Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010

Rất cần những bàn tay chìa ra

 

SẼ CẦN THÊM BAO NHIÊU THỜI GIAN?

Lê Thị Thanh Chung

Sẽ cần thêm bao nhiêu thời gian
Để Ba mươi tháng tư thôi là ngày "Quốc hận"?
Xa xứ gặp nhau - giọng Nam tiếng Bắc
Không còn vách ngăn.

Sẽ cần thêm bao nhiêu tháng năm
Để "Quốc giỗ" cho những người tử trận
Không phân biệt thắng - thua, được - mất
Súng đã im - vết sẹo vẫn chưa lành

Sẽ cần thêm bao nhiêu thời gian
Để gọi đích danh kẻ ngăn sông cấm biển
Thêm một lần nàng Mỵ Châu bị giết
Cuộc hôn nhân lẩn khuất bóng Triệu Đà

Sẽ cần thêm bao nhiêu thời gian
Để ta tự hào nói cùng bè bạn
Rồng đã bay lên.


Bài thơ này tôi viết từ tháng sáu năm ngoái. Nay vẫn thấy cần đưa lại trong entry này.

Tôi suýt khóc như trẻ bị đòn oan khi nhận thông báo không được tiếp tục đứng lớp dạy tiếng Việt cho các con em người Việt ở Chùa nữa. Lý do: Tôi đã dạy các trò bài hát "Tiếng chuông và ngọn cờ" của "nhạc sỹ cộng sản" Phạm Tuyên. Kiến nghị này chỉ của một nhóm giáo viên và một vài vị phụ huynh "quá khích" (tôi đã gọi họ như thế). Lúc ấy tôi giận họ ghê gớm. Họ đã tước đoạt mất niềm vui được thiện nguyện đóng góp cho cộng đồng của tôi. Giữa tôi và các trò đã bắt đầu nảy sinh tình cảm quý mến nhau. Có bé gái mồ côi mẹ, lần nào không làm được bài kiểm tra cũng khóc khiến cho hai cô giáo phải ôm vào lòng vỗ về, dỗ dành. Có bé học rất giỏi, luôn tìm ghép được những từ cả cô giáo và các bạn không ngờ tới. Có bé vẽ minh họa được cả những từ khó như "nhà sư", "mùa thu"... Tôi đã định cầu cứu đến sự ủng hộ của các tăng ni phật tử mà tôi đã quen trong gần hai tháng tham gia giảng dạy ở Chùa. Tôi đã định tìm gặp Sư Thầy để nói rõ nguồn cơn...

"Sẽ cần thêm bao nhiêu thời gian - Để ba mươi tháng tư thôi là ngày "Quốc hận"? Tôi đã từng tiếp xúc với nhiều Việt kiều ra đi trước, trong và sau biến cố 75. Khi vượt qua được thanh ngáng "30 tháng tư" để trò chuyện với nhau như những người Việt xa xứ, họ đã kể về những mất mát mà gia đình và người thân họ phải gánh chịu. Chiến tranh là thế. Hai nhà hàng xóm đánh nhau, sau một vài năm có thể chào hỏi lại một cách xã giao. Anh em ruột thịt đâm chém nhau, vết thương còn mãi trong lòng những người thân. Chị bạn tôi nói, những người phản đối tôi đều có nhiều người thân bỏ mạng trong cuộc chiến hoặc bị chết trong các trại cải tạo hoặc từng là nạn nhân của cướp biển, của sóng dữ trong nhưng ngày lênh đênh bỏ nước ra đi. "Tiếng Việt còn - nước Việt còn" - nhưng nước Việt trong họ là hoài niệm của miền Nam đã mất sau 75. Sẽ có người nói rằng, chắc gì bên nào đã mất mát nhiều hơn? Vâng! Nếu chúng ta đem những "bia mộ Trường Sơn trùng trùng lớp lớp", đem nỗi đau da cam, đem nỗi cô đơn của hàng triệu phụ nữ có chồng con "đi mãi không về"... đặt lên bàn cân... Nhà thơ Nguyễn Duy viết: "Nghĩ cho cùng mỗi cuộc chiến tranh - phe nào thắng thì nhân dân đều bại". Ba mươi lăm năm đủ để cho những đứa trẻ sinh ra sau chiến tranh trở thành người lớn. Nhưng tuổi thơ của lớp người này vẫn ám ảnh bởi những ký ức buồn đau, mất mát trong và sau cuộc chiến của cha anh họ. Như tôi vẫn hay thường kể cho các con nghe những cơn đói triền miên hồi thập kỷ tám mươi. Để hóa giải mọi sự hận thù, rất cần những bàn tay chìa ra. Nhưng cách chìa bàn tay của hai bên "thắng - thua" cũng khác. Và tôi thấy sự giận dữ của các vị phụ huynh ở Chùa không còn là điều quá khó hiểu. Họ cần nhiều thời gian hơn để mở lòng với những người thuộc "phe cộng sản".

Tôi nhớ có lần sinh viên du học và sinh viên gốc Việt ở hải ngoại cùng xuống đường biểu tình chống TQ chiếm đảo Hoàng Sa, thành lập Tam Sa, bắt giwux ngư dân VN. Thủ lĩnh hai bên đã thỏa thuận với nhau, chỉ mang theo biểu ngữ VIỆT NAM - tịnh không có bóng một lá cờ đỏ sao vàng hay cờ ba sọc. Khi đất nước gian nguy, tấm lòng con dân Việt lại quy về một mối. "Sẽ cần thêm bao nhiêu thời gian?" - Chắc không còn lâu nữa.

Nguồn: http://guihuongchogio.vnweblogs.com/post/4523/228101

Bài liên quan:

> Nhân 35 năm Ngày 30/4, thế này mới là tình nghĩa dân tộc

http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/bui-tin-30-thang-4-2010-92439619.html

> Sự kiện 30-4

http://truongduynhat.vnweblogs.com/post/1545/228598

> Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 dưới con mắt của TS Cù Huy Hà Vũ

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-war-a-perspective-from-hanoi-4-29-10-92469969.html

> Tuyên bố của Bùi Tín

http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/bui-tin-30-thang-4-2010-92439619.html

> Ông Nguyễn Dy Niên: "Giá mà chúng ta khôn khéo hơn"

http://trangridiculous.blogspot.com/2010/04/ong-nguyen-dy-nien-gia-ma-chung-ta-khon.html

> 30/4 và Hòa giải dân tộc

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/30thang4-hoa-giai-dan-toc-04-30-2010-92493984.html

11 nhận xét:

  1. Sẽ cần thêm bao nhiêu thời gian - Để ba mươi tháng tư thôi là ngày "Quốc hận"?

    Trả lờiXóa
  2. Chắc còn không lâu?Nghĩa là bao lâu?

    Trả lờiXóa
  3. NGHĨ VỀ MỘT SỰ THẬT
    Hồ Phú Bông

    Những ngày vừa qua không ít người đã viết về cách giải quyết giữa hai vị chỉ huy chiến trường Nam-Bắc của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ khi kết thúc cuộc nội chiến, điều mà người Việt Nam thường chế giễu là “dân hợp chủng có khác”! Trong lúc đó, người Việt Nam, tự hào là đồng chủng, và hơn 110 năm sau theo đà văn minh nhân loại (!), lại không học hỏi được từ lịch sử nên đã giải quyết hoàn toàn ngược lại khi kết thúc, cũng là cuộc nội chiến của đất nước mình. Vì thế bây giờ, đã 35 năm sau ngày 30-4-1975, vẫn còn phải kêu gọi hòa giải, hòa hợp!



    Việc “hòa giải hòa hợp” chỉ thể hiện qua ngôn ngữ không thôi thì không thể được xem như là phương pháp từ trong hiện thực. Ngược lại, vì đã có quá nhiều ngôn ngữ đã và đang sử dụng mang ngữ nghĩa không phù hợp với thực chất, nên bị nghi ngờ có mưu đồ hơn là thực tế, vì trước đó, thời gian đã chứng minh loại ngôn ngữ đã dùng chỉ là những cái vỏ bọc ngoài của những việc làm ngược lại!

    Ngôn ngữ đầu tiên đánh mạnh vào tiềm thức của người miền Nam là thông cáo “10 ngày tập trung cải tạo” để biến thành hàng chục năm dài bị đói khát, hành hạ đối với những người trót tin về tính “khoan hồng nhân đạo” của nhà nước. Rồi kêu gọi “đi kinh tế mới, để người thân đang bị tập trung cải tạo, được sớm cho về đoàn tụ”, khiến người Sài Gòn mất nhà cửa và lên rừng vất vơ vất vưởng rất nhiều năm. Sau đó đến “đánh tư sản mại bản” làm khốn đốn dân tình cả miền Nam. Tiếp theo là cái gọi là “đổi mới” từ năm 1986 cho đến bây giờ! Hầu hết những danh xưng được dùng trong ngoặc kép bên trên đều gây ấn tượng rất mạnh trong tâm thức người miền Nam!

    Thử phân tích, chỉ 2 chữ sau cùng trong các ngoặc kép đó, đó là 2 chữ “đổi mới”. Đối với người miền Nam có phải là “đổi mới” hay không? Xin thưa, không! Vì kinh tế của miền Nam từ trước đã là kinh tế tư bản. Cho nên không có lý do gì khi từ kinh tế tư bản, bị đánh sụp toàn bộ để theo kinh tế xã hội chủ nghĩa, và kết quả là cả nước rơi vào tình trạng dở sống dở chết, nên cuối cùng lại quay lại “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” như hiện tại! Có “đổi mới” chăng là dòng chữ dài lòng thòng nhưng thực chất chỉ là kinh tế tư bản sơ khai! Nông dân và công nhân đang trong cảnh cùng quẫn để cho một ít tư bản đỏ phất lên gấp mấy tư bản nước ngoài mà XHCN cái gì?

    Do đó, là người Việt Nam, ai cũng muốn hóa giải tình trạng bế tắc tình cảm trong lòng dân tộc nhưng chưa thể có kết quả, chỉ vì tệ nạn ngôn ngữ suông!

    Cho nên muốn hòa hợp hòa giải, trước tiên, phải phát xuất từ tấm lòng! Những nạn nhân của một thời hỗn mang, sai trật, phải được trả lại cho đúng với vị trí lịch sử. Phải xác nhận là câu nói của ông Võ Văn Kiệt “có triệu người vui và cũng có triệu người buồn” là sự thật. Sự thật này phải giải quyết bằng tấm lòng mới có thể giải quyết tận gốc. Thiện chí để giải quyết không phải là “mua thời gian” cho lớp người trực tiếp liên hệ đến chiến tranh tàn lụi và thay đổi lịch sử trong cái nhìn của lớp người trẻ!

    Công nhận sự thật thì cơ may hòa giải hòa hợp mới có thể tiến triển.

    30-4-2010

    HPB
    Nguồn: http://boxitvn.wordpress.com/2010/05/01/nghi-về-một-sự-thật/

    Trả lờiXóa
  4. Còn đây, chuyện mới viết at 9:08 PM Friday, April 30, 2010, ông Nguyễn Văn Tuấn kể về Những ngày tị nạn đầu tiên

    Hôm nay, nhân dịp 35 năm kỉ niệm ngày 30/4 và ngày cuối tuần, tôi nhớ lại những ngày tị nạn đầu tiên trên xứ người. Xin ghi chép vài hàng để các bạn, nhất là những bạn chưa từng biết cuộc sống tị nạn ra sao, biết được một thời đau khổ …
    Có thể nói trại tị nạn Songkhla là một VNCH thu nhỏ. Nếu ngày xưa VNCH có tổng thống thì trại Songkhla có trưởng trại; ngày xưa có Bộ Nội vụ thì ngày nay có "Ban Trật tự"; Bộ Thông tin Văn hóa nay được được "đổi tên" thành "Ban Thông tin Văn hóa"; các anh quân nhân, sĩ quan VNCH ngày xưa nay trở thành "cựu quân nhân", có người còn tự cho mình lên chức (xưa là trung úy nay thành đại úy!) Ngày xưa VNCH có hối lộ và tham nhũng, thì ngày nay ngay trong trại tị nạn, cũng có tham ô và hối lộ. Có khi cường độ tham nhũng còn trắng trợn và tàn bạo hơn. Theo qui chế của UNHCR lúc đó, chúng tôi, những người mới nhập trại, đáng lẽ được cấp cho một cái áo thun, một cái quần, và vài lít gạo để sống. Nhưng nhóm Budi của chúng tôi chẳng được một món nào.

    Đọc tiếp: http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/04/nhung-ngay-ti-nan-au-tien.html

    Trả lờiXóa
  5. Có bao nhiêu người hận ngày 30/4 mà cứ hở chút là "Quốc hận", "Quốc hận" ...

    Trả lờiXóa
  6. Cho tớ cắc cớ hỏi các bạn chút nha - tớ thấy có tiết mục hòa hợp của các bạn chống + như thế này - bạn nào đồng ý để hòa hợp xin giơ chân, ý lộn giơ tay!

    Đầu tiên xin giới thiệu một chút, trên danluan có quảng cáo về Dr . Tran, tiến sĩ Yale, tác giả http://hienphapvietnam.org/ hiến pháp 7 như sau:

    Dr .Tran tốt nghiệp tiến sĩ tại Yale, một trong những trường Ivy sáng giá nhất của Hoa Kỳ. Cùng với tài năng và trí tuệ xuât sắc của mình, Tiến sĩ Trần đã viết rất nhiều tham luận trên nhiều nơi về vấn đề này, được rất nhiều trích dẫn (highly cited) trên rất nhiều các báo chí tên tuổi như BBC, Danluan, Xca, RFA, và là một thành viên xuất sắc tại X-cà kể cả tại thời điểm trước và sau khi anh TQ rời khỏi X-cà.

    Người ta được biết đến anh thông qua tác phẩm Hiến Pháp Mới, anh viết để thay cho Hiến Pháp nứơc CHXHCNVN.

    Anh cũng rất nổi tiếng với loạt bài bình luận về sự ưu việt của hệ thống đào tạo IVY ở Mỹ.

    Trong "tác phẩm hiến pháp 7" của Dr . Tran có những đoạn như:

    Miền Bắc xâm lăng miền Nam, do đó cho dù đã bị bỏ bom nguyên tử chết hết miền Bắc thì cũng là đúng lý lẽ mà thôi.
    Ví dụ bây giờ Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn vậy thôi.
    Mạng CS, VC là mạng cùi, cho dù họ bị cưa tay cưa chân gấp 1.000 lần dân miền Nam tự do, thì miền Nam cũng bị thiệt hại rất nhiều.
    1.000 cái chén sành bị bể, vẫn không thiệt hại bằng 1 cái chén kiểu bị nứt.

    Hay

    Nếu một mai một bản HP nào đó được người VN hải ngoại thông qua, thì kiều bào NẾU sau khi kêu gọi CSVN cho bầu chọn tại VN nhưng bị từ chối, thì kiều bào toàn quyền kêu gọi thế giới tự do tẩy chay hàng VN xuất khẩu.


    Ai ủng hộ Dr .Tran với "tác phẩm hiến pháp 7" thì giơ ... thích giơ cái gì thì giơ!

    Trả lờiXóa
  7. @dinhphdc mở forum thử coi..:)

    Trả lờiXóa
  8. forum nhiều lắm rồi, mở thêm chi nữa!

    Trả lờiXóa
  9. Mình copy các bài để nhớ mốc thời gian và các sự kiện thôi. Bình luận xin nhường cho các bác..:)

    Trả lờiXóa
  10. Ở cấp cao có thư cuả Thứ trường Nguyễn Thanh Sơn gửi "Ngài Ánh "Joseph" Cao" (ở "Oa-sing-tơn") khêu gọi bắt tay: http://josephcao.house.gov/UploadedFiles/Nguyen_Thanh_Son_request.pdf

    Ngài Joseph Cao trả lời bằng tiếng Anh: http://josephcao.house.gov/UploadedFiles/Letter_to_Deputy_Minister_Nguyen_Thanh_Son.pdf
    Bản dịch tiếng Việt: http://www.viet-studies.info/kinhte/JCao_to_NTSon.pdf

    Ôi, Ngài Ánh "Joseph" Cao vĩ đại quá!

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter