Đối với mỗi người có cuộc chiến tranh của mình…
Для каждого своя война...
Kichbu posted on 10.05.2012
Bố tôi được gọi nhập ngũ vào năm 39. Vào năm 41 chiến tranh thế giới II bắt đầu. Các chàng trai được chất lên các toa tàu tiến ra mặt trận. Trở về nhà vào năm 47. Lập tức cưới mẹ của tôi. Tôi ra đời sáu năm sau đó. Nếu còn cộng thêm sáu năm tuổi trưởng thành nho nhỏ của tôi: có một biên niên sử không đến nỗi rắc rối phức tạp mà trong đó cho đến tận bây giờ tôi vẫn lẫn lộn lung tung. Toàn bộ vấn đề ở chỗ là tôi không thể hiểu: cuộc chiến tranh đã đi vào trong nhận thức lờ mờ của tôi khi nào, như thế nào và bằng cách nào.
Tôi nhận thấy những tia sáng đầu tiên trong những ngày lễ: tháng năm nở hoa, những lá cờ đỏ, những bức chân dung của ai đó: những khuôn mặt như nhau với một chút khang khác: những khuôn mặt có râu ria hoặc không có, đeo kính hay không đeo kính, những bức chân dung vuông vức được gắn trên những chiếc cán nặng nề. Cần phải mang chúng đi qua các đường phố theo đoàn cho đến quảng trường và qua quảng trường, hò hét đến lạc cả giọng theo mỗi tiếng hô: “Các đồng chí, hoan hô…”
Văn học trong trường phổ thông, với nguồn hưng phấn hợp thức hóa lúc bấy giờ trong thơ ca và văn xuôi, chẳng cần đến các giáo viên giúp đỡ, tôi miêu tả cuộc diễu binh chiến thắng của các chiến sĩ chúng ta thật tuyệt, chỉ nhờ chiến lược tài tình của đảng ta, vai trò lãnh đạo của đảng và, chỉ đạo họ… Đề tài các bài tập làm văn được yêu thích và phổ biến nhất trong trường phổ thông: “Đảng ta người cầm lái”, hoặc “…vai trò của đảng và ý nghĩa trong sự hình thành”, v.v…
Tức là tất cả các vòng nguyệt quế - của họ, còn người lính chiến thắng chỉ khiêm tốn và hình tượng thoáng qua bằng một từ vang lên trong tai và trong ý thức. Tôi không biết… Có lẽ, đối với ai đó, giai đoạn này là “rõ ràng”, còn trong đầu óc tôi tất cả được xếp đặt thành những tầng lớp mà đó không có chỗ cho sự sáng suốt – chỉ có sự giả dối hưng thịnh mà tôi ngay lúc bấy giờ bắt đầu hiểu ra và, dù sao đi nữa cho đến tận bây giờ tôi vẫn còn chưa hiểu thấu đáo.
Trong bức tranh tuyệt mĩ này của thời đó chiếc hộp nhỏ nhắn màu đo đỏ được cất giữ trong ngăn tủ ở nhà chúng tôi được ghi nhớ thật rõ rệt. Trong chiếc hộp đó có những huân chương, huy chương. Thường khi không ai ở nhà, tôi lấy nó ra xem. Mà chẳng ai cấm điều đó cả. Và khi chạm vào chiếc hộp, tôi thấy cảm thấy xao xuyến trong lòng, thoáng chốc, bí ẩn, không sao hiểu được. Tôi thích thú lấy ra “những đồ chơi” này, đếm đi đếm lại, sắp xếp chúng theo trình tự theo trọng lượng, khối lượng, màu sắc. Vào khoảng khắc này thế giới của tôi tràn đầy một điều gì đó có ý nghĩa, thiêng liêng, không thể đạt đến được. Lúc bấy giờ - tôi chơi với chúng, đeo lên người, xoay mình trước gương. Sau đó xếp lại ngăn nắp và đặt vào tủ. Vào những năm tháng xa xưa đó, trong tôi không hề có mối liện hệ nào giữa chúng – những đồ chơi và bố tôi – người lính. Nhưng, khi chạm vào chúng, tôi cảm nhận rõ một điều gì đó bí ẩn, huyền diệu xa xôi như thế nào đó. Chính cảm giác đó đã thu hút tôi – một đứa bé. Bố tôi không bao giờ lấy nó ra, lau chùi, thời gian trôi đi, chúng thẫm lại và già nua cùng với bố tôi.
Tất cả những điều này kết hợp lại trong nhận thức của tôi khi tôi bao nhiêu tuổi – khó nói lắm…
Vào đầu những năm sáu mươi trong nhà xuất hiện chiếc máy truyền hình, và cùng với nó là những bộ phim về chiến tranh và những thước phim tài liệu nặng nề. Xem chúng, tôi sáng mắt ra và, trong những tiếng nỗ vang động của pháo hoa, hình tượng của những người lính mà toàn bộ cuộc sống của họ đôi với tôi đã trở nên không chỉ âm thanh bắt đầu vẽ nên ngày một lớn hơn… Tôi thương thường nghe bố tôi trong khi xem phim, bắt đầu khịt khịt mũi sau lưng tôi. Vào lúc đó tôi ý thức được – đó không phải là chứng sổ mũi. Trả lời câu hỏi: “Bố, bố làm sao thế?”. – ông đáp nửa đừa nửa thật: “À là nó xảy ra ở đâu đó”. Lúc bấy giờ tôi biết rằng từ trong nhiều nét tính cách của bố tôi – có thể, đức khiêm tốn và kiệm lời. Nhưng bởi tôi luôn luôn được ghi như “dòng dõi của bố”, thì tôi đã không hỏi thêm những câu nào nữa, và đoán rằng đề tài chiến tranh đã khép lại rất sâu, khám phá nó rất phức tạp, hơn thế đối với ông – là một nỗi đau. Một lần là đủ để khẳng định trong những lý lẽ của mình. Khi hỏi ông như là về chiến tranh, tôi nhận được câu trả lời thế này: “Chiến tranh – chiến tranh là chiến tranh… Chẳng có gì tốt đẹp ở đó cả…”
Bốn mươi năm có hơn bố tôi làm việc trong ngành giao thông đường sắt. Khi về hưu, ông còn làm thêm nghề đốt lò ở nhà trẻ. Có lần, vào trước lễ Chiến thắng, các nhà giáo đề nghị ông kể cho các bé nhỏ chuyện gì đó về chiến tranh…Những đứa bé… Lẽ nào chúng sẽ hiểu”. Bố tôi ưu lo. Mẹ tôi, người nặng nợ với giáo dục nhân văn, nắm quyền chủ động: bà nhanh chóng viết một bài về cuộc chiến đấu dũng cảm và kết thúc thắng lợi. Bà viết sao để ông không đọc theo văn bài, mà nói bằng những lời của mình. Bố tôi đọc lướt qua văn bài: “Vâng không lẽ tôi ghi nhớ hết được…”
Tuy vậy ngày đó đã đến. Và phải đi. Áo vét đã bị sờn rách ( lấy ra cái hộp của tôi), gắn huân huy chương. Nom long trọng; áo sơ mi trắng, cà vạt – tất cả đúng như quy định. Len lén đút vào túi mấy tờ giấy để mẹ tôi không nhận thấy.
Ông trở về với những bông hoa, mãn nguyện.
Ngay từ ngưỡng cửa mẹ tôi: “Chắc là, đọc theo bài của tôi chứ gì?”
Ông cười khẩy: “Bà khỏi lo, tôi làm tất cả những gì cần phải làm. Cho tôi xin cốc trà nóng xâu xấu nào, và rồi như bị day dứt.
Năm tháng trôi qua kể từ những ngày đó.
Và nhiều ngày lễ chiến thắng theo cùng với năm tháng.
Bố đến Moscow thăm tôi khi ông đã ngoài tuổi 80. Nhưng, như trước đây, nom hoạt bát, đầy nghị lực và đẹp.
Một lần vào trước ngày lễ ông đảo mắt vào phòng tôi và, như mọi khi: giản dị và lặng lẽ hết chỗ nói: “Biết không, con gái, bây giờ đầu óc bố lởn vởn điều gì đó… Mặc dù ông chỉ nhìn thoáng qua cuộc diễu hành trên quảng trường Đỏ. Cứ như là không xem vô tuyến… Lúc bấy giờ chết cũng chẳng gì đáng sợ nữa…. và bởi vậy bố nhờ con việc này. Để không phải gắn các huân huy chương – áo vét không còn chỗ và sợ làm hỏng boston : bố nghe nói có thể làm các tấm bảng nhỏ” – Và ông rê những ngón tay mô tả cho tôi theo các chiều ngang dọc.
Những tấm bảng thì những tấm bảng. Tôi lùng khắp Moscow . Tìm được cửa hàng duy nhất bán quân phục (военторг – tiếng Nga. Kichbu) mà ở đó sản xuất chính những tấm bảng con này.
Ngày 9 tháng Nam mờ sáng tôi ghé mắt vào phòng của ông: ngồi đó, rên khừ khừ, thở hồng hộc, đính những tấm bảng con con, phàn nàn rằng không vừa. Tất cả được chỉnh sửa chóng vách. Xoay xoay trước gương, hài lòng. Tất cả như quy định: cà vạt, áo sơ mi trắng, áo vét mới – các tấm bảng đều đặn cái này dưới cái kia. Từ chối không đội mũ: một người không còn tre trẻ của ai và mũ lưỡi trai sẽ đi mượn…”. Mọi người xuống đường từ sớm, tuy nhiên, các phương tiện giao thông chưa hoạt động. Vì chúng ta sống không còn lâu nữa – có thể đi bộ. Cũng chẳng phải đi xa. Chỗ “của họ” đã được ngăn xa một cây số. Một cậu lính trẻ hỏi giấy vào cửa…
Tôi, cũng như bố tôi rất nhẫn nại. Đôi khi hóa ra rằng ông – trong tôi cũng không còn chịu đựng nỗi. Nhưng tất cả đều có những giới hạn của chúng. Ông cần phải tiến vượt lên vì nguyên nhân nào đó – không thể kiềm chế được nữa: hoặc là thành phố của những giọt nước mắt, hoặc là những lời cuồng nộ. Và không một ai có thể ngăn sự đột phá này, cái nguyên nhân khiến tôi được tự do… Đó là bản năng tự nhiên.
Việc thế này: tôi bắt đầu làm ầm lên: “Giấy ra vào cái gì…. Anh không thấy trước mặt mình là huyền thoại sống, và họ chỉ còn rất ít…và vân vân và vân vân….”. Chỉ có bàn tay rắn chắc của bố tôi mới có thể ngăn tôi lại. Ông bình tĩnh nắm khuỷu tai tôi và kéo tôi sang hướng khác. “Đi thôi con gái. Người ta nói “không được phép”, có nghĩa đó là mệnh lệnh. Và cần thực hiện nó. Họ tất cả - chỉ là những người lính. “Vâng ở chúng ta luôn luôn như thế, - tôi không dịu hẳn, - đối với ai mệnh lệnh, tuân thủ nó là bắt buộc, còn ai đó tất cả đều được phép. Và điều được phép này tăng lên theo mức độ xấc xược, chứ không phải theo mức độ công trạng của con người. Pháp luật thống nhất đối với tất cả mọi người – luật danh dự đạo đức, lương thiện và bình đẳng. Nó cần có ở bên trong con người, từ khi ra đời…”. “Đó là con đúng, con gái à. Bản thân trong mình con người cần giữ được danh dự và lương tâm và không được đánh mất. Và nếu đánh mất – con sẽ tận số như một con người…”.
Chúng tôi đi theo công viên Alexandrovski. Những dàn nhạc, những hoa tươi. Các cựu chiến binh gặp nhau đầu đội những chiếc mũ ca-lô không lưỡi trai, khoác những chiếc áo va-rơi úa màu. Râu ria, tóc hoa râm, vui nhộn, dường như chân thực. Bố tôi cười vui sướng khi nhìn thấy họ. Ông cúi chào. Và họ, như từ những thế giới khác, không nhận ra đã đi qua… Tôi nhìn bố tôi và tôi bắt đầu cảm thấy dễ chịu và sung sướng vì rằng một người thân yêu nhất của tôi đang đi bên cạnh tôi, người đã đi qua toàn bộ cuộc chiến tranh – còn sống, mạnh khỏe, chân chính nhất – người chiến thắng. Một cô bé con với đôi mắt hiếng chạy lại, chúc mừng, trao bó hoa thủy tiên và ù té chạy. Bố tôi, lúng ta lúng túng, vỗ lộp bộp vào các túi: “Thế này là sao, con gái, bố làm sao thế này… Ít ra cũng phải có cái kẹo…Tất cả tại con: Mặc ngay mặc ngay áo vét mới…”. Toàn bộ bánh kẹo nằm ở cái áo cũ… “Chúng tôi tiến gần đến ngôi nhà; phía trước là những người phụ nữ với những chiếc túi xách to. Họ đứng dậy, chắn đường: “Lại thêm một người anh hùng nữa. Chúng tôi cần ông. Xin dừng chân, ơi người lính. Chúng tôi đến từ tu viện, chào mừng tất cả các ông. “Họ lấy ra một chai bia nhỏ, cái cốc và bánh xang-vich. “Rượu ngâm hoa quả của tu viện. Tất cả đều sạch sẻ. Hãy uống một cốc mừng Chiến thắng. Bố tôi rất xúc động, và nói lời cám ơn. Và họ đứng và lẩm bẩm: “Cám ơn Thượng đế, cám ơn Thượng đế. Xin hãy đợi, người yêu dấu. Chúng tôi còn có thêm món quà nhỏ cho ông”. Họ trao cho bố tôi chiếc đồng hồ đeo tay. “Hãy đeo vì sức khỏe và, cầu Chúa cho ông được sống được lâu hơn nữa và mạnh khỏe. Các cháu của ông tốt quá. Hãy sống và vui mừng và hãy làm chúng vui vẻ. Bố tôi hoạt bát hẵn lên, trở nên vui vẻ, trẻ ra: “Các sư cô về nhà đi, còn chúng tôi đi dạo thêm lát nữa trong công viên. Bây giờ nhiều ngày tốt đẹp”.
Chúng tôi về nhà mở bữa ăn mừng ngày lễ. Bố tôi trở về “chếch choáng hơi men”. Và ngay từ ngưỡng cửa: “Con gái đừng la bố nhé…”. Và tôi chưa bao giờ từng la mắng. Đó không phải là tính cách của tôi. Và nói chung ông không bia rượu. Chỉ hồi còn trẻ một cốc bia với bạn bè… Mẹ tôi “eo xèo vài câu” vì cốc này. Còn tôi luôn luôn biết rằng: con người ông đứng đắn – không cho phép mình làm điều gì thừa. “Chiến hữu gặp nhau trong công viên, - bố tôi tiếp tục. Cũng toàn là lính. Đánh nhau ở Afghanistan. Một người cụt hai chân ngồi trên xe đẩy. Người khác đẩy ông ta. Họ nói: “Bố - ông là người lính và chúng tôi – những người lính. Hãy tưởng nhớ những người không còn trở về và vì ông, vì chiến thắng của ông. Họ có rượu conhac. Loại ngon. Tôi cũng uống hơi quá - thì dừng. Không muốn chia tay. Ngồi và nói chuyện với họ một lát. Họ toàn nói về chiến tranh. Tôi nói về chiến tranh của mình. Họ, nói , luôn luôn dựa vào nhau. Người đi hai chân giúp người khác. Kèm nhau khắp mọi nơi. Chi tiền bạc. Lương hưu thì không sống nỗi. Trên phố Arbat họ ca vang những bài hát. Họ sống sót như thế đấy…À….Những người bạn mới tốt làm sao… Còn con… Và trải bàn ăn. Vâng, một cốc trà nóng bây giờ thì tốt quá nhỉ”. Chúng tôi ngồi mồi một lúc. Gần tối. Bên ngoài cửa sổ pháo hoa chiến thắng nỗ vang rền. Tôi tiến đến bên bố, xoa cái đầu bạc của ông: “Bố thế nào, bố?”.
“Tốt, con gái à. Hôm nay bố được chúc mừng nhiều như chưa từng bao giờ. Khắp mọi phía…À mà không xem diễu binh – chuyện nhỏ ấy mà. Họ trên ấy cần phải xấu hổ. Còn chúng ta đang trải qua và đã trải qua không như thế. Nhưng được cái, ở đó, hôm nay bố được gặp bao nhiêu là người tốt. Tất cả thật giản dị. Tất cả từ tấm lòng. Không hào nhoáng và những lời thừa thải.
Đã bao nhiêu năm trôi qua từ thời ấy… Nhiều lắm… Và như ngày Chiến thắng – nghẹn ngào và tôi thể không nuốt nỗi nó. Khi nào và bằng cách nào cuộc chiến tranh đã đi vào trong tiềm thức của tôi….
Chỉ còn lại trong trái tim tôi suốt cả cuộc đời là vết thương đau không lành thịt da.
Từ lâu bố tôi – một người lính bình thường đã không còn trên thế gian này nữa.
Còn chiếc đồng hồ cho đến giờ vẫn chạy tích tắc, tích tắc…
Nói về chiến tranh, một nhạc sĩ viết :
Trả lờiXóa"Hãy sống dùm tôi hãy nói dùm tôi hãy thở dùm tôi
Thịt da này dành cho thù hận
Cho bạo cường cho tham vọng của một lũ điên"
.