Советские лётчики-асы в
корейской войне
Kichbu theo warfiles.ru
Người Mỹ đã gọi ngày 12 tháng Tư năm 1951 là
"thứ năm đen tối". Trong trận không
chiến tại Triều Tiên, các phi công Liên Xô đã bắn hạ 12
máy bay ném bom B-29 của Mỹ, được xem là "siêu pháo đài bay" và
được coi gần như bất khả xâm phạm.
Tổng cộng, trong
những năm chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) các phi công
thượng thặng Xô Viết đã bắn rơi 1097 máy bay Mỹ. Thêm 212 máy bay bị hệ thống phòng
không mặt đất bắn rơi. Hiện nay Bắc Triều Tiên cộng sản được xem như di
tích của Chiến tranh lạnh, một thời chia thế
giới thành phe Liên Xô và phe tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên sáu thập kỷ trước để quốc gia này tồn tại trên bản đồ
thế giới, hàng trăm phi công Xô Viết đã cống hiến cuộc đời của mình.
Nếu chính xác hơn, theo báo cáo chính thức trong
chiến tranh Triều Tiên 361 người lính Liên Xô đã hy sinh. Một loạt chuyên gia cho rằng đó là những số liệu đã bị giảm bớt, bởi vì trong danh sách những tổn thất không bao gồm những người chết
vì vết thương trong các bệnh viện của Liên
Xô và Trung Quốc.
Những số liệu về tỷ lệ tổn thất của không quân Mỹ và Liên Xô rất khác nhau. Tuy vậy, ngay cả các nhà sử học Hoa Kỳ mặc nhiên công nhận rằng thiệt hại của Mỹ còn cao hơn nhiều.
Điều này được
giải thích, đầu tiên, là tính ưu việt của kỹ thuật quân sự của Liên
Xô. Bộ chỉ huy không quân
Hoa Kỳ, cuối cùng, đã phải thừa nhận rằng
các máy bay ném bom B-29 rất dễ bị tổn thương
trước hỏa lực của súng 23 và 37 mm trang bị trên các máy bay tiêm kích MiG-15 của Liên Xô. Chỉ cần vài loạt đạn trúng vào máy bay đã có thể tiêu diệt
được nó. Súng được trang bị cho "migi" (cỡ
37 và 23 mm) có
tấm bắn hiệu quả khá lớn, cũng như
sức hủy diệt so với súng máy hạng cỡ lớn của B-29.
Ngoài
ra, các súng gắn trên cánh của "pháo đà bay" không thể đảm bảo bắn
hiệu quả và ngắm vào các máy bay tấn công ở tốc độ gần 150-160 met/giây.
Và, dĩ nhiên, "yếu
tố con người" đóng vai vai trò quan trọng. Đa
số các phi công Xô Viết tham gia các cuộc không chiến có kinh nghiệm chiến đấu
tuyệt vời trong những năm Chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Và trong những năm sau chiến tranh, đào tạo phi công chiến đấu ở Liên Xô được coi trọng. Kết quả, chẳng hạn, thiếu tướng không quân Nikolai Vasilievich Sutyagin trong ba năm chiến tranh Triều Tiên đã bắn rơi 19 máy bay địch. Không tính ba chiếc chưa được xác nhận bắn hạ. Eugene G. Pepeljaev đã cũng bắn rơi những ngần ấy chiếc (19 chiến công đã được xác nhận).
Các
phi công thượng thặng của Liên Xô đã bắn rơi 10 máy bay Mỹ hoặc nhiều hơn là 13 người. Tổng số trung bình binh lính của quân chủng tại thời điểm
năm 1952 là
26 nghìn người. Luân phiên thay nhau, 12 sư đoàn máy bay chiến đấu của
Liên Xô, 4 sư đoàn pháo phòng không, 2 trung đoàn máy bay tiêm kích độc lập (bay đêm), 2 trung đoàn đèn pha cao xạ, 2 sư đoàn kỹ thuật không
quân và 2 trung đoàn không quân chiến đấu của Không quân Hải quân tham gia trong chiến tranh Triều Tiên. Tổng số khoảng 40 nghìn binh sĩ Xô Viết đã tham
gia vào chiến tranh Triều Tiên.
Trong một thời gian dài, chủ nghĩa anh hùng và thậm chí đơn giản là việc tham gia của phi công Liên Xô trong
những trận không chiến khốc liệt trên bầu trời Triều Tiên đã bị giấu kín mật. Tất cả các phi
công thượng thặng có giấy tùy thân của Trung Quốc nhưng không dán ảnh, mặc quân
phục của binh lính Trung Quốc. Nguyên soái không
quân, phi công tiêm kích Xô Viết lừng danh trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã
thú nhận rằng
"toàn bộ ngụy trang này được khâu
bằng chỉ trắng" và, cười, nói rằng họ tên của ông trong ba năm là LI SI
TSYN. Tuy
nhiên, trong không chiến, các phi công
nói bằng tiếng Nga, kể cả sử dụng "thành ngữ". Bởi vậy, người Mỹ không nghi ngờ gì rằng ai đang chiến đấu với họ trên bầu trời Triều Tiên.
Điều kỳ lạ là Washington
đã im lặng trong suốt
cả ba năm chiến tranh rằng
sau tay lái của hầu hết máy bay MiG đã đánh tan xác "các pháo đài
bay" - người Nga.
Nhiều năm sau, sau khi kết thúc giai đoạn nóng của chiến tranh Triều Tiên (chính thức hòa bình giữa Bắc và Nam Triều Tiên vẫn chưa được ký kết), cố vấn quân sự cho tổng thống Truman Paul Nitze thừa nhận rằng ông đã chuẩn bị một tài liệu bí mật. Trong đó phân tích có nên tiết lộ sự tham gia trực tiếp của các phi công Liên Xô trong các cuộc không chiến hay không.
Cuối cùng, chính phủ Mỹ đi đến kết
luận rằng không thể thực hiện điều này. Chính những tổn thất nặng nề của Không
quân Mỹ đã làm
toàn bộ xã hội rất đau buồn và sự phẫn nộ vì sự thật là "những người Nga có lỗi trong việc
này" có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Đặc
biệt, đến một cuộc chiến tranh hạt
nhân.
Xem thêm:
---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét