Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2009

D. MEDVEDEV: Trả lời phỏng vấn Tạp chí Der Spiegel, ngày 07/11

D. Medvedev: Trả lời phỏng vấn tạp chí Der Spiegel

của Đức

Интервью немецкому журналу «Шпигель»

Интервью немецкому журналу «Шпигель».

7 tháng mười một 2009, 12:30 tỉnh Moscow, Gorky

7 ноября 2009 года, 12:30 Московская область, Горки

Kichbu theo http://www.kremlin.ru/transcripts/5929

Разместить в блог Прямая ссылка

 

Kichbu

CÂU HỎI: Thưa ngài tổng thống, hôm nay chúng ta đón chào lễ 20 Năm sụp đổ của bức tường Berlin. Ngài sẽ kỷ  niệm nó cùng với những vị khách khác tại Berlin. Ngày đã ở đâu vào ngày này 20 năm trước? Và ngày này đã để lại ở Ngài những hồi ức như thế nào?

MEDVEDEV: Thời gian trôi qua thật nhanh. 20 năm đã trôi qua,  tất cả những gì đã xảy ra ở Đông Âu và tất cả những gì đang xảy ra xung quanh sự thống nhất nước Đức và sự sụp đổ của bức tường Berlin đã trở thành một phần của lịch sử. Tôi không nhớ tôi đã ở đâu vào ngày đó.

Những tôi nhớ rất rõ rằng có những cảm giác rất sâu sắc, rằng cuộc sống của chúng ta đang thay đổi một cách chớp nhoáng, bởi vì tôi cũng đã đủ lớn (lúc bấy giờ tôi đang theo học chương trình phó tiến sỹ ở đại học Sankt-Peterburg), để hiểu rằng những thay đổi như thế - đó không chỉ là sự thay đổi liên quan đến tất cả những người Đức, mà  đó là những thay đổi đã đụng chạm đến số phận của Châu Âu, và cuối cùng, cả số phận của đất nước chúng tôi. Bức tường Berlin, như chúng ta biết, luôn luôn là tượng trưng cho sự phân chia Châu Âu, sự phân chia của hai nên văn minh, sự phân chia của những định hướng giá trị. Và sự sụp đổ của nó được tiếp nhận như sự tiếp tục của đường lối thống nhất Châu Âu. Rõ ràng rằng tất cả điều này có cả những trạng thái cấu thành khác. Trong bất luận trường hợp nào, thời gian này ở nhiều người liên tưởng với công thức nổi tiếng “Wind of change”. Công thức này, về thực chất, đã được viết vào thời kỳ đó và nó đã trở thành bài ca chính thức cho thời đại này.

Nhiều thời gian đã trôi qua sau sự kiện này. Một phần của những hy vọng lúc bấy giờ, có thể nói, ở tôi và, có lẽ, ở những người dân của đất nước chúng tôi đã được đáp ứng, một phần của những hy vọng đã không được thỏa mãn. Nhưng điều quan trọng nhất đã diễn ra là những đường phân chia đã được khắc phục, và cuối cùng, Châu Âu đã được thống nhất.

Mặt khác, nhiều vấn đề liên quan đến số phận của Châu Âu, với những quan hệ giữa Liên bang Nga và các  nước Châu Âu, theo quan điểm của tôi, đã có thể phát triển theo một kịch bản khác thế nào đó.

CÂU HỎI: Mikhail Gorbachev ở đất nước của tôi (nước Đức), cũng như toàn thể phía Tây, là một người được kính trọng, người ta khâm phục ông vì những công lao liên quan đến việc khắc phục hậu quả thời kỳ “chiến tranh lạnh”. Còn Ngài đánh giá như thế nào những công lao của Mikhail Gorbachev?

D.MEDVEDEV: Về phía mình, có lẽ, đánh giá hoạt động của những người tiền nhiệm sẽ không rất đúng. Mikhail Gorbachev là nhân vật tích cực đối với Cộng hòa Liên bang Đức, ở nhiều nước Châu Âu ông được xem như một người đã làm được nhiều việc cho sự thống nhất Châu Âu, để khắc phục những hậu quả “của chiến tranh lạnh”, để xóa bỏ “bức màn sắt”.

Ở đất nước chúng tôi, có lẽ, những đánh giá hoạt động của ông ấy có thể khác nhau, bởi vì thời kỳ hoạt động của ông rơi đúng vào sự sụp đổ của nhà nước chúng tôi. Một phần đáng kể những người dân của chúng tôi gắn sự chấm dứt nhà nước của chúng tôi với hoạt động của ông ấy. Có công bằng hay không - đây là vấn đề của các nhà sử học. Nhưng có một điều là về bình diện chủ quan rất nhiều người vào thời kỳ đó đã cảm thấy mình bị đau khổ, bị tổn hại, bị mất nước - đó là thực tế.

CÂU HỎI: Người tiền nhiệm của Ngài Vladimir Putin không thận trọng như thế. Ông đã gọi sự sụp đổ của Liên Xô là thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ XX. Ngài chia sẽ sự nhận xét này như thế nào?

D. MEDVEDEV: Vladimir Putin đã không đưa ra những đánh giá về ngài Gorbachev, chính ngay trong đó đã thể hiện một mức độ thận trọng như chính tôi.

Sự sụp đổ Liên Xô – thực tế đây là một rúng động rất to lớn đối với tất cả mọi người đã từng sống trên lãnh thổ Liên bang Xô Viết. Không liên quan đến điều rằng họi tiếp nhận sự tan rã của quốc gia như thảm họa cá nhân hay là cho rằng đây là kết quả tất yếu của ban lãnh đạo những người bolshevich. Đã có những đánh giá khác nhau. Và bây giờ vẫn tồn tại. Trong bất luận trường hợp nào đây là sự kiện rất bi kịch, nghiêm trọng mà vì nó một dân tộc đã từng sống trong suốt nhiều thập kỷ, đôi khi hàng thế kỷ, trong phạm vi một quốc gia, đã bị chia lìa theo những quốc gia khác nhau. Điều này gây ra nhiều vấn đề ngay trong giao tiếp, ngay trên các chuyến tàu hỏa, xuất hiện những khó khăn trong di chuyển, trong liên hệ với những người họ hàng, bạn bè thân thích. Nhưng nói về điều rằng đây là thảm họa địa chính trị hay là một cái gì đó – thì đây lại cũng là nhiệm vụ của các nhà sử học.

Tôi cho rằng Chiến tranh thế giới thứ hai – đây cũng là một thảm họa của thế kỷ XX không kém phần nghiêm trọng, còn nói về những hậu quả của nó, thì đó là thảm kịck kinh hoàng hơn. Còn cách mạng năm 17 ( Cách mạng Tháng Mười-Kichbu) ở đất nước chúng tôi – kèm theo cuộc Chiến tranh vệ quốc, khi những người bà con ruột thịt đánh nhau, những người bạn bè thân thiết bắn vào nhau. Chẳng lẻ đó không phải là thảm họa?

CÂU HỎI: Thưa Ngài Tổng thống, chúng ta vừa mới nói đến lịch sử. Tất nhiên, chúng ta chăm chú theo dõi cả những vấn đề mà Ngà viết, trong đó cả những vấn đề trong tuần qua, trong blog của Ngài. Có thể nói gì về tình trạng xã hội Nga khi Ngài nói về vai trò của Stalin và đánh giá cao vai trò của ông trong xã hội Nga?

D. MEDVEDEV: Ở mỗi cá nhân lịch sử  luôn luôn sẽ có một số lượng người tôn thờ nhất định, và số lượng người nhất định, những người đối xử với người đó rất tiêu cực. Điều này cũng liên quan đến ngay cả Stalin.

Ở đất nước chúng tôi có 50 triệu người sử dụng internet. Có hàng nghìn bình luận những điều tôi đã nói gửi đến website tổng thống. Người nào đó đã viết rằng cuối cùng thì người lãnh đạo quốc gia cũng đã nói thẳng về điều ông ta nghĩ về thời kỳ các cuộc đàn áp và về Stalin. Tất cả các đánh giá được đưa ra, điều gì đã xảy ra đã được tôi gọi là tội ác. Một ai đó viết  rằng điều này không thể chấp nhận được bởi vì Stalin đã đưa đất nước chúng ta đến một trình độ phát triển cao, chúng ta có nến công nghiệp đã phát triển, lĩnh vực xã hội tiến bộ, ở đó chúng ta được nhận nhiều sản phẩm không phải trả tiền, trong xã hội gần như không có tội phạm. Và rằng, nói là, các nhà lãnh đạo nước Nga hiện đại còn cần phải đạt được những thành tựu như thế.

Chính quyền cần phải trung thực, còn tính trung thực của chính quyền nằm  và ở chỗ để những sự kiện lịch sử nhất định đang được phân tích sâu sắc, đã được gọi tên bằng ngôn ngữ pháp luật khái niệm tuyệt đối. Từ gốc độ pháp luật, việc tiêu diệt một số lượng lớn những người cùng dân tộc vì những lý do chính trị hay là những lý do kinh tế bịa đặt là tội ác. Cho dù những thành quả kinh tế to lớn như thế nào mà chúng ta đã đạt được, cho dù bộ máy nhà nước có được tổ chức tốt như thế nào đi chăng nữa thì minh oan cho những người liên quan đến việc gây ra những tội ác là điều không thể.

Ở tôi luôn luôn có  quan điểm như thế này, trong bất cứ trường hợp nào, từ thời khi tôi cũng như những người khác cùng tổ quốc của tôi, có khả năng tiếp cận đến các tài liệu, văn kiện của thời ấy. Tức là, về thực chất, từ thời bắt đầu công cuộc cải tổ ở đất nước của chúng tôi, khi khả năng được tiếp cận những tài liệu nguyên gốc xuất hiện. Và, đây là, nói thêm, tôi cho rằng, là công lao của những người một thời từng lãnh đạo đất nước, và cũng chính của bản thân Gorbachev, rằng họ đã không ngại đưa ra công khai những tài liệu, những người đã ném bóng tối lên ngay cả hệ thống quản lý nhà nước và cũng chính ném vào đảng Cộng sản.

CÂU HỎI: Thưa Ngài Tổng thống, hiện nay đang tiến hành chính sách quan hệ tương đối gay gắt đối với các nước láng giềng trong không gian hậu Xô Viết, chẳng hạn, đối với Ucraina. Cho đến nay đại sứ mới của Nga tại Ucraina chưa đựoc tiến cử. Có những vấn đề như thế. Tại sao Nga, tốt hơn là, có ý định gây tác động khi giải quyết những vấn đề này bằng gây áp lực?

D.MEDVEDEV: Nếu như Ông nói với tôi rằng trong quan hệ giữa các quốc gia của Liên minh Châu Âu không tồn tại bất cứ vấn đề gì hay là giữa các quốc gia cùng nằm tren lãnh thổ Châu Âu, thì, có lẽ, điều này sẽ không công bằng. Những vấn đề như thế cũng tồn tại ngay ở chính cả nước Đức, những vấn đề như thế cũng có ở ngay đất nước chúng tôi.

Nếu lấy, ví dụ, Ucraina. Vâng, hiện ở chúng tôi đang diễn ra cuộc tranh luận gay gắt, nhưng không phải giữa xã hội và chính xác không giữa các quốc gia nói chung. Còn nếu nói một cách thật cởi mở, thì cuộc tranh luận này hay là tất cả những phức tạp liên quan chỉ mỗi một người - Tổng thống hiện nay của Ucraina. Trong lịch sử vẫn có những chuyện như vậy. Vâng, thực tế, cá nhân tôi cho rằng Tổng thống Ucraina đang giữ một quan điểm rất không xây dựng trong quan hệ với đất nước chúng tôi. Ở ông ấy có những quan niệm rusofos. Tất cả những gì ông ấy thực hiện trong những năm gần đây đều nhằm làm sao phá vỡ những quan hệ truyền thống giữa Ucraina và Liên bang Nga. Điều này kèm theo những việc rất không thú vị, tôi có thể nói, là những việc rất đáng buồn: sự phá vỡ các hợp đồng kinh tế, thần thánh hóa những tay sai của chủ nghĩa phát xít, mong muốn viết lại lịch sử. Quyết định trục xuất các nhà ngoại giao này hay khác – đây thực là biện pháp không hữu nghị. Và cần phải đáp lại điều này. Qua một thời gian nào đó tại Ucraina sẽ tiến hành bầu cử. Tôi hy vọng rằng cuối cùng những lực lượng có tinh thần thực tế hơn trong quan hệ với các hợp đồng của chúng tôi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước này. Vị đại sứ, tất nhiên, sẽ đến Ucraina, sẽ nhận nhiệm vụ của mình. Nhưng tất cả những điều đó trong phạm vị hoạt động ngoại giao. Những trường hợp như vậy thường xảy ra giữa các quốc gia. Đây là, thực tế, hình thức phản ứng cực đoan. Tôi thậm chí phải trực tiếp gửi thư ngỏ ngay trong blog của mình và trong videoblog cho Tổng thống Ucraina để tất cả mọi người được biết về động cơ hành động của tôi. Tôi cho rằng điều này hoàn toàn trung thực, đây không phải là một sự ngoại giao hành lang bí mật nào đó, khi chúng tôi nhìn vào mặt nhau cười và cố gắng chỉ ra rằng ở chúng ta mọi điều đều tốt đẹp nhưng trên thực tế lại gây cho nhau những điều hèn hạ nhỏ mọn.

CÂU HỎI: Thưa Tổng thống, liệu chúng ta phải lo ngại rằng cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina sẽ còn căng thẳng hơn nữa không?

D. MEDVEDEV: Giữa Nga và Ucraina không có cuộc xung đột nào. Đây là những nước anh em, gần gũi nằm trong những quan hệ kinh tế rất nghiêm túc. Khối lượng trao đổi hàng hóa, mặc dù khủng hoảng, ở chúng tôi tính được hàng tỷ dollars.

Những người anh em Ucraina hai năm trước đây đã nói với chúng tôi rằng họ chẳng có gì để trả cho khí hơi đốt. Chúng tôi nhớ cuộc xung đột tháng một, chúng tôi thỏa thuận về các nguyên tắc hoạt động, và về điều rằng nếu họ không thể trả, họ cần phải quan tâm về việc nhận  tín dụng sớm hơn. Trong trường hợp ngược lại xảy ra việc chuyển sang trả trước trong việc cung cấp khí đốt. Những vấn đề đã xảy ra. Điều này liên quan, theo quan điểm của tôi, với chiến dịch bầu cử đang tiến hành ở Ucraina khi một chính quyền này gây tổn hại cho chính quyền khác nhằm mưu đồ giành được các điểm chính trị.

Tôi chúc các bạn Ucraina của chúng tôi có được sự ổn định càng sớm càng tốt, và chúng ta tất cả cùng với các bạn của mình sẽ làm việc đơn giản hơn: kể cả Liên bang Nga và cả Châu Âu thống nhất.

CÂU HỎI: Chúng ta đang nói về lịch sử thuộc về giai đoạn 18 năm trước đây và sự sụp đổ của Liên Xô. Có thể, Ngài dù sao cũng có thể ngắn gọn phác họa tình hình xã hội Nga, 18 năm đã trôi qua?

D. MEDVEDEV: Hiện giờ chúng tôi đang xây dựng xã hội công dân hiện đại, 18 năm trước tồn tại những quan niệm duy tâm nào đó, nhiều dự báo thời ấy đã không thực hiện được, nhiều ảo tưởng bị đổ vỡ. Sau những năm qua chúng tôi đã không tránh được rất nhiều vấn đề, như nạn tham nhũng hay là sự quan liêu trong việc thông qua những quyết sách quan trọng nhất, bắt đầu từ cấp cao nhất và kết thúc ở cấp tự quản ở địa phương.

Xã hội Nga hôm nay đã được chuẩn bị tốt hơn, hình dung mình tốt hơn rằng đất nước chúng ta nhìn như thế nào, nhìn thấy rõ hơn vị trí của mình như thế nào.

CÂU HỎI: Rashid Nurgaliev nói rằng muốn đấu tranh thắng nạn tham nhũng sau một tháng. Làm sao có thể tuyên bố được những câu như thế, ngay chính ở phương Tây cũng còn không thể?

D.MEDVEDEV: Tôi hy vọng rằng dù thế nào ở bộ trưởng nội vụ cũng có cái nhìn thực tiễn về việc cần đấu tranh với nạn tham nhung như thế nào. Theo chừng mực tôi hiểu bộ trưởng nội vụ Nurgaliev, ấy là ông ấy nói về việc xóa bỏ những lệch lạc nghiêm trọng hơn trong hệ thống Bộ Nội vụ.

Nếu nói về nạn tham nhũng và việc khắc phục hậu quả của nó, thì đề tài này sẽ kéo dài đến vài năm, đặc biệt khi tính đến cả quá khứ không đơn giản của chúng tôi. Nạn tham nhũng có ở bất kỳ nước nào. Còn ở nước chúng tôi tham nhũng có những hình dạng rất quái dị.

Tham những đã tồn tài ngay từ thời Nga hoàng, và cũng tồn tại ngay cả trong những thời kỳ Xô Viết, mặc dù nó tiềm tàng hơn theo những nguyên nhân hoàn toàn có thể hiểu được. Và, tất nhiên, nạn tham nhũng nảy nở với màu sắc rất xấu sau khi chuyển đổi nước Nga đến một trạng thái hiện nay của cấu trúc kinh tế và hệ thống chính trị. Vấn đề rằng xã hội đã trở nên tự do hơn, luôn luôn có những dấu cộng và những dấu trừ. Những dấu cộng rõ ràng, còn dấu trừ là trong đó là sự giải phóng to lớn của các quan chức, những người có được khả năng kiểm soát các dòng tiền bạc, ăn hối lộ, mưu toan lao vào kinh doanh.

Trong suốt lịch sử nghìn năm của Nga ở chúng tôi đã không có bộ luật chuyên biệt chống tham nhũng. Chúng tôi đã xây dựng nó, đã xây dựng những cơ chế bây giờ bắt đầu vận hành: Hội đồng tổng thống đặc biệt, và các ủy ban đặc biệt về xung đột các quyền lợi. Tôi yêu cầu tất cả các quan chức của chúng tôi báo cáo về thu nhập của mình, về thu nhập của những người thân thích của họ. Họ đang thực hiện điều này, mặc dù điều này không gây lên được ở ai niềm vui nào cả.

CÂU HỎI: Thưa Ngài Tổng thống, còn liên quan đến sự chín muồi của xã hội, đây chính là không chỉ cuộc đấu tranh chống tham nhũng, mà còn là dân chủ, còn là nhà nước pháp quyền. Nhưng khi chúng ta nhớ lại những vụ sát hại, như, ví dụ, vụ giết hại Anna Politkovskaya, tôi không muốn liệt kê tất cả các vụ việc này, rất tiếc, không một vụ nào không đựoc điều tra . Và tôi cảm giác rằng ở đây có những vấn đề rất lớn. Tại sao không thể phanh phui tất cả các tội ác này?

D.MEDVEDEV: Nhưng đây là cách đặt vấn đề sai lầm. Vụ Politkovskaya hoàn toàn đã được điều tra, một vài ngày trước đây tôi đã nói chuyện về đề tài này với ủy ban điều tra.

CÂU HỎI: Tòa án đã tha tất cả các bị cáo.

D. MEDVEDEV:  Cơ quan điều tra hoàn toàn tin vào sự thật luận cứ của mình và tin vào chỗ rằng họ đã làm tất cả để bóc trần tội ác. Vấn đề này sẽ chuyển qua tòa án. Đây là thủ tục pháp lý bình thường. Điều này không có nghĩa rằng cơ quan điều tra không làm gì cả, tòa án  đã xem các chứng cứ bảo vệ có trọng lượng hơn. Đó là quyền của tòa án. Và thật sai lầm, như ông nói, dường như chẳng có điều tra gì cả.

CÂU HỎI: Thêm lần nữa; trong nhiều vụ sát hại tăm tiếng trong thời gian gần đây không có một kết án bắt buộc về mặt pháp lý nào cả.

D.MEDVEDEV: Hãy đưa ra cho tôi những trường hợp khác. Nullum crimen sine lege, không có tội phạm nào nằm ngoài vòng pháp luật: tôi có thể chỉ nói về những vụ cụ thể.

CÂU HỎI: Còn vụ với nữ nhà báo Anastasiya Baburovaya đã bị bắn ở Moscow ngay trên đường phố với luật sư-nhà bảo vệ nhân quyền Stanislav Markelov như thế nào? Hay là với nhà bảo vệ nhân quyền bà Natalya Estemirovaya hồi tháng bảy bị bắt cóc ở Chechnya và cũng vào ngày đó đã bị bắn hàng loạt vào đầu?

D.MEDVEDEV: Về vụ Estemirovaya việc điều tra đang tiếp tục. Nếu nói về vụ sát hại luật sư Markelov và nữ phóng viên Baburovaya, những kẻ bị tình nghi trong vụ này đã bị bắt, hồ sơ tài liệu đã được chuyển sang tòa án.

CÂU HỎI: Còn các cuộc bầu cử vào tháng mười? Tại một số khu vực bầu cử vào cuối ngày bỏ phiếu đã có 80-90 phần trăm người tham gia bỏ phiếu – cao hơn nhiều so với mức độ trung bình ở toàn thành phố Moscow. Ngài đánh giá tình hình này như thế nào?

D. MEDVEDEV: nhìn chung, các cuộc bầu cử diễn ra hoàn toàn có tổ chức, nhưng điều đó không có nghĩa rằng ở đó không có những khiếm khuyết. Ở Moscow, ở một số thành phố khác, thực tế, đang có một số lượng đáng kể đơn khiếu nại tố cáo. Tôi đã gặp gỡ với các nhà lãnh đạo của các đảng của chúng tôi và chúng tôi thỏa thuận rằng tất cả các yêu sách cần phải đựoc xem xét tại tòa án.

Tôi đã tiếp xúc với các phe phái của chúng tôi, tất cả họ đều nói chỉ một điều. Vâng, mỗi phe phái đều không hoàn toàn hài lòng với những kết quả của mình, nhưng tất cả họ khác nhau ở chỗ rằng kết quả cuối cùng của các cuộc bầu cử phản ánh tuyệt đối chính xác sự phân chia lực lượng hiện nay giữa các lực lượng chính trị.

Thủ lĩnh của các phe phái đưa ra hàng loạt các đề nghị bằng cách nào để cải thiện thủ tục bầu cử. Tôi đang nghĩ về điều này. Ở tôi đúng sau hai tuần nữa, chắc là, sẽ có thông điệp tổng thống, tôi sẽ đưa ra một số đề nghị bổ sung hoàn thiện hệ thống bầu cử.

CÂU HỎI: Thưa Ngài Tổng thống, với một số lượng lớn công chức như vậy ở Nga xuất hiện một ấn tượng rằng ở những công chức này có một tâm trạng thế này: cần tác động một ít vào tiến trình bầu cử để đảm bảo việc bỏ phiếu theo đúng hướng. Thực tế có như vậy không?

D.MEDVEDEV: Thậm chí đảng  “Nước Nga Thống Nhất” là lực lượng chính trị chủ yếu, là đảng của chính quyền, cũng không hài lòng với kết quả của mình ở chỗ nào đó. Nếu một quan chức, thậm chí có những tình cảm thiên vị nhất đối với lực lượng chính trị này hay khác, toan tính giúp nó trong các cuộc bầu cử, thì anh ta đang phạm tội, nó có trong bộ luật hình sự của chúng tôi. Và cần phải chịu trách nhiệm.

CÂU HỎI: Trong bài báo mang tính nguyên tắc của Ngài “Nước Nga, tiến lên!” Ngài đã sử dụng những cụm từ “ sự lạc hậu kinh tế”, “sự lạc hậu bẽ bàng của Nga”, “sự phụ thuộc vào nguyên liệu”, “sự phụ thuộc vào nguyên liệu bẽ bàng”. Tại sao sau 20 năm sau khi kết thúc đối đầu của các khối ở Châu Âu, Nga, mặc dù đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong suốt 20 năm qua, nhưng cho đến nay vẫn chưa vượt qua được sự phụ thuộc này?

D.MEDVEDEV:  Con người ta làm quen rất nhanh với narcotin, còn buôn bán nguyên liệu - điều này cũng như narcotin đòi hỏi những liều lượng mạnh hơn, đặc biệt khi đốt nóng, dầu sẽ tan chảy đến những đại lượng không tưởng tượng được trong những năm gần đây. Có ai cách đây năm năm về trước có thể hình dung được giá dầu lên đến 150 dollars?  Nhưng vậy từ bỏ buôn bán nguyên liệu, các nguồn năng lượng - rất đau khổ, bởi vì rằng có thể, không làm gì cả, về thực chất,  tạo ra những ảo tưởng ổn định kinh tế. Những đồng tiền đến, một số lượng tiền không nhỏ, những vấn đề nóng hổi đang được giải quyết, có thể không cải cách nền kinh tế, có thể không diversif nền sản xuất. Chúng tôi có những cơ hội để khắc phục tình hình trì trệ nặng nề này nếu biết rút ra những bài học đúng đắn từ khủng hoảng.

Ở tôi có cảm giác như thế này rằng hiện nay mọi người lại bắt đầu yếu đi khi tính toán siêu lợi nhuận. Vâng, có thể sống như vậy một thời gian nào đó nữa. Nhưng nếu chúng tôi không thể chi những khoản tiền cần thiết để tái cấu trúc sản xuất, sẽ không đầu tư vào nông nghiệp, thì ở chúng tôi  cũng chỉ còn lại mỗi nguyên liệu. Và đây là con đường chẳng đi vào đâu cả. Hơn thế trong thế giới cứ 50 năm một xảy ra cuộc cách mạng năng lượng, và không một ai biết điều gì sẽ xảy ra vào năm 2050, có thể, và ngay dầu mỏ với gas trong một khối lượng như vậy sẽ không cần đến.

CÂU HỎI: Thưa Ngài Tổng thống, hiện đại hóa nền kinh tế nước Nga trong những năm qua dù sao cũng không tiến được xa. Đây, có lẽ, là nguyên nhân của việc rằng nước Nga đã bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn thế giới. Trong tất cả những điều đó, như nguyên tắc, cần phê phán Chính phủ. Tại sao không nêu đích danh cá nhân? Chính, ví dụ, ngài Putin rất sớm trước đây đã thường  từng chỉ trích Thủ tướng Chính phủ Nga vì những  chỗ sai sót như thế.

D.MEDVEDEV: Sự phụ thuộc của nền kinh tế chúng tôi vào nguyên liệu xuất hiện không phải vào lúc khi mà Putin là Tổng thống, mà đã bốn mươi năm trước đây. Để thay đổi điều này, đòi hỏi một thời gian tương đối dài. Hãy nhìn xem bản đồ nước Nga, hãy làm quen với cán cân ngoại thương của chúng tôi và sự vượt trội của xuất khẩu so với nhập khẩu, hãy thử nghĩ về điều rằng ở chúng tôi có những điều kiện xã hội như thế nào – và sau đó hãy nhìn xem chúng tôi thu được bao nhiêu tiền thuế nhờ dầu mỏ và khí đốt. Và mọi người sẽ hiểu hết tất cả. Và, cuối cùng, trong mười năm qua Chính phủ Nga chưa bao giờ phải từ chức vì điều rằng đã không thực hiện được trách nhiệm của mình.

CÂU HỎI: Chúng tôi đưa ra câu hỏi này bởi vì rằng có rất nhiều phản ứng đối với các bài viết của Ngài trên mạng internet và, cần phải nói, rất nhiều phản ứng kinh ngạc và những phản ứng rất  tinh tế. Rất nhiều người vỡ mộng. Thường nghe nói rằng có rất nhiều đòi hỏi, nhưng trong thực tế chẳng có gì xảy ra. Có vô số những nhận xét như vậy. Và mọi người nói: Llời nói thì hay, nhưng, rất tiếc, chẳng có gì xảy ra trong thực tế cả”.

D.MEDVEDEV: Trong thực tế người ta nói khác nhau. Ngay đối với một bài viết của tôi thực tế đã có 16 nghìn phản ứng – đây chỉ là trong khuôn khổ của một bài báo. Đây là con số đẹp, điều này cho thấy rằng các công dân của chúng tôi tích cực như thế nào, rằng họ phản ứng với những gì chính quyền nói.

CÂU HỎI: Ngài bình luận như thế nào về luận điểm của nhiều nhà phân tích rằng Vladimir Putin và Ngài là cặp bài trùng chủ yếu trong việc thực hiện chiến lược tuyệt vời: thủ tướng được định hướng ngày một nhiều hơn và làm việc nhiều hơn với một bộ phận xã hội có tinh thần truyền thống hơn, còn Ngài làm việc với một bộ phận có tinh thần tự do hơn và phóng khoáng hơn trong quan hệ với phương Tây?

D.MEDVEDEV: Cái điều rằng “cặp bài trùng” của chúng tôi, nói một cách dễ chịu, hoạt động tương đối nhịp nhàng, hôm nay không gây nên ở bất kỳ ai những sự nghi ngờ, mặc dù có rất nhiều tiên đoán rằng thế nào rồi họ cũng đả phá nhau, hiện nay những dự báo ấy, như ông thấy đấy, là không thích đáng.

Còn những sự ưa thích của cá nhân thì sao, thì ở mỗi người có những quan niệm của mình về điều những quan điểm của ai, phong cách cư xử như thế nào, các trình bày tài liệu gần gủi hơn. Điều này cũng liên quan đến cả tôi và Vladimir Putin. Tôi không muốn nói rằng tất cả chúng tôi vào một thời điểm nào đó người ta đã bắt đầu xem như những nhà lãnh đạo già nua của bộ chính trị UBTW Đảng CS Liên Xô, những người trong những chiêc áo palto và đội những chiếc mũ ấm như nhau bước lên khán đài Lăng, khi không đủ khả năng hiểu ai trong số họ là Leonhid Ilich, và ai là Mikhail Andreevich (Suslov-Kichbu).

CÂU HỎI: .. là người trong suốt nhiều năm trời là Cha đẻ tư tưởng của Điện Kremlin. Nhưng điều rằng cách đây không lâu ngài Putin có nói về những cuộc bầu cử sắp đến, đã gây nên sự ngạc nhiên mạnh mẽ ở nhiều người phương Tây. Trả lời câu hỏi ai trong số hai các ông sẽ giới thiệu ai ra ứng cử tại các cuộc bầu cử, ông ấy trả lời như bá tước Nga: “Chúng tôi sẽ ngồi xuống và sẽ thỏa thuận về điều rằng cái gì sẽ đến vào năm 2012”. Cựu tổng thống Gorbachev đã hoảng hốt: về điều ấy nên nói không phải giữa hai người với nhau, mà phải nói với cử tri. Nhưng ông ấy, rõ ràng, chẳng đóng một vai trò gì cả.

D.MEDVEDEV: Tôi có thể bình luận được gì về ngài Gorbachev,  trong sự chính xác đọc những lời của Putin. Ông ấy chỉ nói như sau: nếu vào thời điểm các cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo Vladimir Putin và Dmitri Medvedev vẫn còn hấp dẫn đối với nhân dân như những nhân vật chính trị, thì trong trường hợp này chúng tôi cùng với ông ấy ngồi xuống và thảo luận, ai trong số chúng tối  sẽ đi bầu cử - để chúng tôi không gây phiền hà cho nhau. Ông ấy không khẳng định rằng giữa chúng tôi đã xác định ai sẽ là tổng thống tiếp theo. Điều này thật nực cười.

CÂU HỎI: Ngày 5 tháng mười hai sẽ kết thúc hiệu lực của hiệp ước SNV, và ngài Obama đang mơ ước về một thế giớikhông còn.vũ khí nguyên tử. Ông ấy đã nói với Ngài về đề tài này và ông ấy muốn đạt được mục đích này như thế nào, chính Nga và Hoa Kỳ đang lãnh đạo phong trào tiến đến một thế giới không có vũ khí hạt nhân?

D.MEDVEDEV: Nếu không là chúng tôi, thì ai? Nếu chúng tôi không làm việc này, thì chẵng có giải trừ vũ khí quân bị nào hết. Chúng tôi thực tế trong thời gian gần đây đã có bước phát triển không kém. Cần phải công nhận rằng chính quyền mới đang đặt vấn đề này vào trong số các ưu tiên của mình, chính quyền trước đây không làm như vậy bởi thế ở chúng tôi có tất cả những cơ hội đàm phán về xây dựng một hiệp ước mới, xác định những giá trị giới hạn, xác định các biện pháp kiểm tra và ký văn kiện bắt buộc về mặt pháp lý vào cuối năm nay.

Còn liên quan đến ý tưởng một thế giới phi hạt nhân thì thế nào, thì đây là ý tưởng chung của chúng tôi, cần phải vươn đến nó, những con đường đến đó rất phức tạp bởi vì để xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân, cần không chỉ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Nga từ chối vũ khí hạt nhân vào một thời điểm nào đó,  mà còn để ngay một số nước khác cũng thực hiện điều này, và ở đây thiếu sự thống nhất như vậy. Thậm chí trong số những đối tác Châu Âu gần gủi của chúng tôi thì còn lâu các nước mới chia sẽ cách tiếp cận của chúng tôi với Tổng thống Hoa Kỳ để thực hiện việc này một cách mạnh mẻ hơn.

CÂU HỎI: Chính là có thể nói chỉ về Pháp và Vương quốc Anh...

D.MEDVEDEV: Các nước mới có vũ khí nguyên tử thể hiện sự quan tâm còn rất ít, đó chưa nói đến ngay cả những kẻ mưu toan kiếm được công nghệ hạt nhân một cách phi pháp. Và ngoài họ ra còn có những nước, những nước, mặc dù không công nhận có vũ khí hạt nhân, nhưng đồng thời không phủ nhận điều đó. Chúng ta cần phải suy nghĩ bằng cách nào chúng ta thuyết phục họ từ bỏ vũ khí hạt nhân.

CÂU HỎI: Ngài biết nỗi sợ hãi của phương Tây trước vũ khí hạt nhân của Iran.Nhưng nỗi lo sợ này lớn bao nhiêu, thì vấn đề cũng lớn bấy nhiêu. Vậy cách xử sự của Nga trong lĩnh vực này như thế nào? Các vị muốn ủng hộ Iran còn lâu đến mức nào trong những vấn đề cung cấp vũ khí, cũng như trong vấn đề phát triển công nghệ của nước này? Hay là các vị sẽ ủng hộ các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc của phương Tây trong quan hệ với Iran?

D. MEDVEDEV:  Bắt đầu từ đầu về khao khát vũ khí hạt nhân của Iran. Những biểu hiện này có thể được thực hiện trong khuôn khổ của chương trình sử dụng hạt nhân hòa bình dưới sự kiểm soát của tổ chức MAGATE. Không ai chống lại điều này. Cần không chỉ tôn trọng các nguyên tắc đang có, chứ không mưu toan, ngược lại, che giấu những vũ khí này hay khác.

Nếu những thỏa thuận về các chương trình làm giàu uranium và sử dụng nó trên lãnh thổ Iran vì mục đích hòa bình sẽ đạt được, thì chúng tôi vui lòng tham gia vào các chương trình này.

Nếu như ban lãnh đạo Iran vẫn cố bám giữ quan điểm ít xây dựng hơn thì về lý thuyết mọi điều có thể thế nào cũng được. Trong quá trình cuộc gặp gỡ ở New York với Obama chúng tôi đã nói về điều này. Tôi không muốn để tất cả kết thúc bằng việc áp dụng các lệnh trừng phạt mang tính pháp lý quốc tế bởi vì những biện pháp trừng phạt này, như nguyên tắc, đây là con đường theo một hướng rất phức tạp và nguy hiểm. Nếu không có một động thái nào tiến lên phía trước, thì không một ai có thể loại trừ ngay một kịch bản như thế.

Chúng tôi trong đường lối của mình (và tôi trong các quyết sách của mình) đều xuất phát từ chỗ rằng chúng tôi sẽ cung cấp chỉ những loại vũ khí mang tính phòng thủ. Chúng tôi không có ý định cung cấp vũ khí tiến công.

CÂU HỎI: Ngài đã nói, sau khi bức tường Berlin sụp đổ đã có những niềm hy vọng nhưng không được thực hiện, và có những niềm hy vọng đã được thực hiện. Ngài phát biểu như vậy có ý gì?

D.MEDVEDEV: Những hy vọng đã được thực hiện dễ hiểu: Châu Âu thống nhất, tồn tại một nhà nước Đức thống nhất trong khi quá trình này diễn ra cũng không dễ dàng gì.

Còn liên quan đến những điều chưa được thực hiện thì sao? – chúng tôi cho rằng do bức tường Berlin sụp đổ, vị trí của Nga trong Châu Âu sẽ được xác định khác đi. Chúng tôi đã hy vọng rằng sự xóa bỏ Hiệp ước Varshava sẽ kèm theo mức độ hội nhập khác của Nga vào không gian cộng đồng chung Châu Âu. Vậy chúng tôi đã nhận được những gì? NATO – đây dù thế nào vẫn là một khối, tên lửa của nó vẫn chĩa vào lãnh thổ Nga, đây là một khối quân sự.

Tôi sẽ nói đôi lời liên quan đến ý tưởng của Hiệp ước an ninh chung Châu Âu. Ý  tưởng của nó nằm ở chỗ để tạo ra một sân chơi như thế để chúng ta có khả năng trao đổi những vấn đề cấp thiết nhất – và các nhà nước tham gia vào NATO, và ngay các nước Châu Âu không tham gia vào NATO. Trong trường hợp ngược lại các quốc gia không tham gia vào NATO dù sao cũng sẽ cảm thấy mình không được thoải mái lắm. Tôi nói điều này không để đối trọng với ý tưởng Hiệp ước này của NATO. Chúng ta cần tạo ra cơ chế tổng hợp, ở đó chúng ta sẽ giao tiếp với nhau, ở đó chúng ta sẽ nói về những tình huống phức tạp hơn, ở đó chúng ta sẽ nói về điều rằng chúng ta cần phải khắc phục những bất đồng bên trong Châu Âu về những vấn đề này hay khác như thế nào.

Ngay xung đột với Gruzia năm ngoái đã chỉ ra điều rằng an ninh của chúng ta ở Châu Âu hiện nay không được đảm bảo. Đây là xung đột của Châu Âu.  Rằng chúng ta cần phải củng cố an ninh Châu Âu, thì cá nhân tôi không có một mảy may nghi ngờ gì nữa. Đây là sự nghiệp chung của chúng ta.

CÂU HỎI: Tôi có thể nói rằng Châu Âu trước hết là cộng đồng của những giá trị chung, đó là dân chủ, là nhân quyền. Và những giá trị này đóng vai trò đặc biệt. Vậy nước Nga có thể đóng vai trò như thế nào ở Châu Âu, được xác định trong mức độ đáng kể bởi điều rằng quý vị sẽ thực hiện những mục đích dân chủ và nhân quyền của các vị ở Nga như thế nào. Nhưng liệu các mục đích của các vị có thực hiện được hay không nói chung?

D.MEDVEDEV:  Những giá trị của chúng tôi – đó là những giá trị như của Quý vị ở phương Tây. Tôi không nhìn thấy những khác biệt nào lớn trong những vấn đề tự do và nhân quyền, trước hết, nếu so sánh với những thành viên mới của Liên minh Châu Âu:  trong những vấn đề văn hóa chính trị và phát triển kinh tế họ không tốt hơn chúng tôi – nhưng họ là những nước nhỏ và thường nói về điều rằng họ phải đối mặt với bao sự đe dọa.

CÂU HỎI: ... Bây giờ Ngài nghĩ gì về Ba Lan và các quốc gia Pribaltic....

D.MEDVEDEV: Ranh giới với Nga nằm ở chỗ là chúng tôi là nước lớn, ở chúng tôi có vũ khí nguyên tử. Nói thì không đúng: ở đây có một Châu Âu thống nhất, ở đó nền dân chủ đã được thực hiện, còn ở đằng kia - nước Nga vô giáo dục, tối tăm, không thể xếp nó vào Châu Âu được.

CÂU HỎI: Điều này nói ra  quá đau khổ.

D. MEDVEDEV:  Chẳng lẽ chúng tôi yêu cầu về những đầu tư vào Nga? Các vị đã muốn hay là đang muốn hợp tác với chúng tôi theo kiểu “Opel”, “Bandan Yards” hay là theo các dự án khác. Chính điều này có nghĩa là chương trình nghị sự kinh tế cũng như nhau rằng sự xâm nhập vào nhau đã tiến lên phía trước rất xa. Vậy cái gì chia rẽ chúng ta?

Tôi hy vọng rằng hầu như không có gì chia rẽ chúng ta. Tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể và củng cố hơn nữa các mối quan hệ với các nước láng giềng Châu Âu của chúng tôi. Tôi hy vọng rằng mức độ hiểu biết lẫn nhau về đa số các vấn đề sẽ được cải thiện. Tôi hy vọng rằng nhiều vấn đề, những vấn đề hôm nay đang tồn tại ở Châu Âu, mà vẫn chưa thấy hết, sẽ được giải quyết trong sự phối hợp hoạt động chung của chúng ta. -Kichbu-

7 tháng mười một 2009, 12:30 tỉnh Moscow, Gorky

7 ноября 2009 года, 12:30Московская область, Горки

 Chưa được biên tập...

--------------

Đọc thêm:

> Chuyện bức tường Bá Linh sụp đổ và nước Đức thống nhất

http://www.talawas.org/?p=12716

 

> Thế giới mừng sự kiện 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/119/article_5622.asp

5 nhận xét:

  1. Tôi cũng hy vọng rất nhiều sự đóng góp của ông cho nước Nga và thế giới, như ông đã hy vọng rất nhiều ở cuối bài phỏng vấn, MEDVEDEV ạ !

    Trả lờiXóa
  2. chính khách Tây họ giả nhời báo chí hay thật, họ có học thật sự .

    Trả lờiXóa
  3. @preone: Tổng thống nói chuyện với nhà báo như mọi người nói chuyện đời thường ấy. ..:)
    Hông thích liên hệ với các zị nhà ta đâu..:(

    Trả lờiXóa
  4. Hôm nay đọc lai, Kichbu thấy mình còn nhiều lỗi chính tả quá.
    Thành thật xin lỗi các bạn nếu dã đoc..:)

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter