Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Tại sao Châu Á cần Mỹ?

Tại sao Châu Á cần Mỹ ?

Почему Америка нужна Азии

John McCain *

Nguồn:

newsland.ru

Kichbu post on 25.05.2012


Новость на Newsland: Почему Америка нужна Азии


Hoa Kỳ - như trước đây  là đối tác được ưa thích hơn cả  với nhiều nước Châu Á. Tuy nhiên Washington cần gác các cuộc tranh cãi chính trị của mình ra một bên.

Trong tháng này tôi đã gặp gỡ với đoàn các doanh nhân Malaysia, và một người trong số họ nói với tôi: “Thưa thượng nghị sỹ McMcain, hôm nay khi chúng tôi nhìn vào Mỹ, chúng tôi cảm thấy Mỹ hoàn toàn không có khả năng. Hệ thống chính trị của các vị không đủ sức đưa ra những quyết định tối thiểu để điều chỉnh những vấn đề ngân sách và thế hiện quyết tâm của mình cho toàn thế giới biết”. Và nhân tiện, ông bổ sung thêm: “Ai đó ở Châu Á viện những yếu kém này, để phá hoại cái niềm tin mà bạn bè của các vị như trước đây đang tin tưởng các vị”. Tôi đã không thể không đồng ý với ông ấy.

Đây là vấn đề rất lớn. Và điều này gây những nghi ngờ sự trung thành của chúng ta đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Nói về “chỗ dựa” vào Châu Á là không đúng; tuy nhiên, ý nghĩ rằng chúng ta cần thay đổi cán cân chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, quan tâm nhiều hơn nữa khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, là chính xác không mảy may nghi ngờ gì nữa. Vấn đề chủ yếu mà hiện nay chúng ta đang đụng đến, đó là làm cân bằng lại trở nên có nội dung phong phú hơn và thông minh hơn. Vấn đề ở chỗ rằng vào thời điểm này, khi tất cả những thách thức chính trị và ngân sách đang đặt ra trước chúng ta, nảy sinh nguy cơ những lời hứa quá mức và việc không thực hiện những nghĩa vụ mới của chúng ta trên toàn khu vực Thái Bình Dương.

Khó cường điệu tính chất trầm trọng của những lựa chọn hôm nay đặt ra trước chúng ta. Chúng ta cần ra những quyết định ngay tức khắc mà những quyết định đó trong hàng chục năm sắp đến sẽ xác định vector sức mạnh và quyền lực của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về bình diện quân sự, chính trị và ngoại giao. Chúng ta cần phải lấy phương vị một cách đúng đắn. Nếu chúng ta không làm được điều đó, chúng ta sẽ chệch hướng và sẽ tụt hậu. Nhưng nếu chúng ta ra những quyết định đúng đắn, thì sẽ tạo ra được những điều kiện vững chắc và lâu dài để mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ, để củng cố vị trí hàng đầu và để đảm bảo các lợi ích của Mỹ ở toàn bộ khu vực Thái Bình Dương.

Cuối cùng, mặc dù tình hình ở Châu Á đang biến đổi, các lợi ích của Hoa Kỳ tại lục địa này vẫn không đổi thay. Chúng ta như trước đây vươn tới những mục đích mà chúng ta đã mãi mãi hướng tới: đó là khả năng của chúng ta ngăn chặn và kiềm chế các xung đột, mà nếu cần thiết, giành chiến thắng trong các cuộc xung đột này; đó là bảo vệ các đồng minh của Hoa Kỳ; đó là mở rộng tự do thương mại, các thị trường tự do, tự do hàng hải và cũng như tự do trên không, trên biển, trong vũ trụ, và bây giờ cả trong không gian điện tử. Và trước hết, đó là bảo vệ cán cân lực lượng, thúc đẩy sự mở rộng nhân quyền một cách hòa bình, dân chủ, quyền lực pháp luật và nhiều giá trị khác mà chúng ta hợp lại chúng với số lượng ngày càng đông các công dân của các nước Châu Á.

Không một trong những lợi ích này nhằm chống lại một nước khác, trong đó có Trung Quốc. Vì những lợi ích của chúng ta, tiếp tục phát triển hòa bình của Trung Quốc. Chúng ta bác bỏ những quan niệm cho rằng Hoa Kỳ muốn kìm hãm Trung Quốc, rằng chúng ta cần một cuộc chiến tranh lạnh mới ở Châu Á, mà trong cuộc chiến tranh này các nước buộc phải có sự lựa chọn giữa Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa.

Nói ngắn gọn, chúng ta phải trả lời câu hỏi sau đây: liệu chúng ta hiện tại ở Hoa Kỳ có thể ra những quyết định chiến lược lớn mà chúng sẽ đảm bảo cho chúng ta kết quả vững chắc lâu dài ở Châu Á?

Một trong những quyết định như thế liên quan đến lĩnh vực thương mại. Thường thường người ta nói rằng vấn đề Châu Á đó là kinh doanh; nhưng khi nói về buôn bán, Hoa Kỳ chiếm vị trí bên lề, còn Châu Á nhanh chóng tiến lên phía trước không cần chúng ta. Bốn năm đã trôi qua, và bộ máy chính quyền (Mỹ-Kichbu) chưa ký kết và chưa định được thời gian cho một hiệp định nào về tự do thương mại đã được chuẩn bị của mình. Chỉ vào năm ngoái, chính quyền phê chuẩn hiệp định về tự do thương mại với Hàn quốc, ColombiaPanama mà chính quyền Bush đã ký kết với những nước này. Còn với CHND Trung Hoa từ năm 2003 ở Châu Á và Châu Mỹ Latin chính quyền đã ký chín hiệp định về tự do thương mại. Chính quyền đang tiến hành đàm phán về bốn hiệp định, và còn thêm bốn hiệp định nữa đang xem xét.


Và không chỉ nói về Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản trong tháng này đã tuyên bố rằng ông muốn bắt đầu các cuộc đàm phán xây dựng khu thương mại tự do với Trung Quốc và Hàn Quốc. Bây giờ Ấn Độ đang tiến hành đàm phán xây dựng khu thương mại tự do với Liên minh Châu Âu. Còn chúng ta không muốn ký bất kỳ hiệp định nào  với Ấn Độ, thậm chí cả một hiệp định hẹp hơn về đầu tư song phương, chứ chưa nói đến hiệp ước về khu thương mại tự do, mặc dù chúng ta từ lâu cần phải làm điều này. Năm ngoái trong một báo cáo nói rằng các nước Châu Á đã ký hầu như 300 hiệp định thương mại hay là đã tiến hành các cuộc đàm phán về các hiệp định đó. Hoa Kỳ không hề có mặt trong bất kỳ cuộc đàm phán nào. Việc khởi động dự án Hợp tác xuyên Thái Bình Dương đã phần nào cải thiện tình hình, tuy nhiên để ký hiệp định còn nhiều năm và nhiều năm – nếu nó nói chung sẽ được ký kết.

Thay vì thụ động chúng ta cần tiến lên phía trước với chương trình thương mại song phương của riêng mình và bắt đầu từ Ấn Độ và Đài Loan. Chúng ta cũng cần hành động quyết liệt hơn nữa trong môi trường đa phương. Hợp tác xuyên Thái Bình Dương chia rẽ các nước ASEAN. Bởi vậy chúng ta hoặc là đưa tất các các nước-thành viên ASEAN vào, hay là cương quyết ký chính thức hiệp định về thương mại tự do giữa Hoa Kỳ và ASEAN. Điều quan trọng nằm ở chỗ rằng để đạt được những kết quả chiến lược và kinh tế lâu dài, Hoa Kỳ cần chiến lược thương mại kỳ vọng ở Châu Á.

Quyết định thứ hai có hậu quả to lớn, đó là bố trí các lực lượng của chúng ta trong khu vực. Ở chúng ta và ở tất cả các nước có những mục đích giống nhau – củng cố liên minh Hoa Kỳ-Nhật Bản cùng với việc đồng thời bảo lưu các nghĩa vụ chiến lược của chúng ta ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhờ sự hiện diện mạnh mẽ và vững chắc của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ ở các khu vực tiền tiêu. Tuy nhiên, như nhiều người trong số các vị, có ai đó trong Uy ban thượng viện về quân vụ của chúng ta đã có thái độ phê phán kế hoạch bố trí lại các binh lính Mỹ ở Okinawa và Guam mà nó (kế hoạch) hoàn toàn không vừa túi tiền của chúng ta.

Kinh phí bố trí lại chỉ riêng tại mỗi Guam trong bảy năm qua đã tăng gấp đôi, là hơn 20 tỷ dollars.

Cuộc khủng hoảng này trên thực tế mang lại cơ hội nhìn việc bố trí lại các lực lượng tại khu vực một cách rộng hơn. Một số nước Châu Á thể hiện sự quan tâm cao độ đối với sự  hiện diện các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ tại khu vực trên cơ sở luân phiên. Hiệp định mới đây về bố trí 2.500 thủy quân đánh bộ Mỹ tại Úc sẽ là ví dụ đối với những hoạt động tương tự ở các nơi khác, chẳng hạn, tại Philippines. Thế này hoặc khác, những sự kiện khác đem lại khả năng suy nghĩ sáng tạo và toàn diện về quan niệm quân sự mới ở khu vực. Theo đó cần có những quan niệm mới về bố trí lại binh sĩ tại Okinawa và Guam. Vì lý do này Quốc hội đã bổ sung luận điểm về đánh giá độc lập các vấn đề của học thuyết quân sự và bố trí binh sĩ vào đạo luật kinh phí cho quốc phòng năm trước.

Hiện tại chưa rõ tuyên bố chung mới đây của Hội đồng tư vấn Mỹ-Nhật về an ninh đã được thông qua được đưa vào đòi hỏi  về đánh giá rộng hơn học thuyết quân sự của chúng ta và triển khai binh sĩ ở khu vực như thế nào. Vào thời điểm này tuyên bố này gây nên nhiều câu hỏi hơn là đưa ra những câu trả lời. Trong số đó là dự toán chi tiêu, nhu cầu hậu cần và tổ chức, cung cấp và đào tạo binh sĩ, các kế hoạch phát triển, và cũng như tương quan của nhu cầu này và quan niệm chiến lược rộng lớn hơn về các chiến dịch khu vực. Chúng ta cần phải vạch ra và đưa ra những quyết định quan trọng này một cách đúng đắn. Và bởi vậy, để có được những chi tiết bổ sung theo tuyên bố chung này, Quốc hội sẽ không ra những quyết định quan trọng về cung cấp tài chính cho đến khi chúng ta chưa nhận được và phân tích được đánh giá độc lập về bố trí các lực lượng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo luật đòi hỏi.

Có cả quyết định khác quy mô lớn hơn nhiều mà chúng ta cần đưa ra. Đó là quyết định về chi phí quốc phòng. Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu đó là chiến trường trên biển, và bởi vậy những khả năng của chúng ta xây dựng sức mạnh quân sự tại khu vực chủ yếu phụ thuộc vào Hải quân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hải quân cho đến nay thiếu các tàu chiến, mà số lượng của chúng, trong sự phù hợp với những mục đích, cần có 313 tàu chiến. Có điều khác còn tồi tệ hơn. Chính quyền hiện nay đã đề xuất loại bỏ bảy chiến hạm trước thời hạn, đưa hai tàu vận tải cỡ lớn ra khỏi biên chế của Hải quân mà lính thủy đáng bộ hiện đang cần, và cũng như gác lại việc mua một tàu đổ bộ với bong tàu lớn, một tàu ngầm tấn công lớp “Virginia”, hai tàu chiến đấu vùng ven biển và tám tàu vận tải tốc độ cao. Hôm nay chúng ta đưa các tàu chiến ra khỏi biên chế nhanh hơn đưa những tàu chiến mới đi vào hoạt động. Sự suy yếu tiềm năng của Hải quân, và thiếu kế hoạch duy trì cán cân lực lượng đang bị đe dọa còn lớn đối với các mục đích của chúng ta ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Và tất cả những điều nói trên hiện đang đứng trước ảnh hưởng luật mới. Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của chúng ta, nếu được thực hiện theo quy định của luật mới này sẽ chẳng khác gì một hành động đơn phương giải trừ quân bị, chắc chắn dẫn đến sự giảm sút thực sự về sức mạnh quân sự của Mỹ. Nhiều người trong chúng ta đã phát biểu tại Quốc hội với những yêu cầu từ bỏ tiếp nhận, nhưng ở chúng ta không có chế độ độc quyền cho những ý tưởng tốt. Chúng ta muốn ngồi cùng ăn với tổng thống và  thảo ra thỏa thuận của hai đảng. Nhưng tổng thống từ chối hợp tác. Ông ấy không có những đề xuất nào để ngăn ngừa “thảm họa”cắt giảm chi phí quốc phòng của chúng ta, như bộ trưởng quốc phòng của ông đã trình bày. Nếu tổng thống không đồng ý hợp tác về vấn đề này, chúng ta sẽ trở thành những chứng nhân của sự suy yếu chính sức mạnh của các lực lượng vũ trang của chúng ta trong thời gian qua.

Bên cạnh sự hiện diện quân sự, chúng ta cần duy trì các công cụ và phương tiện tác động ngoại giao ở Châu Á. Và ở đây chúng ta có thể khoe khoang những thăng lợi đáng kể hơn – chủ yếu nhờ ngoại trưởng của chúng ta, bà đảm bảo sự hiện diện và tác động ngoại giao tích cực hơn ở khu vực. Nhưng trong khi đó chúng ta sẽ phải chịu những thử thách lớn mà chúng cho thấy Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò như thế nào ở Châu Á, và chúng ta sẽ thể hiện mình đến mức nào trong điều kiện của những thách thức mới ở Châu Á.

Một trong những thách thức như thế là biển Nam-Trung Quốc (Biển Đông Việt Nam - Kichbu). Trong cuộc tranh cãi này Hoa Kỳ không có bất kỳ tham vọng nào, và chúng ta không chấp nhận một bên của ai thế nào đi chăng nữa trong cuộc tranh cãi của các quốc gia khác. Và tuy vậy, cuộc tranh cãi này hiện đang nằm ở chính trung tâm của các lợi ích của Mỹ ở Châu Á. Điều này gây nên bởi không chỉ là  hàng năm buôn bán của Hoa Kỳ đến 1,2 nghìn tỷ dollars thông qua biển Nam-Trung Quốc; không chỉ là Châu Á đang phát triển rất cần tránh mặt tối realpolitik, mà ở đó các quốc gia mạnh hành xử như thể chốn không người, còn các nước yếu chịu thiệt. Cuối cùng, cuộc tranh cãi này không phải về Trung Quốc và không phải về Hoa Kỳ. Cuộc tranh cãi này về các mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Nhưng chúng ta cần ủng hộ các đối tác của mình trong khối ASEAN như họ đòi hỏi điều đó – để những nước này hiện thực hóa các nguyện vọng của mình, thành một mặt trận và giải quyết hòa bình các bất đồng trên cơ sở đa phương.

Còn thêm một thách thức lớn đối với ngoại giao Hoa Kỳ đó là Miến Điện. Năm ngoái tôi đã hai lần đến đất nước này. Dĩ nhiên, nó còn phải trải qua con đường dài, đặc biệt trong những vấn đề chấm dứt bạo lực và đạt được hòa giải đích thực với các tiểu số sắc tộc. Nhưng tôi có cảm giác rằng tổng thống Miến Điện và các đồng minh của ông trong chính phủ nói chân thành về những cuộc cải cách, đang phấn chấn với những cải cách và trong vấn đề này sẽ đạt được những thành công thực sự.

Theo quan điểm của tôi (và tôi đã nói về điều này), Hoa Kỳ cần ghi nhận những bước đi cụ thể trong năm trước của chính phủ Miến Điện hướng tới những cải cách dân chủ và kinh tế bằng những hành động đáp lại mà chúng sẽ hổ trợ những cuộc cải cách này đem lại lợi ích cho nhân dân Miến Điện và cải thiện các mối quan hệ qua lại của chúng ta. Sau cuộc bầu cử mới đây, mà kết quả là bà Aung San Suu Kyi và Liên minh quốc gia vì dân chủ đã tham gia vào nghị viện, tôi có cảm tưởng, đã đến lúc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt của Mỹ, ngoại trừ lệnh cấm vận cung cấp vũ khí và các biện pháp chống những người và các tổ chức ở Miến Điện đang phá hoại nền dân chủ, vi phạm nhân quyền và đánh cắp các nguồn lực của dân tộc. Đây sẽ không phải là hủy bỏ, mà đơn giản là tạm thời chấm dứt. Và biện pháp này, cũng như bất kỳ hành động mới nào nhằm làm dịu bớt các điều kiện trừng phạt phải phụ thuộc vào sự tiến bộ hơn nữa của Miến Điện trong việc hiện thực hóa các cuộc cải cách.

Chúng ta cũng cần quy định những tiêu chuẩn mang tính nguyên tắc – và buộc thi hành – các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội nghiệp đoàn đối với hoạt động kinh doanh của Mỹ ở Miến Điện. Bà Aung San Suu Kyi đã đưa ra những khác biệt giữa đầu tư chính phủ và phi chính phủ. Các đầu tư chính phủ cần tăng cường khu vực tư nhân của Miến Điện, mang lại lợi ích cho các công dân của mình, và kết quả làm suy yếu sự kiểm soát của giới quân nhân trong nền kinh tế và trong chính phủ dân sự. Các đầu tư phi chính phủ làm tất cả ngược lại – chúng xúc tiến tập đoàn thống trị mới, và bằng cách đó đẩy sự phát triển của Miến Điện lùi lại hàng chục năm trước đây. Vì nguyên nhân này tôi không tin rằng cần phải cho phép các công ty Mỹ tại thời điểm này liên doanh với các công ty nhà nước của Miến Điện mà hiện giới quân sự cho đến nay đang nắm quyền trong các công ty đó.


Các công ty của Mỹ chưa bao giờ chiến thắng các đối thủ cạnh tranh của Châu Á và thậm chí của Châu Âu trong cuộc chạy đua đến tận cùng đang diễn ra này. Vâng và cũng không cần phải cố sức. Thay vào đó họ cần đứng cùng một đội ngũ với bà Aung San Suu Kyi và với nhân dân Miến Điện hiện đang cần những nguồn đầu tư có trách nhiệm, những tiêu chuẩn lao động và bảo vệ thiên nhiên nghiêm ngặt và cũng như ủng hộ nhân quyền và chủ quyền quốc gia và điều này tạo điều kiện cho Hoa Kỳ hoạt động kinh doanh ở hình thức tốt nhất của nó. Mục đích của chúng ta cần nhằm tạo dựng ở Miến Điện chuẩn mực thế giới về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Chúng ta, và ngay bà Aung San Suu Kyi sẽ sử dụng chuẩn mực này để kêu gọi các nước khác noi theo tấm gương của chúng ta. Và điều này sẽ đặt nền móng cho đạo luật mới của Miến Điện.

Tất cả điều này, tất nhiên, là những nhiệm vụ vô cùng phức tạp. Và để giải quyết chúng, tất cả chúng ta cần gác các cuộc tranh cãi chính trị và thù hận sang một bên để bảo vệ những lợi ích an ninh quốc gia quan trọng và cốt tử nhất của chúng ta. Tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể đoàn kết lại và thực hiện điều này. Tôi tin tưởng rằng những người tiên đoán sự sụp đổ của Mỹ lại lần nữa lấy làm hổ thẹn. Và tôi nói với các vị tại sao – tại vì rằng vào thời điểm khi chúng ta đang củng cố quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ, đòi hỏi một quyền lực như thế và ảnh hưởng ở Châu Á như chưa bao giờ lớn đến thế.

Chẳng hạn, trong thời gian chuyến đi thăm mới đây của tôi đến Miến Điện, tôi đã gặp gỡ với tổng thống. Một phần lớn nội các của ông đã có mặt trong cuộc gặp gỡ. Sau khi kết thúc cuộc gặp gỡ, tôi quyết định bắt tay tất cả mọi người. Khi tôi đi dọc theo các hàng, một trong số họ nói với tôi: “Fort Leavenworth, 1982”. Sau đó người khác nói: “Fort Benning, 1987”. Và vân vân. Và tôi hiểu: nhiều người trong số các chàng trai nay là cựu sĩ quan quân đội đã từng tham gia vào chương trình trao đổi trước khi chúng ta cắt đứt các quan hệ với giới quân sự. Qua tất cả những năm dài  này, dù các mối quan hệ của chúng ta có lịch sử không bình yên, họ hồi nhớ Mỹ với tình yêu và mong muốn xích lại gần với Hoa Kỳ.

Lấy ví dụ khác. Tại sao những người bất đồng chính kiến và những người tìm nơi cư trú (chính trị-Kichbu) ở Trung Quốc chạy vào đại sứ quán Mỹ khi họ bắt đầu lo sợ về an toàn của mình? Họ không chạy vào đại sứ quán Nga, không vào đại sứ quán CH Nam Phi, thậm chí không vào đại sứ quán các quốc gia Châu Âu. Tại sao thế? Bởi vì rằng chúng ta mạnh? Dĩ nhiên chúng ta là nước dân chủ, đấu tranh vì bình quyền và nhân phẩm của tất cả mọi người? Tất nhiên, nhưng đó không chỉ là những giá trị của chúng ta.

Vậy tại sao?

Nếu nói ngắn gọn, bởi vì rằng chúng ta gộp sức mạnh to lớn của chúng ta và những giá trị dân chủ thành một khối, và hành động trên cơ sở này. Bởi vì rằng trong cộng đồng các dân tộc, Mỹ cho đến nay là cường quốc dân chủ vĩ đại, độc nhất, đặc biệt mà nó sử dụng ảnh hưởng chưa từng có không chỉ để thúc đẩy những lợi ích thiển cận của riêng mình, mà còn để tập hợp các giá trị phổ quát. Chính bởi vậy chúng ta lôi cuốn về phía mình nhiều nước Châu Á và các châu lục khác – bở vì rằng chúng ta điều chỉnh sức mạnh của mình để phục vụ những nguyên tắc của chúng ta. Và bởi thế tại sao trong thời gian các chuyến đi của mình đến Châu Á, tôi gặp hết người này đến người khác, hết nhà lãnh đạo này đến nhà lãnh đạo khác mà những người này muốn để Mỹ trở thành đối tác đặc quyền của họ. Họ không muốn thoát khỏi Mỹ, họ muốn Mỹ ngày càng lớn hơn và lớn hơn – trong thương mại, trong ủng hộ ngoại giao và, dĩ nhiên, trong hợp tác quân sự và hổ trợ.

Hôm nay, khi đa số người Mỹ nói đánh mất niềm tin vào chính phủ của chúng ta, chúng ta cần nhớ lại rằng trên thế giới, và đặc biệt ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có hàng triệu người như trước đây tin vào Hoa Kỳ, mong muốn sống trong hòa bình được hình thành bởi sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ, những giá trị của Mỹ và vị trí hàng đầu của Mỹ. Và bởi trên thế giới có số lượng lớn những người trông cậy vào chúng ta, và không đời nào lại không chú ý đến chúng ta, thì điều nhỏ nhất mà chúng ta có thể làm được – đó là trở nên xứng đáng với những niềm tin cao cả mà họ đang đặt lên chúng ta.

* J
ohn McCain - thượng nghị sĩ cấp cao từ Arizona, một thành viên cấp cao của Ủy ban Thượng viện về các vấn đề  lực lượng vũ trang. Bài viết này dựa trên bài phát biểu của ôngvào  tháng Năm tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) tại Washington.

---

Các bạn tham khảo và hiệu đính giúp..:)

5 nhận xét:

  1. Không biết tại sao Mul. không cho mình post bài nhỉ..?

    Trả lờiXóa
  2. Vì Mỹ đối trong được với Tàu

    Trả lờiXóa
  3. Đọc cái đầu đề "Lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc lên án các giá trị Mỹ nhưng gửi con cái học ở các trường Mỹ", cũng đủ biết thế nào là quyền lực mềm là gì, và ai đáng có!
    Để giử vững cương giới của mình và hòa bình ổn định, VN phải sẳn sàng chà đạp lên những gì đã ký kết với Tàu khựa, khi VN mạnh lên và Tàu yếu đi! Và sau đó phải tiếp tay cùng các thế lực phản động phanh thây Tàu thành 5 -7 mảnh!

    F 361

    Trả lờiXóa
  4. Nguyễn Hữu Quý - Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tấn công quân sự bãi cạn Scarborough của Philippines vào thời gian tới đây
    http://danluan.org/node/12747#comment-59201

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter