nhạy cảm", ???

    Bây giờ đọc lại đúng là hoa cả mắt. Kichbu chọn từ "nhạy cảm" thay cho "tinh tế" mà không biết nó nằm ở đâu nữa..Huhu..:)

    Trả lờiXóa
  48. @kichbu: Từ tấm ảnh hai nguời, không kể phụ đề ảnh, đếm xuống dòng thứ 15 sẽ gặp từ "tinh tế". Hiện tại bài trên không có từ "nhạy cảm" nào đâu. Trong bài có 9 chữ cảm nhưng nằm trong các cụm : Cảm xúc, cảm nhận, tình cảm, cảm thấy, cảm giác, dũng cảm. Dùng từ "tinh tế" chính xác chứ từ "nhậy cảm" thì nông cạn và dễ bị hiểu nhầm.

    Trả lờiXóa
  49. @yeuhanoi: Khi dịch từ đó, mình cũng đắn đo lắm..Cám ơn bạn đã đọc lại và chỉ giúp!

    Trả lờiXóa
  50. Cám ơn kichbu giới thiệu link để vào đọc.

    Trả lờiXóa
  51. @bomrtm: Báo lề phải không đăng toàn văn, nên một số hiểu khác nhau..:)

    Trả lờiXóa
  52. cám ơn bài dịch của kichbu rất sống động nhưng dài quá, TDK chỉ trích ý chính về sự tàn ác của Stalin.

    Trả lờiXóa
  53. Thực ra trong thời kỳ Khơ Rut Sốp ngay tại VN người ta đã phong phanh về tội ác của Stalin rồi. Sự kiện bắt đầu bằng việc phá bỏ tượng Stalin trên bờ Vonga-Don (tượng cao gần 50m) rồi chuyện đổi tên Stalingrad thành Volgagrad. Trong blog YHN có một số hồi ký (khá dài, nhiều chương) liên quan. Nếu có thì giờ thì đọc để rõ thêm.

    Trả lờiXóa
  54. Bỗng nhiên đọc lại đọc lại bài này và đặc biệt các commers. Nhớ các bạn..:)

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter