Tàu ngầm điện-diesel loại 032. Photo: military.dwnews.com
"Великая стена" на морском дне
Аlexei Alikin
Kichbu theo: rusplt.ru
Đã xuất hiện những chi tiết mới về cấu trúc của tàu
ngầm phi hạt nhân lớn nhất thế
giới, được xây dựng ở Trung Quốc để
thử nghiệm vũ khí mới.
Một số sơ đồ chi tiết nội thất
của tàu ngầm lớp diesel-điện loại
032 lớn nhất đã được
công bố trên diễn đàn của cổng
thông tin quân sự của Trung Quốc. Được biết đến ở Trung Quốc như "Vạn Lý Trường Thành - 201", còn ở phương Tây có tên
mã Qing, tàu ngầm
này từ lâu là chủ đề của tin đồn và đơm
đặt vì quy mô và mục đích của nó.
Được xây dựng tại xưởng đóng
tàu ở Vũ Hán vào năm 2010,
tàu đã được trang bị cho Hải quân vào
tháng Mười năm 2012. Chiều dài
của nó hơn 90 mét, tải trọng sau khi lặn là 6.628 tấn. Điều này làm cho "Vạn Lý Trường
Thành" trở thành tàu ngầm lớn nhất
trong lớp của nó
tại tất cả các hạm đội tàu ngầm.
Kỷ lục trước đây trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai được lập bởi người Nhật Bản – các hàng không mẫu hạm ngầm có phạm vi hoạt động tầm siêu xa kiểu I-400 "Sentoku" có tải trọng lặn 6560 tấn. Chỉ có ba chiếc tàu ngầm như thế được
chế tạo, chúng có khả năng vận chuyển đến
bốn máy bay và là những tàu ngầm diesel-điện lớn nhất trước khi xuất hiện
những tàu ngầm hạt nhân đầu tiên.
Tàu lớp QingThanh đã thu hút sự chú ý
không chỉ vì kích thước của nó. Theo các nguồn tin công khai, quân đội Trung
Quốc đã xây dựng nó để
thử nghiệm các loại vũ khí
mới
nhất,
bao gồm các lớp ngư lôi viễn cảnh, tên lửa
và các thiết bị lặn ngầm nguyên tử không người lái. Trên tàu ngầm có tổng cộng bốn bệ phóng thẳng đứng cho tên lửa hành trình, hai bệ phóng ngư lôi, hai bệ
phóng cho tên lửa đạn đạo,
cũng như không gian cho các thiết bị
đặc biệt.
Sơ đồ của tàu ngầm diesel-điện "Vạn Lý Trường
Thành - 201". Nguồn: club.mil.news.sina.com.cn
Trên những sơ đồ được công bố trên mạng cho thấy rõ rằng trên tàu ngầm có chỗ không chỉ cho thủy thủ đoàn, sức chứa của nó cho phép đưa lên tàu một nhóm các nhà khoa học hoặc kỹ sư với trang thiết bị, hoặc một đội đặc nhiệm. Theo blog không chính thức của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ cho biết, lần đầu tiên trong hoạt động của ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, trên tàu ngầm lớp diesel-điện loại 032 lắp đặt buồng cứu hộ nổi, tương tự các thiết bị trên tàu ngầm nguyên tử của Nga.
Với đội ngũ 88 người, tàu ngầm Trung Quốc có thể ở dưới nước một tháng. Điều
này làm cho nó trở thành mối đe dọa tiềm ẩn
đối với Hoa Kỳ, trang tin tức Goldsea viết. Nó có
thể nhập sâu vào các vùng biển của
Thái Bình Dương xa đến mức có thể tiêu diệt các mục tiêu trên lãnh thổ Hoa Kỳ
bằng tên lửa đạn đạo "Tszyuylan-2",
có tầm bắn
ước tính là 8 – 12 nghìn km.
Các
tàu ngầm diesel-điện sớm bị loại thải, tác giả của "Bình luận quân sự độc lập”, chuyên
gia hải quân Vladimir Shcherbakov nhấn mạnh.
“Vấn đề chính
của những chiếc tàu ngầm này là năng lượng.
Việc xây dựng trạm năng lượng khí độc lập
(Создание воздухонезависимой энергетической установки ) đã cho phép giải quyết
vấn đề nổi
thường xuyên lên bề mặt để nạp điện và tăng đáng kể khả năng tự trị của chúng.
Trong vùng biển ven bờ với độ sâu cạn các tàu ngầm như vậy
có thể là cách tốt nhất, tàu ngầm
nguyên tử dù sao cũng là tàu biển", - chuyên gia cho “Russkaya planeta” biết.
Theo lời Shcherbakov, Nga
đang tụt hậu nghiêm trọng trong lĩnh vực tàu ngầm phi hạt nhân, mặc Nga có
tiềm lực. "Người Pháp, Đức và Thụy Điển đã vượt trước chúng ta thật sự và trong thời gian dài. Chúng ta không có trạm năng lượng khí độc lập sản xuất hàng loạt. Nhưng bù lại các tàu ngầm mới dạng như dự án 677 "Lada", và dự án 636 (tàu
ngầm mới nhất của Nga, hiện đang được xây dựng bốn tàu ngầm như vậy. -. RP) còn chưa sử dụng hết", - ông nói.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét