Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Nga: hơn một phần ba thanh niên mơ ước trở thành công chức

Hơn một phần ba thanh niên Nga mơ ước trở thành công chức

Более трети молодых россиян мечтают стать чиновниками

 

Natalia Fedotova

Nguồnfirstnews.ru

Kichbu post on 23.05.2012

 

Молодежь стремится в чиновники

Công tác trong cơ quan Nhà nước đang hấp dẫn thanh niên Nga. Hơn một phần ba những người trẻ tuổi mơ ước được làm việc các vụ và bộ khác nhau. Trong khi đó số lượng công chức cần cắt giảm đến 20% trước năm 2013.

Новость на Newsland: Более трети молодых россиян мечтают стать чиновниками

Theo điều tra của Trung tâm dư luận xã hội toàn Nga. Một phần năm người Nga muốn làm việc trong cơ quan Nhà nước. Số phần trăm lớn nhất những người muốnphục vụ Tổ quốc” – đó là thanh niên. 35% những người trẻ tuổi đồng ý vào làm việc trong cơ quan Nhà nước. Những người khá giả và có học thức cao thường xuyên hơn cả lựa chọn làm việc trong cơ quan Nhà nước như dạng hoạt động chính yếu.

Không có gì phải ngạc nhiên chỗ rằng những người này khao khát các cấu trúc nhà nước, chủ tịch cổng thông tin điện tử tuyển dụng Superjob.ru, Alexei Zakharov cho hay.

Tình hình kinh tế càng tồi tệ bao nhiêu, số lượng những người mong muốn vào làm việc trong cơ quan Nhà nước lớn bấy nhiêu. Trong trường hợp này, sự ổn định và niềm tin vào ngày mai thu hút họ”, - Alexei Zakharov giải thích thêm với Firstnews.

Tác nhân kích thích bổ trợ vào làm việc trong cơ quan Nhà nước còn là các gói xã hội và mức đ bảo vệ nhân viên cao hơn, khác với các tổ chức kinh doanh. Sa thải công chức nhà nước phức tạp hơn nhiều so với nhân viên của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có thêm Luật công chức đảm bảo sự bảo vệ bổ trợ, ngoài Luật lao động.

Và còn thêm mức lương là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng. 31% người Nga, những người làm việc trong các cấu trúc nhà nước, nhận xét rằng mức lương là tiêu chí chủ yếu.

Nga về mặt lịch sử đã hình thành như thế này rằng các hệ thống nhà nước có thể mở ra cách tiếp cận đến những khoản tiền lớn. đây không chỉ mức lương quan trọng, mà mức đ quyền lực và khả năng tiếp xúc đến những khoản tiền nhà nước cũng không kém phần”, - giám đốc cơ quan nghiên cứu HeadHunter, Gleb Lebedev nói.

Theo các số liệu của Tổng cục thống kê Nga, theo những kết quả của năm 2011, mức lương trung bình của các công chức vượt quá 62 nghìn ruble. Lương của một người Nga bình thường không vượt quá 23 nghìn ruble.

Những người nghèo nhất trong giới công chức được xem là các nhân viên cơ quan nhà nước trong lĩnh vực feldeger (фельдъегер-từ tiếng Nga). Thu nhập hàng tháng của họ là 33 nghìn ruble. Các nhân viên của Cơ quan Liên bang cung cấp vũ khí, kỹ thuật quân sự và các phương tiện vật chất nhận mức lương cao nhất. Mức lương của họ vượt quá 100 nghìn ruble.

Các khoản ưu đãi và tiền phụ cấp lôi cuốn thêm 28% người Nga. Ngoài ra, theo ý kiến của người Nga, uy tín được làm việc trong cơ quan nhà nước , cũng những đặc quyền, đặc lợi và các mối quan hệ là ưu thế của làm việc trong cơ quan nhà nước.

Trong khi đó, để vào làm việc trong cơ quan nhà nước không đơn giản như thế. Trước năm 2013 số lượng công chức cần phải cắt giảm đến 20%. Sắc lệnh “Về tối ưu hóa số lượng cán bộ và nhân viên trong các cơ quan nhà nước liên bang của các cơ quan nhà nước liên bang” ngụ ý nói những thay đổi như vậy.

Trong năm nay số lượng công chức sẽ cắt giảm đến 5%, trong năm tiếp theo thêm 10%. Sau ba năm số lượng các công chức bị sa thải là 100 nghìn người. Theo các tính toán của cựu bộ trưởng tài chính Alexei Kudrin, điều này cho phép tiếp kiệm cho ngân sách 43 tỷ ruble.

Trong khi đó trước khi rời chức tổng thống Dmitry Medvedev đã tặng cho các công chức món quà – mức lương của họ từ ngày 1 tháng mười sẽ tăng lên 6%.

Theo lời của Alexei Zakharov, số phần trăm lớn nhất của nhu cầu trên cổng điện tử Superjob.ru như trước vẫn là các cơ quan nhà nước.

 

3 nhận xét:

  1. Khi nền kinh tế ảm đạm, u tối, người ta sẽ muốn trú thân vào nơi an toàn, dù lương có thể ít hơn, hoặc khi ngạch công chức đem lại quá nhiều lợi lộc, cả chính thức lẫn tham nhũng, hối lộ.

    Quan điểm của bài viết là cả hai yếu tố trên, thật là buồn cho nước Nga nếu đúng như vậy.

    Trả lờiXóa
  2. Việt Nam, ngoài chuyện kiếm sống thì từ miền Trung trở ra Bắc, người dân vẫn coi nặng chuyện công danh. Có những người làm công chức với mức lương vừa phải, công việc cũng không thật sự dễ kiếm "lộc", nhưng họ vẫn thích làm. Miền Nam thực dụng hơn. Tuy nhiên, theo Xe thì cái nhìn về công danh của người Miền Trung, Miền Bắc cũng bắt đầu có dấu hiệu nhẹ nhàng hơn chút ít.

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter