Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Người Mỹ và người Nga khác nhau những gì


«Общего у нас только руки, ноги и прочие части тела»


Anna Garanenko

Kichbu theo Lenta.ru


Người Nga và người Mỹ khác nhau những  gì và tại sao các biện pháp trừng phạt là vô nghĩa


Người Mỹ và người Nga. Trong những năm gần đây truyện cười về việc họ khác nhau như thế nào và không hiểu nhau trở nên ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, trong thời gian này, mức độ của sự hiểu lầm tăng nhiệt đến mức hoàn toàn không thể cười được. Tại sao cấm vận của Mỹ không tạo nên hiệu quả như họ toan tính? Tại sao người Nga lại dễ dàng  rơi vào tình thế "cả thế giới đang chống lại chúng ta, còn chúng ta - kiêu hãnh, bị hiểu lầm và bị xúc phạm?" Và câu hỏi chính: làm thế nào mà cả hai bên  lại không chịu lắng nghe nhau lần nữa? Về vấn đề này "Lenta.ru" đã trao đổi với nhà xã hội học người Mỹ John Smith, người đã có 20 năm cố gắng tìm hiểu sự khác biệt cơ bản giữa người Nga và người Mỹ.


"Lenta.ru": Điều gì chung có ở người Nga và người Mỹ?

Đôi tay, đôi chân, cái đầu (theo nghĩa sinh lý). Những phần còn lại - khác nhau.

Tôi sống ở đây càng lâu bao nhiêu (và đó là gần 25 năm, 15 trong số đó - thường xuyên), càng hiểu rõ ràng bấy nhiêu: chúng ta hoàn toàn khác nhau. 90 phần trăm những khác biệt của chúng ta nằm ở mức độ tiềm thức, có nghĩa là, mọi người hành động "automat".

Sự khác biệt căn bản ở đâu?

Về việc chúng ta nhận thức mình như thế nào - và nhận thức người khác là tương ứng. Người Mỹ trung bình hoàn toàn tin tưởng chắc chắn rằng mình có thể làm được bất cứ điều gì. Trong tâm lý học, đặc tính này được gọi là "locus kiểm soát": xu hướng tìm nguyên nhân của hoàn cảnh sống trong bản thân mình (locus kiểm soát hướng nội) hay trong thế giới bên ngoài (hướng ngoại). Vì vậy, người Mỹ đa phần có locus kiểm soát hướng nội: "Tôi không thể đạt được điều gì đó, bởi vì tôi không muốn lắm hoặc tôi chưa thật sự cố gắng". Chính  bởi vậy họ thường xuyên hơn tập trung vào mong muốn của mình: "Tôi muốn trở thành một vận động viên giỏi (một nhà soạn nhạc vĩ đại, giáo viên yoga hoặc bất cứ điều gì)" và thường không nhận thấy những trở ngại. Sự tự tin của họ (thường phi lý)  bắt nguồn từ đó.

Locus kiểm soát của người Nga hầu hết hướng ngoại: họ ngày càng thường xuyên cho rằng họ có thể không làm được điều gì cả, rằng chẳng có điều gì phụ thuộc vào họ, đổ lỗi cho hoàn cảnh (lịch sử, khí hậu, chính phủ). Trong số đông của mình họ không tin vào chính mình - không có cơ sở. Ví dụ, các câu hỏi chính mà hàng thể kỷ nay người Nga cố gắng trả lời?

Ai có lỗi và phải làm gì?

Đúng thế. Ngay cả biểu thức nổi tiếng "họa may" - một ví dụ sinh động của locus kiểm soát hướng ngoại. Viện Xã hội học của Viện Hàn lâm Khoa học Nga tiến hành một nghiên cứu  và phát hiện ra rằng khoảng 55 phần trăm người Nga locus kiểm soát hướng ngoại - so với 15 phần trăm người Mỹ. Tại sao vậy? Có rất nhiều yếu tố. Lịch sử nước Nga: từ  ách  thống trị của Tatar-Mông Cổ đến chế độ nông nô và sự sụp đổ của Liên Xô, từ những năm 90s chấn thương và defolt năm 1998. Khí hậu khắc nghiệt. Ngay cả tôn giáo câu chuyện cổ tích cũng tăng cường locus kiểm soát hướng ngoại. 
                                             

Tại sao người Mỹ tất cả ngược lại? Mỹ - một đất nước của những người nhập cư, nơi tập hợp thành viên di động  nhất của các nước khác  khắp trên thế giới. Trong thực tế, đây    kết quả chọn lọc tự nhiên trên cơ sở của locus kiểm soát hướng ngoại. Tất cả một chút phức tạp hơn tôi mô tả, nhưng có thể nói rằng nước Mỹ đã tập hợp trên trên lãnh thổ của họ những người có chính kiến khác nhau - những người nhận thức bản thân và cuộc sống ở đất nước của họ không giống như đa số mọi người.


Sự khác biệt này trên thực tế thể hiện ở chỗ nào?


Ở chỗ là chúng ta thật khó nói. Tôi nhiều lần quan sát trên "bàn tròn" khác nhau. Người Mỹ nói, nói và nói. Họ không biết im lăng vì họ từ bé được dạy dỗ thể hiện ý kiến ​​của họ. Nếu họ không thực hiện điều đó, thì người ta sẽ bắt đầu nghi ngờ sự tồn tại của họ. Người Nga thường im lặng. Họ nhìn nhau, hấp thụ xung lực, sợ làm sai, gây sự chú ý. Nếu  tưởng tượng nhận thức bản thân mình theo thang điểm, nơi thực tiễn nằm đâu đó ở khoảng giữa, thì người Mỹ, như một quy luật, đặt mình cao hơn, còn người Nga - thấp hơn. Kết quả là, không có liên hệ nào, mà để giao tiếp cần phải nằm cùng bậc.

Có cơ hội để tìm tiếng nói chung?
Luôn luôn có. Nếu nói về các cuộc tranh luận công cộng, cá nhân tôi luôn khuyên người Mỹ  nói ít hơn - nếu có thể, nói chung nên yên lặng. Có thể đặt câu hỏi và lắng nghe. Chỉ nêu ý kiến của mình trong trường hợp người Nga yêu cầu. Điều này rất khó khăn đối với người Mỹ. Còn đòi hỏi người Nga điều gì? Cần dũng cảm để trao đổi. Có thể , điều đó đúng hoặc không đúng, nhưng cần phải tiếp xúc, đó là điều quan trọng. Khi người Mỹ rút lui vì thái độ khệnh khạng vô lý, còn người Nga, đặt cây hỏi, vươn lên. Và chúng ta cuối cùng lâm vào cảnh "đối mặt nhau". Điều gì đang xảy  ra hiện nay giữa chúng ta? Nói chung chẳng có tiếp xúc nào hết.
 

Người Mỹ tin rằng họ hiểu hết - nước Nga, người Nga, Putin. Trong khi đó, phần lớn các chính khách và chuyên gia, tôi nghĩ rằng, nói chung là họ chẳng hiểu gì cả.

Thậm chí khi chúng ta trò chuyện, có cảm giác, chúng ta đang nói bằng những ngôn ngữ khác nhau

Trong nghĩa mà nhiều người biết quả là có như thế. Ngay cả "Yes" và "No" đối với chúng ta cũng khác nhau. Với người Mỹ trung bình "No" - có nghĩa, là No. Với người Nga điều đó có nghĩa  cả "No", cả "có thể", mà đôi khi cả "Yes". Ngẫu nhiên, đây là một cú sốc văn hóa đối với thanh niên Mỹ, khi họ theo đuổi các cô gái Nga. Có bao nhiêu "No" mà một chàng trai có thể hiểu được từ một cô gái Mỹ? Tối đa  là hai, và chuyện tình kết thúc. Không là không. Ở đây tôi thấy rất nhiều trường hợp, khi,  một người trẻ tuổi không còn cố  để  gần gũi -  đối với cô gái " những cái không" chỉ là một phần của trò chơi, là bình thường.

Còn từ  "Yes" tất cả cùng không phải như thế?

Đúng là hoàn toàn ngược lại. Khi người Nga  nói "yes", nó có nghĩa là "yes". Còn người Mỹ điều này có nghĩa cả"yes" cả "có thể" và "no"! Tại sao vậy? Ở mức độ tiềm thức, "no" đối với người Mỹ là mối đe dọa cho tự vệ của họ - nó được xem là vi phạm giới hạn (về tinh thần hoặc thể chất), là can thiệp vào không gian cá nhân của họ, mà đối với người Mỹ là thiêng liêng. Privacy - đó là điều mà thiếu nó một người Mỹ trung bình không thể sống được. Trong tiếng Nga thậm chí không có từ để biểu đạt khái niệm này. Các ranh giới không gian cá nhân của Nga là ước lệ, gần như không có. Người Mỹ thiếu chúng không thể tồn tại được, do đó, để đảm bảo an toàn, chúng ta tách mình. Đây là một điều đã biết, thường được mô tả như là chủ nghĩa cá nhân phương Tây và chủ nghĩa tập thể của phương Đông.

Điều này thể hiện như thế nào khi cross-văn hóa? Khi người Nga nghe "yes" của người Mỹ và hiểu rằng đó hoàn toàn không phải là "yes", và xem đó là đạo đức giả. Khi người  Nga nghe "no" của người Mỹ, nó không hoàn toàn là "yes", và không xem nó là nghiêm túc. Còn người Mỹ cho rằng ông không được lắng nghe - ông bị cư xử thô mạnh, thiếu tôn trọng, không quan tâm đến ý kiến của họ. Ở đây không có những ý đồ xấu sa nào cả, không ai muốn những điều gì đó tồi tệ. Chúng ta xử sử như các nền văn hóa của chúng ta chấp thuận. Kết quả - xung đột!



Và họ cư xử như thế nào trong những trường hợp này?

nhiên, khác nhau. Người Nga sẽ làm sáng tỏ các mối quan hệ, còn người Mỹ nhờ trung gian. Tôi thậm chí bản thân còn nhìn điều đó. Tôi nhớ có một lần trên một chuyến tàu đi Peter, những người cùng toa uống rượu vui vẻ uống ồn ào, và tôi gọi nhân viên toa tàu để ông xem xét. Đối với tôi, đó là tự nhiên. Nhưng những người ngồi toa ngạc nhiên và phật ý: tại sao tôi không nói với họ là họ đã làm phiền tôi…

Tại sao?

Người Mỹ trung bìnhkhông muốn xung đột. Chúng tôi làm tất cả để tránh nó và đảm bảo an toàn cho mình ở mức độ tiềm thức. Cần phải bảo vệ giới hạn của mình. Bởi vậy chúng tôi xây dựng cái gọi là "hệ thống đệm". Nó gây cho chúng tôi nhiều điều khó chịu. Đó là quan chức, cảnh sát, người kiểm tra vé, giáo viên - là người có chức vụ cho phép họ nói và làm những việc khó chịu, cần thiết khác nhau. Đó là cả luật pháp, nguyên tắc của chúng tôi, và cả thái độ của chúng tôi đối với chúng. Này và pháp luật của chúng tôi, các quy tắc, và thái độ của chúng ta đối với họ. Điều này phần nào giải thích tại sao ở Hợp chúng quốc mọi người tuân thủ luật pháp mù quáng và thoải mái nhờ cậy các quan chức, hy  vọng ở và nhận từ họ sự giúp đỡ. Ở Nga khó hình dung một người tự ý mình nhờ cậy cảnh sát hoặc quan chức.

Nhưng quan chức, và cả cảnh sát ở đây cũng khác…

Là những người làm bạn hài lòng. Theo cảm giác của tôi, những người ở đây không sợ xung đột. Xung đột - đó là một loại hình giao tiếp. Các bạn thường xuyên nói những gì bạn nghĩ, tin rằng cuộc xung đột - đó là bình thường, trung thực. Theo quan điểm của tôi, đây là một cách tiếp cận lành mạnh đối với cuộc sống. Nhiều lần tôi đã nhìn thấy mọi người ở đây đánh nhau như thế nào. Và sau 10 phút họ lại ôm nhau. Bản thân tôi lần đầu tiên trong đời đã đánh nhau ở đây - hy vọng là lần cuối cùng. Sau 20 phút, tôi với người này đã ôm nhau. Cái phần Mỹ trong tôi cho đến giờ vẫn còn xấu hỗ. Còn cái phần Nga nói rằng, vâng, điều này thật thú vị…

Cũng có cái phần Nga?

Dường như, tôi yêu nước Nga nhiều hơn các bạn Nga của tôi. Họ nói rằng "đã đến lúc vất bỏ". Có những người Nga di cư sang Mỹ - họ không hiểu có thể sống ở đây như thế nào: "Ở đấy khổ lắm". Không, không khổ - chỉ là theo cách khác.

Khi xung đột ở Ucraina ở đỉnh điểm, tôi cố gắng giải thích điều gì đó cho các  bạn Mỹ của tôi, họ không để ý nghe tôi, và nói rằng: "Cậu sống ở đó lâu quá"…

Về vấn đề các cuộc xung đột: có thể, đối với nước Nga, cuộc xung đột hiện nay trong các quan hệ không nghiêm trọng như đối với Mỹ. Các bạn hãy nhìn nhận điều này thật sâu sắc. Đối với người Mỹ xung đột - hầu như đó là điểm không bao giờ trở lại. Nếu tôi đã đánh nhau, có nghĩa , tất cả rất-rất tồi tệ. Có lẽ, đối với người Nga đó là một phần của trò chơi, một hành vi, một cách để tìm ra một cái gì đó. Tuy nhiên, đây chỉ là một giả thuyết, tôi không phải là một nhà khoa học chính trị. Tôi chỉ biết rằng trong bất kỳ cuộc xung đột nào, ở mức độ cá nhân hoặc gia đình, không chỉ một người có lỗi - nó luôn luôn là câu chuyện của hai người. Và cuộc xung đột giải quyết được chỉ khi các bên chịu trách nhiệm về một nửa của mình.

Một cái gì đó không giống dường như Mỹ có ý định chịu trách nhiệm về 50 phần trăm của họ - trong khi các biện pháp trừng phạt mới chỉ mới bắt đầu.

Ai cũng biết, rằng các biện pháp trừng phạt nói chung gây ảnh hưởng xấu trên toàn thế giới. Các chuyên gia của chúng ta trong sáu tháng qua đã viết nhiều về điều này. Tại sao lại áp đặt các biện pháp trừng phạt? Tâm lý phương Tây xem sự trừng phạt như phương pháp giải quyết hầu hết các vấn đề.

Bởi vì ngay ban đầu trong tiềm thức của phương Tây đã cho rằng mọi người có thể chịu trách nhiệm vì bản thân và kiểm soát tất cả mọi thứ. Đây là thứ nhất. Thứ hai - người Mỹ đã quyết định rằng họ phải chịu trách nhiệm cho tất cả những vấn đề trên thế giới. Tôi giả định rằng nguồn gốc của lối suy nghĩ này là ở chỗ rằng Hoa Kỳ - một đất nước của những người nhập cư. Họ có lần đã rời bỏ quê hương, bởi vì họ không thích ở đó. Bởi vậy cho rằng ở đó "không phải ở Mỹ", tất cả mọi thứ đều xấu  xa, và họ cần phải giúp đỡ những người đang ở đó. Điều này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngoài ra, cần hiểu rằng chính sách đối ngoại thường được thực hiện không phải để giải quyết vấn đề toàn cầu này hoặc kia, mà là để giải quyết một vấn đề cụ thể của một chính khác riêng lẻ.

Tại Hoa Kỳ, cuộc đấu tranh chính trị là công việc thực sự, khác với Nga, nơi bây giờ nó giả mạo hơn. Và chiến thuật đại cử tri "anh tấn công tôi, tôi tấn công anh" đã di chuyển một chút sang quan hệ quốc tế. Các chính khách và tổng thống cảm thấy họ cần phải làm một cái gì đó - điều này là dành chỉ  cho sử dụng nội thân. "Cần phải làm một cái gì đó ở đấy, nếu không bạn sẽ gặp rắc rối ở đây, ở nhà".

-----


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter