Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Hoa Kỳ bố trí lính thủy đánh bộ tại Bắc Australia

Hoa Kỳ bố trí  lính thủy đánh bộ  tại Bắc Australia

США размещают войска в северной Австралии

Nguồnnewsstreet.ru

Kichbu post on thứ hai, 14.11.2011

Bài liên quan:

Hoa Kỳ bắt đầu chiến tranh lạnh với Trung Quốc

US to station troops in northern Australia as fears of China's Pacific presence grow

Barack Obama and Julia Gillard are expected to unveil their plans as they mark the 60th anniversary of the alliance 
Photo: REUTERS

Hoa Kỳ triển khai binh sỹ tại phía bắc Australia vì những lo ngại sự gia tăng sự hiện diện của Trung Quốc tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Hoa Kỳ chuẩn bị bố trí các căn cứ quân sự ở Australia trong bối cảnh những lo ngại liên quan đến mối đe dọa sức mạnh quân sự ngày càng tăng ở khu vực.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, theo dự kiến, sẽ vạch rõ các kế hoạch bố trí từ 500 đến 1000 thủy quân lục chiến tại các căn cứ ở Darwin và mở rộng việc sử dụng các căn cứ hải quân Mỹ ở phía bắc thủ phủ của khu vực và tại thành phố Perth ở phía tây Australia.

Ông sẽ ra tuyên bố tại Australia vào tuần tới đây trong thời gian chuyến đi thăm, bao gồm cả HawaiiIndonesia để khẳng định sự trung thành của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Các căn cứ sẽ được bố trí vì sự mở rộng phạm vi hoạt động của các tên lửa Trung Quốc mà những tên lửa này có thể vươn đến các căn cứ trọng yếu của Hoa Kỳ ở Okinawa ở Nhật Bản và đảo nhỏ - Guam - nằm phía đông Philippines.

Các thủy quân lục chiến Mỹ, theo tin đã đưa, sẽ được bố trí tại các trại lính ở Robertson, Darưin, bởi vì đây là căn cứ quân sự trên đất liền của Australia nằm gần Trung Quốc. Nhưng sự hiện diện mới của Mỹ cũng kéo theo việc sử dụng tăng cường các căn cứ hải quân tại tây-bắc đất nước với khả năng tiến hành diễn tập trong tương lai.

Biện pháp này được tiến hành trong bối cảnh tái cấu trúc các lực lược vũ trang Hoa Kỳ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và áp lực ngày càng tăng lên Hoa Kỳ vì căn cứ quân sự tại Okinawa, nơi hiện các chính khách Nhật Bản kêu gọi cắt giảm các lực lượng vũ trang trong khuôn khổ di dời căn cứ của Hoa Kỳ đang gây tranh cãi theo kế hoạch.

Kevin Rudd, ngoại trưởng Australia đã tuyên bố: “Theo quan điểm của Australia, ở đây chúng ta có đường bờ biển rộng lớn với dân số 23 triệu người. Điều này luôn thôi thúc chúng ta, xét theo quan điểm an ninh, cần có liên minh mạnh với Mỹ…”.

Nhưng cũng có sự lo ngại đang tăng lên tại khu vực vì sự tăng cường những khả năng quân sự của Trung Quốc và kỳ vọng tăng lên rõ ràng của nó muốn khẳng định sự hiện diện của mình trên toàn bộ biển Nam-Trung Quốc (Biển Đông – theo cách gọi của Việt Nam-Kichbu), Ấn Độ Dương và phần phía Tây của Thái Bình Dương. Vào tháng sáu Trung Quốc đã bị cáo buộc truy đuổi các tàu của Việt Nam và Philippines tại biển Nam-Trung Quốc, và cũng vào thời gian đó việc Nhật Bản bắt tàu đánh cá Trung Quốc  vào năm ngoái đã dẫn đến xung đột ngoại giao giữa Pekin và Tokyo.

Trong chuyến đi thăm đến Australia vào tuần tới – chuyến đi thăm đầu tiên trên cương vị tổng thống – Barack Obama và thủ tướng Julia Gillard, theo dự kiến, sẽ công bố các kế hoạch của mình bởi hai nước kỷ niệm 60 năm thành lập liên minh. Hiện nay chưa có những đơn vị binh lính Mỹ nào được bố trí ở Australia – mặc dù các chuyến thăm của hải quân (Mỹ) thường xuyên diễn ra từ năm 1907 – và các nhà phân tích nói rằng tất cả mọi việc sẽ xảy ra, đúng hơn, dưới hình thức “trợ cấp”, và không phải là đóng quân thường xuyên.

“Hoa Kỳ có thể bố trí tương đối nhanh chóng các lực lượng của mình tại các nước như Australia vì các tên lửa của Trung Quốc không vươn đến được”, - giáo sư an ninh quốc tế đại học Syneyd Alan Dupont nói khi rả lời phỏng vấn Telegraph.

”Nhiều căn cứ Nhật Bản tại Okinawa rất dễ bị thương tổn do tiềm lực tên lửa thế hệ mới của Trung Quốc. Đây là, có thể, một trong những chuyển biến quan trong hơn cả trong đường lối chiến lược của Mỹ  Australia trong vòng 20 năm qua”.

Bộ trưởng quốc phòng Australia Stiven Smith tuyên bố rằng Australia muốn mở rộng “hợp tác thực tiễn” với Hoa Kỳ, nhưng sẽ không đồng ý đối với các căn cứ hải quân ở đất nước. Hiện nay sự hiện diện quân sự chủ yếu của Hoa Kỳ tại Australia chỉ hạn chế bởi  trạm theo dõi vệ tinh hỗn hợp tại Pai Gep ở vùng phía bắc, cũng như trạm liên lạc hải quân ở phía tây Australia.

Tổng thống Obama sinh ở Hawaii và gọi mình là :tổng thống Châu Á-Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ” đã nghiên cứu sự chuyển dịch trong tâm từ Trung Đông sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ đã bắn đi tín hiệu mở rộng các mối quan hệ quân sự trong khu vực, trong đó có cả các mối quan hệ với Việt Nam và Singapore.

Đồng thời, các kế hoạch mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại Australia đã gây nên lo ngại trong một số nhà phân tích, mà những người này cho rằng điều này có thể dẫn đến sự leo thang văng thẳng trong khu vực và gây tổi hại các quan hệ với Trung Quốc.

Hu White, cự quan chức cấp cao của bộ quốc phòng Australia, nói rằng sự gia tăng đột biến binh sỹ Mỹ ở đất nước là “rất quan trọng và về tiềm năng là hành động mạo hiểm đối với Australia”.

“Tại WashingtonPekin điều này sẽ xem như giống đều của Australia với chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ”, - Dr White, giáo sư đại học quốc gia Australia thông báo khi trả lời phỏng vấn Sydney Morning Herald.

“Theo ý kiến của Pekin, tất cả những gì Mỹ tiến hành ở phần phía tây Thái Bình Dương, nhằm củng cố sự bền vững vị trí đứng đầu của Mỹ đối với thách thức của Trung Quốc.-Kichbu-

Bản tiếng Anh xem The Telegraph

4 nhận xét:

  1. BIẾT TA BIẾT ĐỊCH
    *
    Chệt bành trướng đành co vòi rụt vuốt
    Hết lăm le khè đuôi chó lưỡi bò
    Xã hội đen khoe chủ nghĩa tam vô
    Tư bản đỏ toàn cầu chiêu thương mãi
    *
    Bọn BẮC KINH non tay không tranh cãi
    Xem tự do hay cộng sản bá quyền
    Nhìn lại mình bỗng cảm thấy vô duyên
    Đám đệ tử tháo gông xiềng từng đứa
    *
    Đừng dại dột khi chơi trò binh lửa
    Giữa biển khơi mẫu hạm thám chưa xong
    Binh trên bờ hoả lực cũng không đồng
    Nói chi đến tầm xa nhờ phi tiển
    *
    Chưa biết địch thì đừng nên khiêu chiến
    Năm ngàn năm bỗng hoá cảnh hư không
    Chẳng còn ai mãi ôm mộng đại đồng
    Bọn đồng chí cửa sau chờ mại bản
    *
    TÂM THANH

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter