В Китае осудили блогера за распространение слухов
Lu Chen
Kichbu theo: epochtimes.ru
Tại Bắc
Kinh, vào ngày 11 tháng Tư đã diễn ra phiên tòa công khai đầu tiên liên quan đến đạo luật mới quy trách nhiệm
hình sự đối với "tin đồn". Tsin Zhihui bị buộc tội phát tán thông tin sai lệch trên Internet, "có
hại cho xã hội".
Trường hợp Tsin Zhihui, được biết đến với nickname Qin Huohuo, trở
thành tâm điểm chú ý của công
chúng vào tháng Tám năm ngoái, khi
ông đã bị bắt vì phát
tán "tin đồn" trên các phương tiện truyền thông xã hội, theo như chính quyền
nói.
Các
nhà quan sát cho rằng tòa án trước hết cần phải loại trừ
Internet ra khỏi các thông tin về tham
nhũng và các tệ nạn xã hội khác.
Mặc dù đảng Cộng sản Trung
Quốc hiện đang tiến hành một
chiến dịch lớn chống
tham nhũng, trung tâm chú ý của công tác tuyên truyền luôn là
những cá nhân có chức quyền. Nếu công
dân bình thường có thể tự do phát biểu ý
kiến của mình về nạn tham nhũng có hệ thống, thì điều này có thể nhanh chóng trở
thành vấn đề đối với các quan chức.
"Các quan chức thực sự đang lạm dụng quyền
lực của mình để làm sạch và kiểm soát Internet", - Wen Yunchao,
chuyên gia về Trung Quốc từng làm việc tại Đại
học Columbia nói.
Loại trừ
tin đồn
Việc
bắt giữ ông Tsin vào năm ngoái, khi chế độ
công bố về những kế hoạch "loại trừ những
tin đồn trên Internet", đã trở thành tín
hiệu về cuộc tấn
công vào các phương tiện truyền thông xã hội và thắt chặt kiểm soát không gian online, nơi những người dân Trung Quốc có thể tự do thảo luận về các
vấn đề của xã hội.
Các nhà chức trách nói rằng những người công bố "thông tin sai lệch",
mà có 5000 lượt người xem, hoặc "retweet"
hơn 500 lần, có
thể phải đối mặt với cáo buộc
hình sự tùy thuộc vào hậu quả xã
hội.
Công tố viên tại phiên tòa
cho rằng, Tsin Huohuo đã đăng trên Internet hơn
3000 tin đồn online, thu
hút nhiều sự chú ý và gây nên những
nhận xét tiêu cực liên quan đến chính phủ, gây ra "thiệt
hại nghiêm trọng cho xã hội".
Chẳng
hạn,
ông Tsin đã
viết bình luận về Bộ Đường sắt,
mà sau này đã bị giải thể do
tham nhũng. Đó là nói về đền bù cho các các nạn nhân của vụ tai nạn tàu hỏa ngày 23 tháng Bảy năm 2011.
Blogger cho rằng, tuyên bố
của chính quyền Trung Quốc về khoản bồi thường lớn 200 triệu
nhân dân tệ ($ 32 triệu) cho những người
nước ngoài bị nạn - không đúng sự thật. Hơn
12000 cư dân mạng đã sao chép thông tin này trong suốt một giờ. Nhiều
người còn bổ sung thêm một số yêu sách của họ đối với chế độ.
Các bài viết của ông Tsin về tham nhũng của các
nhà hoạt động xã hội nổi tiếng. Ông
viết, ví dụ, nữ doanh nhân giàu có Yang Lan đã giả mạo quyên góp, còn Guo Meymey, chụp ảnh bên cạnh những
chiếc xe đắt
tiền, đã sử dụng tiền biển thủ của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc. Trong
cả hai trường hợp, blogger dường như đã sử dụng thông tin sai
lệch, gây nguy hại cho những người phụ nữ này.
Cả
hai bà Yang Lan và Guo Meymey không đệ đơn kiện ông Tsin. Tuy
nhiên, các công tố viên đã sử dụng những
trường hợp này để buộc tội ông
"vu khống" và "gây tổn hại đến xã
hội".
Cho dù điều này là đúng hay
sai, vụ án xử blogger để lại ấn
tượng rõ nét rằng chiến dịch tiêu
diệt tự do ngôn luận vẫn tiếp tục.
Gây hại cho xã hội?
Luật pháp Trung Quốc nói rằng
"gây hại
cho
xã hội" có nghĩa là những hành vi gây thiệt
hại trực tiếp, chứ
không phải gián tiếp, và rằng các nạn nhân của sự vu khống phải là những cá nhân cụ thể, chứ không phải là chính quyền.
"Nếu Tsin Huohuo sống
trong một quốc gia dân chủ, rõ
ràng, ông có
thể phải đối mặt với các vụ kiện dân sự, và, ít nhất, phải trả tiền bồi
thường và đưa ra lời xin lỗi – ngài Wen nói. - Không thể để các cấu trúc nhà nước
khởi tố".
Thú nhận
Như trong trường
hợp trước đây,
truy cứu những người sử dụng Internet, ông Tsin đã
thừa nhận tội lỗi của mình. Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc và "Tân
Hoa Xã", các phương
tiện truyền thông nhà nước đưa tin về sự hối hận của ông.
"Đây là lỗi của tôi, vì thế hôm nay tôi đứng
ở đây, -
ông nói tại phiên tòa. - Tôi hy vọng rằng trường hợp của tôi sẽ là một cảnh báo cho
những người khác, và họ sẽ không làm
những việc ngu ngốc như thế này, như tôi".
Ông cũng nhiệt liệt
cảm ơn xã hội, tòa
án, cảnh sát, luật sư, các phương
tiện truyền thông và cha mẹ của mình. Hành vi
như vậy nên giảm nhẹ hình phạt của ông. Bản án hiện chưa được tuyên.
"Tsin không có lựa chọn nào, ngoài cách thú nhận
dưới áp lực như vậy - Wen Yunchao nói. - Các nhà chức
trách cần phải thể hiện những thành tựu trong
việc làm sạch Internet".
Những
chuẩn kép
Các nhà quan sát không thể không
nhận thấy sự tương phản giữa việc truy tố blogger và những thông tin thường xuyên, rõ rang sai lệch do chính các quan
chức Trung Quốc đưa ra, mà không một ai trong số họ đến nay
bị trừng phạt.
Người sử dụng internet Yuyue Yunqi đã viết: "Ai sẽ kiện chính quyền Lan Châu ra tòa vì lan truyền tin đồn?". Gần đây trong các
tin tức cho thấy rằng trong nước ở thành phố Lan Châu phát
hiện ra benzol mà hàm lượng của nó vượt quá tiêu
chuẩn cho phép 20 lần, còn chính quyền địa phương thông báo rằng "nước đáp ứng
tiêu chuẩn an toàn quốc gia".
Chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần
che giấu thông tin về dịch bệnh như cúm gia cầm và làm
giảm số liệu về những nạn nhân của
các thảm họa tự nhiên hoặc kỹ thuật. Vì điều này không ai
phải chịu trách
nhiệm, như người sử dụng mạng đã nói.
Những người khác trên mạng microblog QQ viết:
"Luật pháp chỉ phục vụ cho những người có quyền
lực", "Chính phủ có thể lan truyền tin đồn, nhưng người dân thì không thể".
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét