27/04/2010
Tôi mơ về một chiếc tàu nho nhỏ
Andre Menras Hồ Cương Quyết
Ông André Menras, công dân Việt Nam từ cuối năm 2009 với tên Việt Hồ Cương Quyết, một cộng tác viên tích cực của BVN, lại vừa gửi đến chúng tôi bài tạp luận chứa chan cảm xúc dưới đây, nói lên những nỗi phẫn khích của ông khi nghe tin 9 dân chài miền Trung vừa bị Trung quốc bắt đòi tiền chuộc một cách phi lý. Ông liên tưởng đến một nước Trung Quốc với hai bộ mặt, một bộ mặt là cái mặt có vẻ mỹ miều có đầy đô-la để quyến rũ thế giới vào những luận điệu về một chủ nghĩa xã hội đẹp đẽ mà phía sau nó vừa là những câu chuyện tốt lành về giữ gìn sinh thái, khảo cổ, thiên văn, du lịch trên biển đảo, vừa là sự chạy đua gấp rút về sức mạnh quân sự, và một bộ mặt khác là cái mặt quỷ răng nanh lởm chởm, chuyên hoành hành trên vùng biển lấn cướp của nước khác, nuốt người dân nước Việt không tấc sắt vào bụng bao nhiêu cũng không vừa.
Ông thương cảm nghĩ đến người ngư dân miền Trung phải gồng mình như chàng chăn cừu David cổ xưa chỉ có một chiếc cung bắn đá mà phải quyết thắng kẻ xâm lược khổng lồ đầy đủ vũ khí Goliath. Khi được tin chính quyền Đà Nẵng đã không cho phép ngư dân nghèo giữ lại chỗ neo đậu mà mình vẫn có để lấy bờ biển bán cho các doanh nhân nước ngoài giàu có làm resort, trong đó có doanh nhân Trung Quốc, ông càng đau uất, liên tưởng đến số phận những ngư dân người Việt đang vừa phải phấn đấu gian nan trên biển cả như chàng Ulysse trong thần thoại Hy Lạp xông pha qua không biết bao nhiêu hiểm trở sau khi đi đánh thành Troie trở về, trong khi ở nhà thì trang trại của người vợ yêu dấu – nàng Pénélope quyết tâm chờ chồng, đã bị bọn hào mục dọn dẹp sạch sanh mất cả.
Nhưng ông André Menras không hề bi quan. Trong tình thế mà người ngư dân Việt Nam đang mất cả chì lẫn chài như thế, ông vẫn nuôi một ước mơ giống như trong cổ tích: làm sao huy động được 500 tàu cá của đủ các tỉnh miền Trung và miền Nam gộp lại, làm thành một đoàn thuyền hùng hậu, không có tấc sắt nào trong tay mà chỉ có phóng viên nhiếp ảnh và truyền thông đi cùng, kéo nhau đến Hoàng Sa đòi lại những người bạn nghề đồng bào ruột thịt của mình đang bị Trung Quốc giam giữ. Nếu làm được thế, kẻ láng giềng phương Bắc mang hai bộ mặt người và quỷ kia tất phải lâm vào tình thế lúng túng và trước sau thế nào cũng lòi cái mặt quỷ ra với thế giới, thông qua cuộc biểu tình đầy khí thế mà rất ôn hòa kia. Ông tình nguyện sẽ đóng một con tàu nhỏ nhoi để đi với đoàn ngư dân đông đảo ra tận Hoàng Sa.
Ý tưởng của ông André Menras quả không tồi. Phải nói nó rất giàu sức kích thích Tuy nhiên, không biết nó có bay bổng quá hay không, nhưng kinh nghiệm đã cho thấy, các nhóm thanh niên nước ta ở một số vùng, chỉ mới hăng hái đeo băng khẩu hiệu «Hoàng Sa là của Việt Nam» đi biểu tình trên đất liền thôi đã bị lực lượng chức năng của Nhà nước Việt Nam giải tán không thương tiếc, và nhiều người đến nay vẫn còn phải ngày ngày viết «thu hoạch» về ý nguyện yêu nước ngay thẳng của họ ở trong nhà tù. Có lẽ vì mới trở thành một công dân Việt Nam, ông André Menras quen nghĩ về Nhà nước Việt Nam cũng lịch thiệp và biết nhường nhịn dân chúng trong khi tiếp xúc với với dân như Chính phủ các nước bên Châu Âu ? Hay vì ông từng đọc tin qua báo chí «lề phải» mà tưởng tượng ra như thế?
Dù sao cũng chúc cho người công dân Việt Nam rất nhiệt huyết với Tổ quốc mới thực hiện được giấc mơ lãng mạn của mình. Mọi ước mơ tốt đẹp không bao giờ là sự thật nhưng nó có tác dụng truyền cho người ta nhiều nghị lực hơn đẻ phấn đấu tiếp cận sự thật, cũng giúp người ta nuôi dưỡng một niềm hy vọng nào đấy để vẫn có thể đứng vững trước mọi sự thật phũ phàng.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết tâm huyết của ông André Menras Hồ Cương Quyết - cả bản tiếng Việt và bản tiếng Pháp đều do tác giả chấp bút – với bạn đọc.
Nguyễn Huệ Chi
Trung Quốc bắt đòi tiền chuộc
Trong những ngày xuân đầy nắng ấm này, để thư giãn đầu óc và phó mặc mọi âu lo cho thiên nhiên, tôi đã đi thiền trên những đụn cát cách nhà tôi sáu cây số. Trước mặt là biển Địa Trung Hải bao la xanh biếc mà Đế quốc La Mã ngày xưa gọi là «mare nostrum», tức là «biển của chúng tôi». Ngày nay, nó không còn thuộc về một Đế quốc mà là của tất cả các quốc gia ngự trị quanh bờ biển, đồng thời cũng là lộ trình êm ả của các nhà hàng hải trên toàn thế giới.
Điều tôi không đoán trước, trong khi nghiền ngẫm về thờì gian trôi qua, tiếp xúc với cát, gió biển nồng đượm hương vị muối và lắng nghe tiếng sóng vỗ bờ, nhắm mắt lại, tất cả đã đưa tôi về bên kia đầu Thế giới. Đến một vùng biển khác mà tôi yêu mến, Biển Đông Nam Á mà đế quốc mới Trung Hoa và bạn bè của họ gọi là Biển Nam của Trung Quốc, nhưng ở Việt Nam , đất nước thứ hai của tôi gọi là Biển Đông. Là công dân của hai vùng biển, mỗi nơi có những dân tộc và đất nước khác nhau, tâm trí tôi lướt từ bên này qua bên kia, cuối cùng tôi mơ có được một chiếc tàu nhỏ…
1
Sáng tháng Tư năm 2010 hôm ấy, Biển Địa Trung Hải dường như tĩnh lặng và tự do. Như thể đang nghỉ sau những phong ba bão táp của các đế chế trong quá khứ: Carthage, Hy lạp, Rô Ma (La Mã)… Như thể nó đã lãng quên những trận thủy chiến dã man không kể xiết, những vụ đắm tàu lạ mà nó vừa là chiến trường, vừa là nghĩa địa phẳng đã chôn vùi hàng trăm chiếc tàu, hàng trăm ngàn sinh mạng mà không bao giờ trả lại…Địa Trung Hải, nó dường như không thèm quan tâm đến sự phong phú vô tận của chất Lithium đang nằm sâu dưới lòng của nó, những thứ khoáng sản mà hiện nay đang là sự thèm muốn của các nước như Tây Ban Nha, Pháp, Angiêri, Ý, Hy Lạp… trong cuộc chạy đua chuẩn bị «kỷ nguyên hậu dầu hỏa». Ngoài ra, là điểm đầu tiên của du lịch thế giới, nó tìm cách cám dỗ mọi người. Nó điều động các nước ở chung quanh để tẩy sạch sự ô nhiễm cho mình và thử quên đi những con thuyền bất hạnh chở đầy dân di cư đói khát vừa tắp vào bờ biển để theo đuổi một ảo tưởng Châu Âu.
2
Tóm lại, dù chưa hoàn toàn bình yên nhưng nó đã vượt qua những bi kịch và giông bão Cổ đại dù sự trưởng thành của văn mình nhân loại đã đẩy lùi dần sức mạnh của nòng đại bác của các tư tưởng đế quốc, bành trướng ngày xưa…
Miên man trong dòng suy tưởng, tôi chợt quay về Biển Đông, nơi tôi tưởng tượng như mình đang chìm vào không gian vào thời Trung Cổ, thậm chí Cổ đại. Với một đế quốc Trung Hoa tự cho mình là kẻ thống trị, với một luật lệ duy nhất của sức mạnh kinh tế đương thời và sức mạnh quân sự. Một đế quốc có hai bộ mặt. Một mặt lấn chiếm, giết chóc, bóc lột, gây ô nhiễm, bắt bớ và cầm tù, rượt đuổi, làm đắm tàu và chém giết. Mặt khác, với vô số đồng đô-la bỏ ra, nó khoác lên vẻ hiện đại của cuộc chiến tranh lấn chiếm với những luận điệu về sinh thái, khảo cổ, thiên văn, du lịch kẻ cả về chủ nghĩa xã hội.
3
Đầy mưu toan chước quỷ với những mánh khoé thật khó tưởng tượng. Tầm như cái lưỡi khổng lồ thè ra trước mặt thế giới, như một thằng bé cao lớn ích kỷ đến béo phì, vừa trẻ con, vừa nguy hiểm bởi vì nó chỉ dựa vào thói phàm ăn và sở thích độc đoán! Hiển nhiên là các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhầm thời đại, không rút ra được một bài học nào của lịch sử khi có tư duy chiến tranh lỗi thời này.
Bởi vì, quả thật cuộc chiến thầm lặng ấy là phi nghĩa, phi lý, tàn nhẫn. Một cuộc chiến tranh tiêu hao mà các nhà lãnh đạo trung Quốc đã tiến hành từ nhiều năm nay nhằm vào những người dân chài nghèo khổ của Việt Nam. Đằng khác, lại là cuộc chiến tranh mà những người David Việt (1) , không có khí giới và yêu chuộng hòa bình chống lại Goliath Han (1) trang bị vũ khí đến tận răng. Họ đã trở thành những anh hùng sau mỗi lần ra khơi, những người mang vinh quang về cho Tổ quốc, những người bảo vệ ngư trường của tổ tiên và khẳng định quyền chủ quyền của Việt Nam trên những vùng biển rộng ấy và trên các hòn đảo bao quanh.
4
Hôm nay, khi đọc tờ nhật báo, tôi được biết có thêm 9 người dân chài ở đảo Lý Sơn bị bọn cướp biển bắt cóc ngày 14 tháng Tư và giam giữ tại Hoàng Sa mà TQ đã chiếm đóng của VN, để đòi tiền chuộc 70.000 NDT. Họ đã gặp 12 anh em đang bị cầm tù hồi tháng Ba. Hình ảnh ở làng Bình Châu, một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Bưởi và các chị em bạn gái cứ luôn trông ngóng những người chồng của mình khiến tôi liên tưởng đến nàng Pénélope (2) mong chờ Ulysse (2) trở về từ cuộc chiến tranh Troie (2). Có cái gì đó đang âm thầm xảy ra trên vùng biển tưởng chừng như đang bình yên ấy, một chiếc ngư lôi nặng mấy tấn có những chữ của nước Trung Hoa lại trôi «vô tư» trên vùng biển Quảng Trị như đang ngầm báo, hay đe dọa đều gì đó không ? Đọc được tin này, tôi không muốn tin vào hai chữ «hữu nghị» mà họ đang cố ý áp đặt và nói đãi bôi với quê hương thứ hai của mình nữa. Tôi nghi ngờ!
Trong đau đớn và giận dữ, tôi được biết những ngư dân nghèo ở Đà Nẵng, thành phố mà tôi biết bao nhiều yêu mến, thành phố anh hùng xưa kia, mới bị đuổi khỏi cảng neo đậu bởi một dự án đô thị nhằm ưu đãi cho doanh nghiệp lớn mà không nhận được sự gíup đỡ của chính quyền để tìm một nơi trú mới cho những chiếc thuyèn nghèo nàn của họ. Vậy, chiến tranh đốí với họ không chỉ ở ngoài khơi, bờ biẻn cũng có nhiều nơi cấm những người đánh cá vì thỉnh thoảng nó bị bán cho các nhà tư bản , trong đó có tư bản Trung Quốc. Chẳng hạn như trong cùng mợt thành phố Đà Nẵng mà lại có những Resort mênh mông tráng lệ, một Casino xa hoa… Nàng Pénélope sắp sửa không còn nhà ở cảng hoặc ở bờ biển để trông chờ Ulysse. Và Ulysse, biển bị mất, đất bị cấm, chỉ còn có nước kêu trời…
Những công hàm ngoại giao, những cuộc gặp gỡ, những tuyên bố được lặp đi lặp lại khẳng định quyền chủ quyền, những kháng nghị chính thức, những toan tính toàn cầu hóa thảm kịch này thông qua các cuộc hội thảo… Đến nay, sự hữu hiệu của các bước tiến hành chỉ đến mức đó không thuyết phục được các lãnh đạo Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền của VN trên vùng biển và hải đạo.
Từ lâu VN đã có đầy đủ luận chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh rõ ràng chủ quyền của mình. VN đã thuyết trình đầy đủ và sẽ phải tiếp tục việc làm đó. Thiết nghĩ, có nên cứ chờ mãi sự xúc động không chắc có của giới ngoại giao quốc tế trước những ăn thua về kinh tế với TQ? Có nên cứ để cho thời gian củng cố sự lấn chiếm để biến sự xâm chiếm thành chính thức «de facto» khi ta càng lùi họ càng tiến tới? Có nên cứ để cho nỗi sợ hãi và sự cô lập làm mất đi lòng dũng cảm của các «chiến sĩ» ngư dân trước mặt kẻ cướp?
Dường như đang đáp lại những nỗ lực ôn hòa, hữu nghị từ phía Việt Nam là sự khiêu khích thường xuyên của TQ bằng một cuộc đối đầu vũ trang. Họ đang muốn nếu VN phản đối bằng vũ trang, dù là động thái nhỏ nhất, sẽ là cái cớ mà TQ chờ để vận hành cỗ máy chiến tranh xâm lược mà họ đang công khai chuẩn bị? Thực tế, họ đã chứng tỏ điều đó nhiều lần trong quá khứ. Lòng nhân đạo và tôn trọng các dân tộc đối với họ rất xa lạ. Chúng ta cũng đã biết họ đã tạo điều kiện, đã làm mù quáng dân tộc họ qua một chủ nghĩa quốc gia mang tính chất xâm lược hiếu chiến, cấm đoán những phản kháng… đến độ nào.
5
Vậy nên, tôi có một đề nghị khiêm tốn (cũng có thể ai đó cho rằng hơi lãng mạn và thiếu thực tế) nhưng kiên quyết đối với những ngư dân VN mà tôi biết rất rõ họ không muốn từ bỏ nghề đánh cá. Một đề nghị chứng tỏ sự đoàn kết, tinh thần bất khuất, yêu chuộng hòa bình của người Việt.
Nên chăng, dưới sự lãnh đạo của Hội Nghề cá quốc gia, chúng ta có thể kêu gọi và tổ chức một đoàn tàu đánh cá gồm 500 chiếc hoặc nhiều hơn nữa, đến từ nhiều tỉnh duyên hải khác nhau như Quảng Trị, T. Thiên Huế, Q. Nam, Q Ngãi, Quy Nhơn v.v. tổ chức một chuyến cùng nhau ra khơi hướng về Hoàng Sa. Đoàn ngư dân ày sẽ đi chung với nhau cùng với đông đảo đại diện các phương tiện truyền thông quốc gia và quốc tế, không có quân đội, hải quân, chỉ là những ngư dân bình thường, thẳng tiến đến quần đảo Hoàng Sa của VN và đảo Phú Lâm để đòi những tên cai ngục trả tự do cho đồng bào, đồng nghiệp vô tội của mình ?
Những kẻ lấn chiếm TQ trên quần đảo Hoàng Sa liệu có dám bắn vào các ngư dân tay không vũ khí trước các ống kính camera như những tên thực dân Israel đã làm đối với những người dân palestine không? Liệu họ có dám cầm tù, bắt làm con tin hàng trăm dân chài không ? Họ có dám chường bộ mặt bị lột trần của mình trước toàn thế giới không ? Tôi cho chắc là không.
Đó là một hành động kiên định, hợp lý, mang tính hòa bình và hợp pháp, chắc chắn sẽ góp phần quóc té hóa một cách tích cực các vấn đề Biển Đông.
Rất nhiều kênh đài truyền hình thế giới sẽ đưa ra những hình ảnh đó như những lời tố cáo xác thực, như bộ mặt thật của lãnh đạo Bắc Kinh và gương mặt thật và xứng đáng của nhân dân VN. Dư luận sẽ phán xét.
Có thể, khi đọc đến đây, bạn sẽ cho rằng, tôi đang đưa ra giả thuyết «đánh cược» trên sinh mạng của những ngư dân vô tội? Tôi nói nghiêm túc và thành ý. Bởi khi đứng trước hiện trang bị o ép và gây áp lực, đôi khi, những hành vi có vẻ là ngu xuẩn và thiếu thực tế, lại vô cùng lợi hại.
Rồi, tôi suy nghĩ thêm, nếu Hội Nghề cá làm được điều này, tôi, nhân danh một công dân mới của Việt Nam, sẽ bằng cách nào đó, sắm cho mình một chiếc tàu, như một thủy thủ đoàn, cùng các bạn yêu mến Việt Nam và trăn trở với biển đảo quê hương, giong thuyền ra khơi vói 500 tàu đánh cá đó. Một chuyến đi hướng tới quyền lợi của con người và dân tộc vì phẩm giá và công lý. Và đó sẽ là sự đóng góp cụ thể của tôi vào cuộc thảo luận về «Quốc tế hóa Biển Đông», nhằm bảo vệ đất nước thứ hai của tôi.
A.M. HCQ
Chú thích :
(1) (2) Trong Kinh Cựu ước, có một người anh hùng mang tên David. Quê hương của họ bị láng giềng xâm lược. Trước khi hai quân đội đụng đầu mỗi phía đồng ý việc thắng/thua do một cuộc đấu quyết định giữa hai anh hùng đại diện hai quân đội. David người chăn cừu nhỏ con chỉ có một cái ná bắn đá trong tay đã thắng kẻ xâm lược khổng lồ Goliath vũ trang đến tận răng…
(3) (4) (5) Trong huyền thoại Hy lạp có một chuyện nổi tiếng về một phụ nữ tên Pénélope đã chung thủy chờ suốt hai thập kỷ người chồng của mình, một anh hùng tên Ulysse đã đi xa trên biển tham gia vào cuộc chiến tranh tại một xứ tên Troie.
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Bản tiếng Pháp
Je rêve d’un chalutier
André Menras
En ces jours ensoleillés de printemps, pour me reposer l’esprit et confier mes soucis à la nature, je suis allé méditer sur le sable des dunes à six kilomètres de chez moi, face à l’étendue bleue de la mer Méditerranée que les Romains de l’Empire appelaient « mare nostrum », notre mer. Aujourd’hui, elle n’est plus celle de l’Empire mais celle de tous les pays riverains en même temps qu’un passage tranquille pour les navigateurs du monde entier.
Immanquablement, cette méditation sur le temps qui passe, avec le contact du sable, l’air chargé d’iode de la brise marine et le bruissement des vagues, tout cela m’a transporté, les yeux fermés, à l’autre bout du Monde vers une autre mer que j’aime, la Mer du Sud Est asiatique celle que les Chinois de l’Empire et leurs amis appellent mer de Chine du Sud et que mon deuxième pays appelle Mer de l’Est. Citoyen de ces deux mers, chacune bordée de peuples et de pays différents, mes images naviguent de l’une à l’autre et, par association d’idées, je me prends finalement à rêver d’un chalutier…
En ce matin d’avril 2010, la Méditerranée paraît calme et libre. Comme si elle se reposait des dominations des empires passés : Carthage, Grèce, Rome… Comme si elle avait oublié les batailles navales innombrables, sauvages et meurtrières, les naufrages classiques ou « étranges » dont elle fut le théâtre, les centaines de milliers de vies qu’elle a prises et n’a jamais rendues…Elle ne semble pas s’inquiéter de l’immense richesse en lithium de ses tréfonds, objet actuel des convoitises espagnoles, françaises, algériennes, italiennes, grecques…en course pour l’ère de l’après-pétrole.
Première destination touristique du Monde, elle fait la coquette. Elle mobilise les pays qu’elle baigne pour faire la toilette de ses pollutions et tente d’oublier les embarcations de fortune chargées d’immigrés faméliques qui viennent s’échouer régulièrement sur les plages espagnoles, françaises, grecques et italiennes à l’assaut du mirage européen. Bref, sans être en parfaite quiétude, elle a dépassé les tragédies et les antiques tempêtes de son enfance pour devenir adulte dans un monde où la loi de tous et le combat des peuples fait reculer peu à peu la force du canon d’un seul ou de quelques uns.
Alors, toutes proportions gardées dans la comparaison, quand mes pensées reviennent à la Mer de l’Est, je crois me retrouver au Moyen- Age et même dans l’antiquité. Un empire chinois qui se veut dominateur, sans partage, avec comme seule loi celle de sa puissance économique du moment et de sa force militaire. Un empire à deux visages qui occupe en tuant, exploite, pollue, capture et emprisonne, coule et tue encore, tandis qu’ à grands coups de dollars il habille de modernité bien pensante sa guerre d’occupation avec des arguments écologiques, archéologiques, météorologiques, touristiques, socialistes… La ficelle est grosse. Grosse comme l’énorme « langue de bœuf » tirée à la face du Monde par un grand gamin égoïste, déjà obèse, aussi puéril que dangereux car il n’a de repère que sa gloutonnerie et ses dictatoriaux caprices! C’est flagrant : les dirigeants chinois se sont trompés d’époque et n’ont tiré aucune leçon de l’Histoire en menant cette guerre d’un autre temps qu’ils s’acharnent à habiller de neuf.
Car c’est bien d’une véritable guerre qu’il s’agit. D’une sale guerre, sourde, silencieuse, impitoyable, une guerre d’usure que les dirigeants Chinois ont déclarée depuis plusieurs années aux pêcheurs pauvres du Vietnam. Mais c’est une guerre où ces David Viet, désarmés et pacifiques face au Goliath Han armé jusqu’aux dents, deviennent des héros à chacune de leur sortie au large, porteurs de l’honneur de leur patrie, défenseurs de leurs espaces de pêche ancestraux et du droit souverain du Vietnam sur ces vastes étendues d’eau et sur les îles qu’elles baignent. Aujourd’hui 19 avril, en lisant la presse quotidienne, j’apprends que 9 nouveaux pêcheurs de l’île de Ly Son ont encore été capturés par les pirates chinois le 14 avril et détenus dans Hoang Sa, archipel confisqué par la Chine au Vietnam, contre rançon de 70000 NDT. Ils vont rejoindre douze autres pêcheurs déjà emprisonnés depuis le 22 mars. Dans le village de Bình Châu Madame Nguyễn Thị Bưởi et ses amies attendent toujours leurs maris comme Pénélope attendait Ulysse de retour de la guerre de Troie. D’autres emprisonnements se préparent tandis que des pêcheurs de Quang Tri remontent dans leur chalut, au large de leur côte, une torpille chinoise de plusieurs tonnes…
Dans cette situation, pour ajouter à ma douleur et à ma colère, j’apprend aussi que les pêcheurs pauvres de Da Nang , ville que j’aime tant, ville jadis héroïque, sont chassés de leur port d’ancrage par un projet urbain visant à favoriser le grand business, sans aide des autorités pour trouver un nouvel abri à leurs pauvres embarcations. La guerre n’est pas qu’au large, la côte est aussi en de nombreux endroits zone interdite aux pêcheurs, vendue quelquefois aux capitaux chinois comme dans cette même ville de Da Nang : immense et fastueux Resort, Casino luxueux … Pénélope n’aura bientôt plus de maison dans le port ou sur la plage pour attendre Ulysse. Et Ulysse, mer perdue, terre interdite, n’aura plus que le ciel pour pleurer.
Notes diplomatiques, rencontres d’ambassadeurs, déclarations réitérées de souveraineté, protestations officielles, tentatives d’internationaliser cette tragédie par des colloques: l’efficacité de ces démarches n’ont jusqu’ici pas convaincu les dirigeants chinois de respecter les lois internationales et la souveraineté du Vietnam sur ses espaces maritimes et insulaires. Le Vietnam possède largement et depuis longtemps tous les arguments historiques et juridiques pour justifier clairement de ses droits souverains. Il les a largement exposés et, bien sûr, doit continuer de le faire. Mais faut-il attendre indéfiniment l’improbable émotion de la diplomatie internationale face aux enjeux économiques qu’opposent les Chinois ? Faut-il laisser le temps travailler pour la consolidation de l’occupation ? Pour son officialisation de facto ? Plus on recule, plus ils avancent, plus ils s’installent. Faut-il laisser la peur et l’isolement venir à bout du courage quotidien et finalement abandonner l’espace national aux pillards ? D’un autre côté, faut-il répondre à la provocation chinoise permanente d’un affrontement armé, prétexte recherché par elle pour mettre en mouvement la machine militaire d’agression qu’elle affûte au grand jour ? On sait de quoi les dirigeants chinois sont capables. Ils l’ont prouvé maintes fois dans le passé. Humanisme et respect des populations leur sont étrangers. On sait aussi à quel point ils ont conditionné, aveuglé leur propre peuple dans un nationalisme agressif et belliqueux, à quel point ils ont bâillonné leurs opposants.
Alors, j’ai une modeste mais ferme proposition à faire aux pêcheurs du Vietnam qui, je le sais bien, ne veulent pas renoncer à leur vie de pêcheur et à leur fierté de Vietnamiens. Une proposition pour qu’ils fassent entendre leur voix pacifiquement et solidairement. Sous la direction de l’Association nationale des pêcheurs pourquoi ne pas organiser une flotte de 500 chaluts ou plus, mobilisée à partir de différentes provinces côtières comme Quang Tri, Thua Thien Hue, Quang Nam, Quang Ngai, Quy Nhon…Ils se dirigeraient ensembles, accompagnés par de nombreux représentants des media nationaux et internationaux, sans escorte militaire, vers l’Archipel vietnamien de Hoang Sa et l’île de Phu Lam pour exiger des geôliers la libération de leurs camarades innocents ?
Les occupants chinois oseront-ils tirer devant des caméras sur les pêcheurs désarmés comme les colons israéliens l’ont fait sur les palestiniens ? Oseront-ils emprisonner, garder en otages des centaines de chalutiers ? Oseront-ils se montrer à visage découvert à l’ensemble du Monde ? Voilà une action ferme, raisonnable car pacifique et légitime, qui sans aucun doute contribuera à internationaliser positivement les problèmes de la mer de l’Est selon le souhait des autorités vietnamiennes. Toutes les télévisions du monde montreront ces images comme autant d’authentiques accusations, comme le vrai visage des dirigeants de Pékin et le vrai visage du peuple vietnamien. L’opinion jugera.
Alors, si par bonheur cette action était sérieusement envisagée, je déclare solennellement à mes chers amis pêcheurs que j’emprunterai de l’argent pour acheter un chalutier dont je deviendrai membre d’équipage et que ce sera un honneur pour moi de participer à cette superbe pêche. Plein cap sur le droit des Hommes et des nations pour la dignité et la liberté. Et ce sera aussi ma contribution concrète au débat sur l’internationalisation des drames de la mer de l’Est.
A. M.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét