Thứ Tư, 4 tháng 11, 2009

Tại Việt Nam, tham nhũng là rủi ro số 1 đối với giới đầu tư nước ngoài

Tại Việt Nam, tham nhũng là rủi ro số 1 đối với giới đầu tư nước ngoài

Trọng Nghĩa

16349
Rủi ro đối với đầu tư nước ngoài

Theo Reuters, tình trạng tham nhũng tại Việt Nam hiện diện ở mọi cấp chính quyền và trở thành rào cản chủ yếu đối với giới đầu tư nước ngoài. Chính quyền Việt Nam đã từng loan báo những kế hoạch bài trừ tham nhũng mạnh mẽ, đồng thời khuyến khích giớI truyền thông báo chí tham gia giám sát.

Trong loạt bài nhận định về các rủi ro mà giới đầu tư nước ngoài cần phải chú ý khi đầu tư vào châu Á, hãng tin Reuters hôm nay đã nêu bật trường hợp của hơn 15 quốc gia, từ các nền kinh tế lớn ở Đông Á, Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, cho đến các nền kinh tế Đông Nam Á có trọng lượng như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia… Tình hình Việt Nam lẽ dĩ nhiên cũng được đề cập tới.

Đối với từng quốc gia, hãng tin Anh đã ghi nhận 5 nhân tố chủ yếu gọi là ”rủi ro chính trị” mà những ai muốn kinh doanh tại các quốc gia châu Á nói trên cần phải lưu ý. Trong trường hợp Việt Nam, có năm ”rủi ro” được nêu bật : đó là tham nhũng, chính sách hối đoái, hiệu quả công việc làm của chính phủ, bất ổn định xã hội và vấn đề môi trường. Tham nhũng được xếp đứng đầu các nguy cơ đối vớI sự phát triển của Việt Nam.

Theo Reuters, tình trạng tham nhũng tại Việt Nam hiện diện ở mọi cấp chính quyền và trở thành rào cản chủ yếu đối với giới đầu tư nước ngoài. Chính quyền Việt Nam đã từng loan báo những kế hoạch bài trừ tham nhũng mạnh mẽ, đồng thời khuyến khích giớI truyền thông báo chí tham gia giám sát.

Nỗ lực chống tham nhũng bắt đầu hụt hơi

Thế nhưng, các nỗ lực nói trên đã bắt đầu hụt hơi sau khi nhiều nhà báo điều tra về một số vụ tai tiếng tham những lớn đã bị bắt giam. Tiến triễn trong hồ sơ chống tham nhũng sẽ trở thành một nhân tố mang tính chất quyết định cho việc thu hút đầu tư ngoại quốc, do đó, thứ hạng của Việt Nam trong các công trình điều tra về tham nhũng sẽ rất quan trọng. Tình hình cải thiện hay suy thoái mạnh mẽ sẽ tác động đến giới đầu tư.

Có một yếu tố khác cũng được Reuters nêu bật là loại ”rủi ro” gọi là “bất ổn xã hội”, liên quan đến số lượng các cuộc đình công ngày càng gia tăng, cùng với những phong trào phản đối và tranh chấp đất đai. Những vụ này nhiều khi đã gây trở ngại cho công việc làm ăn của các doanh nghiệp ngoại quốc. Tranh chấp cũng xảy ra cả ở vùng nông thôn do việc nhà nước trưng thu đất đai hay tình trạng tham nhũng của các giới chức điạ phương. Tuy nhiên, đối với Reuters, tại Việt Nam tình trạng bất ổn định xã hội trên quy mô rộng khó có thể xảy ra.

Trong thời gian sắp tới, vấn đề cần theo dõi nằm trên hai bình diện. Trước hết cần chú ý xem các tranh chấp ở địa phương có khả năng lan rộng trên toàn quốc hay không. Trên bình diện này, cần chú ý đến vai trò của giáo hội Công giáo Việt Nam, có khoảng 6 – 7 triệu tín đồ và được tổ chức chặt chẽ. Trong thời gian qua, người Công giáo nhiều lúc đã tham gia vào những cuộc phản đối để đòi lại đất đai bị nhà nước tịch thu từ năm 1954 đến nay.

Mặt khác, theo Reuters, cũng phải chú ý đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng Biển Đông. Đây là một hồ sơ cực kỳ nhạy cảm ở Việt Nam, nơi mà thái độ nghi kỵ Trung Quốc rất cao. Mọi hành động của Bắc Kinh nhằm khẳng định chủ quyền của họ trên các hòn đảo đang tranh chấp chủ quyền với Hà Nội, hoặc là mọi biểu hiện của chính quyền Việt Nam bị coi là yếu đuối trước Trung Quốc trên vấn đề này đều có thể tạo cơ sở cho những cuộc biểu tình phản đối.

Ngoài hai yếu tố kể trên, Reuters còn nêu lên rủi ro liên quan đến chính sách ngoại hối của Việt Nam, do việc chính quyền cố gắng cầm cự không phá giá đồng bạc Việt Nam cho dù đồng tiền này liên tục bị giảm giá trong thời gian qua.

Hiệu quả công việc làm của chính phủ?

Một rủi ro khác là hiệu quả công việc làm của chính phủ. Theo Reuters, tham nhũng là một yếu tố làm giảm hiệu năng hoạt động của chính quyền Việt Nam, bên cạnh các vấn đề như thiếu giải trình, thiếu minh bạch, và guồng máy hành chính quan liêu cồng kềnh. Hiện nay, tiến trình cải tổ kinh tế Việt Nam cũng như chính sách cải tạo các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu năng, có nguy cơ bị các nhóm bảo thủ và đặc quyền đặc lợi phá hoại nhất là khi chính quyền đặt trọng tâm nhiều hơn đến khía cạnh an ninh. Mặt khác, theo một số nhà phân tích chính trị, trong thời gian từ nay đến Đại hội Đảng Cộng sản vào đầu năm 2011, các cuộc đấu đá nội bộ có thể làm cho tiến trình cải tổ bị tê liệt phần nào.

Sau cùng, vấn đề môi trường cũng được nêu bất thành một mối rủi ro cấn quan tâm vì công cuộc phát triển không chú ý đến môi trường trong thời gian qua, có thể gây nên bất ổn xã hội như tại Trung Quốc. Hơn nữa, Việt Nam còn bị xếp vào diện các nước sẽ bị thiệt hại nặng nề nhất nếu mực nước biển dâng lên. Vựa thóc của Việt Nam là đồng bằng sông Cửu Long là khu vực bị đe doạ nặng nhất.

Nhận định chung khi đề cập đến năm loại rủi ro như kể trên, Reuters xác định: “Việt Nam hiện đã ứng phó tương đối tốt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thế nhưng, đất nước này vẫn còn bị xem là một điểm đấu tư nhiều rủi ro và tương đối thiếu thông thoáng”.

Nguồn:  http://bauxitevn.net/c/16346.html

7 nhận xét:

  1. Thông thường, rủi ro thường tỷ lệ thuận với lợi ích mang lại. Riêng VN, thấy rủi ro cao nhưng lợi nhuận thì ko tương xứng

    Trả lờiXóa
  2. Thế thì liều một phát ở chỗ khác đi..:)

    Trả lờiXóa
  3. Nói vậy thôi, vẫn có người muốn đầu tư bởi họ hy vọng ở sự gặp may hơn là rủi.

    Trả lờiXóa
  4. Rủi ro tham nhũng cao đối với người đầu tư tỉ lệ thuận với rủi ro thất nghiệp đối với người lao động. Khi rủi ro thất nghiệp cao, người lao động dễ dàng chấp nhận lương thấp. Và như vậy cơ hội của nhà đầu tư lại tăng.

    Vậy, những nhà đầu tư "biết cách" tồn tại sẽ có cơ hội tốt. Chỉ có người lao động là luôn thiệt. Còn những quan chức tham nhũng là luôn luôn thu lợi (trừ khi phải vào tù).

    Trả lờiXóa
  5. @ to zuncon: Nếu mà thế thì mấy người đi đút lót (tạo điều kiện cho cán bộ nhà nước tham nhũng :D) họ cũng không làm đâu. Nếu có lợi họ mới làm đó. Tớ làm nhà nước nên tớ cũng hiểu một phần. he he

    Trả lờiXóa
  6. Tiếc thế, tớ ứ được làm Nhà nước, hehe ^^

    Trả lờiXóa
  7. Hi hi. tại vì họ so sánh giữa cái được và cái mất. Được nhiều hơn họ mới làm

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter