Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

Vụ xới và lấp mộ: "Quan tòa" độc giả nói sao?

Vụ lấp và xới mộ: "Quan tòa" độc giả nói sao?

Đọc thêm

Vụ xới mộ: 'Dàn kịch' để chống đối chính quyền?

Sau lấp mộ là xới mộ: Quá nhiều chuyện "động trời"!

Vụ lấp mộ: Chính quyền có "vẽ đường cho hươu chạy"?

Đổ phế thải lấp mộ: Khi đạo đức bị nhấn xuống bùn

Vụ 'xới mồ mả' có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật

Giật mình tưởng ngày "cá tháng Tư"?

"Xin thành thật xót xa cùng những người dân bị thiệt hại nặng nề về tinh thần trong việc cày xới mồ mả này", bởi "mất mộ người thân là nỗi đau không thể diễn tả được" và "cầu mong các linh hồn bị "xử oan" được siêu thoát". Nhiều độc giả sau khi đọc loạt bài về vụ việc lấp và xới mộ đã gửi lời cảm thông và chia buồn tới gia đình các nạn nhân có mộ người thân bị xâm phạm.

Từ trước tới nay, chuyện đổ phế thải trộm vốn không phải hi hữu, và chuyện tranh chấp, bất đồng trong giải tỏa đất đai lại càng không hiếm. Nhưng dùng phế thải lấp mộ và cho xe cày xới mồ mả trước thời hạn cưỡng chế với mục đích giải tỏa nhanh, phục vụ cho dự án lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Ở một đất nước trọng tình, coi "nghĩa tử là nghĩa tận", và "mồ mả là vấn đề tâm linh rất được coi trọng", thì có lẽ không khó hiểu khi sự việc này làm dấy lên những cảm xúc mãnh liệt như "xót xa", "phẫn nộ", "bàng hoàng", "đau xót"...

Mức độ nghiêm trọng của sự việc ra sao, ai đúng, ai sai, và sai đúng đến đâu, câu trả lời chính thức sẽ thuộc về pháp luật, khi vụ việc đã đưa ra ánh sáng. Tuy nhiên, bản thân các "quan tòa" quần chúng cũng tự có những phán xét của chính mình. Và lời "cáo tội" của bạn đọc VNN những ngày qua về những hành vi này là "táng tận lương tâm", "vô nhân", "mất nhân tính", "phi đạo đức", "đi ngược thuần phong mỹ tục của dân tộc"... (Bạn đọc Nguyễn Tân Tiến).

Sự phẫn nộ của độc giả không hướng nhiều về phía những người lái xe đã trực tiếp thực hiện ủi, xới mồ mả những người đã khuất - mà dồn vào những người đại diện chính quyền cơ sở đã cho phép việc này xảy ra. Độc giả rất bức xúc trước hành động "sẵn sàng điều động vài chục xe ủi để cày xới mồ mả của không biết bao nhiêu gia đình trong phường" (độc giả Thu Phương). Có người đặt vấn đề các "ông ấy" sẽ thấy thế nào nếu người nằm dưới đất là người thân của mình. Không ít bạn đọc hoài nghi, việc để xảy ra một hành động ngang nhiên như vậy liệu "có sự bao che" hay không?

Điều khiến người dân đau xót hơn nữa là sự việc này lại xảy ra chính tại Hà Nội và lại đúng vào thời điểm cách Đại lễ 1000 năm Thăng Long không xa. Rất nhiều hoạt động, nhiều công trình hướng tới ngày đại lễ đang gấp rút được hoàn thành để khắc ghi giờ phút thiêng liêng này của cả đất nước. Những giá trị mà tất cả chúng ta mong muốn lưu giữ trong trái tim đất nước này không chỉ là các công trình, tượng đài vật chất mà còn là những giá trị tâm linh, tinh thần đã làm nên cốt cách của một mảnh đất văn hiến.

Đào bới để tìm những ngôi mộ đã bị lấp dưới bùn
Vì thế, khi sự việc xảy ra có độc giả cảm thấy "giật mình tưởng hôm nay là ngày cá Tháng Tư" bởi "dù có bắt tôi đi lộn đầu xuống đất, tôi cũng không thể tưởng tượng nổi rằng ở trên đất nước của tôi, lại có những "công bộc" của dân, cụ thể là ở xã Dương Nội, mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến (dù chỉ mới sát nhập vào Hà Nội) lại hành xử bất chấp đạo lý như vậy" (bạn đọc Nguyễn Tuấn Minh). Và càng "thật ko thể tin được ngay giữa thủ đô, một vụ việc nghiêm trọng như vậy, xảy ra gần nửa năm nay mà không có quyết định xử lí nào" (Bạn đọc Trần Anh Đức).

Ngay tại Thủ đô còn như thế thì những nơi xa xa một chút sẽ như thế nào, và nếu xét rộng ra thì "điều này thật là tệ với một quốc gia như nước ta đang trên đường thay đổi hình ảnh toàn diện" (Nguyễn Công Nam).

Buông lỏng trong quản lý và vô trách nhiệm trong xử lý

Không chỉ xới lên những câu hỏi về đạo đức, lương tâm, vụ việc này còn khiến độc giả liên tưởng đến sự buông lỏng quản lý trong những vấn đề liên quan đến đất đai vốn không còn hiếm gặp trong thời gian qua.

Bạn đọc VietPham (email: ...aikolai@gmail.com) chia sẻ: "Khi đọc bài báo tôi thấy vấn đề ông Chủ tịch xã Lê Khánh Đồng nêu có 1 điều có cơ sở: "Trước đây do cán bộ địa chính buông lỏng quản lý, nên để dân tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất sai quy định, chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất thổ cư"."

Bản thân độc giả này "đã từng mua bán đất ở Hà Tây, nên khẳng định là cán bộ địa chính từ xã tới huyện là rất ẩu, thậm chí đã chứng kiến cảnh chủ đất tự ký vào giấy xác nhận đất thay cho trưởng thôn (làm chứng) và cán bộ địa chính xã, sau đó vẫn đi làm sổ đỏ bình thường. Vì thế nên đất nông nghiệp quanh khu Hà Tây bị chuyển đổi thành thổ cư là chuyện có thật."

Bạn đọc Thành Dương (email ...hacb.vn@gmail.com) cũng nhận xét: "Có một điều tôi nhận thấy qua cuộc khảo sát về liêm chính trong đất đai mà tôi vừa tham gia là chính quyền các địa phương khu vực phía Bắc thường làm ẩu và có "hoa hồng" trong các các cuộc đền bù giải tỏa, thậm chí vi phạm nghiêm trọng quy định của luật pháp. Nói về chuyện dự án đất tại Việt Nam chắc cả một câu chuyện dài về quyền và lợi".

Còn trong sự việc cụ thể này, điều khiến các độc giả bất bình là cách xử lý thiếu trách nhiệm và không thấu tình đạt lý của những người đại diện cho chính quyền. Cái sai và cái vô lý của chính quyền, theo độc giả, là nằm ở chỗ: "Sao lại có chuyện sang lấp mộ của dân mà chưa thông báo di dời" (Kiến Lê), là "cho cày xới mộ, lấp mộ mà chưa có tuyên truyền giáo dục cho dân hiểu" (Nguyễn Trần Nghệ).

Đối với việc Chủ tịch xã Lê Khánh Đồng cho rằng người dân "dàn kịch", "đổi xương", độc giả Nguyễn Minh Thành nhận xét: "Làm sao ông chủ tịch xã có thể cho rằng xương mà người dân mang đến là xương động vật trong khi chưa có kết quả giám định của cơ quan chức năng độc lập. Ông chủ tịch xã cho rằng một số người vì việc riêng nên kích động vụ việc, vậy xin hỏi ông có đến từng nhà, từng người dân để hỏi chuyện và tìm hiểu sự thật không?"

Sau hơn 2 tuần thu dọn khoảng 600m3 bùn đất, đã tìm thấy 31 ngôi mộ ở nghĩa trang Đồng Trưa (Dương Nội, Hà Đông)
Độc giả cũng "lấy làm lạ" rằng: "Chỉ trong một thời gian ngắn, tại một xã có tới hai vụ động trời liên quan tới vấn đề tâm linh, thế mà ông chủ tịch xã khi trả lời phỏng vấn nhà báo cứ luôn miệng nói đến tôn trọng tâm linh và còn tự khen mình là rất tốt".

Từ đó, các độc giả đặt ra vấn đề: "Nếu cán bộ nước ta mà có trách nhiệm, xử lí nghiêm minh, thì làm sao có thể bắt tay với những doanh nghiệp như Vedan, rồi doanh nghiệp đổ trộm đất nhắc ở trên" (john.longhuy@...).

Xử nghiêm để vững lòng dân

Vô cùng bất bình trước những hành động "xới mồ", "lấp mộ" lặp lại chỉ trong thời gian ngắn, nhưng các độc giả vẫn "nhắc nhở" báo chí và các cơ quan chức năng "khách quan", "điều tra rõ ràng", tránh định kiến, một chiều.

Điều mà các độc giả đều mong mỏi là phải điều tra nghiêm túc và xử phạt thích đáng bất kỳ ai có tội. "Các cấp chính quyền thành phố cần vào cuộc làm rõ ngọn ngành" (Dương Huy Khánh), "Cần đưa vụ việc này ra làm sáng tỏ và báo cáo với Chính phủ để xử lý nghiêm minh" (thuvang_thanhbinh@...) và hy vọng "những người đại diện pháp luật sẽ làm hết trách nhiệm của mình !!!" (độc giả tên Cường).

Bởi tuy đây là chuyện xảy ra tại một địa phương nhưng tác động của nó đối với lòng tin của người dân vào Đảng, chính quyền là rất lớn. Từ sự việc cụ thể này, có độc giả cảm thấy: "Khoảng cách giữa người đứng đầu chính quyền địa phương với người dân thật quá xa" (ledohuy@...). Vì vậy, hầu hết các độc giả đều mong mỏi: "Đã đến lúc mọi người hãy tìm cái nguyên nhân sâu xa của tình trạng tiêu cực, kỷ cương phép nước không nghiêm, quyền dân chủ bị vi phạm khắp nơi, đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng." (Nguyễn Quang Hạnh). Độc giả có tên Khởi đặt vấn đề: "Phải có chế tài thật nặng để lòng tin của dân vào chính quyền được vãn hồi".

Nguồn: http://tuanvietnam.net/2010-09-12-vu-lap-va-xoi-mo-quan-toa-doc-gia-noi-sao-

7 nhận xét:

  1. buông lỏng trong quản lý? đó là việc làm của bọn côn đồ thì đúng hơn. xin cám ơn bạn đã chia sẽ bài viết này

    Trả lờiXóa
  2. Nguyen Quang Hanh sai : "Đã đến lúc mọi người hãy tìm cái nguyên nhân sâu xa của tình trạng tiêu cực, kỷ cương phép nước không nghiêm, quyền dân chủ bị vi phạm khắp nơi, đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng." (Nguyễn Quang Hạnh).

    Cái này được gọi là tội ác '' trời không dung , đất không tha''( Câu này được học trong nhà trường phổ thông mỗi khi thầy cô giảng về tội ác của Mỹ-ngụy nào là đào mồ , cuốc mả , cho xe ủi mồ mả của dân để làm sân bay , lập ấp chiến lược...lúc đó mới nghe giảng thôi đã tin sái cả cổ rồi(Khôn hồn thì tin ngay , không tin có mà trở thành phản động ngay tắp lự )
    Còn bây giờ thì sao với hình ảnh , nhân chứng vật chứng rành rành ra đó... ác còn có cái ác nào hơn không?
    Không cần phải đi tìm câu trả lời cho bạn Hạnh ở đâu xa xôi cả , nó nằm ngay ở Ba Đình ấy . thượng bất chính thì hạ tắc loạn... thế thôi

    Trả lờiXóa
  3. Kichbu chờ mãi mới được bài TỔNG HỢP này.
    Đúng là phải tru di tam tộc lũ khốn nạn này.!!!!!

    Trả lờiXóa
  4. Đọc lại mà muồn vằm mặt cái bọn rước voi dày mã tổ..!

    Trả lờiXóa
  5. Bao đời nay, xã hội nào cũng coi người chết rất thiêng liêng. Tử vi thần. Còn bây giờ thì "tiền vi thần". Xã hội biến thái!

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter