Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Quân đội của nước nào lớn nhất và mạnh nhất thế giới?

Quân đội của nước nào lớn nhất và mạnh nhất thế giới?

Армия какой страны самая крупная и сильная в мире?

Nguồn: newsland.ru/news và topwar.ru

 

Kichbu post on thứ ba, 29.11.2011

 

Bài liên quan:

Ø    10 quân đội mạnh nhất thế giới

 

Самые многочисленные армии мира

Quân đội của những nước nào trên hành tinh này mạnh hơn và lớn hơn cả? Khó có trả lời câu hỏi về khả năng chiến đấu của quân đội bất kỳ nước nào một cách phiến diện. Cần xem xét nhiều yếu tố, đặc biệt cách tiến hànhchiến tranh của chúng trong những hoàn cảnh thực tiễn.


Sẽ
đơn giản hơn nếu đánh giá quân đội theo các chỉ số định lượng của nó. Mặc dù, ví dụ, quân đội Ấn Đ (Ấn Đ - nước đông dân thứ hai trên thế giới) xét về bình diện này không được xem thậm chí có khả năng chiến đấu nhất thế giới.

Và vậy là, mười quân đội lớn nhất và mạnh nhất thế giới.


1.
Quân đội Trung Quốc – 2,3 triệu quân nhân

Các đây không lâu nó là đội quân lỗi thời và hoàn toàn được trang bị kỹ thuật kém hiệu quả. Nhưng thời gian gần đây, nhờ những cú bơm tiền khổng lồ, những người Trung Quốc đã bắt tay thực hiện chương trình đ sộ tân trang vũ khí kỹ thuật quân đội của mình bằng kỹ thật quân sự hiện đại hơn.

2. Quân đội Hoa Kỳ – 1,477 triệu quân nhân

Quân đội này không phải là đội quân đông nhất thế giới, mặc dù hiện nay không có những hoạt động quân sự hiện đại nào có thể tương bằng nó về kinh nghiệm tiến hành các hoạt động quân sự, và nó được trang bị kỹ thuật cũng như có chiến thuật mức đ cao nhất.

3. Quân đội Pakistan – 1, 451 triệu quân nhân

Thành phần của nó chủ yếu đàn ông trên cơ sở tình nguyện. Tuổi nhập ngũ – từ 17 đến 23. Nhiều nữ quân nhân phục vụ trong lực lượng không quân và hải quân.


4. Quân đội Ấn Độ – 1,325 triệu quân nhân

Nguồn dự bị của các lực lượng vũ trang Ấn Độ bao gồm từ 535 nghìn người được huấn luyện tốt cho việc phục vụ chiến đấu. Không quân Ấn Độ được đa số các chuyên gia quân sự cho rằng hiện tốt nhất thế giới.

5. Quân đội Bắc Triều Tiên – 1,106 triệu quân nhân

Đã tham gia trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và trong các cuộc chiến tranh cục bộ không đáng kể với quân đội của Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Bắt đầu từ 1953 luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Trong kho vũ khí của mình có số lượng lớn các hệ thống pháo binh và xe tăng. Trong thời gian gần đây các đơn vị tên lửa chiến lược của Quân đội nhân dân Triều Tiên phát triển như vũ bão.

6. Quân đội Nga – 1,027 quân nhân

Cấu trúc của quân đội này có tất cả các loại hình binh chủng có thể. Mặc dù rằng sau khi LB Xô Viế sụp đổ, các vị trí của nó suy yếu đáng kể, quân đội Nga với tiềm năng tên lửa hạt nhân của mình như trước vẫn là một trong những đội quân mạnh nhất hành tinh.

7. Quân đội Hàn Quốc – 687 nghìn quân nhân

Quân đội này có kinh nghiệm to lớn tiến hành các chiến dịch quân sự trong thời gian chiến tranh VIệt Nam và Triều Tiên. Một phần lớn lực lượng vũ trang của nó ( 560 nghìn người) là lục quân.

8. Quân đội Iran – 650 nghìn quân nhân

Có quyền nói rằng đây là một trong những đội quân mạnh nhất Trung Đông. Trong biên chế của nó bao gồm 14 sư đoàn bộ binh, 15 binh đoàn phòng không, cũng như 1400 máy bay và máy bay trực thăng, 170 tàu chiến. Trong thời gian gần đây các tên lửa đạn đạo tầm xa “Shahab-3” mạnh đã được trang bị cho quân đội.

9. Quân đội Irag – 450 nghìn quân nhân

Quân đội này luôn luôn được xem được trang bị kỹ thuật tốt hơn cả trong số các đội quân Trung Đông. Sau khi chế độ Saddam Husein trong chiến tranh 2003 đã bị lật đổ quân đội đã bắt đầu định hướng theo các nguyên tắc tổ chức chiến dịch theo kiểu phương Tây. Và về trang bị kỹ thuật, trong biên chế của quân đội Irag tại thời điểm này được trang bị vũ khí lỗi thời do Liên Xô và Nga sản xuất.

10. Quân đội Miannmar – 425 nghìn quân nhân

Quân đội quốc gia được bổ sung thêm gần 72 nghìn người của các đơn vị bán vũ trang – dân quân. Bắt đầu từ năm nay, tất cả người dân của đất nước – kể cả phụ nữ và nam giới - ở độ tuổi từ 18-35 - buộc phải qua chương trình huấn luyện quân sự với thời gian hai năm.

 

--> Read more..

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Những người Trung Quốc được phép có hai con

Cho phép những người Trung Quốc có hai con

Китайцам разрешат иметь двоих детей

 

Nguồnnovonews.tvnet.lv

Kichbu post on thứ hai, 27.11.2011

 

Новость на Newsland: Китайцам разрешат иметь двоих детей

Một trong những vùng đông dân cư nhất Trung Quốc – tỉnh Hanan với dân số hơn 90 triệu người – sẽ từng bức giảm nhẹ lệnh cấm sinh con thứ hai và nhiều hơn.

Các gia đình nông dân mà ở đó đã có một bé gái, sẽ được phép sinh con trai, các cặp vợ chồng mà cả hai là con duy nhất trong gia đình sẽ được phép có hai con.

Tỉnh Hanan trước đó đã sử dụng các biện pháp kích thích tài chính để khuyến khích các gia đình đã bị hạn chế sinh một con.

Các nhà quan sát cho rằng mặc cho các mức tiền phạt và các biện pháp trừng phạt, số lượng những người Trung Quốc vi phạm luật “mỗi gia đình – một con” được áp dụng vào năm 1980 ngày càng lớn.-Kichbu-

 

--> Read more..

Moscow cải tổ năm 1989 qua hình ảnh

Moscow cải tổ năm 1989

Перестроечная Москва 1989 года

 

Nguồn: cccp-foto.livejournal.com

Kichbu post on Chủ Nhật, 27.11.2011

 

Giới thiệu bạn đọc xem series nhỏ những bức ảnh Moscow cải tổ năm 1989 được tìm thấy trên  trên Flikr.

 



Dòng chữ trên bandron: Cải tổ, dân chủ và glasnost.
Những bức ảnh này không cần bình luận:

Những khẩu hiệu mới bên cạnh những biểu trưng cũ:

Tranh trí ngày Một tháng Năm trên phố Gorky:



Chặn đường trong trường hợp biểu tình:

Lúc bấy giờ Manezka gọi như thế nào? Bằng quảng trường Markx?


Thừ lâu không thấy những chiếc xe này:


Quảng trường Đỏ luôn luôn đẹp:


Arbat lúc bấy giờ lúc bấy giờ là một trong "những công viên-đồng tính" của Moscow:

--> Read more..

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Thủ tướng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội

Thủ tướng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội

Nguồn: xuandienhannom.blogspot.com VietNamnet.

Kichbu post on thứ sáu, 25.11.2011

 

Các bài liên quan:

>> Nói với dân về Hoàng Sa
>> Luật biểu tình và lòng yêu nước

 

Về chủ trương của Chính phủ bảo đảm chủ quyền ở Biển Đông, bảo đảm ngư dân đánh bắt cá

 

Quán triệt đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia của Đảng và Nhà nước ta và trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982 LHQ, Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông - DOC đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc, căn cứ vào thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên mà ta và Trung Quốc ký mới đây trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc.

 

Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

 

Căn cứ chủ trương, đường lối nguyên tắc nêu trên, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với 4 loại vấn đề trên Biển Đông như sau:

 

Thứ nhất, đàm phán với Trung Quốc để phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Trong Vịnh Bắc Bộ, sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận, phân định ranh giới năm 2000. Còn vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, nếu theo Công ước Luật biển 1982, thềm lục địa của chúng ta chồng lấn với  đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006, hai bên đã tiến hành đàm phán. Mãi đến 2009, hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường của hai bên rất khác xa nhau. Đến đầu 2010, hai bên thỏa thuận nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Sau nhiều vòng đàm phán, như tôi trình bày, nguyên tắc đó đã được hai bên ký kết trong dịp Tổng bí thư thăm Trung Quốc.

 

Trên nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển này, thì vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vì vậy, hai nước cùng nhau đàm phán để phấn định ranh giới vùng biển này trên cơ sở Công ước Luật Biển, trên cơ sở DOC, trên cơ sở các nguyên tắc đã thỏa thuận để có một giải pháp hợp lý mà hai bên có thể chấp nhận được. Chúng ta đang thúc đẩy cùng Trung Quốc xúc tiến đàm phán giải quyết phân định này. Cũng xin nói thêm, trong khi chưa phân định, trên thực tế, với chừng mực khác nhau, hai bên cũng đã tự hình thành vùng quản lý của mình trên cơ sở đường trung tuyến. Cũng trên cơ sở này, chúng ta có đối thoại với Trung Quốc đảm bảo an ninh an toàn cho khai thác nghề cá của đồng bào chúng ta.

 

Thứ hai, chúng ta phải giải quyết khẳng định chủ quyền, đó là vấn đề quần đảo Hoàng Sa. Thưa các vị đại biểu, Việt Nam khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ 17, chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa có bất kỳ một quốc gia nào. Và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục, hòa bình, nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo. Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài gòn, tức chính quyền VN cộng hòa, chính quyền đã lên án việc làm này và đề nghị LHQ can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố khẳng định hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán, giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp Hiến chương LHQ, Công ước luật biển, Tuyên bố DOC.

 

Thứ ba, quần đảo Trường Sa: Năm 1975, giải phóng miền Nam, hải quân ta tiếp quản 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa: Song Tử Tây, Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca... Còn xây dựng 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của VN ở vùng biển này, thuộc 200 hải lí vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. Trung Quốc chiếm 7 đảo đá ngầm. Đài Loan 1 đảo nổi. Philippines 5 đảo. Brunei đòi chủ quyền nhưng không.

 

VN có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất, cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo mà ta đang nắm giữ với 21 hộ, 80 khẩu, với 6 khẩu sinh ra và lớn lên ở các đảo này.

 

Chủ trương của ta với chủ quyền ở quần đảo Trường Sa như thế nào? Nghiêm túc thực hiện UNCLOS, DOC, và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây đã kí kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể, trước hết ta yêu cầu giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực.

 

Nâng cấp hạ tầng biển đảo, hỗ trợ ngư dân

 

Ta tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế - xã hội - kĩ thuật ở các nơi ta đang nắm giữ: đường sá, điện nước, trạm xá, trường học, cải thiện đời sống, tăng cường khả năng tự vệ của quân dân ở quần đảo này.

Có cơ chế chính sách, hiện đã có, đang sơ kết, đánh giá, để hỗ trợ đồng bào đang khai thác đánh bắt cá, thủy hải sản ở khu vực biển này, làm ăn sinh sống và thực hiện chủ quyền ở khu vực Trường Sa.

 

Nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên nghiêm túc thực hiện theo đúng UNCLOS và DOC, đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, hòa bình và an ninh trật tự ở khu vực này. Đây là mong muốn và lợi ích của các bên liên quan. Biển Đông là tuyến đường vận tải hàng hóa từ Đông sang Tây, chiếm 50-60% tổng lượng vận tải hàng hóa trên biển.

Lập trường này được ủng hộ của quốc tế, thể hiện ở ASEAN và ASEAN và đối tác.

 

Giải quyết và khẳng định chủ quyền 200 hải lý thuộc EEZ và thềm lục địa Việt Nam theo UNCLOS 1982. Thực hiện chủ quyền đầy đủ và và hiệu quả hơn.

 

Phải làm Luật biểu tình

 

Ý kiến thứ ba về căn cứ đề nghị xây dựng Luật biểu tình, chủ trương của Chính phủ khi dân bày tỏ lòng yêu nước.

Căn cứ mà Chính phủ đề nghị QH đưa Luật biểu tình và chương trình, có mấy căn cứ sau đây:

 

Thứ nhất, thực hiện Hiến pháp. Hiến pháp điều 69 quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật. Ta chưa có luật nên phải làm luật. Như vậy là theo Hiến pháp.

 

Thứ hai, ĐB ngồi đây đều thấy một thực tế trong cuộc sống nhiều cuộc đồng bào tụ tập đông người, bày tỏ nguyện vọng với chính quyền. Thực tế là vậy. Nhưng ta chưa có luật để quản lý, điều chỉnh nên khó cho người dân khi thực hiện quyền mà Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Khó như vậy thì sẽ nảy sinh lúng túng trong quản lý, nên sẽ biểu hiện mất an ninh trật tự hoặc lợi dụng kích động xuyên tạc gây phương hại xã hội.

 

Trước thực trạng đó, Chính phủ đã có báo cáo kiến nghị với QH khóa trước, ban hành nghị định để quản  lý hiện tượng này. Như nghị định chính phủ hiệu lực thấp chưa đáp ứng yêu cầu cuộc sống và Hiến pháp yêu cầu.

 

Nên Chính phủ mới thấy phải kiến nghị đưa vào làm luật, và luật đó phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm văn hóa, điều kiện cụ thể của VN cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân theo Hiến pháp, pháp luật, cũng để ngăn chặn các hành vi gây xâm hại an ninh trật tự, lợi ích của nhân dân.

 

Với tinh thần đó, chúng tôi đề nghị QH xem xét ý kiến của Chính phủ về Luật Biểu tình.

 

Đại biểu muốn hỏi về thái độ và chủ trương của Chính phủ về việc người dân biểu thị lòng yêu nước. Chủ trương nhất quán của Đảng và Chính phủ là luôn trân trọng biểu dương, khen thưởng xứng đáng với tất cả hoạt động, việc làm của người dân vì mục tiêu yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

 

Những hoạt động vì mục tiêu, mục đích đó đều được hoan nghênh  và khen thưởng thích đáng. Nhưng cũng không hoan nghênh và buộc phải xử nghiêm pháp luật với những hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền để gây phương hại cho đất nước và xã hội. Tôi nghĩ với chủ trương nhất quán như vậy, đồng chí đồng bào cử tri cả nước sẽ ủng hộ.

 

(Trích)

--> Read more..

Những người béo nhất thế giới

Những người béo nhất thế giới

Самые толстые люди в мире

 

Nguồn:russian.china.org.cn

Kichbu post on thứ sáu, 25.11.2011

 

 Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

 

Самые толстые люди в мире

--> Read more..

Steps


Flag Counter