Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Nga nằm trong danh sách các điểm ngắm


Китайские моряки маршируют мимо корабля Народно-освободительной армии Китая (НОАК)

Россия остается в списке мишеней


Kichbu theo inosmi.ru





Tính chất gây hấn của Trung Quốc, thể hiện trong các tham vọng về lãnh thổ, không ngừng gia tăng, và nó xảy ra trên đất liền và trên biển. Lực lượng bảo vệ bờ biển được tổ chức lại (và mở rộng đáng kể)  ngày càng tiến hành tuần tra trong vùng biển tranh chấp (tất cả các vùng biển Nam Trung Quốc (Biển Đông-Việt nam - Kichbu) và phía đông bắc gần Nhật Bản).



Sự gây hấn này được các phương tiện truyền thông ủng hộ mạnh mẽ. Thậm chí đã xuất hiện trò chơi trực tuyến mới (Mission Of Honor), cho phép người chơi tham gia vào trận chiến với quân đội Nhật Bản vì quần đảo Điếu Ngư (như chúng được gọi là Senkaku ở Nhật Bản và  Diaoyutai - Đài Loan). Đây là một nhóm các hòn đảo nhỏ, nằm cách Đài Loan 167 km về phía đông bắc và đảo Okinawa của Nhật Bản 426 km về phía đông nam. Tổng diện tích của chúng là 6,3 km vuông. Đài Loan cũng có tham vọng với các đảo này, mà chúng được phát hiện bởi ngư dân Trung Quốc trong thế kỷ XVI, và năm 1879 đã bị chiếm bởi Nhật Bản. Hôm nay, chúng có giá trị đặc biệt - khu kinh tế 380 km, mà các nước trong vùng biển ven bờ của mình có thể tham vọng. Ở đó là có những ngư trường tốt, và dưới nước có  các mỏ dầu khí. Chính phủ Trung Quốc tiếp tục phát triển và tăng cường lực lượng hải quân của mình, trước hết,  xây dựng tàu các sân bay và tàu ngầm hạt nhân, cũng như việc sử dụng các tàu mới để đòi lại các vùng lãnh thổ tranh chấp.

 Китайская подводная лодка

Trên đất liền bộ binh Trung Quốc thực hiện tuần tra dọc theo Đường  kiểm soát thực tế với Ấn Độ và ngày càng lấn qua nó,  đối đầu với các binh sĩ Ấn Độ. Đường biên này cũng được biết đến như Đường biên McCartney-MacDonald và là biên giới không chính thức giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Chiều dài là 4057 km, và phần lớn của nó đi qua Tây Tạng. Trung Quốc tham vọng đa phần lãnh thổ của này mà ngày nay được xem là của Ấn Độ. Vấn đề ở chỗ khi Tây Tạng vào đầu  thế kỷ XX là một độc lập, đã đồng ý với đường biên McCartney-MacDonald. Khi Trung Quốc trong những năm 1950 đã tái chiếm Tây Tạng,  thỏa thuận biên giới đã bị hủy bỏ như "thỏa thuận không công bằng". Trung Quốc gần đây ngày càng ít tuyên bố trên các phương tiện truyền thông về tham vọng chủ quyền của mình đối với lãnh thổ Ấn Độ, nhưng không từ bỏ các tham vọng đó. Những vi phạm của Trung Quốc về Đường kiểm soát thực tế gây ra tình hình khủng hoảng nghiêm trọng ở Ấn Độ (ngân sách quân sự của nó nhỏ hơn của Trung Quốc ba lần). Trung Quốc khẳng định rằng tất cả các sự cố vi phạm biên giới dọc theo đường kiểm soát thực tế là hiểu lầm, nhưng trong thời đại của GPS, điều này không còn thuyết phục như trước đây.

 Китайские военные

Trong khi đó, trên chiều dài biên giới Nga-Trung Quốc 4.300 km tất cả hòa bình và yên tĩnh. Mặc dù có rất nhiều yêu sách lịch sử đối với lãnh thổ của Nga (cũng như những trận chiến biên giới đẫm máu vào những năm 1970), Trung Quốc bây giờ chính thức cố gắng để làm giảm tầm quan trọng của tuyên bố như vậy, duy trì mối quan hệ rất thoải mái với Nga. Nhưng đối với hàng triệu người Nga sống dọc theo đường biên giới này, những xâm phạm của Trung Quốc vẫn còn trong ký ức. Họ cho rằng sự xâm lược của Trung Quốc - đó chỉ là vấn đề của thời gian.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cố gắng che giấu sự gây hấn của mình, bởi vì họ không rất tin vào khả năng chiến đấu của quân đội của mình. Họ xây dựng những đánh giá của mình bằng kinh nghiệm lịch sử (các nhà lãnh đạo Trung Quốc có truyền thống rất quan tâm đến nó), và bằng sự hiểu biết rằng trong hàng ngũ của quân đội không phải tất cả mọi điều đều tốt đẹp. Tham nhũng vẫn còn là một trở ngại lớn trong quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, và tình trạng này trong quân đội tồn tại đã hàng ngàn năm. Nhưng con quỷ  ẩn náu trong các chi tiết, và chính phủ thông tin cho nhân dân rằng sẽ dáng những đòn mạnh mẽ vào các nguốn  tham nhũng mạnh nhất, thay đổi các quy định tài chính và điều hành đối với quân đội, để loại bỏ xu hướng  trộm cắp phổ biến nhất. Điều chuyển bất ngờ  binh sĩ đến những nới khác trở thành nguyên tắc hàng ngày. Nhưng bất chấp tất cả điều này, rất nhiều chiến sĩ vẫn tin rằng hành vi không trung thực là một cơ hội làm giàu, không phải là khiếm khuyết của tính cách. Điều này một phần giải thích bởi thực tế là ngân sách quân sự đang tăng  nhanh hơn so với nền kinh tế phát triển. Ngân sách quốc phòng năm nay tăng 10,7%, tức là gấp đôi GDP. Năm ngoái nó tăng 11,2%, năm 2011 tăng lên 12,7% còn năm 2010 tăng 7,5%. Điều này có nghĩa rằng hiện nay ngân sách quốc phòng chính thức là hơn $115 tỷ. Cũng như các nước cộng sản khác, Trung Quốc đã chi tiêu cho nhiều việc ngoài ngân sách quân sự, vì vậy chi phí thực sự của quốc phòng của đất nước gần 200 tỷ USD. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc trong thập kỷ qua đã tăng hơn hai lần. Điều này gây ra một cuộc chạy đua vũ trang của CHND Trung Hoa  với nước láng giềng. Thậm chí ở Nga xuất hiện một chương trình mới hiện đại hóa vũ khí, trong đó chi tiêu quân sự tăng một phần ba. Nga trong thập kỷ tới sẽ trích hơn 700 tỷ USD cho việc mua trang thiết bị và vũ khí mới. Nhật Bản, hiện có quân đội hiện đại nhất trong khu vực, cũng đang gia tăng chi tiêu quân sự để duy trì lợi thế về chất lượng.

Mười năm trước, Trung Quốc và Nhật Bản đã chi cho quốc phòng khoản ngân sách tương đương nhau, nhưng hiện tại CHND Trung Hoa chi tiêu cho các mục đích này gấp ba lần. Thậm chí Ấn Độ cũng lo ngại. Bởi vì đất nước này chi tiêu cho quốc phòng ít hơn Trung Quốc ba lần, các tướng lĩnh và đô đốc của nó đòi hỏi nhiều tiền hơn để giải quyết các nhiệm vụ đã đặt ra. Trong thực tế, Ấn Độ và Trung Quốc  đang chi một phần đáng kể các chi phí bổ sung đơn giản để các  lực lượng vũ trang của họ đáp ứng các yêu cầu của thời đại. Các quốc gia này có rất nhiều thiết bị quân sự và vũ khí là mới trong các năm 1960 và 1970. Họ không hy vọng rằng quân đội của họ sẽ  hiện đại như Mỹ chi hơn 600 tỷ USD mỗi năm. Nhưng họ cần trang thiết bị quân sự mới hơn, hiện đại và rẽ hơn.

Quân đội và Không quân  của Trung Quốc và Nga đến ngày 15 tiến hành tập trận chung ba tuần ở tỉnh Chelyabinsk (nam trung của Nga về phía bắc Kazakhstan. Tham gia vào các cuộc trận chung có các đơn vị xe tăng và máy bay chiến đấu. Điều thú vị nhất nằm ở chỗ rằng hầu như tất cả các loại vũ khí và trang thiết bị tham gia - Nga thiết kế (và các bản sao Trung Quốc của họ). Trước hết điều này liên quan đến xe tăng và máy bay chiến đấu. Trong một số mẫu Trung Quốc (xe chiến đấu bộ binh và vũ khí hạng nhẹ) có những ý tưởng của nhà thiết kế phương Tây, nhưng đây là ngoại lệ.

Đối với Trung Quốc, vấn đề quan trọng vẫn là Bắc Triều Tiên. Điều này rõ ràng chính bởi lẽ Trung Quốc gần đây đã thông báo rằng năm nay họ cắt  giảm cung cấp dầu cho đất nước này. Số liệu về thương mại với Bắc Triều Tiên cho thấy nó xuất khẩu trong sáu tháng đầu năm giảm 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Về cơ bản, sự sụt giảm này là do giảm nguồn cung dầu. Điều này đã được thực hiện nhằm mục đích buộc Bắc Triều Tiên chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, như nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay lo sợ rằng điều này có thể là một mối đe dọa cho cả Trung Quốc cũng như các nước láng giềng khác của Bắc Triều Tiên (và cả Hoa Kỳ). Trung Quốc là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho CHDCND Triều Tiên, và cắt giảm nguồn cung cấp gây tác hại đối với nền kinh tế Bắc Triều Tiên cũng như sức mạnh quân sự của nó. Cũng còn một yếu tố ít rõ nét hơn: Trung Quốc đã giảm mạnh sự tiếp cận của Bắc Triều Tiên đối với các ngân hàng và hệ thống giao thông của mình.

Nói cách khác, CHND Trung Hoa đang hạn chế mạnh cơ hội của đất nước này về nhập khẩu (vũ khí) và nhập khẩu (các thành phần quan trọng nhất đối với các chương trình hạt nhân và tên lửa của nó) bất hợp pháp thông qua Trung Quốc. Áp lực này bắt đầu sau khi Bắc Triều Tiên tiến hành vào tháng Hai vụ thử hạt nhân thứ ba của mình. Trung Quốc đã nghiêm khắc cảnh báo  Bình Nhưỡng về việc không thể chấp nhận được các vụ  thử nghiệm vào tháng Hai, và cho thấy rõ ràng rằng nếu Bắc Triều Tiên còn tiến hành thử nghiệm, những hậu quả không đùa sẽ chờ nó. Trước đây, Pekin chưa bao giờ gặp phải thái độ không khoan nhượng như vậy của Bắc Triều Tiên, và rõ ràng hiện nay trong nội bộ của ban lãnh đạo Trung Quốc đã nảy sinh những bất đồng về những gì cần tiếp tục thực hiện, và thậm chí có thể được thực hiện điều gì trong tình hình như vậy.

Các cuộc tranh luận vẫn tiếp tục. Một mặt là những người ủng hộ cuộc đảo chính (và thậm chí xâm lược), và mặt khác là những người ủng hộ việc "kiên trì thuyết phục" và cho rằng bằng những nỗ lực chậm, kiên trì và dai dẳng có thể đạt được mục tiêu của mình, trong khi người Bắc Triều Tiên còn chưa gây ra một hành động ngu ngốc bất ngờ nào đó ( kiểu gây ra một chiến tranh mới hoặc sụp đổ hoàn toàn đất nước). Rõ ràng, điều này cũng gây nên sự lo sợ nào đó ngay cả trong hàng ngũ những người lãnh đạo Bắc Triều Tiên, bởi vì CHDCND Triều Tiên trong hai tháng qua cư xử một cách hợp lý hơn. Nhưng ở giới chóp bu  còn rất nhiều sự điên rồ bướng bĩnh.
Bản gốc: Russia Remains On The Target List



*
Xem thêm:
Nổ tàu ngầm Ấn Độ: thủy thủ đoàn tử nạn (VOV). - Trả tiền cho máy bay TQ biểu diễn: Putin có thể bị chỉ trích (GDVN). Quân đội mạnh nhất thế giới lộ điểm yếu chết người (VnM). - Canada dồn quân về Thái Bình Dương đối phó TQ (KT). Thủ tướng Nhật Bản: Sửa hiến pháp là sứ mệnh lịch sử (NLĐ). - LHQ bắt đầu điều tra tàu Triều Tiên chở vũ khí (VOV). - Panama thả thủy thủ, giữ vũ khí Triều Tiên (ĐV). - Panama sẽ phóng thích thủy thủ tàu Triều Tiên (Tin tức). - Trung Quốc sắp đưa siêu hạm Quý Dương ra biển (DV). - THX: Philippines đang thúc đẩy đối đầu quân sự với TQ ở Biển Đông?! (GDVN).- Indonesia hòa giải biển Đông nhưng sẵn sàng đối đấu Trung Quốc (PN Today).- Ấn Độ không dính líu vào tranh chấp ở Biển Đông (Tin tức). - Trung Quốc: Cuộc di dân khổng lồ (TVN). – Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới (DNSG/Tầm nhìn). - Tiến sĩ Trần Công Trục: Ta cần ủng hộ Philippines chống bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông (GDVN). - Giao lưu nghệ thuật ‘Hướng về biển, đảo Tổ quốc’ (TN).- Trung Quốc tăng cấp độ khuấy đục Biển Đông (Infonet). – ‘Ẩn họa’ từ cảnh sát biển TQ (VNN).- ASEAN bơi giữa Biển Đông trong làn sương mù của Trung Quốc (SM).- Đài Loan “hiến kế” cho Trung Quốc đối phó tàu chiến Nhật (KT).- Trung Quốc làm gì với tuần duyên hiện đại nhất của Mỹ? (ĐV). - Hàn Quốc hạ thủy thêm tàu ngầm tấn công – vùng biển Đông Á ngày càng nóng (TTXVN). - Tàu ngầm Kilo 636 thứ ba của VN sắp được hạ thủy (TTXVN).  – Nga sắp hạ thủy tàu ngầm Kilo cho Việt Nam mang tên “Hải Phòng” (ANTĐ).- ASEAN – ‘miếng mồi ngon’ cho các cường quốc (NĐT).   – Phiên họp SOM Hội nghị hẹp Ngoại trưởng ASEAN (TTXVN).- Mỹ-Philippines đàm phán về việc tăng quân giữa căng thẳng Biển Ðông (VOA).- Nhật-Trung : Tranh chấp bám rễ quanh quần đảo Senkaku (RFI).- Trung Quốc và trách nhiệm “dàn” quân toàn cầu (VnM).  – Liệu Ấn Độ có đủ sức phong tỏa TQ trên biển? (Diplomat/KT). – Việt Nam và thế giới: Trọng tâm là Hoa Kỳ và Ấn Độ (Eurasia Review/ DTD).

-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Steps


Flag Counter