Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Tình hình Đông-Nam Á dưới ánh sáng của các sự kiện Crym

546433

Ситуация в Юго-Восточной Азии в свете крымских событий


Vladimir Terekhov

Kichbu theo: ru.journal-neo.org

Các chính khách cộng đồng chuyên gia trên thế giới chỉ mới bắt đầu bình tâm từ các cú sốc gây ra bởi tình hình ở Crym. Bất kể sự phát triển tiếp theo của cuộc khủng hoảng Ucraina nói chung, tự nó xứng đáng để được nghiên cứu tại các khoa chính trị, ngoại giao, quân sự các kiểu trên toàn thế giới. Những sự kiện này sẽ được đưa vào sách giáo khoa như một trong những ví dụ mẫu mực của cách giải quyết tổng thể, hiệu quả của một vấn đề nhà nước từ lâu, nhưng đột nhiên bất ngờ trở nên căng thẳng trong điều kiện của những rủi ro đa dạng.

Trên thực tế, các sự kiện Crym đã được thảo luận, thêm vào đó, từ quan điểm hoàn toàn thực dụng. Kể từ cuối tháng Ba năm nay chúng nằmtâm điểm của các cuộc tranh luận về tình hình ở Đông Nam Á (SEA), mà nó cùng với tiểu vùng Đông Bắc Á (NEA) là "những Balkan" hiện đại của trò chơi địa chính trị mới (xem bài "Mánh khóe chính trị ở khu vực bán đảo Triều Tiên"). Trong số các khía cạnh khác nhau, nói một cách nhẹ nhàng, các cuộc tranh cãi lãnh thổ giữa Trung Quốc và một loạt các nước tiểu vùng này tham gia vào Hiệp hội ASEAN đặc biệt nổi bật lên do tình hình phức tạpSEA.

Các đối thủ hàng đầu khác, ở cách xa SEA, mà trước hết là Hoa Kỳ đang bị lôi kéo vào các trò chơi này trực tiếp hơn là gián tiếp. Huống nữa là các chiến lược chính trị của Trung Quốc và Hoa Kỳ trong tiểu vùng mang màu sắc loại trừ lẫn nhau. Trung Quốc tìm cách giải quyết những bất đồng của họ với các nước láng giềng phía nam với từng quốc gia riêng biệt (chứ không phải là cùng với tập hợp các nước khối ASEAN) đã nhiều lần tuyên bố không thể chấp nhận sự tham gia vào các cuộc tranh chấp “của các  thế lực bên ngoài”, tức là Hoa Kỳ.

Mục đích của Hoa Kỳ, gặp được sự hiểu biết của đa số các quốc gia thành viên ASEAN, nằm ở chỗ, theo cách thể hiện của Robert Kaplan, không cho phép “Phần Lan hóa” các nước này, tức là, việc bảo vệ độc lập của chúng không chỉ về pháp lý, mà còn trên thực tế. Về sự bế tắc của quá trình đàm phán theo chủ đề này giữa Trung Quốc và ASNA được chứng minh, đặc biệt, bởi sự thất bại tiếp theo của cuộc họp các bên tổ chức vào ngày 18 tháng Ba tại Singapore, nơi lại không đạt được đối với tất cả cái gọi là "Quy tắc ứng xử" trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu).

Về khả năng Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp quân sự để chiếm một loạt các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa đã được nói đến từ lâu,  vào giữa những năm 70s Pekin đã sử dụng vũ lực trong các cuộc xung đột xung quanh quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với nó. Nhưng chính thành công của chiến dịch Crym của LB Nga, như một số chuyên gia lập luận, bây giờ mang lại cho việc mở rộng hơn nữa việc sử dụng vũ lực Nam Trung Hoa một triển vọng hoàn toàn hiện thực.

Từ cuối tháng Ba năm 2014, viễn cảnh này, rõ ràng, đã trở thành đối tượng quan ngại của ban lãnh đạo Hoa Kỳ. Đáng chú ý là những thông điệp cảnh báo từ Washington đối với Pekin trong vấn đề này đã được gửi thông qua không phải đường ngoại giao, mà qua bộ quốc phòng, và bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel đã nói lên điều đó.

Để thực hiện điều này, ông đã sử dụng cuộc gặp gỡ với các bộ trưởng của 10 quốc gia - thành viên của ASEAN diễn ra vào những ngày 1-3 tháng Tư tại Hawaii, nơi đóng trụ sở của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương - lớn nhất trong các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ. Chính thức, cho biết cuộc họp nêu trên là nhằm cho việc phối hợp các nỗ lực của các bộ quốc phòng để  giải quyết những hậu quả của thảm họa các loại. Tuy nhiên, trên thực tế, một loạt các vấn đề trong lĩnh vực tình hình quân sự-chính trị ở Đông Nam Á đã được thảo luận.

Trong các cuộc đàm phán với các những người đồng nghiệp của ASEAN, Chuck Hagel đã đưa ra nhiều câu gây tò mò. Thứ nhất, ông mô tả chính thực tế tiến hành cuộc gặp gỡ này như “sự kiện vô cùng quan trọng, có thể làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị" giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khối ASEAN. Thứ hai, không nói thẳng ra Trung Quốc, ông chỉ vào sự cần thiết phải "loại trừ mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở biển Nam Trung Hoa, những mối lo ngại về chúng đang tăng lên ở Hoa Kỳ".

Xét về toàn thể, ở Pekin cũng chăm chú và cẩn trọng theo dõi cuộc gặp gỡ này. Đặc biệt, trong một bài xã luận (bán) chính thức của Global Times đã nói về sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách của CHND Trung Hoa ở Đông Nam Á để làm giảm căng thẳng với các nước láng giềng phía nam. Đã bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu của sự điều chỉnh này từ ngay mùa thu năm 2013.

Ngay sau các cuộc đàm phán với đồng nghiệp của ASEAN, Chuck Hagel đã tiến hành chuyến công du đến một loạt các nước châu Á, và điểm đầu tiên dừng chân của ông là Nhât Bản. Tại đây các  bên tái khẳng định sự cần thiết phải tăng cường quan hệ liên minh chính trị-quân sự nhằm đối mặt với một loạt "thách thức đối với sự ổn định" ở Đông Bắc Á.

Một trong những nguồn của những thách thức này thường được nêu ra là CHDCND Triều Tiên, mà tại thời điểm này (để đáp lại các cuộc tập trận Mỹ-Hàn Quốc trên lãnh thổ Hàn Quốc) tiến hành một loạt các vụ phóng tên lửa chiến thuật. Nhiều lần những "biện pháp đối phó" của Bắc Triều Tiên rất đúng thời gian, bởi vì các hệ thống phòng thủ tên lửa bổ sung vào bảy khu trục hiện có đã được sử dụng để thông báo các kế hoạch triển khai trên các hòn đảo của Nhật Bản hai tàu khu trục của Mỹ.

Một ngày trước khi bay đến Pekin, khi còn ở Tokyo Chuck Hagel đã thực hiện tuyên bố rõ ràng hơn mạnh mẽ nhắm đến CHND Trung Hoa, trong đó có một số luận điểm đáng chú ý. Đặc biệt, gần như lần đầu tiên trong những lời lẽ công khai của các đại diện cao nhất của chính quyền Mỹ, Trung Quốc đã được xác định "cường quốc vĩ đại".

Tuy nhiên, xác định đã được sử dụng để nhắc nhở về "trách nhiệm đặc biệt" của các quốc gia có vị thế tương tự, cũng như về sự cần thiết Trung Quốc phải "tôn trọng các nước láng giềng của họ”không cho phép sử dụng các biện pháp "cưỡng bứcđe dọa" hiện dẫn đến “chỉ có là xung đột với lối thoát nguy hiểm chết người". Cuối cùng, tuyên bố Tokyo của bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ một cảnh báo rõ ràng đến Pekin về những mưu đồ có tính chất giả định sử dụng "kinh nghiệm mới đây của Nga" trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ của CHND Trung Hoa với các nước láng giềng.

Trong chuyến công du kéo dài 3 ngày sau đó đến Trung Quốc của Chuck Hagel các cuộc đàm phán với ban lãnh đạo của đối biện Mỹ khu vực (bây giờ là toàn cầu) chủ yếu, các bên đã nhận thấy trong những trường hợp này politesse ngoại giao lẫn nhau. Như trước đây, nhiều ngôn từ về sự cần thiết phát triển hợp tác toàn diện để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung được nói ra công khai.

Tuy nhiên , ngoài những lời lẻ chung chung, kết quả chuyến thăm của  Chuck HagelCHND Trung Hoa không có dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự xích lại gần nhau có thể có giữa Washington và Pekin trong việc đánh giá những nguyên nhân và các biện pháp giảm bớt tình hình căng thẳng trong khu vực Đông Á nói chung và cũng như trong các tiểu vùng trọng điểm Đông Bắc Á và Đông Nam Á của nó. Liệu những lời nói của Chang Wanquan – đồng nghiệp Trung Quốc của Chuck Hagel chẳng hạn có liệu giúp được gì cho vấn đề này khi ông  nhắm đến đồng minh chủ yếu của Mỹ rằng vấn đề Trung Quốc sở hữu quần đảo Điếu Ngư (ở Nhật Bản chúng được gọi là Senkaku) " không thể thương lượng" và các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã sẵn sàng vì chúng mà “chiến đấu và chiến thắng".

Thật vây, nhận xét của bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc  rằng Trung Quốc "sẽ không bắt đầu cuộc tấn công đầu tiên" để lại khoảng không gian nào đó cho sự lạc quan khi đánh giá triễn vọng phát triển tình hình ở Đông Á.

* Vladimr Terekhov nhà khoa học hàng đầu của Trung tâm Á châu và Trung Đông của Viện nghiên cứu chiến lược Nga.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter