Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

Tôi và đất nước tôi: những nạn nhân và kẻ đao phủ

Tôi và đt nước ca tôi: nhng nn nhân và k đao ph

Я и моя страна: Жертвы и палачи

Я и моя страна: Жертвы и палачи

Makxim Trudolyubov

Максим Трудолюбов

29.10.2010, 205 (2723)

Nguồn: Vedomosti

Kichbu post on thứ tư, 01/11/2010 

Ngày mai của một tù nhân chính trị - là một ngày khó khăn, đề tài thừa nhận những tội ác của quá khứ Xô Viết vần còn không hẳn hoàn tòan “của chúng ta”. Đề tài này cho đến bây giờ vẫn còn phải thắt nút: dường như một người nào đó rất thông minh hay là không thành tâm, tức là người trí thức hay là người nước ngoài muốn để đề tài này được thảo luận.

Nhưng đề tài này rất ít khi làm người nước ngoài quan tâm (một trong những ví dụ hiếm hoi đó – bài báo nghiên cứu về quá khứ trên trang này). Trong khi đó do những nhầm lẫn tâm lý nhiều người tiếp tục có cảm giác rằng đề tài này phân chia xã hội, chứ không phải thống nhất nó. Phân chia không phải vì trong số chúng ta còn nhiều người kiên định theo chủ nghĩa Stalin, mà vì rằng phần số đáng kể các công dân cảm giác rằng thảo luận những tội ác của chế độ Xô Viết  làm nhục họ. Hoặc là làm nhục bố mẹ của họ và những thế hệ đi trước, bôi đen những hồi ức, tước mất điều gì đó quan trọng. Và sự không tin tưởng mang tính chất truyền thống đối với giai cấp có học vấn, đối với “những người theo phái tự do”, “những nhà cải cách”, “những nhà hoạt động nhân quyền” mà đề tài này có liên hệ đến họ

Những tình cảm này sẽ biến mất, nếu chúng không được trau dồi đặc biệt. Rất tiếc,  thái độ của thế hệ trẻ đối với lịch sử theo nguyên tắc “họ nói cho chúng ta về chủ nghĩa Stalin, thì chúng ta kể cho họ về SS” một thời kỳ dài đã được giáo dưỡng bởi các nhà kỹ chính trị.

Hiện nay các chính khách phương Tây không phải răn dạy các nước khác. Mà nói chung những người từ phía bên kia nói gì  không quan trọng đến như vậy. Đề tài quá khứ - trước hết đó là vấn đề nội bộ của Nga. Phương pháp tốt nhất để tự khẳng định mình trong lĩnh vực này -  không tổ chức các các cuộc thức đêm bên ngoài các đại sứ quán, mà  bằng hành động chứng minh cho toàn thế giới rằng bằng lịch sử của mình xã hội Nga đang làm công việc mà họ chỉ có học tập chúng ta mà thôi.

Ký ức cần phải hoạt động. Nó cần phải rõ ràng – trong đời sống xã hội cũng như trong chính trị. Tất cả mọi điều xung quanh đều lạnh giá bởi kinh nghiệm cuộc sống Xô Viết. Các công trình về lưu danh những người đã mất và ghi dấu những địa danh liên quan với quá khứ đã đủ cho tất cả mọi người. Những tòa nhà, con đường, công đào, nhà máy, hầm mỏ được xây dựng bởi những người tù họa hoằn mới được đánh dấu bằng những bảng ghi nhớ. Ở đa số các thành phố của Nga các đường phố đều mang tên các thủ lĩnh Xô Viết, và đôi khi mang tên của những kẻ đao phủ (và cũng vẫn là những nhân vật đó), và điều đó cần thiết nếu nó không cần phải thay thây đổi vội vàng, thì đôi lúc cũng được chú giải trên các các bảng tên của các đường phố. Còn lâu mới có thể tìm thấy hết những vị trí của các các vụ tàn sát và những nới chôn cất. Hàng triệu người cho đến bây giờ không biết tổ tiên của họ được an táng nơi đâu. Ở Nga cho đến nay không tồn tại một bảo tàng khủng bố nhà nước cấp quốc gia –  chỉ có những bảo tàng khu vực và tư nhân. Còn lâu tất cả tên tuổi của những người bị trấn áp mới được biết điến. Trong bộ dữ liệu “Những nạn nhân của các vụ đàn áp chính trị ở Liên bang Xô Viết” được tổ chức “Memorial” tập hợp và công bố trên mạng internet  (http://lists.memo.ru/index.htm) có gần 2,6 triệu tên tuổi. “Để lập danh sách đầy đủ, nếu công việc này tiếp tục với những nhiệp độ như thế, sẽ còn phải tốn vài chục năm nữa”, - chủ tịch “Memorial” Arsenyi Poginsky nói tại hội nghị quốc tế “Lịch sử chủ nghĩa Stalin”.

Nếu xem nhiệm vụ hồi phục ký ức rộng hơn, thì nó cần bao gồm những  cam kết của chính phủ trước những người đang sống trong những điều kiện sinh hoạt nặng nề và đặc biệt trong các thành phố mono. Những điều kiện khó khăn cuộc sống riêng tư – đó là những hậu quả của đại đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh mà nó được tiến hành dựa vào các phương tiện mắc nợ của tương lai. Món nợ này mọi người buộc phải trả. Thêm một đề tài nữa: nạn tham nhũng cuae các cơ quan vảo vệ pháp luật và tòa án. Không thể chấp nhận việc sử dụng cơ chế bảo vệ pháp luật trong cuộc đấu tranh vì sự sở hữu trong một đất nước mà ở đó đã có biết bao người hy sinh vì các nguyên nhân chính trị khác nhau. Bởi vậy cải cách ngành bảo vệ pháp luật – đó là cống vật cần thiết của ký ức.

Sự tôn trọng phẩm giá con người cũng là cống phẩm của ký ức, bởi các vụ đàn áp bắt đầu chính từ việc tiêu diệt phẩm giá con người. Những người quản lý dựa trên nhục mạ cần phải xem là những kẻ không thể chấp nhận được.

Chúng ta dừng lại một phút: nói về những nạn nhân của các tội ác, và ai gây nên các tội ác? Đó không phải là bọn chiếm đóng hay là các thế lực bên ngoài nào khác. Những người của mình giết hại người của mình, và, như Proginsky đã chỉ ra trong phát biểu của mình, nhận thức rất khó chấp nhận thực tế này: “ Trong ký ức về sự khủng bố chúng ta không thể phân chia các nhân vật chính, không thể sắp xép theo các vị trí ngôi “chúng ta” và “họ”

Nhưng ở mỗi nạn nhân luôn có những “họ” hoàn toàn cụ thể - những người thừa hành mệnh lệnh, những người thực hiện “định mức” lần lượt nào đó, những người nghĩ ra hạn ngạch này, những người xây dựng chính sách này. Tội ác được thực hiện bởi những con người được kết hợi bởi một hoàn cảnh: họ là những thủ lĩnh chính trị hay là những kỹ nhân nhà nước. Nhà nước là kẻ phạm tội chính. Sự tính toán đầy đủ với quá khứ Xô Viết cần phải bắt đầu từ sự thừa nhận tính tội ác của nhà nước. Nhưng hệ thống chính trị đang bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của chính quyền nhà nước rất khó thừa nhận hoàn cảnh này (như Roginsky đã chỉ ra). “Sự mất ký ức” kỳ lạ của Nga cũng liên quan với điều này, bởi vì thế đã không có bảo tàng dân tộc, bởi vì thế các sách giáo khoa lịch sử đang viết lại và thực hiện chính sách nửa vời: các nạn nhân thì có, những kẻ tội phạm thì không.

Đây là một sai lầm. Việc thừa nhận các tội ác của nhà nước Xô Viết không có nghĩa là chấm hết của nhà nước Nga. Chính xác hơn đó là sự khởi nguồn. Sự thừa nhận có thể là cơ sở đạo đức cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng và cũng cho công cuộc cải cách sự quản lý, và cho sự lành mạnh hóa chung của đất nước. “Chúng ta” và “họ”, tức là chúng ta và nhà nước, như trước đây nằm trong cuộc xung đột mà nó không thể phá bỏ được nếu không giải quyết những vấn đề quá khứ Xô Viết.-Kichbu-

Bản dịch chưa được hiệu đính.

Đọc thêm:
http://www.vedomosti.ru/newspaper/article/2010/10/29/248634#ixzz3vhCDXGun

1 nhận xét:

  1. Thừa nhận các sự kiện lịch sử hay không, vào lúc nào tùy thuộc vào nhà cầm quyền, nhưng lịch sử vẫn luôn là sự thật.

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter