Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2009

Mấy nhóm lợi ích tại Trung Quốc

Mấy nhóm lợi ích tại Trung Quốc

Nguồn: Tạp chí Quan sát số tháng 4 năm 2009

Một sự thực không ai chối cãi được là sau hơn 30 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đại lục đã giàu mạnh vượt bực, nhưng trong các tầng lớp xã hội không phải ai cũng được hưởng lợi, đã xuất hiện cái gọi là “tầng lớp được lợi” (và như vậy tất nhiên sẽ có những tầng lớp, những nhóm người không được lợi hoặc được lợi ít). Khi đánh giá xem những ai, những nhóm người nào được hưởng lợi trong công cuộc cải cách mở cửa đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc có những ý kiến khác nhau. Có người gọi chung là “nhóm xứng đáng được hưởng lợi ích” nhưng cũng có người cho rằng gọi như vậy không chính xác vì trong cải cách và mở của đã xuất hiện “nhóm hưởng lợi ích xứng đáng” nhưng cũng đã xuất hiện “nhóm hưởng lợi ích không xứng đáng”. Cuối cùng, có người đã phân loại và gọi tên các nhóm người đó như sau: “nhóm lợi ích chính đáng”, “nhóm lợi ích cướp đoạt”, “nhóm lợi ích đặc biệt”.

Nhóm lợi ích cướp đoạt” là nhóm người thu được lợi ích dựa vào thủ đoạn phi pháp hay phạm tội để giành được đặc quyền phi pháp, do “quan hệ” hoặc “có chỗ dựa” (như có giấy phép xuất nhập khẩu, giao dich nội tuyến cổ phiếu, giành được đất giá rẻ, v.v.) mà tiến hành các hoạt động phi pháp hoặc phạm tội như buôn lậu, buôn bán ma túy, mại dâm, trốn lậu thuế, lừa gạt,dọa dẫm… Sở dĩ có tất cả những cái đó là do có “quan hệ vững chắc” và các loại nguyên nhân khác để trốn tránh mạng lưới pháp luật.

Đặc trưng của “nhóm lợi ích cướp đoạt” là do được sự bảo vệ của chế độ hiện hành và “mạng lưới quan hệ” nên những hoạt động phi pháp hoặc phạm tội của chúng không bị trừng phạt. Vì vậy “nhóm lợi ích cướp đoạt” rất muốn “duy trì hiện trạng” và là số người ra sức tẩy chay mọi cải cách dân chủ nhất. “Nhóm lợi ích cướp đoạt” phân bố rộng rãi trong, ngoài đảng, từ những người buôn bán trong dân gian đến nhân viên công vụ phổ thông tại tầng nấc cơ sở, đến tầng tầng, nấc nấc quan chức đảng chính, quân các cấp cho đến thường vụ Bộ Chính trị, trong đó lực lượng Bộ Chính trị là hùng mạnh nhất. “Nhóm lợi ích cướp đoạt” là sản phẩm song trùng của chế độ công hữu và chế độ chuyên chế – trong dân chúng, vào thời kỳ đầu của mở cửa khi đề xướng “cho phép một bộ phận người giàu lên trước”. Trước cải cách, Trung Quốc đại lục vẫn là chế độ công hữu, không tồn tại môi trường kinh doanh buôn bán theo chế độ tư hữu kiện toàn, có thể để cho người ta dùng thủ đoạn hoàn toàn hợp pháp kinh doanh buôn bán làm giàu, nhưng sau khi đã trải qua mười mấy năm cải cách, đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước môi trường kinh doanh này mới hình thành và từng bước tạo ra một số vùng kinh tế phát triển. Trước đó, cái gọi là “kinh doanh buôn bán làm giàu” đều là “tích lũy tư bản nguyên thủy” không từ thủ đoạn nào; trong tầng lớp quyền lực, cũng giống như dân gian thiếu “môi trường kinh doanh buôn bán của chế độ tư hữu kiện toàn”, trong đảng cũng hoàn toàn chưa có chế độ “diệt trừ tham nhũng bằng lương cao, đề xướng liêm khiết”, sau này việc thi hành chế độ này không có hiệu quả, đã khiến quan chức các cấp có thể ngang nhiên “dùng quyền mưu lợi riêng” mà không bị trừng phạt (mà cũng chỉ nhờ có vậy mới có thể “giàu lên”).

Nhóm lợi ích đặc biệt là nhóm người mà quá trình bản thân họ thu được lợi ích không phạm pháp rõ ràng hoặc nghiêm trọng, nhưng cơ hội ban đầu để thu lợi thì không công bằng, ví dụ điển hình là tầng lớp “đảng thái tử” trong tầng lớp quan chức cao cấp trong đảng. Trong “đảng thái tử” chỉ có một ít người là một bước lên trời, phần lớn họ cũng đều trải qua sự rèn luyện từ tầng nấc thấp đến tầng nấc cao, có một số do không hủ bại hoặc ít hủ bại, thành tích cầm quyền xuất sắc mà còn được khá đông dân chúng hướng về. Tuy vậy, nhìn chung là do được bồi dưỡng từ tầng nấc này đến tầng nấc khác để lên tới địa vị cao, nên hầu hết họ thắng trong trong “bước chạy đầu tiên” – do là thân phận “thái tử đảng” mà có được thời cơ đặc biệt

Số phận “nhóm hưởng lợi ích đặc biệt” trong cải cách dân chủ là: nếu đảng cộng sản đổ, bọn họ sẽ mất quan vị, mất đi lợi ích hiện có, nhưng sẽ không bị thanh toán, bởi vì họ không hoặc ít phạm pháp. Một số trong bọn họ còn có thể thông qua thử thách mà trở thành lực lượng trung kiên của chính đảng mới sau đó, có người có thể như Yelsin, và Putin tổng thống Nga đầu tiên, và thứ hai sau khi Liên Xô tan rã (Yelsin, vào thời kỳ cuối nắm quyền mới bắt đầu hủ bại, và Putin cũng vào thời kỳ cuối cầm quyền mới có xu thế độc tài), do vậy mà sự chống đối của “nhóm lợi ích đặc biệt” đối với mọi cải cách dân chủ nhỏ hơn “nhóm lợi ích cướp đoạt”.

Trung Quốc đại lục có câu ca dao sinh động về bắt bọn tham quan ô lại, đại ý là, nếu “bắt luôn cả người đứng cạnh, sợ rằng khó tránh khỏi bắt oan, nhưng nếu cách một người bắt một người, sợ rằng để lọt lưới”, tức là tỷ lệ tham quan ô lại ở đại lục cao vô cùng, số thanh bạch trong “nhóm lợi ích đặc biệt” rất ít. Tuy nhiên số người trong “tập đoàn lợi ích đặc biệt” không nhiều vì phần lớn số “đảng thái tử” đều thuộc “nhóm lợi ích cướp đoạt”.

Nhóm lợi ích chính đáng là những người được hưởng lợi trong cải cách mở cửa nhưng không thuộc “nhóm lợi ích cướp đoạt” và “nhóm lợi ích đặc biệt”. Điển hình của nhóm người này là những thương nhân kinh doanh buôn bán cơ bản hợp pháp vào thời kỳ sau của cải cách mở cửa, những người quản lý cấp cao hoặc nhân viên kỹ thuật cấp cao, phần tử trí thức cấp cao trong các xí nghiệp vốn nước ngoài, xí nghiệp tư nhân và xí nghiệp quốc doanh, v.v.

“Nhóm lợi ích chính đáng” có sự khác biệt về bản chất với “nhóm lợi ích cướp đoạt” và “nhóm lợi ích đặc biệt” nói trên.

Trước tiên “nhóm lợi ích cướp đoạt” là nhóm phạm tội, “nhóm lợi ích chính đáng” là dân lành làm giàu hợp pháp, “nhóm lợi ích đặc biệt” là chỉ “đảng thái tử” được hưởng cơ hội đặc biệt, còn đại bộ phận “nhóm lợi ích chính đáng” là “những người bình thường” dựa vào sự phấn đấu và tài trí của mình mà làm giàu.

Thái độ của “nhóm lợi ích chính đáng” đối với cải cách dân chủ cũng hoàn toàn khác với “nhóm lợi ích cướp đoạt”, cũng không giống với “nhóm lợi ích đặc biệt”. “Nhóm lợi ích cướp đoạt” là kẻ chống đối mọi cải cách dân chủ đến cùng, còn “nhóm lợi ích đặc biệt” nói chung có thái độ tiêu cực đối với mọi cải cách dân chủ, nhưng một số ít có thể trở thành người thúc đẩy.

Trong việc duy trì chính thể hiện hữu tại Trung Quốc, “nhóm lợi ích cướp đoạt” là công thần lớn nhất, nó là hiện tượng cộng sinh, cộng vinh của chế độ một đảng chuyên chính, nó tạo ra một nước vừa giàu có, vừa hủ bại, vừa mở cửa lại chủ yếu dựa vào “mạng lưới hủ bại” để “duy trì hiện trạng”.

Vì sao các nhóm người khác ở Trung Quốc đại lục (những nông dân, công nhân, trí thức bình thường…) lại không được đề cập tới? Đó là câu hỏi mà người giới thiệu bài viết này muốn nêu.

Dương Danh Dy (tóm lược)

7 nhận xét:

  1. Nó tham nhũng nhưng mà nó làm đc nhiều cái hoành tráng lắm.

    Trả lờiXóa
  2. Bai viết rất hay, tác giả đã cho thấy sự phát triển Xã Hội là do những mâu thuẫn đối kháng của những nhóm quyền lợi khác nhau. Khi quyền lợi càng mâu thuẫn thì sự đối kháng càng gia tăng. Khi sự đối kháng càng gia tăng thì nhu cầu dân chủ cũng bùng nổ theo. Vậy ta thấy nguyên nhân chính cản trở sự tiến bộ Xã hội chính là một chính quyền không dân chủ do dân bầu ra đó chính là chính quyền của một thiểu số dù mang dưới bất cứ cái tên nào.

    Trả lờiXóa
  3. @canhdonghoang:Bác nói như thật..Đau lắm thay!

    Trả lờiXóa
  4. Những mâu thuẫn trong xã hội TQ và những xã hội có cùng đặc điểm chứa đựng những rủi ro lớn. Trong nội bộ "đảng thái tử", hay "nhóm lợi ích cướp đoạt" cũng luôn có tình trạng không công bằng, không phải ai cũng được hưởng lợi đặc biệt, không phải ai cũng một bước tới trời. Vậy thì chắc chắn những người thua kém về lợi ích nhưng có cùng quyền lực sẽ tìm cách liên kết với những thế lực khác để dành lấy lợi ích cho họ. Một lực lượng không được nhắc đến là lớp trí thức không/chưa có quyền lực.

    Những người được hưởng lợi ích đặc biệt cũng không thể yên tâm hưởng lợi bởi những sức ép của những lực lượng khác trong xã hội. Họ sẽ luôn tìm cách hợp thức hóa và hợp pháp hóa mọi lợi ích của họ.

    Có thể (chỉ là có thể) họ cũng sẽ chủ động cách tân xã hội để hợp pháp hóa, hợp thức hóa những lợi ích của họ, khi mà lợi ích trong tay họ đủ lớn để khuynh đảo thị trường, khuynh đảo xã hội, tạo ra sự cạnh tranh không thể nào là công bằng trong môi trường cạnh tranh "bình thường" được bảo vệ bởi pháp luật.

    Khi đó những người đã thâu tóm lợi ích trong xã hội, và những người dân thường sẽ được lợi, còn những ai kinh doanh chân chính, nhưng lực chưa đủ mạnh sẽ chịu thiệt thòi, vì khó cạnh tranh với những kẻ đã được hưởng đặc quyền đặc lợi trước đó.

    Còn nhiều, nhiều cái để tưởng tượng, để đặt thêm câu hỏi cho bài viết của ngài Dương Danh Dy ...

    Trả lờiXóa
  5. Những người đặc lợi được tiếp tục hưởng lợi vì những lợi thế của họ. Dân thường được lợi vì xã hội minh bạch hơn trước pháp luật, sẽ bớt tham nhũng ... trừ khi Chủ Nghĩa Xã Hội lại quay trở về.

    Trả lờiXóa
  6. Vì sao các nhóm người khác ở Trung Quốc đại lục (những nông dân, công nhân, trí thức bình thường…) lại không được đề cập tới?

    Chắc vì họ thuộctầng lớp không được lợi hoặc được lợi ít

    Trả lờiXóa
  7. Các nhóm lợi ích trên đáng được nhắc đến hơn vì khả năng khuynh đảo xã hội của họ.

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter