Гонконгский вирус
Dmitri Pollit và Dmitri Novikov
Kichbu theo: rusrand.ru
Sự kiện: Hongkong đang lên
cơn sốt. Lên cơ sốt không phải ngày đầu tiên, và nguyên nhân cho tất cả vấn đề là quyết
định của Peking hủy bỏ các cuộc bầu cử tự do tại đặc khu hành chính, tức là ở Hongkong - bây giờ ở đó thực hiện mô hình bầu cử hai cấp. Tuy nhiên, vào cuối tuần qua cơn sốt đã lây lan
quy mô bệnh dịch với tên gọi mà ai cũng biết. Ít nhất,
hàng chục nghìn công dân đổ xuống đường phố của Hongkong, nơi có gần 7 triệu
người sinh sống, và tất yếu dẫn đến các cuộc đụng độ với cảnh sát. Hoạt động này được gọi, tương tự như một số
cuộc biểu tình phản đối trên toàn thế giới, Occupy, trong trường hợp cụ thể này,
Central. Động lực chính của những tín đồ
đạo Tin Lành là sinh viên mà thủ lĩnh của họ là giáo sư luật từ Đại học Hongkong Benny Tai.
Nhắc lại rằng trước khi xảy ra
các cuộc biểu tình đã tổ chức cuộc trưng cầu ý
dân-online 10 ngày vào tháng Sáu với sự tham gia của khoảng 800
nghìn người mà Trung Quốc chính thức xem không có giá trị.
Sau các cuộc đụng độ gần đây đã bắt giữ khoảng 90 người, ít nhất 56 người
biểu tình bị thương.
Bản chất của vấn đề
Bây giờ ở Hongkong thực hiện hệ thống bầu cử hai cấp (thông qua đại cử tri). Peking đề xuất thay đổi hệ thống: thay vì bầu phiếu
đại cử tri, những người về phía mình bỏ phiếu tại các
cuộc bầu cử, từ năm 2017 người Hongkong đích thân sẽ bầu thị trưởng thông qua bỏ phiếu trực
tiếp, nhưng có một sự khác biệt.
Tất cả các ứng phải được sự chấp thuận của các cơ quan chính thức của CHND Trung Hoa,và điều
này tự thân đánh mất ý nghĩa bầu cử "trực tiếp". Những
người biểu tình đòi hỏi các cuộc bầu cử trực tiếp "thực sự". Mặc dù thực tế rằng ở Hongkong có tự do báo
chí và và tư pháp độc lập,
phe đối lập không ngừng tấn công Peking vì lý do vi phạm dân chủ thường xuyên tại đặc khu
hành chính. Giáo sư luật Tai nói trên cho rằng các nhà chức, dường như của một Hongkong độc lập, luôn nhìn vào Trung Quốc và thỏa thuận các quyết định với Peking.
Một mặt khác nữa của tâm lý bùng phát đã nảy sinh là tình
hình hinh kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Các chuyên gia dự đoán suy giảm của GDP bình quân đầu người vào năm 2014. Vào cuối mùa hè, người đứng đầu Bộ Tài chính
John Tsang đã cho
biết về sự gia tăng liên tục của
nạn thất nghiệp.
Một trong những sinh viên
tham gia vào các cuộc bạo loạn, nói rằng những người biểu tình đã sẵn sàng áp dụng "gậy tiếp sức" từ quảng trường
Thiên An Môn nổi tiếng thê thảm.
Các quan chức chính thức của CHND Trung Hoa
đã hạn chế bằng tuyên bố ngắn gọn rằng phản đối bất kỳ những
hành động bất hợp pháp nào có thể làm xấu đi "trạn thái xã hội" của
xã hội. Người đứng đầu chính quyền đặc khu Hongkong
Lương Chấn Anh/ Liang Chzhenin đa
ngôn hơn. " Những người khởi xướng Occupy Central đã
nhiều lần nói rằng nếu phong trào của họ mất kiểm soát thì họ sẽ kêu gọi (những
người biểu tình) ngưng các hoạt động chống đối. Bây giờ
tôi kêu gọi họ thực hiện lời họ đã hứa họ với xã hội, và ngay lập tức chấm dứt",- Lương Chấn
Anh nói.
Bên thứ ba
Trong khi
đó, Peking, ít nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng tồn tại thông
tin như thế, tin rằng các thủ lĩnh của Occupy Central đẫ được huấn luyện tại
Hao Kỳ và đứng sau họ là một Paul Wolfowitz có tiếng tăm nào đó. "Cách mạng Hoa
hồng" tại Gruzia, "Cách mạng Cam" ở Ucraina,
" Cách mạng hoa Tulip"
ở Kyrgyzstan, "Mùa
xuân Ả Rập" ở Trung Đông, và bây giờ các cuộc biểu tình tại Hongkong, mà cội
rễ của nó là, theo dữ liệu của các nhà báo, có nguồn gốc
từ "Trung tâm Mỹ-Hongkong" .
Một xác nhận gián tiếp của các dấu vết của móng vuốt của các thế
lực diều hâu Mỹ trong
cuộc biểu tình ở Hongkong là thực tế
rằng vào cuối năm
ngoái đã bổ nhiệm Morton Holbrooke, nhà tình báo với 30 năm kinh nghiệm để điều hành trung tâm.
Đối sách
Trong khi các cuộc biểu tình phản đối tiếp tục tại các quận trung tâm của Hongkong, nhiều người tham gia biểu tình giao tiếp với
nhau qua mạng mà nó không đòi hỏi có các
tháp di động xung quanh hoặc các điểm WiFi. Mạng này dựa trên FirreChat
mới hình thành hồi tháng Ba và nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi, cho
phép gửi đi các tin nhắn số, các file giữa
các thiết bị điện thoại di động gần
đó. Để thực hiện việc này họ sử dụng mạng Wi-Fi, kết nối trực tiếp mạng Wi-Fi hoặc Bluetooth. Tức là, thay vì Internet hiện thực tạo ra một
mạng ảo của nó - mạng tổ
ông FireChat.
Trước đó, chính phủ Trung Quốc đã bắt tay vào một giai đoạn mới chặn các mạng xã hội trong nước.
Tại thời điểm này nạn nhân của các cơ
quan tình báo Trung Quốc là ứng dụng chia sẻ hình ảnh
Instagram. Nhắc lại rằng Facebook và Twitter đã bị chặn tại Trung Quốc vào giữa năm 2009, còn trang web của The
New York Times và hàng chục các
trang web khác của các phương
tiện truyền thông nước ngoài -
vào năm 2012. Bây giờ theo nhiều dịch
vụ-Internet của Trung Quốc, ngay cả Instagram cũng chấm dứt hoạt động ở trong nước mặc dù
được nó được sử dụng lúc được lúc không trong những ngày cuối tuần và hoàn toàn
ngưng hoạt động vào thứ Hai. "Chúng tôi đang tìm hiều vấn đề này", -
đại diện hãng Facebook mà Instagram thuộc về nó, bà Charlene
Chian nói.
Vào Chủ nhật, cảnh sát đã dùng
bình xịt hơi cay và hơi cay để giải tán những người biểu tình. Hàng nghìn bức ảnh, trên nhiều bức trong số đó cho thấy sinh viên đeo mặt nạ và
dưới ô dù chống các đám mây khí,
được đăng tải trên Instagram với nisk hashtag #occupycentral, hình như đã trở thành lý do để ngăn chặn dịch vụ.
Chẳng có gì phải ngạc nhiên rằng công nghệ hiện đại của mạng tổ
ông FireChat có xung lực bổ sung phổ
biến trong bối cảnh hiện nay. Những mạng này có thể hành chức ngay tại những điểm xa trung tâm văn minh, và ngay cả trong những thời điểm thảm họa
thiên nhiên hoặc do kỹ thuật, ngay cả trong hoản cảnh bạo loạn chính trị, bởi chúng không cần
có mạng dây dẫn bên ngoài hoặc không
dây. Chẳng hạn, ở Iraq, hàng chục
nghìn người đã tải về ứng dụng FireChat khi chính phủ của
đất nước bắt đầu chặn kết nối trong một nỗ lực kiềm chế sự phối hợp hoạt động của
IGIL. Những người biểu tình tại
Đài Loan vào mùa xuân này cũng sự
dụng FireChat, khi tín hiệu
di động quá yếu hoặc
không có.
Theo The Wall Street Journal
đưa tin, tại Hongkong gần 100.000 người
sử dụng đã tải về ứng dụng miễn
phí FireChat giữa tối chủ nhật và sáng
thứ Hai.
Trong khi
đó, không có bất kỳ thông tin nào về sự gián đoạn trong thông
tin trong liên kết di động và Internet. Chính phủ không có bất kỳ cơ chế nào để ngăn chặn mạng di động tổ ông. Chính
phủ không thể ngăn chặn máy di động hoặc địa chỉ của trang web. Việc loại bỏ một phần của mạng không chặn toàn bộ mạng - để ngăn chặn nó cần
phải loại bỏ tất cả các yếu tố
của nó. Và nếu nhiệm vụ phá sóng
WiFi là hiện thực, thì chặn Bluetooth dường như ít nhất có khả
năng.
Chuyên gia của Trung tâm khoa học về tư tưởng chính
trị và ý thức hệ Igor Putintsev bình luận
Các sự kiện ở Hongkong
phát triển theo kịch bản cổ điển
của cách mạng"màu": những sự kiện này đã
có tên của chúng ("cách mạng ô dù"), biểu
tượng đại chúng (màu vàng), tuyên truyền trên các phương
tiện truyền thông lớn của phương Tây. "Lực lượng xung kích" của những người biểu tình là thanh niên đô thị đang tích cực sử dụng các mạng xã hội, đưa ra cho chính phủ những yêu sách mang tính chất tối hậu thư và rõ
ràng không thể thực hiện được liên quan đến việc tổ chức quá trình bầu cử và sa thải những cá nhân chức quyền này hoặc khác.
Những người biểu tình và các lực lượng
bên ngoài đang hỗ trợ họ về thông tin (mà, có thể, không chỉ về
thông tin) đang theo đuổi mục tiêu cuối cùng gì? Chắc gì có thể xem xét
một cách nghiêm túc kịch bản mà theo đó hiện nay ở Trung Quốc vì những sự kiện này
sẽ xảy ra những biến đổi chính trị quan trọng. Lúc bấy giờ các nước phương Tây
khiêu khích Trung Quốc để làm gì, nếu không có những cơ hội thay đổi chính
quyền ở đó hoặc phá hoại hệ thống chính trị?
Có vẻ như logic của những hành động
của phương Tây liên quan đến
các sự kiện ở Hongkong cũng giống như
liên quan đến các sự kiện ở Nga vào cuối năm 2011.
Đây không phải là những trường
hợp, chẳng hạn như các sự kiện
tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, hoặc tại Minsk vào năm 2010,
khi sự sống còn
của hệ thống chính trị bị đe dọa, và
không phải là sự kiện ở Belgrad
năm 2000 hay là ở Ucraina vào năm 2004,
khi nhiệm vụ lật đổ chính quyền hiện
hành (không có thay đổi quan
trọng trong hệ thống chính trị,
nhưng với sự gia tăng vector chính sách
đối ngoại nhất định của đất nước). Ở Nga vào cuối
năm 2011, kịch bản đảo chính là
hầu như không khả thi, nhưng các nước phương Tây dường như đặt ra
nhiệm vụ tạo ra "dự trữ" tối
đa cho tương lai, chuẩn bị
nền tảng cho việc thực hiện kịch bản
"màu" trong tương lai
(ví dụ, vào năm 2016 hoặc 2018). Theo logic này, cần
thiết mang lại tính đại chúng và định kỳ cho phong trào phản đối, đề
xuất thủ lĩnh của các cuộc biểu tình (những người có thể thiết lập quan hệ với
các giới có ảnh hưởng trong elite quyền lực hoặc doanh nhân), cũng như sử dụng tình hình hiện nay như công cụ gây áp lực cho các mục tiêu chính sách đối ngoại. Còn trong trường hợp nếu chính quyền phạm những sai lầm nghiêm trọng,
thì phe đối lập cực đoan sẽ đột ngột gia tăng áp lực lên chính quyền và thực hiện lật đổ nó.
Một kịch bản tương tự được thực hiện tại ở
Hongkong - không phải là một
nỗ lực để lật đổ chính quyền lực "ngay ở đây và bây giờ", mà sự phức tạp hóa
tối đa tình hình chính trị bên trong với
việc tạo ra "dự trữ"
cho tương lai. "Cách mạng ô dù" - đó không
phải là các sự kiện ở Thiên An
Môn: nó không phải là mối đe dọa nghiêm
trọng đối với hệ thống chính trị ở Trung Quốc.
Nhưng đồng thời nó
là mối đe dọa nghiêm trọng đến sự
ổn định trong khu vực tại "điểm
dễ bị tổn thương" của Trung Quốc -
Hongkong, trong công việc nội bộ có được trên thực tế những quyền và
quyền năng nhưn dưới chính quyền của Cương quốc Anh trước năm 1997. Xét tới vị
thế đặc biệt của Hongkong và vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế và tài
chính của Trung Quốc, Trung Quốc buộc phải
thể hiện sự linh hoạt nhất định để xây dựng hệ thống chính trị của thành phố. Tình hình này hiện
đang được sử dụng để làm cho Hongkong trở thành một thực tế đau đầu của Trung Quốc. Yêu sách mà những người biểu tình tại Hongkong đưa ra - quá mức và là mưu toan gây áp thô bạo lên chính quyền Trung Quốc. Chẳng hạn, những
người biểu tình đòi người đứng
đầu chính quyền thành phố từ chức trước 1 tháng Mười (trên
cơ sở nào?) và bực bội bởi quyết
định áp dụng ở thành phố bầu cử trực tiếp người đứng đầu chính quyền, kể từ năm 2017 (mặc dù trước đó các nhà lãnh đạo thành phố không bao giờ được bầu trực tiếp). Cuối
cùng, Trung Quốc đối mặt với sự cần
thiết phải có một trong hai
quyết định khó khăn: hoặc là đàn áp bằng
vũ lực (là điều sẽ được phương Tây sử dụng cho các mục đích tuyên truyền),
hoặc chấp nhận các yêu sách của những người biểu tình (tiếp theo sau
đó là những yêu sách mới).
Phản ứng của Peking sẽ chứng minh,
Trung Quốc đã sẵn sàng cho sự đối đầu thành công với các cuộc cách mạng
"màu" như thế nào và liệu có thể buộc Trung Quốc phải nhượng bộ do áp
lực của các công nghệ "màu".Không có nghi ngờ rằng phản ứng của Trung Quốc sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng tại thủ đô của
các nước phương Tây, sau đó rút
ra những kết luận "cho viễn cảnh".
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét