Ngày Chiến thắng: nghĩ về “những cựu chiến binh” giả danh
День Победы: про ряженых «ветеранов»
12 tháng Năm, 19:09
Nguồn: drugoi
Kichbu posted on 16.05.2012
Photo: Коnstantin Zavrazin
Kichbu đôi lời: Blogger Nga nổi tiếng “drugoi” (tên thật - Rustem Agamov) đã gây nên bão táp trên Internet. Trong số các cựu chiến binh mà chúng ta tự hào về họ và lấy họ làm tấm gương noi theo, thì cũng có những người giả danh, không đích thực! Đến tại thời điểm này đã có 1618 những người sử dụng Internet bằng tiếng Nga bình luận post này.
Xem thêm:
Ø Đối với mỗi người có cuộc chiến tranh của mình…
09.05.2012, Nga. Cuộc chiến tranh ngày càng lùi xa chúng ta, giữa chúng ta ngày càng ít đi những người nhớ về nó, những chiến kèn đồng lễ hội ngày một vang lên to hơn và trên đường phố bắt gặp ngày càng thường xuyên hơn “những cựu chiến binh” giả hiệu. Ngày 9 tháng Năm, giữa một nhóm nhất định những người già và không già lắm, có người bắt đầu gắn vô thiên lủng những huy hiệu, huân huy chương kỷ niệm và cùng đi với họ, làm ra vẻ là cựu chiến binh của Chiến tranh Ái quốc Vĩ đại đã xuất hiện bệnh dịch. Nhưng thế cũng được đi, nhưng còn tệ hại hơn nữa khi những người này đeo lên mình những huân huy chương chiến đấu, sắc phục của người khác và mạo nhận mình là những người anh hùng – trong đúng nghĩa của từ này.
Một trong những tỉ dụ đáng công phẫn – người phụ nữ này trong quân phục cấp tướng, đứng trên khán đài diễu binh tại Quảng trường Đỏ ở
Điều lạ lùng rằng vào năm 2010 người phụ nữ giả danh này đã mang quân hàm đại tá. Và vào năm tiếp theo 2011 bà này lại diện áo cổ đứng cấp tướng của người khác.
Trên bức ảnh thứ nhất nhìn rõ đô đốc đứng ở dãy tiếp theo, đã ngạc nhiên nhìn người phụ nữ-“tướng” đưa tay lên đầu không đội mũ đứng chào(!) – Bà này là ai? Tôi muốn đặt câu hỏi này cho FSO toàn năng, vụ lễ tân Điện Kremlin và các cơ quan khác – bằng cách nào mà trên lễ đài trung tâm của cuộc diễu binh Chiến thắng ở các vị lại xuất hiện nhân cách như thế? Vào Ngày Chiến thắng ở khu vực trung tâm Moscow đi một bước cũng không thể được – tất cả trong các vòng hàng rào, hàng nghìn cảnh sát, xe vận tải chắn ngang các đường phố, chỉ qua các khung nhỏ kiểm tra kim loại mới lọt vào được Quảng trường Manhezhnaya. Thực tế, trung tâm thành phố nằm trong thế bị phong tỏa, và ở các vị trên Quảng trường Đỏ có những cá nhân kỳ lạ, những kẻ mạo danh. Sự lăng nhục như thế nào đối với các cựu chiến binh chân chính, các vị hãy nghĩ xem.
P.S. Trong hộp thư của tôi có bức thư từ cháu trai của một cựu chiến binh đích thực và ông ấy đã không đến được vào ngày lễ của mình như thế này:
Ông tôi năm nay 90 tuổi, mặc dù ông vẫn giữ vững được tinh thần, ông đi lại rất khó khăn. Mặc tuổi tác của mình, vào ngày này, đến Nhà hát lớn và đi qua Quảng trường Đỏ đối với ôngrấtcần thiết. Tôi nhớ hành trình này từ thủa bé. Bây giờ đối với ông lộ trình này là chiến công nhỏ, mặc dù ông không bao giờ chịu thừa nhận điều đó, còn thuyết phục ông đi xe ô tô thật là vô ích. Tôi chưa bao giờ từng xấu hỗ như thế, khi người ta bắt một cựu chiến binh quay trở lại và không cho ra khỏi bến tàu điện ngầm ngay trước sự chứng kiến của con cháu ông vào ngày của ông . Tại nhà ga tàu điện ngầm “Thư viện mang tên Lenin” gần 12 giờ tất cả các lối ra đã bị đóng cửa. Cảnh sát có một mệnh lệnh nào đó trước một giờ không cho người nào đi. Họ chỉ sẵn sàng cho một mình ông đến đó, nhưng với cháu trai và chị gái của tôi thì không. Cuối cùng họ quay trở lại và đi về. Ông tôi rất phiền muộn.
День Победы: про ряженых «ветеранов»
Trả lờiXóaVictory Day: clowns of "veterans"
THANKS FOR THIS POST & LINK
TOM PREMO - NGUYÊN MINH TÂM - TT
... Nếu được, Kichbu dịch một vài bình luận tiêu biểu của các blogger ... Hug !
Trả lờiXóa