Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010

Quốc tế hóa

Quốc tế hóa

Dương Danh Dy

Nhà nghiên cứu Trung Quốc

 
Bản đồ Biển Đông theo trình bày của Trung Quốc

Cuối tháng 11 năm 2009, Học Viện Ngoại Giao, và Hội Luật gia Việt Nam đồng tổ chức hội thảo khoa học: “Biển Đông: tăng cường hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực”.

Trong số 150 đại biểu tham dự cuộc hội thảo này, có 54 đại biểu đến từ 22 nước và vùng lãnh thổ.

Đây là cuộc hội thảo quốc tế quan trọng lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam của những nhà nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông ở trong và ngoài nước. Với tinh thần thẳng thắn, khách quan xây dựng và cầu thị, các học giả đã đưa ra nhiều nhận định, đánh giá, phương án giải quyết vấn đề …

Điều đáng chú ý là mặc dù có tới 6 đại biểu tham gia hội thảo với 4 bản tham luận, nhưng dường như Trung Quốc cố tình giảm nhẹ tầm quan trọng của cuộc hội thảo này, và trước một số lời “trực tiếp nhằm vào Trung Quốc” của một số đại biểu quốc tế tại hội thảo, các đại biểu Trung Quốc hầu như không đáp lại và giữ một thái độ khá ôn hòa…

Thế nhưng sau khi cuộc hội thảo kết thúc, các phương tiện truyền thông Trung Quốc lập tức lên tiếng.

Họ hầu như không “bài bác chống đỡ, phê phán…” một số luận điểm trực tiếp nhằm vào họ như: “Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa”, “ đường lưỡi bò của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý”, “Thực tiễn địa chính trị của khu vực cùng tồn tại trong cái ao của Trung Quốc” v v.. của các đại biểu quốc tế đọc trong hội thảo mà chỉ nhằm vào mục tiêu: lên án Việt Nam là người “đầu têu ra” chuyện quốc tế hóa Biển Đông và tỏ quyết tâm chống lại đến cùng.

Không những thế, gần đây họ cón tỏ thái độ, có thể nói là cực kỳ hiếu chiến và nguy hiểm.

Xin đơn cử một thí dụ:

Mạng Hoàn Cầu ngày 7/2/2010 viết: "Cùng với việc áp dụng chính sách mới trong tranh chấp tại Biển Đông của Việt Nam, vấn đề Biển Đông đang đứng trước xu thế phức tạp hóa. Việt Nam đang lặng lẽ nhưng ra sức thúc đẩy quốc tế hóa vấn đề Biển Đông".

'Nhằm thẳng vào kẻ cầm đầu'

Mạng này nói sách lược “quốc tế hóa” mà Việt Nam áp dụng là liên hiệp với các nước nhỏ Đông Nam Á để nhằm giành được ưu thế trong đàm phán với Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải nhượng bộ.

Từ đầu năm đến nay, ngoài việc bổ nhiệm chủ tịch quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để thể hiện “chủ quyền”, bắt ngư dân Trung Quốc, không ngừng gia tăng xây dựng sức mạnh quân đội ra, gần đây Việt Nam còn kiến nghị các nước thành viên Asean rằng Asean sẽ là một tập đoàn quốc gia tiến hành đàm phán với Trung Quốc nhằm chống lại đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc

"Việc Việt Nam mời 54 học giả của 22 nước tham gia cuộc hội thảo về Biển Đông nói trên, hiển thị nguy cơ này đang leo thang, vấn đề Biển Đông đang phát triển theo xu thế quốc tế hóa mà Việt Nam hy vọng."

Mạng Hoàn Cầu kêu gọi: "Trước tình hình đó, Trung Quốc không thể chỉ nhẫn nhịn và kháng nghị".

"Biện pháp tốt nhất để hóa giải nguy cơ tại Biển Đông là nhằm thẳng vào kẻ cầm đầu, thực thi chiến thuật “muốn bắt giặc phải bắt vua trước” kiên quyết đánh Việt Nam, bắt vua giặc Việt Nam trước, trấn áp các cường đạo nhỏ khác, rồi giải quyết triệt để nguy cơ Biển Đông".

Mạng này phân tích rằng hiện nay, muốn đối phó với Việt Nam muốn từ mặt quân sự đánh bại Việt Nam đòi lại chủ quyền ở Biển Đông "không phải là chưa có đầy đủ điều kiện, không phải là không có hàng không mẫu hạm thì không đánh được, cũng không phải đánh Việt Nam là khống chế không nổi chiến tranh càng không phải là sĩ quan, binh lính chúng ta không thể đánh nhau, mà điều then chốt là phải quả đoán đưa ra lựa chọn".

"Trong điều kiện hiện nay phải dùng quyết tâm như năm xưa chống Mỹ viện Triều để đối phó với Việt Nam, chỉ cần có lòng anh hùng khí khái giống như chống Mỹ viện Triều, nhất định Trung Quốc sẽ đánh thắng cuộc xung đột cục bộ này".

Mạng Hoàn Cầu cũng phân tích vai trò của Hoa Kỳ, rằng Mỹ "chính là kẻ xúi giục hậu trường của Việt Nam".

"Giả sử cuộc chiến bùng nổ ở Biển Đông, Mỹ không thể bàng quan, nhưng Mỹ và Việt Nam chưa có hiệp nghị quân sự, sự ủng hộ của Mỹ khẳng định khó có thể chi phối cục diện chiến tranh."

Phân tích của trang mạng này kết thúc bằng câu hỏi: "Chẳng lẽ chúng ta đợi đến sau khi Mỹ và Việt nam ký hiệp định quân sự mới động vũ ư ?"

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/03/100303_cina_reax_biendong.shtml

2 nhận xét:

  1. Sao thấy trên TV đưa tin mình với nó gặp nhau vẫn cứ "tránh quốc tế hóa"?
    Không bao giờ có thể làm bạn với bọn khựa.

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter