Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Hoa Kỳ tuyên bố quần đảo Senkaku thuộc Nhật Bản. Trung Quốc nổi giận

Власти США заявили, что острова Сенкаку принадлежат Японии. Китай возмутился

Власти США заявили, что острова Сенкаку принадлежат Японии. Китай возмутился


Kichbu theo topwar.ru


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang có chuyến thăm chính thức tại Hoa Kỳ tuyên bố rằng quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) thuộc quyền tài phán của Nhật Bản. Tổng thống Obama nhấn mạnh Hoa Kỳ ủng hộ chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo nói trên. Cuối cùng đã ra tuyên bố chung của các bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản và Hoa Kỳ, trong đó có đoạn:

Các bộ trưởng khẳng định rằng quần đảo Senkaku là lãnh thổ nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản và có  nghĩa vụ thực hiện được quy định tại Điều 5 của Hiệp ước về hợp tác và an ninh Nhật-Mỹ. Các bộ trưởng phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm ngăn chặn Nhật Bản quản lý quần đảo này.



Chính quyền Trung Quốc đã quyết định không thể làm ngơ những tuyên bố như vậy mà không bình luận. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn của Bộ ngoại giao CHND Trung Hoa Hồng Lỗi:


Cho dù bất cứ ai nói gì và cố gắng làm gì, quần đảo Điếu Ngư vãn thuộc về Trung Quốc. Đây là một sự thật không thể thay đổi. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc  sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Hoa Kỳ cần phải thận trọng hơn trong các tuyên bố của họ và hành động  nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.


Nhắc lại rằng Trung Quốc và Nhật Bản đều tích cực tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (Điếu Ngư). Nhiều lần trong các vùng biển quanh quần đảo nhỏ bé này, hải quân của CHND Trung Hoa và tàu bảo vệ bờ biển của Nhật Bản đã thể hiện "trò chơ cơ bắp dằn mặt". Hiện đang tránh được những cuộc xung đột công khai. Sự quan tâm đặc biệt đến quần đảo liên quan đế  việc xung quanh quần đảo đã tìm thấy trữ lượng lớn khí tự nhiên.

-----
--> Read more..

Đã tới lúc phải đổi tên Biển Hoa Nam

Biển Hoa Nam, Biển Đông, ASEAN, chủ quyền, TQ
Hình ảnh vệ tinh bãi Chữ Thập, quần đảo Trường Sa của Việt Nam, với các cầu cảng, đường băng do TQ xây dựng. Ảnh: Inquirer

Kichbu theo vietnamnet.vn

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa kết thúc mà không đem lại tín hiệu có ý nghĩa nào về một giải pháp sớm cho tranh chấp Biển Đông. Khi mà các nhà lãnh đạo vẫn còn theo đuổi con đường ngoại giao cần thiết, thì những hành động mang tính quyết định hơn có thể sẽ được cần tới, trong đó có việc đổi tên Biển Hoa Nam (tên quốc tế của Biển Đông - ND) thành Biển Đông Nam Á.

Các nhà lãnh đạo ASEAN vừa tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 để xem xét những vấn đề nguy cấp mà khu vực đang phải đối mặt.



Một vấn đề cấp bách trong các cuộc hội đàm chính thức tại Kuala Lumpur và phiên họp kín trên đảo Langkawi là Biển Đông - khu vực đang chứa đựng những điểm nóng tiềm năng châm ngòi xung đột với ít dấu hiệu dịu bớt bởi những tranh chấp trong tuyên bố chủ quyền. Thực tế là rất khó, nếu không muốn nói là không thể, hy vọng về một giải pháp sớm cho tranh chấp. Chính Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng đã nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng đã ngày một gia tăng trong năm qua của tranh chấp Biển Đông.

TQ, bên tranh chấp có uy quyền nhất, đang ngày càng gây hấn bất chấp nhiều năm ngoại giao kiên nhẫn từ ASEAN. Một số động thái gần đây của Bắc Kinh nhằm củng cố yêu sách chủ quyền đang đẩy những căng thẳng trên biển đi xa hơn.

Từ đối thoại sang gây hấn

Động thái mới nhất và cũng khiêu khích nhất của TQ là các hoạt động nhanh chóng biến những bãi đá ngập nước tại quần đảo Trường Sa thành các đảo nổi nhân tạo - trong đó có một số đủ lớn để chứa các đường băng cho máy bay chiến đấu.

Thật quá rõ ràng là TQ đang chuẩn bị khuếch trương quyền lực cứng ngay từ trung tâm vùng nước tranh chấp. Chiến dịch xây đảo đầy tranh cãi, được thể hiện qua nhiều hình ảnh vệ tinh, đang đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), yêu cầu các bên có yêu sách chủ quyền không tiến hành những hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng. DOC được ký kết năm 2002 đang mở đường cho một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc (COC), nhưng bộ quy tắc này dường như đang bị lảng tránh, hay theo cách nói tích cực nhất là ở trong tình trạng đóng băng, khi Bắc Kinh tiếp tục trì trệ trong đàm phán.

Bằng việc tiếp tục đẩy mạnh bồi đắp đất ở các bãi ngầm còn đang trong tranh chấp, có vẻ như TQ đang thay đổi lập trường của họ từ đối thoại sang gây hấn - dựa theo kiểu nói của cố Thủ tướng Churchill: “Đối thoại vẫn tốt hơn chiến tranh. Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh trong tuần này đã mô tả hành động của TQ là động thái nhằm thay đổi nguyên trạng. Đó là bước đi có tính thay đổi cuộc chơi mà rõ ràng là sẽ làm phức tạp thêm con đường tìm kiểm giải pháp giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Cần tính tới kịch bản khi TQ chuyển sang hướng ngoại giao tiền tệ ­ tận dụng nguồn dự trữ khổng lồ của mình để giành lấy bạn bè, hay như một số người nói là để mua ảnh hưởng. Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) là một trường hợp điển hình cho việc thay đổi cuộc chơi ngoại giao của TQ. Các quốc gia Đông Nam Á, hay tập thể ASEAN đang phải đối mặt với hai mặt trận từ TQ: một con rồng mỉm cười với sức mạnh kinh tế và dẫn đầu AIIB cung cấp chi phí cho cơ sở hạ tầng và một đuôi rồng quẫy mạnh trong tranh chấp Biển Đông. Sẽ là khó khăn với một số nước thành viên ASEAN khi phải đối mặt với lối tiếp cận cây gậy và củ cà rốt từ TQ, nhất là những nước có nền kinh tế yếu hơn.

Ba thách thức và giải pháp

ASEAN phải suy nghĩ thấu đáo khi đối mặt với ít nhất ba thách thức lớn với Đông Nam Á. Thách thức đầu tiên là làm thế nào để duy trì sự thống nhất và đoàn kết của ASEAN trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông, giải quyết được tranh chấp mà không làm suy yếu sự gắn kết của ASEAN.

Để giải quyết thách thức này, đề xuất của Carl Thayer - nhà quan sát Biển Đông lâu năm - có thể được coi là bước đầu tiên hướng tới COC với TQ mà đã bị trì hoãn lâu nay. Ông Thayer đề nghị ASEAN có thể tự ký kết .Hiệp ước ứng xử Hàng hải chung của Đông Nam Á. Các quốc gia thành viên trong ASEAN cần giải quyết các tranh chấp hàng hải và lãnh thổ với nhau trước, qua đó củng cố tình đoàn kết của ASEAN.

Thách thức thứ hai là làm thế nào để ngăn chặn các hành động gây hấn trên biển của TQ trong tương lai, trong bối cảnh khu vực đang theo đuổi mối quan hệ kinh tế sâu sắc hơn với Bắc Kinh. Đây là lúc ASEAN cần thúc đẩy hợp tác hàng hải với các đối tác thương mại có lợi ích gắn với tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Có thể bắt đầu hình thức hợp tác hàng hải này với Mỹ và có thể sau đó mở rộng sang các nước khác, như Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong bài viết gần đây đăng trên tờ Bình luận RSIS, Richard Javad Heydarian và Trương Minh Vũ đã đề xuất hợp tác hàng hải trong hình thức tuần tra chung ASEAN ở Biển Đông.

Từ Biển Hoa Nam sang Biển Đông Nam Á?

Thách thức thứ ba là làm thế nào làm dịu tranh chấp Biển Đông ngay từ cấp độ nhận thức của dư luận. Có lẽ đây là lúc tên gọi quốc tế Biển Hoa Nam cần được thay đổi. Một chọn lựa thích đáng là dùng tên gọi Biển Đông Nam Á.

Philippines đã có một động thái tương tự bằng cách gọi vùng biển này là Biển Tây Philippines. Khi mọi người tiếp tục gọi là Biển Hoa Nam, có một thông điệp trong tiềm thức rằng vùng biển này thuộc về một quốc gia xuất hiện trong tên gọi, người phát ngôn lực lượng vũ trang Philippines nói. Bản kiến nghị trực tuyến về việc đổi tên biển được nhắc tới ở trên được khởi động bởi một quỹ của người Việt Nam, từ năm 2010 với ít nhất 10.000 người ủng hộ từ 76 quốc gia, gửi tới các nguyên thủ của 11 nước Đông Nam Á cũng như LHQ và nhiều tổ chức quốc tế.

Một sáng kiến từ người dân như vậy là phù hợp với tầm nhìn của khu vực - được nhấn mạnh bởi Chủ tịch hiện nay của ASEAN là Malaysia. Đó là một ASEAN hướng tới người dân, lấy người dân là trung tâm. Sẽ là thích hợp nhất nếu sáng kiến này phát triển thành một mong muốn chung của 600 triệu người dân ASEAN và không chỉ gói gọn trong 10 chính phủ thành viên.

Tác giả: Yang Razali Kassim là nhà nghiên cứu cấp cao của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore)

Thái An (theo RSIS)

Bài liên quan





-----
--> Read more..

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Lenin với đôi mắt xếch và thi hài Hồ Chí Minh được chuyển đến Moscow


Вьетнам социалистический, Ленин с раскосыми глазами и тело Хо Ши Мина увезенное в Москву (Вьетнам)


Kichbu theo puerrtto

Các quốc gia "chủ nghĩa xã hội thắng lợi" luôn luôn cuốn hút tôi. đấy có gì đó buồn và hoài niệm, nhưng thêm nữa, đi du lịch khắp đất nước này, bạn sẽ biết cuối cùng tất cả sẽ thay đổi như thế nào. Chúng tôi đã trải qua điều này, còn họ đang trong quá trình. Một cậu bé đội viên thiếu niên đang chạy nhảy, cậu thật sự biết ơn cụ Hồ Chí Minh vì một tuổi thơ hạnh phúc. Cậu bé cần phải nhận thức được những khái niệm như tham nhũng, đói nghèo kỳ quái, phân tầng xã hội, bất công, thế hệ thanh niên vàng và sự bất lực của họ để thay đổi bất cứ điều gì. Và bạn nhìn vào tất cả các điều này với một vẻ mỉa mai buồn buồn thế nào đó, bởi vì bạn là người đến từ tương lai, từ tương lai của họ. Tuy nhiên, nếu bỏ qua những kiểu cực đoan của CHDCND Triều Tiên, thì các chế độ cộng sản hiện đại (Cuba, Việt Nam, Lào, Trung Quốc và một số nước châu Phi) đang cố gắng thoát ra khỏi bế tắc rõ ràng, mà chế độ sai lầm này đã đẩy họ vào đó. Họ mở biên giới cho khách du lịch, những người mang lại cho đất nước ngoại tệ cần thiết, họ đang cố gắng kêu gọi các nhà đầu tư. Tại một thời điểm nào đó, khi bạn nghỉ ngơi thư giãn và bạn cảm tưởng ở đây hòa bình và hòa hợp. Sai lầm! Ở những nước này rất dễ dàng bị tù vì những quan điểm và ý  kiến không đúng.


Vậy là, chúng ta khởi động cổ máy  thời gian và tiến lên phía trước?


Chúng tôi không được may mắn, bởi vì vào tháng Tư, thi hài Hồ Chí Minh được chuyển sang Moscow để bảo dưỡng  định kỳ. Cách thức này được tiến hành trong nhiều năm. Ở Việt Nam, không có các chuyên gia cần thiết về ướp xác các nhà lãnh tụ.


Quảng trường Lenin ở Hà Nội và lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới, mà tên tuổi của ông được viết "LE-NIN" với chữ viết tắt phía trước V.I.


Nhớ tới một Lenin khác, tại Calcutta của Ấn Độ. Hãy hình dung, ở Ấn Độ, trong giai đoạn tình hữu nghị sôi động với Liên Xô, khắp mọi  nơi đặt tượng Lenin. Sau đó, với sự kết thúc kỷ nguyên của Indira Gandhi, tất cả các lãnh tụ bị dỡ bỏ, nhưng một số vẫn còn lại, chẳng hạn, ở trung tâm của Calcutta.


chúng ta đi tiếp, đó là bưu điện ở thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ).


Tại đây họ yêu mến cụ Hồ, hơn thế, rất thành tâm.


Cô bé đội viên thiếu niên và người thợ cắt tóc.



Tại mỗi thành phố sẽ có phần trưng bày nhỏ các trang thiết bị quân sự của Mỹ, bị quân đội Việt Nam tiêu diệt trong những năm 70 ở Nam Việt Nam.


Vào tháng Tư năm 2015 Việt Nam kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước, vào ngày này, ngày 30 tháng Tư năm 1975, chính thức chấm dứt sự tồn tại của Nam Việt Nam và đất nước được đổi tên thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.




Dinh thự trước đây của tổng thống Nam Việt Nam tại Sài Gòn.






Cụ Hồ yêu thương trẻ em.


Tôi có cảm giác rằng Việt Nam hiện đại đang trải qua một dạng của "perestroika", khi những biểu tượng tinh thần trước đây đang dần dần mất đi tính phù hợp và chính quyền thậm chí thừa nhận một số sai lầm trong những năm trước đó. Tuy nhiên, những người cộng sản Việt Nam đã nghiên cứu kỹ kinh nghiệm của Liên Xô và không có ý định làm đất nước sụp đổ và bàn giao quyền lực. Họ hành động thận trọng và không vội vàng.


Tuy nhiên, "các biểu tượng" là không phải như vậy. Người Việt Nam buôn bán trên đường phố những biểu tượng cộng sản, cờ hiệu khác nhau và huy hiệu Lenin và Hồ Chí Minh, các áp phích với những người lao động tiên tiến xã hội chủ nghĩa và vân vân… Và họ làm điều đó với nụ cười, biết rằng đối với người nước ngoài món quà lưu niệm này đó là giai thoại, một trò đùa, chứ chẳng có sự tôn trọng nào đối với cụ Hồ.




Theo tất cả các biểu hiện, Việt Nam về bình diện từ bỏ các giá trị truyền thống của chủ nghĩa xã hội đang vượt qua cả các quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Laos. Ví dụ, trong một nước Laos núi non nhỏ bé ít người biết đến chủ nghĩa cộng sản vẫn  nở hoa và thoảng hương. Ở đó cho đến nay các cháu bé-đội viên thiếu niên vẫn đi theo hàng lối, còn tên tuổi của các lãnh tụ vẫn còn thiêng liêng không thích hợp cho bất kỳ sự đừa cợt nào về đề tài này.


Nhưng, nhiên, chủ nghĩa xã hội của châu Phi nom kỳ lạ hơn nhiều! Lấy một đất nước xa xôi như Mozambique làm ví dụ, nơi tôi may mắn được đến thăm khoảng ba năm trước đây. Đó đúng thật là kiệt tác, bạn phải đến đó, nếu bạn muốn biết món salad cuồng si từ chủ nghĩa xã hội châu Phi, từ những bãi biển trắng mịn và những người đẹp-da đen. ở đó, trong mỗi thành phố có những đường phố mang tên Hồ Chí Minh.


…. Và của Vladimir Lich Lenin yêu quý.


Và nói chung, người Mozambique  Hồ Chí Minh Lenin "của mình", gọi ông là Samora Machel, người đã chiến đấu chống thực dân Bồ Đào Nha cho đến khi đuổi họ ra khỏi đất nước vào năm 1974. Sau đó, ông đã bị sát hại bởi tình báo CH Nam Phi, nói chính xác hơn, họ bắn hạ máy bay Tu-134 của ông. Có  một chi tiết tinh tế khác trong số phận anh hùng của ông. Thực tế là, sau khi ông bị giết hại, bà vợ, Rook Machel, đã chuyển đến CH Nam Phi đã lập gia đình với ... Nelson Mandela! Và đó là một Santa Barbara châu Phi cho bạn. Người phụ nữ này trở thành người duy nhất kịp trở thành đệ nhất phu nhân của một lúc hai quốc gia.

-----
--> Read more..

Phương Tây và Liên Xô: cùng nhau chống Hitler

Новость на Newsland: Запад и СССР: вместе против Гитлера

Запад и СССР: вместе против Гитлера


Аlexei Grigoriev

Kichbu theo: inosmi.ru

Nhà sử học Robert Gellaytli, giáo sư tại Đại học Florida (Robert Gellately, Florida State University), tác giả của nhiều cuốn sách lịch sử chủ nghĩa phát xít Chiến tranh thế giới II. Cuốn sách  mới đấy nhất trong số đó - "Lời nguyền của Stalin. Cuộc chiến vì chủ nghĩa cộng sản trong chiến tranh và chiến tranh lạnh »  (Stalin's Curse: Battling for Communism in War and Cold War), trả lời phóng viên của Ban tiếng Nga "Tiếng nói Mỹ"  về những mối quan hệ của các đồng minh trong Chiến tranh thế giới II hình thành như thế nào xem là bí ẩn lớn nhất của cuộc xung đột này.

 Роберт Геллайтли
Alexei Grigoriev: Chiến tranh thế giới thứ hai đã biến các quốc gia mà trước đó họ còn rất nghi ngờ lẫn nhau: các nền dân chủ phương Tây và chế độ độc tài Liên Xô trở thành đồng minh như thế nào. Theo quan điểm của ông, đó là  sự ngẫu nhiên hay quy luật?

Robert Gellaytli: Hoa Kỳ hoàn toàn không sẵn sàng cho chiến tranh, mà nó đã bắt đầu vào năm 1939. Trong nước tâm thế bị biệt lấp rất lớn. Tổng thống Roosevelt bị trói chân trói tay, ông chẳng có thể để giúp gì được mấy cho Vương quốc Anh. Và tôi nhắc lại rằng từ tháng Chín năm 1939 đến tháng Sáu năm 1941, Liên Xô đứng về phía Hitler. Khi Hitler tấn công Liên Xô, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã nhận ra rằng họ cần phải làm tất cả những gì để Liên Xô có thể kháng cự. Mặc dù các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh Quốc không cam chịu chủ nghĩa cộng sản,  nhưng Hitler đối với họ là hoàn toàn không thể chấp nhận được, Roosevelt và Churchill biết rằng cần phải ngăn chặn ông ta bất luận thế nào.
Vào tháng Mười năm 1941, khi tình hình trên mặt trận -Đức trở nên xấu hơn đối với Liên Xô, Roosevelt đã quyết định mở rộng chương trình "cho vay-cho thuê" đối với Liên . Đây là một sự hỗ trợ tâm lý quan trọng cho Stalin. Binh lính Mỹ không xuất hiện ở châu Âu cho đến cuối năm 1943, nhưng lời hứa đó đã được đưa ra khi mọi việc ở Liên đã rất xấu.

Căn cứ vào tài liệu lưu trữ mà tôi sử dụng trong khi viết cuốn sách "Lời nguyền của Stalin", Washington đã xuất hiện mong muốn rõ ràng để khắc phục tất cả các vấn đề trong quan hệ với Stalin. tôi có thể nói một cách dứt khoát rằng Hoa Kỳ rất vui mừng về quan hệ đối tác với Liên Xô.

- Churchill Roosevelt không tin tưởng những người cộng sản, còn Stalin xem Hoa Kỳ và Vương quốc Anh là các cường quốc đế quốc. Tuy nhiên, họ đã có thể hợp tác thành công. Tại sao vậy?
 Иосиф Сталин, Франклин Рузвельт и Уинстон Черчиль

- Tôi không nghĩ rằng Churchill hay Roosevelt đã nghiêm túc xem xét lại quan điểm của họ. Tuy nhiên, họ nhận ra rằng Liên phải chịu đựng gánh nặng chính của cuộc chiến tranh, bởi quân đội Anh đã bị đánh bật ra khỏi lục địa châu Âu, còn Hoa Kỳ vẫn còn chưa thể đưa quân của mình đến châu Âu. Lúc bấy giờ, Liên Xô đã kiệt máu - các nhà lãnh đạo phương Tây hiểu được điều này.

Roosevelt tin tưởng chắc chắn rằng nếu nói chuyện tay đôi với Stalin, thì ông có thể giải quyết tất cả những mâu thuẫn hiện có. Tôi nghi ngờ rằng Roosevelt đã không hoàn toàn nhận ra Stalin nhìn vào các nước tư bản chủ nghĩa bằng cách nào.

Trước cuộc gặp gỡ của "Ba nước lớn" tại Yalta, Roosevelt, người vừa thắng cử, trong diễn văn nhậm chức của mình vào tháng Một năm 1945 ông tuyên bố rằng hòa bình lâu dài có thể đạt được chỉ khi chúng ta tin tưởng lẫn nhau và rằng "cách duy nhất để kết bạn - tự mình trở thành bạn bè". Và chúng ta biết rằng, vào chính thời điểm đó, Stalin - có các ghi chép trong nhật ký của Georgi Dimitrov - tiếp tục xem "các nước tư bản", như một nhóm duy nhất, được chia thành Đức và Nhật Bản  một bên, và Hoa Kỳ với Vương quốc Anh - bên khác. Và ông nói rằng bây giờ Liên Xô trở thành một đồng minh của phe này chống lại phe khác, nhưng trong tương lai mọi thứ sẽ thay đổi.
Theo quan điểm của tôi, nếu như Moscow thể hiện mềm dẽo  hơn, đã có khả năng tránh được "chiến tranh lạnh".

- Ở nước Nga ngày nay, nói rằng nên chống lại "sự xét lại" những kết quả của Chiến tranh thế giới IInhững diễn giải sai lầm lịch sử của nó. Ông nghĩ gì về vấn đề này?

- Ở Nga lịch sử đã rất bị chính trị hóa. Theo quan điểm của tôi, đây là một sai lầm. Nga - và ở đây tôi ngụ ý là Liên Xô - và Hồng quân đóng góp rất lớn vào chiến thắng. Họ đã cứu thế giới khỏi chủ nghĩa phát xít. Họ có cái để tự hào. Tất nhiên, cũng có những hành vi bạo lực, trong đó có cả của  Hồng Quân - tất cả đó là sự thật.

Có lẽ, khi họ nói về việc sửa đổi các kết quả của chiến tranh, có nghĩa là một số chiếm đóng lãnh thổ của Nga, như quần đảo Kuril, mà Nhật Bản không thể chấp nhận. Nhưng tôi không nghĩ rằng Nga cần phải lo lắng về việc này.

Tôi có thái độ rất phê phán đối với chế độ Xô và Stalin. Nhưng chúng tôi ở phương Tây đáng ra đã có thể làm nhiều hơn nữa để đánh giá cao những gì Hồng quân đã làm tự do của chúng tôi.

- Tại cuộc gặp gỡ của "Ba nước lớn" tại Yalta vào tháng Hai năm 1945, Đông Âu , trên thực tế, đã được xem là khu vực ảnh hưởng của Liên Xô. Ông đánh giá quyết định này như tế nào?

- Đối với người Ba Lan, những  người dân của các nước Baltic, nhiều nước khác đã cực kỳ khó chịu nhận thấy các lãnh đạo phương Tây đã liệt quốc gia của họ vào phạm vi lợi ích của Stalin. Theo quan điểm của họ, đó là một bi kịch khủng khiếp - và, không còn nghi ngờ gì nữa, đó là một bi kịch thực sự nhất.
Tôi những muốn nhìn thấy các nhà lãnh đạo phương Tây vào năm 1945 có quan điểm khác. Nhưng, chúng ta nhớ lại tình hình lúc đó như thế nào. Roosevelt, chẳng hạn, hứa rằng sẽ đưa quân đội Mỹ trở về nhà càng sớm càng tốt. Nhưng ngày hôm nay, 70 năm sau đó, không thể xem xét lại vấn đề này, chúng ta không thể quay ngược kim đồng hồ.

Và buồn thay, khi một số người ở Nga đang cố gắng để làm chính điều đó - khôi phục lại phạm vi ở Ucraina, các nước vùng Baltic và v.v…
- Theo quan điểm của ông, bí ẩn quan trong nhất của Chiến tranh thế giới II ?

- Đề tài này đã được nghiên cứu nhiều lần, nhưng cho đến nay chưa có câu trả lời nhất quán: tại sao vào đầu năm 1941, Stalin đã phớt lờ những thông tin riêng tình báo của họ rằng Hitler đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công? Ông  ta đã được cung cấp thông tin khá chính xác, nhưng Stalin đã không lắng nghe tình báo.
 Адольф Гитлер

Trong cuốn sách "Lời nguyền của Stalin" tôi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này. Thực tế là Stalin đánh giá Hitle từ các quan điểm ý thức hệ. Ông xem Hitle là đế quốc. Còn một đế quốc cần thứ gì? Hàng hóa, ngũ cốc, dầu, kim loại ... Liên Xô đã cung cấp cho Đức một số lượng lớn thực phẩm và các vật liệu chiến lược, đã cung cấp nhiều mà Đức có thể tiêu hóa. Các nhà ngoại giao người Đức, những người đã tiến hành đàm phán với Liên Xô, cho biết: "Chúng tôi có tất cả những gì cần thiết - chúng tôi không cần chiến tranh". Nhưng Stalin không hiểu những động cơ tư tưởng của Hitler, người cần "một không gian sống". Hitler muốn đẩy người Nga qua bên kia Ural và biến họ thành những kẻ nô lệ.

Stalin là một người rất thông minh, không có nghi ngờ gì ở đây. , tuy nhiên, ông đã phạm sai lầm lớn dại dột này mà đất nước của ông phải trả giá rất đắt. tất cả vì hệ tư tưởng Marx-Lenin đã nói với ông ta rằng Đức Quốc xã - "đại lý của chủ nghĩa tư bản" bình thường.

Đây là giải thích của tôi về những nguyên nhân sai lầm của Stalin. Nhưng, rất tiếc, chúng tôi không có tài liệu đó có thể cho thấy tiến trình thực sự suy nghĩa của Stalin trong những tuần lễngày hiểm nghèo này.
- Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới II, đã thành lập LHQ, thông qua Công ước cảnh báo tội ác diệt chủng, và các biện pháp trừng phạt vì nó, và các công cụ quan trọng khác mà ngày hôm nay cộng đồng quốc tế đang sử dụng. Ông đánh giá di sản của chiến tranh như thế nào?

- Các vấn đề chính của phương Tây là chúng ta cho đến nay vẫn không hoàn toàn đánh giá cao: Liên Xô đã bị tổn thương như thế nào. Đa số  người Mỹ không biết rằng Liên Xô bị mất mát - theo số liệu chính thức - 26 triệu người. Theo quan điểm của tôi, sau năm 1991, phương Tây có thể làm nhiều hơn nữa để giúp Nga vào thời điểm khi Nga cần giúp đỡ. Phương Tây không sử dụng các cơ hội để giúp đỡ một dân tộc đã hy sinh nhiều nhường ấy vì chiến thắng. Và điều này đã có thể cho phép bảo đảm con đường phát triển dân chủ của Nga - như điều đó đã xảy ra với Đức.

Còn đối với tất cả các quy định và công ước liệt kê ở trên, thì, trong mức độ đáng kể, chúng "văn tự không mang đến". Liên Hiệp Quốc đã không chứng minh được hiệu quả đáng kể, đặc biệt nó không có khả năng để bảo vệ việc thực hiện các quyết định của mình. Tất cả các quốc gia trên thế giới chưa sẵn sàng để chuyển giao cho LHQ một phần chủ quyền của họ. Kết quả, Liên Hợp Quốc, rất lấy làm tiếc, ngày càng ít  và ít phù hợp hơn với thực tiễn của thế giới hiện đại. Liên Hợp Quốc sẽ trở thành một tổ chức mạnh chỉ trong một trường hợp: nếu các nước thành viên mong muốn điều đó.

-----
--> Read more..

Hoa Kỳ và Nhật Bản cố gắng kiềm chế sự mở rộng quân sự của Trung Quốc ở Châu Á

Острова Спратли

Эксперт: США и Япония пытаются сдержать военное расширение Китая в Азии


Kichbu theo russian.rt


Để chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa Tokyo Washington, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến Hoa Kỳ với chuyến thăm kéo dài một tuần. Sự quan tâm đặc biệt trong chuyến thăm này tập trung vào những tham vọng quân sự của Đất nước mặt trời mọc.

Từ Boston thủ tướng sẽ đến thung lũng Silicon; trong chuyến đi, ông sẽ gặp gỡ với đại diện của doanh nghiệp lớn. Không mông đợi ký kết bất kỳ thỏa thuận thương mại hoặc kinh tế nào - mục đích chính là để cải thiện quốc phòng.

Mong muốn tăng cường sức mạnh quân sự của Tokyo một trong những thay đổi quan trọng nhất trong chính sách an ninh của Nhật Bản trong những thập kỷ qua. Điều này xảy ra trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu) trở nên ngày càng căng thẳng hơn.
 Спутниковый снимок рифа «Огненный крест» (Fiery Cross Reef). Фотография: CNES 2015, Distribution Airbus DS / Spot Image / IHS
 Фотография: UNCLOS and CIA
 Географическая структура поставок нефти в КНР. Фотография: The Brookings Institution, 2014
 Поставки СПГ в КНР через Южно-Китайское море. Фотография: U.S. Energy Information Administration, 2014

Mới đây chủ tịch CHND Trung Hoa đã đến thăm căn cứ hải quân, nằm trong lãnh thổ tranh chấp. Nhà lãnh đạo Nhật Bản đã yêu cầu Peking chấm dứt mở rộng quân sự trong khu vực. Ngay cả các đối tác của Tokyo tại Washington cũng khăng khăng đòi vấn đề này.

Trong chuyến đi đầu tiên của mình đến châu Á, được tổ chức vào đầu tháng Tư, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ kêu gọi Peking kiềm chế ra những quyết định đơn phương.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu và chuyên gia về châu Á Tim Beale cho rằng Tokyo đang sử dụng mối đe dọa Trung Quốc như một cái cớ để tìm kiếm sự ủng hộ của Hoa Kỳ trong hoạch tái vũ trang của họ.

"Tokyo đang thực sự sử dụng Trung Quốc như là một cái cớ, bởi vì Hoa Kỳ sẽ chấp nhận tái vũ trang của Nhật Bản chỉ trong trường hợp nếu nó sẽ được sử dụng chống lại  Peking. Một trong những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại của Washington - kiềm chế Trung Quốc, còn Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này",- chuyên gia về Châu Á Tim Beale cho RT biết.

Theo ông, tổ hợp công nghiệp-quân sự Mỹ trong mức độ nhất định sẽ được hưởng lợi tuwg việc tái vũ trang của Nhật Bản, vì nó sẽ có thể bán vũ khí Tokyo. "Tuy nhiên, người Nhật,   bản thân họ chế tạo ra thiết bị dân dụng và quân sự rất tốt. Do đó, ảnh hưởng của việc tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản chắc gì đã làm cho Hoa Kỳ hài lòng, bởi vì Nhật Bản sẽ trở thành một đối thủ quan trọng", - chuyên gia kết luận.

Xem thêm:


- Китай хочет расширить границы за счет строительства островов в Южно-Китайском море


http://www.gazeta.ru/business/2015/04/17/6644201.shtml

------
--> Read more..

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Dinh thự và hầm ngầm của tống thống Nam Việt Nam cuối cùng


Резиденция и бункер последнего президента Южного Вьетнама

Kichbu theo puerrtto



"Dinh thống nhất" ở thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam. Công trình khổng lồ và thoạt nhìn bình thường này nằm sâu trong  một công viên xinh đẹp được bao quanh bởi hàng rào cao. Dạo chơi bên cạnh, bạn có thể chẳng thèm quan tâm đến đối tượng này, cho rằng có lẽ  là trụ sở của một tổ chức đìu hiu nào đó kiểu như của "Viện nghiên cứu Công nghiệp thực phẩm." Tuy nhiên, tòa nhà màu xám to lớn này - một trong những biểu tượng của nền độc lập của Việt Nam, của chiến thắng trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ và sự thống nhất dân tộc. Trong những năm chiến tranh Việt Nam, thời kỳ từ năm 1966 đến 1975 nơi đây là dinh thự của tổng thống  Nam Việt Nam. Chính tại nơi này, ngày 30 Tháng tư  năm 1975 vào lúc 10:35 sáng xe tăng quân đội nhân dân Việt Nam đã húc đổ cánh cửa dinh tổng thống, còn các binh sĩ lao vào tòa nhà và treo cờ của Việt Nam cộng sản. Từ thời điểm này đất nước thống nhất và được gọi là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và theo nghĩa đen Cộng hoà miền Nam Việt Nam chắm dứt sự tồn tại của họ sau hai thập kỷ chiến tranh đẫm máu.


Hôm nay, dinh tổng thống mở cửa cho khách tham quan, được gọi là "Dinh thống nhất" và bạn có thể đi bộ hàng giờ trong tòa nhà kỳ lạ này, đầy các hành lang dài, hàng trăm phòng trống, cầu thang hoành tráng hầm ngầm chưa tầng biết đến tầng ngầm. Ở đây không có một dinh tổng thống nào hết, nói chung từ lâu thủ đô  đã được chuyển về Hà Nội. Nói thêm,  vào thời điểm cuộc tấn công, khi xe tăng của quân đội Việt phá vỡ các cánh cửa và tiến vào khuôn viên của dinh thự.



Quang cảnh tuyệt vời nhìn từ nóc dinh thự.


Máy bay trực thăng của tổng thống Nam Việt Nam, nó thường xuyên đậu trên nóc phòng cho trường hợp khẩn cấp. Đáng chú ý là tổng thống cuối cùng của Nam Việt Nam, Dương Văn Minh trở thành người đứng đầu nhà nước chỉ  vẻn vẹn hai ngày trước khi nhà nước sụp đổ và ông bị bắt giữ. Ông nhậm chức vào ngày 28 tháng Tư, khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chạy ra nước ngoài và cai trị đất nước cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi những người cộng sản bắt ông. Tại sao ông không cùng với các thành viên khác của chính phủ chạy sang Hoa Kỳ? Về việc này tồn tại nhiều giả thiết, giả thiết hợp lý nhất trong số đó là người nào đó từ bên thua cuộc sẽ phải ký văn kiện đầu hàng và thống nhất quốc gia. Điều này có thể mang lại sự đảm bảo chính thức giữ gìn vị thế hiện trạng nào đó cho hàng trăm nghìn người và hàng triệu người dân của Nam Việt Nam đã từng phục vụ cho chính phủ Mỹ và có nguy cơ bị vào các trại tập trung như là kẻ thù của chế độ mới.


Trên nóc tầng thượng của tòa nhà đánh dấu vị trí nơi vào ngày 8 tháng Tư năm 1975 phi công của Không quân Nam Việt Nam, Nguyễn Thành Trung ném hai quả bom vào dinh thự riêng của tổng thống, sau đó đáp máy bay xuống lãnh thổ do những người cộng sản kiểm soát. Bom đã không trúng mục tiêu của nó, còn tổng thống vào ngày đó không có mặt tại dinh thự. Nhưng những gì xảy ra đa phần gây nên hiệu ứng chính trị, cho thấy tình hình ở đất nước đã vượt khỏi tầm kiểm soát đến mức độ nào.






Hàng kilomet hành lang hoang vắng.


Chiếc Limousine của tổng thống Nam Việt Nam thất sủng. Công bằng mà nói, trên tấm biển chỉ rõ rằng đây không phải là chiếc xe của ông. mà là chiếc xe “như" của ông.


Dưới tòa nhà là một hệ thống  hầm ngầm nhiều nhán, nơi tổng thống và ekip của ông có thể trú ẩn trong các vụ đánh bom.




Phòng ngủ.







Phòng tập  bắn.


Bếp.


-----
--> Read more..

Steps


Flag Counter