Cú bứt phá nước rút khó tin của quân đội Trung Quốc
Невероятный рывок китайской армии
Charles Haquet
Nguồn: inosmi.ru
Các máy bay tiêm kích, hàng không mẫu hạm, tên lửa…Tìm kiếm “cảm hứng” trong các công nghệ của các nhà cung cấp Nga của mình, Pekin đã xây dựng được quân đội hiện đại và nền công nghiệp mạnh và hiện bắt đầu làm Mỹ và Châu Âu bất an.
Chúng tôi sẽ biến nó thành casino nổi. Những người Trung Quốc đã kể cho những người Ucraina câu chuyện chính thế khi họ mua tàu hàng không cũ “Varyag” của Ucraina vào tháng sáu năm 2000. Tuy vậy, hạm tàu này đã được đổi tên thành “Shi Lang” và mùa hè năm nay đã tham gia các cuộc diễn tập đầu tiên trên biển, từ nay nó không giống góc thiên đường đối với các trọc phú: hàng không mẫu hạm mới tinh này là niềm kiêu hãnh của hải quân Trung Quốc.
Các nhà quân sự Trung Quốc thích làm ngạc nhiên. Vào cuối năm 2010 họ đã tuyên bố triển khai các tên lửa chiến lược mới mà chúng có thể làm lung lay bá quyền của Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương. Vào tháng một năm nay trên internet xuất hiện các bức ảnh của máy bay tiêm kích kỳ quặc. Các bức ảnh đó đã làm các chuyên gia phương Tây bối rối: lực lược không quân-hải quân Trung Quốc đã chế tạo được máy bay tàng hình của riêng mình! Vào tháng mười máy bay được gọi là J-20 đã thực hiên cú bay lộn vòng gấp ngoặt đầu tiên trong thời gian bay thử nghiệm.
Khi Trung Quốc được vũ trang, toàn thế giới rùng mình. Ít nhất, Pentagon cho là như vậy mà trong báo cáo mới đây của mình đã thể hiện sự lo ngại việc hiện đại hóa quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc được đẩy mạnh.
Để hiểu được các ý đồ thực sự của Trung Quốc là tương đối phức tạp. Liệu Trung Quốc thực tế muốn, theo như Trung Quốc nói, xây dựng lực lượng vũ trang mang tính “phòng thủ” hay không? Hay là, theo nhiều các nhà quan sát nước ngoài, Trung Quốc hướng đến vai trò lớn hơn nữa trong khu vực? “Tất cả rất mờ mịt, - một chuyên gia quân sự muốn giấu tên nói. – Trong cách hành xử của những người Trung Quốc không có gì cho thấy rằng họ mong muốn đạt được sự cân bằng chiến lược với Mỹ. Đồng thời không thể không nhận thấy những thay đổi giọng điệu rõ ràng trong các tuyên bố của họ trong hai hoặc ba năm gần đây. Nó trở nên hung hăng hơn và mang nét báo thù hơn”. Để tin vào điều này, cần đọc The Global Times. Tờ báo Trung Quốc này mà nó có thể gọi là tiếng nói không chính thống của
“Trung Quốc hóa” các mẫu của Nga
Chính quyền Trung Quốc đang làm tất cả mọi việc có thể để có được sức mạnh này. Và, cần phải nói, chính quyền Trung Quốc buộc phải bắt đầu từ xa. Chúng ta quay lại quá khứ mới đây: năm 1989, cuộc tàn sát trên quảng trường Thiên An Môn. Các nước phương Tây đã quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt Trung Quốc, và cấm cung cấp bất kỳ loại vũ khí nào. Rút cuộc những người Trung Quốc hướng về Moscow và nó đã trở thành thị trường tiêu thụ bất ngờ đối với ngành công nghiệp quân sự của Nga lúc bấy giờ đang đứng bên bờ vực thẵm sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Họ cần gì ở nước “anh em”? Xe tăng, tàu chiến, tàu ngầm, tên lửa….Và cả máy bay tiêm kích mà chúng đã được những người Trung Quốc nhanh chóng “dùng làm tiêu bản” để đạt tới những công nghệ ham muốn. Ngây thơ chăng? Người Nga đã mất không ít thời gian để nhận thức được mối đe dọa này.
Ví dụ điển hình nhất liên quan đến máy bay tiêm kích Su-27. Chính phủ Trung Quốc đã đặt hàng hơn 200 máy bay như thế, tuy nhiên chúng cần được lắp ráp tại Trung Quốc, mặc dù trong giấy phép sản xuất đã tính đến rằng phần lớn các thiết bị được nhập khẩu từ Nga. Ngoài ra, những người Trung Quốc rõ ràng cũng bị cấm xuất khẩu những máy bay này. Vào năm 2004, khi chỉ mới một nửa số máy may bay này được cung cấp,
“Khả năng của những người Trung Quốc tái tạo và đặc biệt “Trung Quốc hóa” Su-27 làm tất cả kinh ngạc”, - cố vấn trưởng của cơ quan tình báo chiến lược Châu Âu Bertrand Slaski phân tích. Hơn thế, chuyên gia tiếp tục, “
Trên thị trường tên lửa, những người Trung Quốc đã tiến còn nhanh hơn nữa. Chẳng hạn, họ đã tạo được phiên bản (thêm vào đó, như các nhà thông thái nói, “tương đối không tồi”) của các máy bay Nga S-300. “Họ cần nói lời cám ơn với người Nga, - chuyên gia quân sự nói hài hước. – Nhờ người Nga họ hiện nay đang có vị thế rất mạnh trong các công nghệ các động cơ nhiên liệu rắn”. Mười năm trở lại đây Trung Quốc đã tăng gấp đôi số vũ khí bán được và trở thành nhà xuất khẩu vũ khí thứ sáu lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, mặc dù với tất cả những nổ lực, Trung Quốc cho đến nay đang ở trong vị thế chạy theo. “Vâng, họ đang nghiên cứu sản xuất tàu ngầm, hàng không mẫu hạm, xe tăng thiết giáp và máy bay, và cũng như các công nghệ khác (radar, kỹ thuật điện tử hàng không, cơ giới hóa, vũ khí) mà chúng cho phép họ thiết kế các hệ thống vũ khí có sức cạnh tranh, - Bertrand Slaski giải thích. – Tuy nhiên bây giờ họ cần phải chuyển từ mô hình kế thừa từ thời đại Xô Viết sang hình thức của quân đội hiện đại mang trong mình những công nghệ thông tin liên lạc mới”.
Quan điểm đặc biệt về biên giới trên biển
Trong số những nhiệm vụ ưu tiên của ác nhà lãnh đạo Trung Quốc có việc xây dựng tập đoàn hải-không quân. Để xây dựng hạm đội có sức chiến đấu cao xung quanh hàng không mẫu hạm nổi tiếng “Shi Lang”, họ phải cần đến năm năm. Nhưng khi họ đạt được điều đó, sự phân bố các lực lượng ở phía Tây Thái Bình Dương sẽ có nhiều thay đổi quan trọng. “Vấn đề ở chỗ rằng những người Trung Quốc chỉ có một mục đích – xây dựng pháo đài đại dương, - thêm một nhà chiến lược quân sự xin được giấu tên của mình nói. – Ngoài ra, họ hiểu quan niệm chủ quyền trên biển tương đối độc đáo. Điều quan trọng, theo ý kiến của họ, đó không phải là vùng biển lãnh thổ, mà là vùng biển “lịch sử” nằm ở bên các bờ biển của họ”.
Hay nói cách khác, đây sẽ khía cạnh sự thật. Những người Trung Quốc xử sự như thế nào khi hải quân của họ có khả năng nói lớn về mình ở Thái Bình Dương? Liệu họ có sử dụng nó để gây áp lực lên các quốc gia mà họ có tham vọng lãnh thổ đối với các nước đó hay không, ví dụ, với Đài Loan? Và những người Mỹ sẽ làm gì? Họ có đưa các hàng không mẫu hạm nguyên tử của mình đến eo biển Đài Loan như điều đó đã xảy ra vào năm 1996?
Tiện thể, như quý vị đã biết, Shi Lang có nghĩa là gì? Người ta gọi một đô đốc Mãn Châu, người vào năm 1681 đã tấn công vào Dunnin, như thế. Tức là hòn đảo mà giờ đây nó được gọi là Đài Loan.-Kichbu-
Bản gốc: Le grand bond en avant de l'armée chinoise
THANKS FOR THIS POST & LINK
Trả lờiXóaWhich have been translated to English by Google
TOM PREMO - MINH TÂM- TT
Tình hình châu Á: Bắc Kinh hiện tỏ ra nhịn nhục
Trả lờiXóahttp://anhbasam.wordpress.com/2011/11/25/chau-a-bac-kinh-hien-to-ra-nhin-nhuc/#more-36241