Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Tàu ngầm Kilo giữa Việt Nam và Ấn Độ khác nhau như thế nào?


Kichbu theo thanhnien.com.vn

Chiếc tàu ngầm lớp Kilo INS Sindhurakshak bị nổ hôm 14.8 của Ấn Độ thuộc một đề án khác và ít hiện đại hơn so với các tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam mua của Nga.

Tàu ngầm lớp Kilo là tên gọi định danh của NATO để chỉ loại tàu ngầm chạy bằng điện và diesel cỡ lớn của Liên Xô trước đây.

Sáu tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam đặt mua của Nga dù cũng được gọi là tàu ngầm lớp Kilo song thuộc Đề án 636 Varshavyanka mà phương Tây thường gọi là lớp Kilo cải tiến.

Trong khi đó, 10 tàu lớp Kilo của Ấn Độ thuộc đề án cũ hơn là Đề án 877EKM.



 Sự khác biệt giữa tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam và Ấn Độ
Tàu ngầm thuộc Đề án 636 Varshavyanka - Ảnh: fas.org

Đề án 877EKM được xem là phiên bản của loại tàu ngầm lớp Kilo gốc thuộc Đề án 877. Thừa hưởng những ưu việt của tàu ngầm thuộc Đề án 877EKM và được cải tiến đáng kể, tàu ngầm lớp Kilo thuộc Đề án 636 Varshavyanka được xem là bước trung gian giữa tàu ngầm lớp Kilo chuẩn và tàu ngầm lớp Lada.

Tàu ngầm thuộc Đề án 636 Varshavyanka được cải tiến về tầm hoạt động, hỏa lực, đặc tính âm thanh và sức bền. Với chiều dài 73,8 mét, tàu ngầm Đề án 636 Varshavyanka dài hơn 1,2 mét so với tàu Đề án 877EKM.

Độ dài bổ sung cho phép tăng công suất của các máy phát điện và gắn chúng trên hệ thống giảm xóc cải tiến, và giảm gấp đôi tốc độ trục truyền động chính. Nhờ những cải tiến này, tốc độ của tàu ngầm và sức chịu đựng trên biển được gia tăng trong khi độ ồn giảm triệt để, theo trang Global Security. Tàu ngầm thuộc Đề án 636 Varshavyanka có tầm hoạt động khi thông hơi là 7.500 hải lý so với tầm hoạt động 6.000 hải lý của tàu ngầm thuộc Đề án 877EKM.

Chính nhờ những đặc tính này mà tàu ngầm lớp Kilo thuộc Đề án 636 Varshavyanka được hải quân Mỹ mệnh danh là “Lỗ đen” bởi khả năng lẩn tránh của nó.

Về trang thiết bị vũ khí, tàu ngầm Đề án 636 Varshavyanka được trang bị dàn phóng 6 ống ngư lôi loại 533 mm. Tàu có thể mang theo 18 ngư lôi với 6 quả được đặt trong ống phóng và 12 quả chứa trong khoang. Các ống phóng ngư lôi này còn có thể dùng để thả thủy lôi.

Có hai ống phóng ngư lôi được thiết kế phóng ngư lôi điều khiển từ xa với độ chính xác cao. Hệ thống điều khiển bằng máy tính cho phép nạp ngư lôi nhanh chóng. Chỉ cần 15 giây để các ống phóng ngư lôi sẵn sàng khai hỏa.

Khả năng tác chiến của tàu ngầm thuộc Đề án 636 Varshavyanka được gia tăng đáng kể nhờ được trang bị tên lửa đối hạm 3M-54E Club-S. Đây là loại tên lửa mà tàu INS Sindhurakshak của Ấn Độ được trang bị trong lần đại tu ở Nga mới đây.

Với tầm bắn tới 220 km và mang theo đầu đạn 450 kg, tàu ngầm thuộc Đề án 636 Varshavyanka có thể tấn công nhanh, từ xa mà không cần phải tiếp cận tầm phát hiện và tấn công của tàu địch. Ngoài ra, tàu còn có môt hệ thống phóng tên lửa phòng không Strela-3 có tầm bắn tối đa 6 km.
*
Bài liên quan:
>> Tàu ngầm Kilo thứ 3 của Việt Nam sẽ hạ thủy cuối tháng 8.2013
>> Hai tàu ngầm Kilo sẽ về Việt Nam qua ngả châu Phi
>> Nga thử nghiệm thành công tàu ngầm Kilo thứ 2 đóng cho Việt Nam
>> Nga thử nghiệm thành công tàu ngầm Kilo đóng cho Việt Nam
>> Tàu ngầm Kilo VN đặt mua: Lợi hại thế nào? - Kỳ 2
>> Tàu ngầm Kilo VN đặt mua: Lợi hại thế nào?


Xem thêm:
  Ấn Độ cố sức vớt chiếc tàu ngầm bị chìm (RFI). VN nên qua đó học kinh nghiệm phòng hờ cho mấy chiếc sắp từ Nga về! - 18 thủy thủ trên tàu ngầm Ấn Độ thiệt mạng (NLĐ). - Ấn Độ vẫn chưa tìm thấy 18 thủy thủ bị mắc kẹt (VOV).  - Trục vớt tàu ngầm, Ấn Độ cảnh báo “tình huống xấu nhất” (TT). - Ấn Ðộ thương tiếc các thủy thủ trên chiếc tàu ngầm lâm nạn (VOA).
-----


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter