КНР и США "меряются авторитетами" в
Южно-Китайском море
Kichbu theo: riafan.ru
Tuyên bố đưa
ra vào tuần trước rằng Pentagon đã thông
báo cho các đồng minh châu Á của mình rằng, sắp đến Hải quân Hoa
Kỳ sẽ phái tàu tuần tra đến biển Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu), đã
căng thẳng tình hình xung quanh các vùng biển tranh chấp nhất của thế giới.
Dự kiến trong vài ngày tới, các tàu chiến Mỹ đến gần,
ít nhất là 12 hải lý, một trong những công
trình gây tranh cãi ở Biển Đông. Điều
này sẽ xảy lần đầu
tiên kể từ năm 2012, Mercedes Paige viết trong bài American Patrols of the South China Sea: How Will China Respond, đăng trên The National Interest. Hãng Thông tấn Liên bang giới thiệu bản dịch với độc giả.
Trung Quốc
đã phản ứng với tin tức
này và tuyên bố họ "sẽ
không cho phép bất cứ nước nào xâm phạm lãnh hải Trung Quốc và không phận tại khu vực quần đảo Trường Sa,
dưới chiêu bài bảo vệ tự do hàng hải và hàng không". Nhưng hôm thứ Ba, bộ trưởng quốc phòng Hoa
Kỳ Ash Carter, khẳng định vị thế của
Hoa Kỳ trong khu vực, nói rằng Hoa
Kỳ "sẽ bay, bơi, và
hoạt động ở đó, nơi mà luật
pháp quốc tế cho phép chúng tôi, như chúng tôi đã thực hiện điều này trên toàn thế giới, và Biển Đông không
phải là trường hợp ngoại lệ".
Trong thực tế, Biển Đông không phải là trường ngoại lệ. Tuần tra
tự do hàng hải trên Biển Đông là
hoàn toàn hợp pháp theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Đối
với Mỹ và một số đối tác của họ
ngày càng cần thiết,
phát đi một tín hiệu mạnh mẽ tới
Peking, ngụ ý rằng Hoa Kỳ và phần còn lại của khu vực không đồng ý với những bất kỳ tuyên bố đơn
phương của Trung Quốc trên biển, với
bất kỳ sự hiện thực hóa những tham vọng này bằng quân sự, với bất kỳ sự quân sự
hóa nào những hòn đảo của họ.
Tuần tra hàng hải của Mỹ kèm với lời lẽ ngày càng gay găt hơn đặt Peking vào một tình thế khó khăn. Nếu Hoa Kỳ sẽ thực hiện tuần tra, thì Peking buộc phải đáp lại. Nhưng sự đáp trả phải thế nào để không gây nên
thình hình căng thẳng nguy hiểm giữa hai cường quốc, và đồng thời, không thể
hiện sự yếu kém mà người dân Trung Quốc với tâm lý chủ nghĩa dân tộc
ngày càng tăng không lên án.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc chủ nghĩa của người dân đối với chính phủ
Trung Quốc, chắc chắn, làm
cho Hoa Kỳ một sự tạm dừng cần thiết để xem xét những hậu quả của những tuyên bố mạnh mẽ của họ xung
quanh Biển Đông. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), để củng cố quyền lực của mình, dựa trên hai trụ cột:
tăng trưởng kinh tế và chủ nghĩa dân tộc. Từ
đây diễn ra sự tăng cường kỹ lưỡng giáo dục tinh thân yêu nước quy mô lớn. ĐCSTQ tích cực góp phần
vào việc tuyên truyền tinh
thần yêu nước mà nó hình thành lịch sử lâu dài và vẻ vang của nền văn minh
Trung Quốc và sự tồn tại nhục nhã của nó
trong tay của các cường quốc thực dân trong "Thế kỷ Bị lụy". ĐCSTQ khăng khăng nhấn mạnh vai trò
của đảng trong những thắng lợi kinh tế của đảng và
sự hồi sinh quốc gia của đất nước trong 30 năm qua, và khẳng định bản thân thành công như người bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ,
chủ quyền và là chiến sĩ bảo vệ chính cho các lợi ích cơ bản của Trung Quốc.
Với tình cảm dân tộc chủ nghĩa của người Trung Quốc đối với Biển Đông, bất kỳ hành động
Mỹ "cứng rắn" nào của Hoa Kỳ trong khu vực, có
thể, gây nên sự cộng hưởng
mạnh ở Trung Quốc. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, ĐCSTQ không thể cho phép họ thể hiện sự yếu đuối
trước bất kỳ hành động nào từ
phía Hoa Kỳ, mà
nó có thể được hiểu như là một sự thiếu tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của đất
nước.
Điều này có thể dẫn đến một thực tế rằng ĐCSTQ sẽ biểu hiển phản ứng mạnh mẽ, trong một nỗ lực
để làm dịu sự phẫn nộ của
người dân. Tình hình như vậy đã nhiều lần xảy ra khi ban
lãnh đạo Trung Quốc tăng cường
các phản ứng ban đầu của họ với các sự
cố tương tự để xoa dịu phản ứng trong nước. Mặc dù các trò
chơi đang diễn ra ở Biển Đông,
sự leo thang nhằm đáp lại sự tuần tra Mỹ, dĩ nhiên, không nằm trong lợi ích chiến lược
của Trung Quốc, thậm chí nếu nó sẽ giúp duy trì uy tín của họ trong nước.
Những phát biểu
từ lâu của nhà báo Nicholas Kristof
rằng chủ nghĩa dân tộc là "lực lượng đặc biệt thú vị ở Trung Quốc,
nếu xét đến khả năng
của nó không chỉ duy trì tính hợp pháp của chính phủ, mà còn hủy diệt nó", cho đến nay vẫn còn thích thời.
Đã có rất nhiều ý
kiến cho rằng những hành động
cứng rắn của Hoa Kỳ sẽ không
giải quyết được vấn đề ở Biển Đông.
Và đó là sự thật: bất kỳ những
bước khiêu khích nào mà Hoa Kỳ sẽ áp dụng, sẽ là nhiên liệu thổi bùng sự căng thẳng nội bộ ở
Trung Quốc mà ĐCSTQ sẽ
không thể coi thường. Điều này
không có nghĩa rằng Mỹ cần từ bỏ kế
hoạch tuần tra của họ. Hoa
Kỳ cần tiến hành tuần tra trong mọi trường hợp, nhưng họ cần phải làm dịu những lời lẽ và theo đuổi quan điểm rằng tuần tra là "biện pháp bình thường được chấp thuận bởi luật pháp quốc tế về biển". Hoa Kỳ cũng nên hạn chế các chức năng
của các cuộc tuần tra của họ để tránh leo thang hơn nữa tình hình căng thẳng xung
quanh chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Những
biện pháp này theo thời gian sẽ giảm một phần căng
thẳng ở Biển Đông và sẽ giúp để tránh tình huống khi nó không phải là vì lợi ích
của Peking, cũng không
phải vì lợi ích của Washington.
-----
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét