Thứ Ba, 20 tháng 4, 2010

Tác giả Đỗ Ngọc Bích trả lời độc giả

Tác giả Đỗ Ngọc Bích trả lời độc giả

 

Tin liên quan:

> Thư ngỏ gửi vị tiến sỹ đại học Yale

http://kichbu.multiply.com/journal/item/660

Thứ nhất, tôi xin cảm ơn và tiếp thu tất cả các ý kiến được diễn đạt một cách lịch sự từ trong và ngoài Việt Nam đã giúp tôi hiểu rõ thêm vấn đề.

Trong bài viết của tôi, nếu mọi người để ý sẽ thấy tôi chỉ đưa ra các câu hỏi, chứ không có câu trả lời.

Quan điểm của tôi, cũng như một câu châm ngôn mà các giáo sư ở Mỹ thường nói là: "Chỉ có câu trả lời ngu xuẩn, không có câu hỏi ngu xuẩn."

Chuyên môn của tôi là Hoa Kỳ học, và tôi cũng mới có hân hạnh bước chân vào lĩnh vực lịch sử Việt Nam chưa lâu.

Do đó, cũng như mọi người, tôi ý thức rằng kiến thức là bao la, không phải ai cũng biết hết được mọi điều? Thế nhưng, chẳng lẽ khi ta chưa biết hết ngọn ngành mọi điều thì cũng không đươc phép đưa ra các câu hỏi mở đường thảo luận?

Thứ hai, tôi không đọc, không chấp nhận, và không đáp lại những lời lẽ xúc phạm thô bỉ của những người phê phán, chỉ trích tôi.

Ý tưởng viết bài của tôi xuất phát chính từ cảm giác bực dọc, khó chịu khi phải đọc những lời phỉ báng, lăng mạ của các blogger trong nước và hải ngoại đối với nhà nước Việt Nam hay nhân vật lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc trên Facebook hay diễn đàn BBC, VOA tiếng Việt.

Ý tưởng viết bài của tôi xuất phát chính từ cảm giác bực dọc, khó chịu khi phải đọc những lời phỉ báng, lăng mạ của các blogger trong nước và hải ngoại đối với nhà nước Việt Nam hay nhân vật lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc trên Facebook hay diễn đàn BBC, VOA tiếng Việt.

Đỗ Ngọc Bích

Phê phán ở mức độ lịch sự thì được, nhưng xúc phạm lăng mạ thì không nên.

Tôi thấy họ có vẻ ghét TQ quá thể, nên muốn tìm ra nguyên cớ tại sao họ ghét TQ và một số lãnh đạo VN đến thế, và cố gắng làm cho họ bớt thù hận, bình tĩnh, rộng lượng hơn một chút với một số bối cảnh ngoại giao Việt Trung hiện thời.

Tôi tin rằng kiểu phê phán lăng mạ chỉ gây phản cảm, phản tác dụng, và theo tôi không thể có kết quả gì.

Điều này, hơn nữa, cũng làm tôi liên hệ tới vụ ông Bill Clinton , cựu Tổng thống Hoa K ỳ khi còn tại vị, bị đảng Cộng Hòa tấn công chỉ trích vì vụ tai tiếng Monica Lewinsky.

Đảng Cộng Hòa và phương tiện truyền thông đã phê phán mỉa mai quá mức, và kết cục lại làm người dân thông cảm hơn với ông Clinton và ông cựu Tổng thống này đã không bị bãi nhiệm.

Tương tự, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004, ông John Kerry tuy dẫn điểm trong thời gian dài, song lại có lời chỉ trích ông George W. Bush quá mức, nên trở nên kém thuyết phục, và kết quả là mất điểm trong vòng bầu cuối cùng.

Thứ ba, những ai cho rằng tôi không phải là người Việt, hay không đáng là người Việt, thì nên nghĩ lại. Tôi e rằng đó có thể là cách suy nghĩ theo kiểu "bộ lạc." (tribal)

Điều này làm tôi không khỏi không nghĩ đến rất nhiều người Mỹ đã bị chỉ trích là "không phải là người Mỹ," "không xứng đáng là người Mỹ" khi họ nghi ngờ hay phản đối một số chính sách hay quan điểm của một cá nhân hay tổ chức nào đó.

Nếu tất cả bọn họ đều sợ hãi trước lời chỉ trích đó của đồng bào mình, thì có lẽ nhiều điều rất tồi tệ đã có thể xảy ra.

Xin cảm ơn các độc giả mục diễn đàn và Ban Việt ngữ BBC.

Bấm Bấm vào đây để xem ý kiến độc giả.

Nguồn:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/04/100420_dongocbich_comment.shtml

18 nhận xét:

  1. Tôi không biết Bài viết của bà Ngọc Bích như thế nào nhưng tôi thấy phần trả lời này của bà ấy chỉ ra đúng điểm yếu của những người hô hào dân chủ, đấu tranh cho độc lập của dân tộc chống Bành trướng TQ. Tôi không ưa chế độ, tôi căm ghét TQ nhưng khi đọc những lời chỉ trích, nhục mạ chế độ một cách kém văn hóa, thiếu sự tế nhị tôi cảm thấy mất cảm tình với người viết và không muốn đọc dù những điều họ nói có phản ánh đúng sự thật đi chăng nữa.

    Trả lờiXóa
  2. @lienhoa2009:ban chua doc thi ban dung co phat bieu linh tinh nha ban!Khong toi lai nghi ban la ba Bich do day!

    Trả lờiXóa
  3. Tien sy gi ma khong biet suy nghi truoc khi phat ngon!Gio lai lam tro nguyen bien!

    Trả lờiXóa
  4. Tien sy gi ma khong biet suy nghi truoc khi phat ngon!Gio lai lam tro nguy bien!

    Trả lờiXóa
  5. Ba ay noi the chang khac nao ba noi rang: khi ba ay tuc len thi ba ay cung co the noi cha me ba khong phai la nguoi de ra ba!Con than kinh!

    Trả lờiXóa
  6. bênh vực kẻ bắt bớ dân mình đòi tiền chuộc àh! cấm dân mình sinh sống trên đất tổ Cha Ông àh! đúng là

    Trả lờiXóa
  7. Lý do cung có lý nhưng sao phải biện bạch trẻ con thế, ngoài ra chất lượng khoa học trong bài viết của bà ấy thực sự là rất thấp. Bà ấy bảo chỉ đặt câu hỏi và không có kết luận nhưng những cứ liệu của bà ấy dùng trong bài viết không hề có cơ sở, từ những dữ liệu vớ vẩn để đưa ra những câu hỏi, những trăn trở vớ vẩn.
    Tóm lại tớ thấy con mẹ này chẳng ra cái quái gì

    Trả lờiXóa
  8. Blogger nóng lên như phát điên.
    Các nhà báo "chính thống" nguội như nước đá.

    Trả lờiXóa
  9. Nước đá cũng sẽ tan dần..:)

    Trả lờiXóa
  10. Bạn nghĩ sao về mình cũng được. Mình không bênh vực cho bà ấy vì bà ấy bênh vực cho cái sai. Mình chỉ nói lên cách nhìn nhận của mình thôi. Mình rất thích đọc các bài viết về dân chủ, về vấn đề biển đảo của các blogger rất tuyệt ấy chứ. Nhưng nói thật với những bài viết dùng từ tục tiểu thì không thể đọc nỗi. Đó là cảm xúc thật sự của mình đó. Mình đã từng tâm sự về điều này với những người Việt có tâm huyết về thời cuộc ở nước ngoài chứ không phải người Việt trong nước. và họ cũng đồng quan điểm. Nhiều lúc thấy buồn lắm. Thiếu gì từ để mình dùng cho đau, sao lại phải dùng những từ tục tiễu, phản cảm.

    Trả lờiXóa
  11. BBC – Tiếng Việt

    VÀI LỜI VỚI BÀ ĐỖ BÍCH NGỌC
    Hà Văn Thùy

    Thứ ba, 20 tháng 4, 2010

    Gửi cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn

    Bài viết của bà Đỗ Ngọc Bích rất ấn tượng. Trước hết, ở cái giọng khinh bạc, mục hạ vô nhân trái ngược với vẻ xinh xắn trời cho của một phụ nữ Việt.

    Sau bởi tri thức lịch sử đáng lẽ phải dấu đi ở một người mang học vị tiến sĩ.

    Đó là tri thức mà không ít người Việt đã bỏ lại ở cuối thế kỷ trước.

    Đến nay, hết thập niên đầu của thế kỷ XXI, không ít người Việt trong và ngoài nước biết rằng, không phải 4000 năm mà lịch sử của tộc Việt bắt đầu khoảng 70.000 năm trước, khi hai đại chủng Homo sapiens là Europid và Mongoloid theo con đường phương nam tới miền Trung và miền Bắc Việt Nam để hòa huyết sinh ra 4 chủng Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid.

    Rồi từ Việt Nam, người Việt lan tỏa sang câu Úc, ra khắp Đông Nam Á. Khoảng 40.000 năm trước, người Việt lên khai thác đất Trung Hoa để 4000 năm TCN xây dựng tại Á Đông nền văn hóa nông nghiệp sớm và rực rỡ nhất hành tinh.

    Khoảng 2600 năm TCN, người Hoa Hạ, tiền thân của người Hán ra đời, là con lai giữa người Bách Việt và người Mông Cổ sau cuộc xâm lăng của người Mông Cổ.

    Do vậy, tất cả văn hóa vật thể và phi vật thể trên đất Trung Hoa trước 2600 năm TCN đều là sản phẩm của tộc Việt.

    Năm 2006 tôi bạo gan đưa ra giả thuyết: “Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán” thì mùa Xuân năm nay, bạn tôi, anh Đỗ Thành, gốc Việt Triều Châu đang sống ở Sacromento Hoa Kỳ, từ giáp cốt văn, kim văn và những thư tịch cổ nhất của Trung Hoa như Việt chép (Việt tuyệt thư), Thuyết văn giải tự đã “Phát hiện lại Việt nhân ca”, “Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn” và tìm ra “Nguồn gốc chữ Nôm”, chứng minh không thể phản bác là, chữ Nôm của người Việt có trước, từ đó được cải tiến thành chữ Hán! Chiêm Thành, Lâm Ấp cũng không như nữ tiến sĩ lầm tưởng!

    Trong cuốn “Nhìn lại sử Việt” in tại Hoa Kỳ, tiến sĩ Lê Mạnh Hùng chứng minh được rằng, đó là đất của quốc gia Văn Lang do các vua Hùng làm chủ.

    Khi Việt Nam bị người Hán xâm lăng, những đất trên trở thành vô quản, tù trưởng của các bộ lạc người Việt tự lập thành quốc gia riêng. Việc tổ tiên ta mở rộng bờ cõi xuống phía Nam là sự sắp xếp lại giang sơn của các vua Hùng!

    Lịch sử, văn hóa Việt là câu chuyện dài, mà tôi đã trình bày trong hai cuốn Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (NXB Văn học, 2007) và Hành trình tìm lại cội nguồn (NXB Văn học, 2008) nên khó nói hết trong bài báo nhỏ! Nếu có dịp về lại quê hương, mời tiến sĩ dành thời gian vài ba ngày tới gặp tôi để trao đổi về câu chuyện lý thú này.

    Tôi sẽ tặng riêng bà cuốn Tìm cội nguồn qua di truyền học và cuốn Cội nguồn văn hóa Việt mà tôi đã dịch sang tiếng Anh với nhan đề The source and culture of Vietnamese sắp xuất bản. Tin rằng, qua đó, tiến sĩ học được những tri thức mới về Việt học để truyền thụ lịch sử, văn hóa Việt cho người Mỹ!


    Nguồn:http://anhbasam.com/2010/04/20/554-va%cc%80i-l%c6%a1%cc%80i-v%c6%a1%cc%81i-ba%cc%80-do%cc%83-ngo%cc%a3c-bi%cc%81ch/#comments

    Trả lờiXóa
  12. Muốn thuyết phục được người khác, ngoài chứng cứ khoa học, còn cần biết sử dụng từ ngữ đúng và hay..:)

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter