Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Hiện tượng Trung Quốc: những người khiếu kiện thế hệ thứ hai


Новость на Newsland: Китайский феномен: петиционеры второго поколения

Китайский феномен: петиционеры второго поколения


Nguồn: ntdtv.ru

Kichbu posted on 06.07.2013



Ở Trung Quốc có một nhóm người đặc biệt có thể xếp thành một giai cấp riêng biệt của xã hội. Đó - cái gọi là những người khiếu kiện, những người đệ đơn khiếu kiện chính quyền. Trong đất nước những người như thế - hàng triệu.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây ở Trung Quốc có thêm một hiện tượng xã hội: cái gọi là những người khiếu kiện thế hệ thứ hai - họ là con cái của những người khiếu kiện đã cùng với cha mẹ của họ buộc phải tìm kiếm công lý trong nhiều năm. Họ lớn lên trên các đường phố.

Một phụ nữ khiếu kiện có thâm niên Tang Xiuyun từ Thẩm Dương hiện đang sống ở Bắc Kinh. Bà giúp đỡ chăm nom con cái của  những người khiếu kiện nghèo đến từ các thành phố khác.

 Новость на Newsland: Китайцы смогут подать жалобу на действия властей через Сеть

Tang Xiuyun, phụ nữ khiếu kiện:
"Một số đứa trẻ của họ ở lại với tôi, đưa nhỏ nhất lên ba. Mới đây họ mang cho tôi một đứa bé 7-8 tuổi. Một số người khiếu kiện bị bắt giữ, và những đứa trẻ lớn lên không có cha mẹ. Ví dụ: - Han Dan. Mẹ của nó đã mất trí sau khi bị đánh đập. Sau đó, bà bị mất tích".

Mỗi năm, hàng triệu người Trung Quốc đưa đơn khiếu kiện đến ​​các cơ quan trung ương như một nỗ lực cuối cùng đòi giải pháp công bằng cho các vấn đề họ phải đối mặt. Các vấn đề rất khác nhau: từ cưỡng bức tháo dỡ nhà cửa và chính quyền chiếm đất đai cho đến đầu độc môi trường bởi khí thải từ các nhà máy. Thông thường, các khiếu nại này vạch trần sự yếu kém và tham nhũng của các quan chức địa phương. Nhiều đơn từ kiếu kiện vẫn không được xem xét, và việc nộp đơn trở thành một quá trình kéo dài. Ngoài ra, những người khiếu kiện thường bị cảnh sát bắt bớ.

Theo lời của Tang, hiện tại ở Pekin có hàng ngàn người dân oan thế hệ thứ hai đang sinh sống. Mặc dù vẫn còn rất khó để gọi đó "cuộc sống xứng đáng". Đúng hơn, đó là sự sống còn. Họ viết đơn khiếu nại của mình trực tiếp lên áo quần mà họ mặc thường xuyên. Họ ngủ dưới gầm cầu và dọc theo các con đường. Vào mùa hè, trong thời kỳ nghỉ ngơi, họ trở nên nhiều hơn.

Cao - một trong số họ.  Cậu bé đến từ tỉnh Cam Túc. Bây giờ em 16 tuổi.

Cao Xiaolong, người khiếu kiện thế hệ thứ hai:
"Từ năm 2001, khi chúng tôi bắt đầu cố gắng để nộp đơn khiếu kiện của mình, chúng tôi đã ngủ trên đường phố, và điều này kéo dài cho đến năm 2009. Chúng tôi đã qua đêm tại nhà ga xe lửa Nam Pekin, trong các đường hầm tàu ​​điện ngầm, dưới gầm cầu, trong các lều tạm. Cảnh sát địa phương và chính quyền thành phố thường cố gắng xua đuổi chúng tôi, phá bỏ các lều tạm của chúng tôi".

Mẹ của Cao qua đời do sự vô trách nhiệm của y tế. Phạm tội này là bác sĩ trưởng đã đánh cha của em, làm ông bị thương nặng. Cha đã khởi kiện bệnh viện ra tòa, nhưng vì điều này, ông đã bị bỏ tù hai năm. Khi ra tù, ông đã đến Pekin để đòi công lý và kêu gọi các quan chức chính quyền địa phương của tỉnh phải trả lời. Không có ai để gửi những đứa trẻ. Buộc phải đem chúng đi theo.

"Tôi rời nhà lúc 4 tuổi. Chúng tôi, cùng với hai chị gái đã đi với cha tôi nộp đơn khiếu kiện. Mẹ tôi mất khi tôi chưa đầy một tuổi. Họ đã ngăn chặn chúng tôi khi chúng tôi muốn nộp đơn đến tòa án huyện và thành phố. Tất cả chúng tôi bị đánh đập, kể cả trẻ em. Một quan chức thành phố đã túm lấy đầu của chị gái tôi và đập vào cột điện thoại, làm chị bị gãy răng. Nói chung, trong tất cả các năm này, chúng tôi đã bị giam giữ khoảng 200 ngày. Tôi đã nghe nói rằng những đứa trẻ khác cũng bị tống vào "các nhà tù đen".

Sau đó, một trong những chị gái của Cao bị bắt cóc và bị hãm hiếp. Chị gái khác của Cao bị các quan chức của đảng bộ địa phương đưa đi đâu không rõ, và bị mất tích.

Cao nói rằng sẽ tiếp tục khiếu kiện của mình bởi vì em chẳng còn gì để mất.

Vì lý do  này nhiều người khiếu kiện Trung Quốc khác cũng không đầu hàng. Một trong số họ thông tin cho chúng tôi, họ tin rằng có ngày đối với Trung Quốc họ sẽ là "ánh sáng ở cuối đường hầm" - là những người  không từ bỏ cố gắng để đòi được công lý ngay cả trong một xã hội bất công nhất, và họ đã biết cách bảo vệ phẩm giá con người của mình, ngay cả khi không còn niềm hy vọng.
-----


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter