Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Dinh thự và hầm ngầm của tống thống Nam Việt Nam cuối cùng


Резиденция и бункер последнего президента Южного Вьетнама

Kichbu theo puerrtto



"Dinh thống nhất" ở thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam. Công trình khổng lồ và thoạt nhìn bình thường này nằm sâu trong  một công viên xinh đẹp được bao quanh bởi hàng rào cao. Dạo chơi bên cạnh, bạn có thể chẳng thèm quan tâm đến đối tượng này, cho rằng có lẽ  là trụ sở của một tổ chức đìu hiu nào đó kiểu như của "Viện nghiên cứu Công nghiệp thực phẩm." Tuy nhiên, tòa nhà màu xám to lớn này - một trong những biểu tượng của nền độc lập của Việt Nam, của chiến thắng trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ và sự thống nhất dân tộc. Trong những năm chiến tranh Việt Nam, thời kỳ từ năm 1966 đến 1975 nơi đây là dinh thự của tổng thống  Nam Việt Nam. Chính tại nơi này, ngày 30 Tháng tư  năm 1975 vào lúc 10:35 sáng xe tăng quân đội nhân dân Việt Nam đã húc đổ cánh cửa dinh tổng thống, còn các binh sĩ lao vào tòa nhà và treo cờ của Việt Nam cộng sản. Từ thời điểm này đất nước thống nhất và được gọi là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và theo nghĩa đen Cộng hoà miền Nam Việt Nam chắm dứt sự tồn tại của họ sau hai thập kỷ chiến tranh đẫm máu.


Hôm nay, dinh tổng thống mở cửa cho khách tham quan, được gọi là "Dinh thống nhất" và bạn có thể đi bộ hàng giờ trong tòa nhà kỳ lạ này, đầy các hành lang dài, hàng trăm phòng trống, cầu thang hoành tráng hầm ngầm chưa tầng biết đến tầng ngầm. Ở đây không có một dinh tổng thống nào hết, nói chung từ lâu thủ đô  đã được chuyển về Hà Nội. Nói thêm,  vào thời điểm cuộc tấn công, khi xe tăng của quân đội Việt phá vỡ các cánh cửa và tiến vào khuôn viên của dinh thự.



Quang cảnh tuyệt vời nhìn từ nóc dinh thự.


Máy bay trực thăng của tổng thống Nam Việt Nam, nó thường xuyên đậu trên nóc phòng cho trường hợp khẩn cấp. Đáng chú ý là tổng thống cuối cùng của Nam Việt Nam, Dương Văn Minh trở thành người đứng đầu nhà nước chỉ  vẻn vẹn hai ngày trước khi nhà nước sụp đổ và ông bị bắt giữ. Ông nhậm chức vào ngày 28 tháng Tư, khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chạy ra nước ngoài và cai trị đất nước cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi những người cộng sản bắt ông. Tại sao ông không cùng với các thành viên khác của chính phủ chạy sang Hoa Kỳ? Về việc này tồn tại nhiều giả thiết, giả thiết hợp lý nhất trong số đó là người nào đó từ bên thua cuộc sẽ phải ký văn kiện đầu hàng và thống nhất quốc gia. Điều này có thể mang lại sự đảm bảo chính thức giữ gìn vị thế hiện trạng nào đó cho hàng trăm nghìn người và hàng triệu người dân của Nam Việt Nam đã từng phục vụ cho chính phủ Mỹ và có nguy cơ bị vào các trại tập trung như là kẻ thù của chế độ mới.


Trên nóc tầng thượng của tòa nhà đánh dấu vị trí nơi vào ngày 8 tháng Tư năm 1975 phi công của Không quân Nam Việt Nam, Nguyễn Thành Trung ném hai quả bom vào dinh thự riêng của tổng thống, sau đó đáp máy bay xuống lãnh thổ do những người cộng sản kiểm soát. Bom đã không trúng mục tiêu của nó, còn tổng thống vào ngày đó không có mặt tại dinh thự. Nhưng những gì xảy ra đa phần gây nên hiệu ứng chính trị, cho thấy tình hình ở đất nước đã vượt khỏi tầm kiểm soát đến mức độ nào.






Hàng kilomet hành lang hoang vắng.


Chiếc Limousine của tổng thống Nam Việt Nam thất sủng. Công bằng mà nói, trên tấm biển chỉ rõ rằng đây không phải là chiếc xe của ông. mà là chiếc xe “như" của ông.


Dưới tòa nhà là một hệ thống  hầm ngầm nhiều nhán, nơi tổng thống và ekip của ông có thể trú ẩn trong các vụ đánh bom.




Phòng ngủ.







Phòng tập  bắn.


Bếp.


-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter