Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

Tượng đài Lenin ở Kiev vẫn không được bình yên

TƯỢNG ĐÀI LENIN TẠI KIEV VẪN KHÔNG ĐƯỢC YÊN
 
(NCTG) Những phần tử dân tộc Ukraine đã dùng sơn đỏ đổ lên pho tượng Lenin tại trung tâm thủ đô Kiev ngay sau khi tượng đài mới được phục chế.

Tượng đài Lenin mới được phục chế - Ảnh: AFP


Thứ Sáu 27-11, Đảng Cộng sản Ukraine (CPU) đã tổ chức lễ tái khánh thành tượng đài vị lãnh tụ của cách mạng vô sản Liên Xô, Vladimir Ilyich Lenin.

Cuối tháng 6-2009, pho tượng Lenin - được đặt trên đại lộ Taras Shevchenko ở thủ đô Ukraine từ năm 1946 - đã bị các phần tử cực đoan nước này dùng búa phá hỏng ở phần mặt và cánh tay.

Sau đó, tượng được nhấc khỏi bệ và đem đi phục chế với khoản tiền do Đảng Cộng sản Ukraine quyên góp.

Theo tường thuật của mạng tin korrespondent.net, tại lễ tái khánh thành tượng đài Lenin, đã có sự hiện diện của chừng 700 đảng viên CPU, đứng đầu là tổng bí thư Petr Simonenko.

Hàng trăm cảnh sát cơ động cũng đã có mặt để ngăn chặn những đụng độ có thể xảy ra giữa phe cộng sản và một nhóm chừng 30 thành viên theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa, đại diện cho các tổ chức Liên minh Toàn Ukraine Tự do, Đại hội những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine và Đản Nhân dân Ukraine.

Những phần tử dân tộc đã hô những khẩu hiệu chống cộng, đám đông xô lấn nhau, một người theo chủ nghĩa dân tộc bị nhừ đòn và cảnh sát phải bắt giữ hai người. Tượng đài Lenin bị rẩy sơn đỏ.

Tại các nước cộng hòa cũ của Liên bang Xô-viết một thời, vẫn tồn tại khá nhiều tượng đài Lenin và trong thời gian gần đây, nhiều tượng đã bị phá hỏng.

Rạng sáng 1-4-2009, pho tượng đồng Lenin nổi tiếng - đặt tại quảng trường trước Ga Phần Lan, thành phố Saint Petersburg (Liên bang Nga) –
đã bị đặt bom khiến tượng bị thủng một lỗ to cả thước, thiệt hại lên tới 6-8 triệu rúp (chừng 200 ngàn USD).

Thượng tuần tháng 8-2009, tại thành phố Uvarovichi (Belarus), một thanh niên 21 tuổi đã đánh đu trên một pho tượng Lenin bằng thạch cao cao 6m, đã có 70 năm tuổi, khiến
tượng bất ngờ đổ sụp, vỡ tan thành nhiều mảnh và chàng thanh niên thì bị tượng đè thiệt mạng.

Tại Ukraine, nơi phong trào dân tộc - thậm chí dân tộc cực đoan - dấy lên mạnh mẽ trong những năm gần đây, sự tồn tại các tượng đài Lenin luôn là đề tài tranh luận gay gắt, nhất là từ khi Cuộc cách mạng Da cam nổ ra.

Trong một diễn biến có liên quan, Ukraine vừa tưởng niệm các nạn nhân của
nạn đói (holomodor) thời kỳ 1932-33, đã khiến chừng 5-7 triệu người thiệt mạng. Chính giới Ukraine cho rằng thủ phạm chính là bộ máy khủng bố Stalinist, đã gây nên một nạn đói “nhân tạo” để đè bẹp những nỗ lực độc lập và ý thức dân tộc của Ukraine.


Tưởng niệm các nạn nhân của nạn đói (holomodor) - Ảnh: Duna TV

Trong lễ tưởng niệm trọng thể tổ chức tại thủ đô Kiev, tổng thống Viktor Yushchenko và thủ tướng Yulia Timoshenko đã tạm bỏ sang một bên những bất đồng để cùng nghiêng mình trước những nạn nhân của tội ác trong quá khứ mà Ukraine gọi bằng cái tên “diệt chủng”.

Năm ngoái, Cơ quan An ninh Quốc gia đã
mở một cuộc điều tra và công bố danh tính các lãnh tụ Đảng Cộng sản Ukraine thời đầu thập niên 30 thế kỷ trước, những kẻ đã ra chỉ thị thực hiện tội ác diệt chủng đối với chính dân tộc mình.

Trần Lê, theo Hãng Thông tấn Hungary MTI và Duna TV


Kichbu theo nguồn: http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2120

4 nhận xét:

  1. Yêu nhau yêu cả đường đi
    Ghét nhau ghét cả tông ti, tượng đài.

    Trả lờiXóa
  2. bác ấn vào cái gì mà những bài mới chẳng thấy được update cho bà con biết

    Trả lờiXóa
  3. Giả vờ à, co cái chi mà Nở hông bít zậy ta..Hic hic
    Coi chừng mất liên lạc hen..:)

    Trả lờiXóa
  4. Khổ. Ông ấy đã chết lâu rồi, có muốn đứng đấy nữa đâu mà cứ bắt ông đứng.

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter