Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Bảy lý do tại sao Nga không phải là Ai Cập


Автоматные гильзы и картечь в руках демонстранта


Семь причин, по которым Россия это не Египет


Mark Adomanis

Nguồn: inosmi.ru`

Kichbu posted on 05.07.2013



Bất cứ khi nào do cuộc nổi dậy lật đổ chính quyền độc tài ở đâu đó, mọi người bắt đầu công khai đặt câu hỏi: "Khi nào điều này sẽ xảy ra ở Nga?" John McCain khăng khăng và lớn tiếng hơn tất cả đặt ra câu hỏi này, và mỗi khi câu lạc bộ các nhà độc tài mất đi tiếp theo một thành viên của mình, nhiều người ở Washington nhìn vào điện Kremlin và bất giác nghĩ: "Tiếp theo là nó!"


Điều này sẽ xảy ra hay không - đó là một câu hỏi hoàn toàn khác (cá nhân tôi không nghĩ rằng có ý tưởng lấy những hỗn loạn ở một nước và ngoại suy chúng vào một đất nước hoàn toàn khác). Nhưng chỉ trong trường hợp, nếu có ai đó nhìn vào những gì đang xảy ra tại Cairo và nghĩ rằng điều tương tự sắp xảy ra ở Moscow, tôi lên bảy đồ thị để phân tích tình hình, và muốn nói rằng điều này là rất khó xảy ra. Tình trạng bất ổn ở Ai Cập xảy ra là do các lực lượng kinh tế và nhân khẩu học mạnh mẽ mà chúng ở Nga là gần như hoàn toàn vắng mặt.

Vì vậy, hãy cùng nhau không chậm trễ hơn nữa chuyển sang xem xét bảy nguyên nhân này.


1. Các chỉ số sinh đẻ ở Ai Cập (và tăng trưởng dân số) cao hơn nhiều so với ở Nga.

Hệ số khả năng sinh sản ở Nga tăng nhẹ sau khi giảm mạnh trong những năm 1990s, nhưng các chỉ số sinh đẻ ở Ai Cập đã tăng lên còn nhiều hơn, bởi vì cơ sở và điểm khởi đầu hoàn toàn khác. Dân số Ai Cập đang tăng với những nhịp độ nhanh nhất thế giới, và điều này áp đặt một gánh nặng cho các hệ thống kinh tế và chính trị của đất nước. Không giống như Ai Cập, dân số của Nga, trên thực tế, vẫn không thay đổi.


 Участники митинга в поддержку президента Моххамеда Мурси в палаточном лагере возле мечети Рабия Адавия



2. Ai Cập có vấn đề lớn với nạn nghèo đói, mà Nga về cơ bản đã khắc phục được.

So với các nước phát triển phương Tây, Nga vẫn còn nhiều việc phải làm để  giảm nghèo. Tuy nhiên, Nga đã hoàn toàn loại bỏ được tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu thốn vật chất của người dân. Trong khi đó, gần một phần năm dân số Ai Cập nằm trên bờ vực của sự tồn tại, trải qua đói nghèo cùng cực.



3. Dân số Ai Cập trẻ hơn so với Nga rất nhiều.

Không có gì bí mật rằng cách mạng là sự nghiệp của những người trẻ tuổi. Cũng chẳng tốt mà cũng chẳng xấu, nhưng những người độ tuổi trung niên hiếm khi xuống đường để bải công. Nếu nhìn vào các quốc gia mà trong những năm gần đây ở đó đã chứng kiến ​​các cuộc cách mạng, thì gần như khắp nơi những người độ tuổi hai mươi đóng vai trò vai trò chủ đạo. Vì xu hướng lâu dài và những biến động nhân khẩu học của những năm 1990s ở Nga tỷ suất dân số trẻ là khá nhỏ , nhưng những người ở tuổi trung niên và lớn tuổi rất nhiều.


4. So với Nga ở Ai Cập ít người làm việc.

Mặc dù ở Ai Cập dân số lớn, một phần rất nhỏ các công dân tham gia vào hoạt động tích cực trong nền kinh tế. Ví dụ có rất nhiều, nhưng nổi bật nhất -  đó là sự so sánh số lượng phụ nữ làm việc. Ở Nga, có khoảng 70% phụ nữ đang làm việc , và điều này là tương đương hoặc thậm chí cao hơn so với các nước phát triển. Nhưng ở Ai Cập con số này là rất thấp, chiếm khoảng 25%. Nói ngắn gọn: tuyệt đại đa số nhân dân Nga vào mỗi buổi sáng thức dậy và đi làm việc. Còn ở Ai Cập, rất nhiều người không làm việc.



5. Thu nhập của người Nga tăng lên nhanh chóng, còn thu nhập của  người Ai Cập hàng năm nay không thay đổi.

Thu nhập từ tăng trưởng kinh tế được phân phối ở Nga không phải luôn luôn công bằng, và các quan chức nhà nước giữ những chức vụ béo bổ và các nhà tài phiệt thâu tóm vào tay mình một phần đáng kể. Nhưng trong nước sự gia tăng rất lớn trong thấy tính theo bình quân đầu người, và một phần của cải dù sao cũng đến được với người tiêu dùng trung bình. Còn nền kinh tế Ai Cập đã không theo kịp với sự gia tăng dân số nhanh chóng của nó và thu nhập bình quân đầu người ở đó tăng rất ít.


 Сотрудники правоохранительных органов оттесняют участников митинга «Марш миллионов» на Болотной площади, 6 мая 2012.


6. Chính phủ Ai Cập không có tài chính, còn chính phủ Nga tràn ngập trong tiền mặt.

Chính phủ Ai Cập đúng là  đã vắt kiệt các lượng dự trữ của đất nước trong một nỗ lực vô ích để bảo vệ đồng tiền của mình. Ai Cập đạt đến điểm mà dự trữ ngoại tệ chỉ đủ để đảm bảo nhập khẩu trong ba tháng. Đây là mức độ nguy kịch đối với một nước nhập khẩu nhiều lương thực. Đây là ngưỡng mà vượt qua nó nhiều quốc gia thường rơi vào sự sụp đổ kinh tế. Chính phủ Nga, mặt khác, đang ngồi trên một đống khổng lồ tiền bạc có thể sử dụng để giảm thiểu tác động của những cú sốc kinh tế từ bên ngoài hoặc đơn giản chỉ để giảm sự bất mãn của quần chúng.


7. Ở Ai Cập, dân nông thôn hơn nhiều so với ở Nga.

Ý tưởng ở chỗ rằng ở Nga đô thị hóa và phát triển xã hội , và tuyệt đa số người dân sống ở các thành phố. Tại Ai Cập, ngược lại, mức độ đô thị hóa như vậy đã từng có ở Nga và đa số nước phương Tây hơn một nửa thế kỷ trước. Mặc dù bây giờ tất cả mọi sự chú ý được tập trung vào Cairo, thực tế là thực tế: Ai Cập như trước đây là một xã hội nông nghiệp, và các cộng đồng nông thôn nghèo đói với dân số phát triển nhanh chóng rất khó khăn để kiểm soát.

*


-------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter