Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Liên Xô sụp đổ: Bài học cho Trung Quốc


Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin: Hai nhân vật thúc đẩy Liên Xô sụp đổ.



Kichbu theo kienthuc.net.vn`




Bài bình luận của Wang Xiaoshi nói rằng  Trung Quốc phải tránh sa vào “vết xe đổ” của Liên Xô cũ đã gây tranh cãi sôi nổi trong cộng đồng mạng.


Global Times bình luận, ý tưởng của bài viết đăng trên Tân Hoa Xã này phù hợp với dòng chủ lưu, nhưng còn khá hời hợt khi nói về tình hình hiện nay ở Nga. Những người theo trường phái tự do đã tâng bốc bài viết này, nhưng họ cũng không có một cái nhìn thấu đáo về về Liên bang Nga. Ý kiến cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô là có lợi cho nhân dân Nga là rất…ấu trĩ, ngờ nghệch.

Tình trạng bất ổn cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô chính là lời cảnh báo đáng chú ý đối với Trung Quốc. Lịch sử chứng minh rằng Trung Quốc không có khả năng rơi vào hỗn loạn như Liên Xô trước đây. Nhân dân Trung Quốc thừa hiểu rằng bất ổn sẽ song hành với chiến tranh và đổ máu.

Liên bang Nga hiện đã thoát khỏi nỗi đau khổ to lớn của thời kỳ đầu sau khi Liên Xô sụp đổ và hiện đang trên con đường tiến tới thịnh vượng. Thế nhưng cái thời kỳ chia rẽ và trì trệ dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin đã đẩy nước Nga xuống vị trí “cường quốc loại 2” và đánh mất vai trò chủ đạo trong các vấn đề toàn cầu.

Ý kiến cho rằng vài năm hỗn loạn nói trên chính là cái giá mà nước Nga phải trả để có được sự giàu có hiện nay… là thiển cận. Cố gắng tránh để xảy ra hỗn loạn là trách nhiệm thiêng liêng của mọi nhà lãnh đạo ở bất cứ nước nào.

Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết xảy ra khi đảng cầm quyền mất quyền kiểm soát quá trình cải cách. Đây là một bài học xương máu cho tất cả các nước.

Người ta nên quan sát sự phát triển của Liên bang Nga bằng rũ bỏ những ảnh hưởng của Liên Xô sụp đổ. Liên bang Nga không đi theo con đường phương Tây mà cũng chẳng theo con đường phương Đông. Những gì xảy ra ở nước này chỉ liên quan đến các đặc điểm địa lý-văn hóa riêng.

Xét theo khía cạnh tổng thể, trình độ xã hội của Liên bang Nga vẫn cao hơn so với Trung Quốc, nhưng khoảng cách này đã bị thu hẹp khá nhiều trong hai thập kỷ qua. Trong khi đó, vị thế của Nga trên trường quốc tế đã thấp nhiều hơn so với Liên Xô trước đây. Đây là sự thật không thể chối cãi.

Cần lưu ý rằng thế giới có ý kiến hoàn toàn khác nhau về công cuộc cải cách được thực hiện ở Trung Quốc và ở Liên Xô. Mặc dù phương Tây dường như không thích Trung Quốc, nhưng các quan điểm chính thống của họ đã đề cao công cuộc cải cách của Trung Quốc, trong khi công cuộc cải cách do Gorbachev lãnh đạo không bao giờ nhận được lời khen như vậy.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin, nước Nga đang dần dần ra khỏi “lối mòn” mà Gorbachev và Boris Yeltsin để lại. Liên bang Nga thịnh vượng ngày hôm nay là kết quả của nhiều yếu tố như sự lãnh đạo của Putin và lợi thế của đất nước về các nguồn tài nguyên. Sẽ là không là chính xác, khi cho rằng những thành tựu của Nga hiện nay có liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô và quá trình dân chủ hóa.

Tương tự, tuy là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng Trung Quốc vẫn còn là một nước nghèo. Trung Quốc đang chật vật giải quyết vấn đề này.

Theo Global Times, cả Trung Quốc lẫn Nga đều đã hoàn thành các nhiệm vụ của quá trình chuyển đổi. Hai nước láng giềng khổng lồ này nên tương trợ lẫn nhau để tránh sa vào “vết xe đổ” của Liên Xô trước đây.


*
Xem thêm:

-----

1 nhận xét:

Steps


Flag Counter