Сергей Иванов:
не надо думать, будто все решается в Кремле. Не все
Lời dẫn: Đáp ứng
yêu cầu của một số bạn đọc, tôi đã dịch toàn văn bài trả lời phỏng vấn của
Chánh văn phòng Điện Kremli Sergey Ivanov với phòng viên Hãng thông tấn TASS
ngày 19-10 vừa qua. Xin trình bạn đọc và mong các bạn góp ý cho bản dịch.
TOÀN VĂN BÀI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA CHÁNH VĂN PHÒNG PHỦ TỔNG THỐNG NGA SERGEY
IVANOV VỚI HÃNG THÔNG TẤN TASS CỦA NGA NGÀY 19-10-2015
PV: Trên thực tế, nước ta đang tiến hành chiến tranh ở
Syria, thế giới biết rằng các ông đã gửi đơn đề nghị đến Chủ tịch Hội đồng Liên
bang về việc sử dụng các lực lượng vũ trang Nga ở nước ngoài. Thưa ông Ivanov,
ông có thể đưa ra tuyên bố cho câu hỏi: tại sao lại là thời điểm này ?
Sergey
Ivanov: Hãy bắt đầu từ một khoảng
thời gian nhỏ trước đó. Tôi nhớ rằng vào cuối năm ngoái, Mỹ và các đối tác đồng
nghiệp của chúng ta đã thiếu kiên nhẫn khi giải thích với chúng ta rằng hành
động của họ rất quan trọng để mang lại dân chủ cho các lãnh thổ Trung Đông. Họ
đã cả thế giới thấy kết quả đó là như thế nào.
Tại Afghanistan,
Chiến dịch “Tự do bền vững” đã diễn ra trong suốt mười ba năm để đáp trả vụ tấn
công nước Mỹ ngày 11 tháng 9. Đây là cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử
của nước Mỹ. Tuy nhiên, mục đích tối cao của họ là chiến thắng lực lượng
Taliban đã không đạt được.
“Khi Saddam nắm quyền,
đã không có sự hiện diện và không thấy ai nói gì về bất kỳ một nhóm khủng bố
nào tại Iraq”:
Những gì mà người
Mỹ đã làm khi hướng cuộc chiến sang Iraq, tôi nghĩ không cần phải giải
thích cho bất cứ ai. Trong hơn một thập kỷ đó, tình trạng hỗn loạn và hỗn loạn
đã hoàn toàn ngự trị. Hãy cho tôi nhắc lại với các bạn rằng Saddam Hussein căm
ghét ghét “Al Qaeda”. Vâng, tôi biết chính xác điều đó. Ông ta đã chiến đấu với
chúng bằng phương pháp rõ ràng là không dân chủ, tra tấn và bắn bỏ mà không cần
xét xử. Nhưng đây là cách mà ông ấy thách thức các đối thủ. Trong khi Saddam
nắm quyền, đã không có sự hiện diện và không thấy ai nói gì về bất kỳ một nhóm
khủng bố nào tại Iraq.
Sau đó thì Hussein đã bị treo cổ. Và hôm nay chúng ta đã có những gì chúng ta
có.
Tiếp đó là Libya. Đất nước
này thực sự đã trở thành một Somalia
thứ hai. Không hơn không kém. Nó cũng đã đi dưới ngọn cờ của dân chủ hóa bởi
chính sách Trung Đông lớn.
Hãy xem Ai Cập.
Hiện giờ đất nước ấy đang nằm ngoài sự chú ý của công luận. Nhưng lúc đó, nó là
một điểm nóng. Vào năm 2012, CNN với cảm hứng và nhiệt tình lạ thường đã hướng
dẫn, bảo trợ cho cái gọi là sự thức tỉnh của quần chúng ở Cairo, kêu gọi các tổ
chức “Anh em Hồi Giáo” liên kết với những tinh hoa của nền dân chủ ... Tóm lại
là như vậy. Nếu không có lòng can đảm và tầm nhìn xa chiến lược của Bộ trưởng
Quốc phòng Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi thì cả đất nước ấy có thể dễ dàng biến
thành một kiểu như Libya.
Và tình hình sẽ tiến triển thế nào thì rất ít người hoặc không có ai lường
trước được. Tuy nhiên, đó là đất nước đông dân nhất ở Trung Đông với dân số hơn
80 triệu người. Vâng, có thể nói họ đã vượt qua được điều đó.
Còn Syria hiện
nay...
PV: Ồ, không phải hiện nay. Cuộc nội chiến ở đó đã bắt
đầu vào năm 2011.
Sergey Ivanov: Đúng thế, cuộc xung đột vẫn tiếp tục đến năm nay. Trong thời
gian này, nhiều quốc gia đã ở trong tay ISIL và các nhóm khủng bố khác. Sự thật
đơn giản ! Cách đây hơn một năm, chúng ta đều đã thấy cách mà chúng đã “thành
công” trong cuộc chiến chống lại liên minh quốc tế như thế nào.
PV:
Sự cứng rắn hay sự nương tay ?
“Chúng ta không
phải là người rừng. Không ai được phép phá hủy trật tự thế giới”
Sergey
Ivanov: Theo quan điểm của tôi,
thế giới đang trải qua một giai đoạn quan trọng. Một mặt, chúng ta có một tổ
chức được thế giới thừa nhận như Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mà nếu không có
nó thì tình hình sẽ rất xấu. Mặt khác, ở một số quốc gia, người ta tự gọi mình
là dân chủ, là người mang tiêu chuẩn của nền dân chủ lại ngang ngược vi phạm
luật pháp quốc tế. Đối với họ, dường như pháp luật đã không được viết ra. Hay
đúng hơn, họ chỉ nhận thấy một điều: Chân lý thuộc về kẻ mạnh. Tất cả điều này
là rất nguy hiểm. Chúng ta không phải là người rừng. Không ai được phép phá hủy
trật tự thế giới.
Syria, theo nghĩa đó, là một phép thử. Tôi sẽ không thuật
lại bài phát biểu của Vladimir Putin tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và nghiên
cứu về các nền địa chính trị cho Tổng thống để Hội đồng Liên bang cho phép sử
dụng quân đội của chúng tôi chính thức giúp Damascus. Điều đó một lần nữa chỉ
ra rằng Nga trong trường hợp này, không có tham vọng trong chính sách đối
ngoại. Chúng tôi nhận thấy khá rõ ràng rằng chỉ bằng phương tiện quân sự thì
tình hình ở Syria
vẫn không thể được giải quyết. Cuối cùng, sớm hay muộn, người ta phải khởi động
một giải pháp chính trị.
Rất phức tạp và
mâu thuẫn. Nhưng Syria
là một đất nước rất khó khăn do nó đang có nhiều phức tạp và mâu thuẫn. Do đó,
những đề nghị ban đầu cho một liên minh quân sự tham gia cuộc chiến chống lại
ISIL đã không đếm xỉa đến chúng ta từ phía Tổng thống Pháp Hollande. Ông ta đề
xuất ý tưởng về sự đoàn kết các lực lượng của chính quyền Bashar Al Assad và
cái gọi là Quân đội Syria Tự do. Tất nhiên là lực lượng đó phải hiện hữu chứ
không phải là một sản phẩm ảo, sinh ra trong các văn phòng được khoác một lớp
áo khoác dày cộp nhiều lớp ở phương Tây. Và sau đó, sự chống đối mọi cố gắng
thương lượng để có thể có một thỏa hiệp lẫn nhau cũng hoàn toàn rõ ràng và hợp
lý.
Tuy nhiên, trong
khi đó là một vấn đề của tương lai xa xôi thì tôi sẽ cung cấp cho bạn một đáp
số có tính thuyết phục cao cho lý do tại sao Nga phải can thiệp vào cuộc xung
đột Syria.
Khi bạn nghe thấy rõ ràng về về việc hàng nghìn người nhập cư từ Nga và các
nước SNG (CIS) đang chiến đấu trong hàng ngũ của ISIL. Tôi sẽ chờ đợi cho họ
lặng lẽ về nước và xây dựng một mạng lưới chăng ?
Ở đây không cần
phải đặc biệt cố gắng để phân biệt những tin đồn truyền miệng, nhưng tôi có thể
dám nói một cách cởi mở rằng: Trong đám đông những người tỵ nạn từ Trung Đông
đổ xô đến các nước Nam Âu với hy vọng quá cảnh để đến phương Tây, bạn có nghĩ
rằng không có những thủ đoạn bôi trơn, ru ngủ của những băng buôn người ? Và
bằng con đường đó, những kẻ khủng bố sẽ được gửi đến “cựu thế giới”, được giấu
ở nhũng nơi kín đáo ít ai biết, ẩn nấp và chờ thời ? Vào thời điểm được giao
nhiệm vụ, chúng sẽ ra khỏi bóng tối và chơi tốt trò chơi quen thuộc của chúng.
Ví dụ, một kẻ đánh bom tự sát khi chết vì đức tin sẽ cố gắng kéo theo nhiều
người phải lìa bỏ thế giới này. Đó không phải là một sự tiên tri, nhưng không
nghi ngờ gì rằng khả năng đó là hiện hữu. Tôi chắc chắn như vậy.
PV: Và chúng ta cũng cần phải có động thái không gây kích động các phần tử tự
do chủ nghĩa tham gia vào cuộc chiến tranh ? Phải ngăn chặn các cuộc tấn công khủng
bố tại Thủ đô Moskva; cho dù đó không phải là những lời cảnh tỉnh đầu tiên ?
“Chúng ta cố gắng
để đảm bảo rằng ở Nga, không có ai đến với ISIL nữa. Và tất cả các chiến binh
ISIL đã có mặt trên lãnh thổ Syria
phải bị loại bỏ.”
PV: Nhưng tôi chưa thấy ông trả lời, thưa Sergey
Borisovich, về lý do tại sao chúng ta đã để lỡ và bây giờ mới có thể bước vào
cuộc chiến, khi tình hình đã trở nên phức tạp? Các phương tiện truyền thông của
phương Tây, dẫn từ các nguồn giấu tên, tuyên bố rằng theo truyền thống của Điện
Kremly, mọi hành động của Nga ở Syria đều bắt đầu từ suy nghĩ của Tổng thống
Putin cùng với bộ ba Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, Bộ trưởng, Thư ký Hội
đồng An ninh Nikolai Patrushev và ngài. Điều này liệu có đúng với thực tế ?
Sergey
Ivanov: Khi họ nói như vậy thì
nhờ những lời khen đó, tôi xác định mình đã làm điều tốt trong bộ máy. Và một
lần nữa, tôi xin lỗi vì công việc, con đường của tôi không phải để đem ra mỉa
mai. Nghiêm tiusc mà nói thì rất khó ngăn chặn sự “rò rỉ”. Còn nếu như đó không
phải là một trò đùa, tôi sẽ nói: “Không ! Tin tức từ các nguồn nặc danh không
đáng tin cậy. Tất cả mọi thứ đều sai sự thật.
PV: Vậy ta nên làm thế nào ? Những môn đồ của thuyết âm
mưu cho rằng ở Syria
đang diễn ra một hoạt động kiểu như bản “diễn lại” để chuyển sự chú ý từ Đông
Ukraina sang Trung Đông mà cái đích cuối cùng của mũi tên là Donbass.
Sergay
Ivanov: Điều đó thực sự vô nghĩa và tôi từ chối bàn những chuyện dỗi
hơi. Tôi đã giải thích lý do tại sao chúng tôi quyết định như vậy. Đó là để đáp
ứng những yêu cầu của nhà lãnh đạo hợp pháp ở Syria về việc giúp ông ta trong
cuộc chiến chống lại những kẻ khủng bố mang nhiều màu cờ khác nhau. Đúng thế,
bạn hãy tự đặt mình là ai trong cuộc chơi đó ? Hãy thử nhìn xem, chúng ta không
tổ chức một cuộc đảo chính chống lại hiến pháp ở Kiev, đúng không ? Nếu bạn muốn sẵn sàng thảo
luận vấn đề Ukraina. Nhân đây, xin nói thêm là chúng tôi sẽ có gắng bằng mọi
giá để thoát khỏi tình trạng bị cô lập.
Tôi yêu lịch sử và
tôi biết rằng người Nga luôn luôn ngại rằng mình sẽ làm điều gì đó khiến thế
giới lo sợ và phải làm cho nhẹ bớt đi. Bởi vì dù dưới chế độ Sa hoàng hay trong
hệ thống Xô Viết, điều đó vẫn tiếp tục. Alexander Solzhenitsyn đã nói đúng:
Trong nhiều thế kỷ, phương Tây lo sợ tầm cỡ của nước Nga. Thế đấy ! Áp đặt lệnh
trừng phạt chống lại chúng ta thì đã có ngay từ thời hoàng đế Romanov và cũng
không có gì là mới ở đây cả. Các rào cản thương mại hay các biện pháp gây trở
ngại tài chính được thiết lập khi đó gây khó khăn nhiều hơn so với bây giờ.
Không có gì phải lo sợ như trước đây bởi bây giờ, chúng ta đã đủ sức chịu đựng.
Các tác động của trừng phát kienh tế đối với Nga đã được phương Tây phóng đại
lên nhiều lần.
Đúng, nó mang lại
một số khó khăn. Phủ nhậ sự thật hiển nhiên đó là điều ngớ ngẩn. Nhưng tôi nhắc
lại, trong quá khứ, chúng ta đã có kinh nghiệp đối phó với những vấn đề còn
nghiêm trọng hơn nhiều.
“Rời khỏi G8,
chúng tôi không tiếc nuối. Tôi bảo đảm với bạn”
Sergey
Ivanov: Một trong những nỗ lực để
trừng phạt Nga là vô nghĩa và không hiệu quả, đó là loại trừ Nga khỏi nhóm G8.
Người ta nghĩ rằng chúng ta đã rất khó chịu. Nhưng thực ra là chúng ta không
tìm cách để quay lại cái khọi là G8 đó. Hãy tin tôi ! Trong những năm ’90, Nga
đã cố gắng để đực vào câu lạc bộ của những “kẻ được lựa chọn” đó. Và cuối cùng,
đã sớm nhận ra rằng: G8 không còn khả năng để giải quyết những vấn đề nghiêm
trọng đối với nhân loại hiện nay. Đúng. Nó có thể kết nối để xác định cách tiếp
cận của phương Tây đối với một số ván đề nhất định. Nhưng thế giới bây giờ đã
trở nên khác hơn. Điều đó cần đến cấp độ tiếp cận của G20. Cơ chế đó cho phép
có được sự thảo luận về những chủ đề, những giải pháp phát triển.
Dưới đây là một ví
dụ, vấn đề liên quan đến Syria.
Sự cần thiết phải loại bỏ kho dự trữ vũ khí hóa học đã được các nước nhất trí
trong định chế của G20 chứ không phải là G8 hay G7. Vì vậy, rời khỏi G8, chúng
tôi không hề tiếc nuối. Tôi bảo đảm với bạn như vậy.
Đối với các cơ chế
ra quyết định gửi các nhóm không quân Nga thì như đã thảo luận trước đó, việc
triển khai lực lượng quân sự sẽ hạn chế trong các căn cứ tại Latakia không hề
có tính tự phát hay vội vàng. Mọi hành động đã được suy nghĩ trước, tính toán
và phối hợp với các chỉ huy trưởng một cách cẩn thận. Một điều mà bây giờ không
còn bí mật là các máy bay chiến đấu và một số bộ phận đặc biệt của các lực
lượng vũ trang đã được gửi tới Syria
từ trước đó ...
PV: Mặc dù ban đầu
chúng ta bác bỏ điều này. “Hãy thực tế: tất cả mọi người đều hiểu rằng việc
chuyển giao hàng chục máy bay là không thể che giấu. Mọi thứ đều có thể nhìn
thấy từ bên ngoài vũ trụ”
Sergey
Ivanov: Không phải như vậy. Chúng
tôi không thể xác nhận hay phủ nhận thông tin, đơn giản là tôi không bình luận
về nó. Điều đó phù hợp với thông lệ quốc tế. Bằng cách này, điều đó là hoàn
toàn hợp pháp. Nhưng chúng ta hãy thực tế: tất cả mọi người hiểu rằng việc
chuyển giao hàng chục máy bay không thể che giấu, từ không gian, bạn có thể
nhìn thấy tất cả mọi thứ.
Trong giai đoạn
cuối cùng của cuộc thảo luận, các hoạt động tại Syria với sự tham gia của quân đội
của chúng ta cần được thông qua tại một cuộc họp của Hội đồng An ninh Nga vào
cuối ngày 29 tháng 9. Chúng ta lại một lần nữa đặt lên bàn cân các ý kiến
“thuận” và “chống”, phân tích những ưu và nhược điểm. Chỉ sau khi có được ý
kiến nhất trí của Tổng thống, tôi mới về xây dựng văn bản về để sáng hôm sau
trình lên Hội đồng Liên bang ở phố Bolshaya Dmitrovka ...
PV: Người Mỹ đã dưa ra những dự đoán sự mất mát, thương
vong của Nga ở Syria.
Rõ ràng là không có cuộc chiến tranh nào mà không có sự hy sinh. Nhưng ngài
nghĩ sao về những nguy hiểm trong cuộc chiến này ?
Sergey
Ivanov: Tôi cho bạn biết rằng
chúng tôi đã đánh giá tất cả các rủi ro có thể có. Trong cuộc đụng độ trên mặt
đất, những người lính của chúng tôi sẽ không tham gia, điều đó từng được tuyên
bố một cách khá chắc chắn. Sân bay, nơi mà máy bay của Nga đóng căn cứ nằm
trong một khu vực hoàn toàn dưới sự kiểm soát của các lực lượng chính phủ Syria. Nó được
bảo vệ rất nghiêm ngặt. Ngoài phi công và kỹ thuật viên làm việc tại Latakia, ở
đó còn có các phân đội nhỏ thuộc lực lượng đặc biệt của chúng ta phối hợp bảo
vệ sân bay. Điều này là hoàn toàn tự nhiên, bất cứ ai cũng sẽ làm như thế. Vì
vậy, tôi sẽ không nói về những mối đe dọa nghiêm trọng của một cuộc tấn công
vào các lực lượng quân sự của Nga ở Syria. Về mặt lý thuyết thì tất cả
mọi thứ đều có thể xảy ra, nhưng biện pháp ngăn chặn luôn được bảo đảm.
Còn đối với những
dự báo về các các tổn thất, chúng tôi không thể làm được điều đó khi chưa đếm
số lượng thủy quân lục chiến Mỹ chết ở Iraq
và Afghanistan.
-----