Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Báo TQ bình luận: “Thế kỷ Thái Bình Dương” sẽ của ai?

Bình luận: “Thế kỷ Thái Bình Dương” sẽ của ai?

Недельный обзор: Чьим будет "Тихоокеанский век"?

2011-11-20 16:54:29 | Russian.News.Cn

Nguồn: russian.news.cn

Kichbu post on thứ hai, 21.11.2011

Bài liên quan:

Hillary Clinton - Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ

Pekin, 20 tháng mười một (Tân Hoa Xã) – Tiếp sau hội nghị các nhà lãnh đạo thành viên Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương tại Hawaii là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali. Trong tình hình khủng khỏang nợ đang báo động ở Châu Âu và những viễn cảnh mờ mịt của sự phát triền nền kinh tế thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm về phía mình. Cộng đồng quốc tế ngày càng nói nhiều về “Thế kỷ Thái Bình Dương”.

“Thắng lợi của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương rất quan trọng đối với toàn thế giới. Tôi tin rằng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ Thái Bình Dương”, - tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ George Bush-con 10 năm trước đây nói. Sự phát triển hiện nay của khu vực này, đặc biệt trong tình hình phức tạp của nền kinh tế thế giới đang khẳn định tính đúng đắn của những tiên đoán của ông.

Giám đốc điều hành chính của hãng “Caterpiller” Mỹ Dug Oberhelman khi mô tả nền kinh tế toàn cầu hiện nay chỉ ra sự hiện diện của “hai nửa địa cầu”: của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương mà trong đó có sự tham gia của nhiều chủ thể kinh tế với các thị trường đang nảy sinh, và Châu Âu là nơi tập trung các nề kinh tế truyền thống đã phát triển. Vì những trục trặc trong hoạt động của “các  động cơ” của các nền kinh tế truyền thống đã phát triển, người ta bắt đầu gán cho sự phát triển của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ý nghĩa toàn cầu mới. Liên quan vấn đề này tất cả các nước trên thế giới đã suy nghĩ làm thế nào để thể hiện mình trong khu vực một cách tốt nhất.

Hoa Kỳ là quốc gia được bao bọc bởi Thái Bình Dương và Đại Tây Dương đang cố gắng thu hút sự chú ý về phía mình. Tuy nhiên nếu George Bush-con mười năm trước chỉ giới hạn mô tả những bức tranh tươi sáng của “Thế kỷ Thái Bình Dương”, thì chính quyền của Barack Obama bổ sung thêm vào khái niệm mới này định ngữ “của Mỹ”.

Tạp chí “Foreign Polisi” trong số mới đây đã công bố bài của ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton dước tiêu đề “Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ”, trong đó bà vạch rõ chiến lược của đất nước mình tại khu vực Chây Á-Thái Bình Dương trong mười năm sắp đến. Người đứng đầu Bộ ngoại giao cũng nhận xét rằng những chi phí cho hoạt động đối ngoại, kinh tế, chiến lược và các lĩnh vực khác ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ được tăng lên đáng kể.

Trong suốt hai tuần vừa qua Barack Obama đã hiện thực hóa chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Hoa KỲ. Báo “Finetion Times” của Anh viết rằng tại hội nghị chính thức của các nhà lãnh đạo thành viên Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương tại Hawaii ông chủ yếu nói và nói rằng Hoa Kỳ - đây là nước Châu Á-Thái Bình Dương và mong muốn nó là sẽ như thế. Sau đó người đứng đầu Nhà Trắng đã nhắm vào Australia để tuyên bố to tát  về sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, sau đó tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ sáu tại Bali. Cần thấy rằng Barack Obama – tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh này.

Tuy nhiên không thể quên rằng thời thế đã thay đổi. Sự thống trị của một cường quốc trong các vấn đề khu vực hoặc quốc tế hiện không đáp ứng được các xu hướng của thời đại. Mười nước ASEAN hiện đang đẩy nhanh xây dựng công đồng của hiệp hội, dần dần tăng cường và củng cố đối thoại và phối hợp lẫn nhau với các bên cùng quan tâm theo công thức “10+X” là minh chứng cho điều này. Chủ nhân của Hội nghị Đông Á hiện nay, tổng thống Indonesia Sulilo Bambang Yudhoiono đã nói rằng sự thống trị của một siêu cường ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là không thể chấp nhận được. Các phương tiện truyền thông phương Tây giải thích thêm rằng người đứng đầu quốc gia muốn nói cho những điều này như sau: thế kỷ 21 cần phải không là “thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ”, mà là “Thế kỷ  Thái Bình Dương của tất cả mọi người”.-Kichbu-

1 nhận xét:

  1. Các quốc gia liên kết nhóm theo điều kiện địa lý tự nhiên, hoặc theo các đặc điểm khác về kinh tế, văn hóa, xã hội, ... sẽ làm tăng sức mạnh chính trị và kinh tế cho các nhóm, và đồng thời làm giảm thế lấn lướt của các quốc gia lớn, mạnh như Hoa Kỳ, Nga, ...

    Sức mạnh của các mối liên kết nhóm phụ thuộc vào độ gắn kết và sự tương đồng (hoặc thỏa thuận để tương đồng) quan điểm trong các vấn đề của mỗi quốc gia, hay của nhóm, của quốc tế.

    Khi mối liên kết giữa các nhóm quốc gia đủ mạnh thì những hành động như "cấm vận kinh tế", ... đối với một hoặc vài quốc gia như trước đây sẽ không còn tác dụng.

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter