24.06.2010, 17:50:30
”Nụ hôn” của Alfred Eisenstaedt
Lịch sử của một nụ hôn
История одного поцелуя
Kichbu theo http://lenta.ru/articles/2010/06/24/shain/
Nữ nhân vật của một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất đã qua đời
Ở chiến tranh có nhiều khuôn mặt. Nhờ nghệ thuật nhiếp ảnh những khuôn mặt đó mãi mãi khắc sâu vào ký ức của loài người và nhiều khi kể được nhiều hơn những tập lịch sử toàn tập nhất. Chiến tranh thế giới thứ II trong nhiều vấn đề đã trở thành “cuộc chiến tranh của các nhiếp ảnh gia” trở về nhà với hàng triệu bức ảnh, nhiều bức ảnh trong số đó đã mang lại cho tác giả của chúng sự nổi tiếng. Tuy nhiên bức ảnh nổi tiếng nhất Chiến tranh thế giới thứ II được thực hiện tại
Bức ảnh này đối với Alfred Eisenstaedt là ý nghĩa của cuộc đời. Ông bắt đầu chụp ảnh khi còn là cậu bé 14 tuổi, khi mà bố mẹ của cậu bé đã tặng cho cậu chiếc máy ảnh “Kodak” đầu tiên của cậu bé. Ngay từ đầu chiến tranh thế giới thứ nhất Eisenstaedt (1898- 1995) sinh ra ở nước Thổ được gọi vào quân đội Đức và một thời gian đã thay chiếc máy ảnh bằng quân phục của lính pháo binh. Tuy nhiên khi đi qua chiến tranh, bị thương và trở về với cuộc sống hòa bình, ông đã không quên sự đam mê của mình thời con trẻ, mặc dù một thời gian dài ông thậm chí không hề nghĩ xem nó là nghề nghiệp.
Tất cả đã thay đổi vào năm 1927, khi cậu bán được bức ảnh đầu tiên của mình. Thật lý thú, nhưng người mà sau này được gọi là “cha đẻ của ngành báo ảnh” đã không thể tưởng tượng rằng sau một vài năm ông sẽ kiém được tiền nuôi sống mình bằng công việc mà ông yêu thích.
Sự nổi tiếng đến với ông khá nhanh. Vào đầu những năm 1930s Eisenstaedt đã nổi danh bằng những bức ảnh của mình, những bức ảnh mà hôm nay được xem là những bức ảnh của báo chí kinh điển : chính ông đã chụp bức ảnh cuộc gặp gỡ đầu tiên của Hitler và Mussolini vào năm 1934 và chụp bức ảnh có một không hai về sức ảnh hưởng Gebbels vào năm 1933. Cái nhìn đầy hận thù của nhà tư tưởng của chủ nghĩa phát xít nhìn chằm chằm vào người xem , trên thực tế thuốc về nhà nhiếp ảnh, và thật tai họa ông là người Do thái, và ai biết, có lẽ, chính cái nhìn đó đã thúc đẩy Eisenstaedt vào năm 1935 di cư sang Hoa Kỳ
Tại Hợp chũng quốc ông gần như ngay lập tức tìm được công việc ở tạp chí Life mà sau này ông cộng tác với nó sáu mươi năm có thiếu.
Ngày 14 tháng tám Nhật Bản chấp nhận các điều kiện đầu hàng. Tin mới về điều này lan khắp Hoa Kỳ với tốc độ như lửa cháy rừng: cả biến người đổ ra đường phố, không còn chỗ chen chân – lịch sử mà ngay cả phóng viên ảnh Life Alfred Eisenstaedt vào ngày đó đang ở
“Chàng trai chạy vèo vèo trên các con phố, túm lấy tất cả những người phụ nữ mà anh nhìn thấy – không quan trọng họ là những người đứng tuổi, béo đẫy hay là thanh mảnh. Tôi chạy trước chàng trai với máy ảnh “Laka”, quay bên này bên kia cố gắng chụp hình, tuy nhiên chẳng có bức hình nào tôi vừa lòng. Và ở đấy, bỗng nhiên – như ánh sáng lóe lên – tôi nhìn thấy rằng, anh ta ôm một cái gì đó màu trắng. Tôi quay trở lại và bấm máy vào đúng chính thời điểm khi chàng tra đang hôn cô nữ y tá. Giả sử như cô ấy bận một cái gì đó màu tối, chắc tôi đã không bao giờ chụp được họ. Và điều quan trọng như thế - nếu chàng trai mặc màu sáng, thì cũng không có bức ảnh”,- Eisenstaedt hồi nhớ lại.
…
65 trôi qua sau sự kiện này bà Edit Shan đã qua đời tại gia đình của mình. Bà có hai con, sáu cháu và tám chắt. Và ở bà còn lại mãi mãi hồi tưởng về nụ hôn dài nhất trong cuộc đời mình. Về nụ hôn không tên, nụ hôn đối với nhiều người khác hôm nay chỉ có nghĩa một điều: chiến tranh đã kết thúc.
Yaroslav Zagores
Kichbu lược dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét