Как Си Цзиньпин стал вторым после Мао
Ira Solomonova
Kichbu theo slon.ru
Tập Cận Bình - người cầm quyền thứ sáu của nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa và là người đầu tiên được sinh ra sau
khi tuyên bố thành lập đất nước. Ông đứng đầu một đảng có số
đảng viên nhiều nhất trên thế giới, bao gồm 87 triệu đảng viên, và, mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc không chạm đến tất cả các gốc cạnh đời sống của
người Trung Quốc, nhưng nó là cấu trúc cầm quyền của một nền kinh tế lớn thứ
hai trên hành tinh. Tập Cận Bình – chỉ huy tối cao của mỗi vị tướng, là quan
tòa hoặc là người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước. Ông là một người như thế nào
và từ một nhà quản lý khu vực trở thành trở thành nhà lãnh đạo mạnh nhất kể từ
thời Mao Trạch Đông đến nay như thế nào – bài viết trong số mới của tuần báo
New Yorker dành cho vấn đề này. Slon trích dẫn một vài đoạn từ đó.
- Là con trai của nhà hoạt động đảng nổi tiếng Tập Trọng Huân, năm 1954 bổ
nhiệm tổng thư ký của Hội đồng nhà nước của CHND Trung Hoa, nhà lãnh đạo Trung
Quốc tương lai đã học qua Học viện 1 Tháng Tám danh tiếng. Năm 1952 cha của ông
bị buộc tội âm mưu chống đảng, còn vào năm 1969, Tập 16 tuổi bị đày về nông
thôn để “cải tạo lao động". Kinh nghiệm này sau đó đã giúp cho Tập Cận
Bình khá nhiều và đảm bảo cho ông có
được thiện cảm của “tầng lới bình dân Trung Quốc”.
- Trong thời gian "cải tạo lao động", Tập Cận Bình gia nhập đoàn
komsomol; vì bố đơn gia nhập của ông bảy lần bị từ chối và chỉ được tiếp nhận sau
khi ông kết bạn với một quan chức địa phương. Mặc dù là Tập “đã nhìn thấy những
mặt xấu nhất của đảng và những mặt tốt nhất của đảng”, và đảng đã đối xử với
gia đình của ông như thế nào, ông một mực mãi mãi trung thành với ĐCS Trung
Quốc. Lòng trung thành này, theo lời cựu thủ tướng Australia Кеvin Rudd, người đã tiếp xúc với
nhà lãnh đạo Trung Quốc trong nhiều năm - "là cơ sở để hiểu Tập Cận Bình là một người như thế nào".
- Trước khi Tập lên cầm quyền, ở CHND Trung Hoa và ở nước ngoài là nhà quản
trị hàng tỉnh chẳng có gì nổi bật, một người sùng mộ văn hóa nhạc pop của Mỹ, thích
kinh doanh hơn chính trị. Tuy nhiên, bức chân dung này là không đầy đủ. Một vài
năm sau đó, ông trở thành người cai trị độc tài nhất của Trung Quốc sau Mao, đề
xướng khởi tố hình sự hàng chục nghìn người đồng hương, nắm quyền kiểm soát hầu
hết đời sống của đất nước và biến thành đối
thủ quyết liệt của tư tưởng dân chủ Mỹ. Đối với phương Tây điều này có vẻ kỳ
lạ: làm thế nào có thể khuyến khích cạnh tranh và mang lại đặc tính thị trường
cho nền kinh tế - mà đồng thời lại thắt chặt kiểm soát về chính trị, truyền
thông và Internet? Nhưng chìa khóa của vấn đề chính là ở đây: theo Tập Cận Bình,
chỉ có một đảng mạnh mới đảm bảo được ổn định cho đất nước.
- Tập Cận Bình lớn lên bằng những
câu chuyện của cha mình về cách mạng. "Ông đã
giải thích cách mạng là gì. Chúng tôi nghe
về cách mạng nhiều đến mức tai của chúng tôi bị đóng cục", Tập nói khi trả lời
phỏng vấn vào năm 2004. Năm 1978, sau khi phục hồi, Tập Trọng Huân được bổ nhiệm làm thống đốc tỉnh Quảng Đông, là tỉnh đầu tiên ở
Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng theo thị trường tự do. Ở đây cha của ông đã có
ảnh hưởng lớn đối với ông: sau một thời gian, ông vững tin vào ý tưởng
rằng sự phát triển kinh tế sẽ giúp chiến thắng đói
nghèo.
- Tập Cẩn Bình đã quyết định chắc
chắn rằng Trung Quốc phải đối mặt với một mối đe dọa nội bộ. Theo các nhà ngoại
giao Mỹ, ông thù ghét “thương mại hóa toàn diện của xã hội Trung Quốc",
những kẻ mới phất, nạn tham nhũng, sự đánh mất các giá trị, nhân phẩm và lòng
tự trọng, cũng như "độc ác về đạo lý" dưới dạng qua ma túy và mại
dâm. Để chiến đấu chống lại cái ác này, ông tập hợp xung quanh mình những người
bạn cũ và bắt đầu một chiến dịch quy mô ớn chống tham nhũng (hơn một trăm nghìn
quan chức đã bị bắt) – Tập đã nhìn thấy phương thức như thế để tăng cường và
đoàn kết đảng. Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, như tác giả Evan Osnos của
bài viết chỉ ra, nhà lãnh đạo Trung Quốc tự khinh Mikhail Gorbachev, bởi vì ông
ta không thể bảo vệ được đảng cộng sản của mình chống kẻ thù của đảng và những
ý tưởng chính trị nguy hại của phương Tây. Dưới triều đại của Tập Cận Bình không
có chỗ thậm chí cho phe đối lập, cho cả phê phán.
"Mặc dù Vladimir Putin bóp nghẹt xã hội dân
sự và báo chí, trong các hiệu sách ở Moscow vẫn có thể tìm thấy những cuốn sách
chỉ trích ông. Tập độc đoán không đến mức như vậy. Vào tháng Hai năm 2014 đã
biết đến vụ bắt biên tập viên 79 tuổi của tờ báo Hồng Kông Morning Bell Press,
người đã lên kế hoạch phát hành cuốn tiểu sử của Tập với những lời chỉ trích.
<...> Ông bị kết án 10 năm tù về tội buôn lậu bảy hộp sơn, - New Yorker
viết. - Trí thức Trung Quốc đã phải phân tách lời nói và hành động: những tư
tưởng của phương Tây có thể được thảo luận ở Trung Quốc bao nhiêu tùy muốn -
miễn là chúng không được thể hiện bằng hành động".
- Nếu từ thời Đặng Tiểu Bình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cư xử theo
nguyên tắc "hãy ẩn mình và chờ thời", thì Tập đã từ bỏ khái niệm này
và tuyên bố: Trung Quốc ở đây. Năm ngoái tại Paris, ông nhắc lại cho thế giới những
lời của Napoleon, người xem Trung Quốc là con sư tử đang ngủ, đã nói rằng
"con sư tử đã thức dậy". Ông đã khẳng định phép ẩn dụ này trên thực
tế - tạo ra những đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng Thế giới và IMF, xây dựng Con
đường tơ lụa mới, hợp đồng khí đốt với Nga và thúc đẩy ý tưởng rằng Trung Quốc
và Hoa Kỳ giờ đây phải xử sự trên cơ sở bình đẳng và xây dựng một "kiểu
quan hệ mới giữa hai cường quốc vĩ đại" (chính quền Barack Obama hiện từ
chối sử dụng cụm từ này ").
- Bác bỏ những ý tưởng phương Tây, Tập Cận Bình đề nghị thay vào đó là
những ý tưởng của Trung Quốc. Theo nhà sử học Zhang Lifang, chúng bao gồm sự
tăng trưởng nhanh chóng và những chấn đống chính cắt Trung Quốc ra khỏi lịch sử tâm linh của họ,
và bây giờ đất nước cần một hệ tư tưởng mới.
- Không thể nói có bao nhiêu người ủng hộ chủ tịch CHND Trung Hoa – các nhà
xã hội học độc lập bị cấm tiến hành thăm dò về chủ đề này. Tuy
nhiên, tập đoàn nghiên cứu Horizon Research Consultancy Group thừa nhận rằng họ
đã tiến hành các cuộc điều tra người dân gián tiếp, và nếu tin vào kết quả của
họ, Tập Cận Bình được gần 80% người Trung Quốc ủng hộ. Bằng
sự ủng hộ này ông phải có nghĩa vụ thực hiện chiến dịch chống tham nhũng và
chính sách đối ngoại của mình.
Tập Cận Bình sẽ nắm giữ chính quyền ở Trung Quốc được bao lâu, đó sẽ là một
câu hỏi. Sự ủng hộ của dân chúngcó thể thay đổi bởi sự bất bình trong trường
hộp những thất bại trong kinh tế, còn nền kinh tế, nhiều nhà bình luận đã cho
biết, bắt đầu đối mặt và sẽ đối mặt với những thách thức. Để
duy trì tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đang cố gắng thúc
đẩy cách tân. Tuy
nhiên, Đảng Cộng sản đã không bao giờ nhìn thấy những mâu thuẫn giữa cải cách
kinh tế và đàn áp phe đối lập chính trị, The New Yorker nhấn mạnh, và, tiếp tục
trên tinh thần đó, Tập đánh liều bóp nghẹt lối tư duy cần thiết cho sự phát
triển thành công của đất nước.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét