Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Trung Quốc sẽ chiếm đảo của Việt Nam. Tiếp theo - Mông Cổ và Nga?

Китай возьмет у Вьетнама острова. Следующие - Монголия и Россия?

Китай возьмет у Вьетнама острова. Следующие - Монголия и Россия?


Sergei Basaev

Kichbu theo: asiarussia.ru

Các vấn đề chính mà hiện nay các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ và Trung Quốc đang giải quyết giữa họ với nhau - đó là hoạt động của những phần tử khủng bố mạng  Trung Quốc và những yêu sách của Trung Quốc ở Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam - Kichbu). Và điều này đe dọa Mông Cổ và Nga bởi điều gì?

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc tiếng nước ngoài (bao gồm cả Nga), được hỗ trợ bởi môi trường blog rộng lớn của Trung Quốc, tin tặc và trolls, hiện nay đang tích cực phát tán thông tin về một cuộc phỏng vấn "độc quyền" của cựu bộ trưởng lao động Mỹ, một phụ nữ sắc tộc Trung Quốc Elaine Chao với hãng thông tấn quốc gia "Tân Hoa Xã" (thế ngoài Tân Hoa Xã thì còn có ai phỏng vấn nữa không?). Dường như là chuyện nhỏ, những đằng sau điều này ẩn chứa điều gì?

 

Các troll Trung Quốc muốn nói điều gì?

Trong phân khúc tiếng Nga của Mạng toàn cầu, các copy-paste thiếu đường dẫn và thường xuyên chỉ với một và một đính chính về phát biểu "mới" của Elaine Chao được nhân lên trên vô số các trang web. Lưu ý rằng Elaine Chao đã giữ chức vụ bộ trưởng lao động Mỹ  từ năm 2001 đến năm 2009 dướ thời  tổng thống George Bush-con. Hôm nay, bà bên cạnh cùng một loạt các chính khách đã nghỉ hưu, bao gồm cả Henry Kissinger thúc đẩy một cách hệ thống trong giới lãnh đạo những messages Trung Quốc. Văn bản về những tuyên bố "yêu chuộng hòa bình" của Elaine Chao có thể xem, ví dụ, tại đây.

"Quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang tiếp tục cải thiện Không có sự lựa chọn nào khác, - cựu bộ trưởng lao động Hoa Kỳ Elaine Chao trong một cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền cho Tân Hoa Xã dường như đã nói. - Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, họ phải cùng tồn tại với nhau ... Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thấy rất quan trọng để thăm Hoa Kỳ, cũng như tổng thống Mỹ tới thăm Trung Quốc, để cho thấy mối quan hệ và lợi ích ở cấp cao nhất trong quá trình tìm hiểu nhau.

Elaine Chao cho rằng các cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo ở cấp cao, chẳng hạn như cuộc họp của chủ tịch CHND Trung Hoa và tổng thống Hoa Kỳ vào cuối tháng Chín, đã góp phần củng cố lòng tin. Elaine Chao nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại giao nhân dân và tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ song phương.

"Ngày càng nhiều và càng nhiều sinh viên đến Hoa Kỳ từ Trung Quốc. Và ngày càng nhiều sinh viên Mỹ đến Trung Quốc", - bà nói. - Chúng tôi  nhìn thấy ngày càng nhiều khách du lịch Trung Quốc. Chúng tôi chào đón họ. Người Mỹ cũng hữu ích tới thăm Trung Quốc, đi du lịch đến Trung Quốc và hiểu biết lịch sử nghìn năm của nó. Người Mỹ có thể học hỏi được nhiều, hiểu được tư duy, triết học và văn hóa của Trung Quốc ".



Các nhà vận động hành lang các nguồn thông tin bằng tiếng nước ngoài của Trung Quốc lại một lần nữa nói về sự cần thiết của cuộc gặp gỡ  giữa các nhà lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc để làm gì? Nếu mới đây, cuối tháng Chín, hai ngày trước phiên họp kỷ niệm của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tiếp đón trọng thể chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình tại Nhà Trắng.

Đã ăn cắp được nhiều quá và đắc ý?

Nhắc lại rằng để vinh danh chủ tịch CHND Trung Hoa tại Washington đã bắn chào ssons 12  phát đại bác - đó là hình thức đón tiếp ngoại giao cao nhất.

“Tiếng nói Hoa Kỳ” ở Washington viết rằng các cuộc đàm phán Barack Obama Tập Cận Bình đã bị "lu mờ bởi những bất đồng vì nghi ngờ về gián điệp mạng của Trung Quốc, vì chính sách kinh tế của Trung Quốc và tranh chấp lãnh thổ ở BIển Đông".

Nhắc lại rằng trước khi cuộc họp này, xã hội Mỹ đã bị chấn động bởi  thông tin rằng các cơ quan tình báo Trung Quốc đã tạo ra một cơ sở dữ liệu phong phú, mà về khối lượng có thể so sánh với mạng xã hội Facebook, chứa những dữ liệu cá nhân của công chức Hoa Kỳ. Thông tin đã bị đánh cắp bới các cuộc tấn công của hacker. Đó là nói về việc rằng hiện các nhà chức trách Trung Quốc đã có những dữ liệu cho phép lập hồ sơ cá nhân cho từng công chức Hoa Kỳ. Việc xử lý các dữ liệu này ở Peking có thể lập một cái tương tương tự của mạng Facebook về công chức.

Trong các cuộc đàm phán ngày 25 tháng Chín, Obama Tập Cận Bình đã thỏa thuận rằng Trung Quốc sẽ không thực hiện các cuộc tấn công  mạng và ủng hộ việc đánh cắp sở  hữu trí tuệ thông qua Internet. Tại cuộc họp báo chung ở Nhà Trắng, tổng thống Obama tổng bí thư ký của những người cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình cho biết đã đạt được thỏa thuận chung rằng các nước của họ sẽ không thực hiện các cuộc tấn công mạng và hỗ trợ hành đánh cắp sở hữu trí tuệ.

Chính quyền Obama đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc  trung thành với ý tưởng xây dựng chuẩn mực về hành vi trong không gian mạng của các quốc gia của họ, có kế hoạch thành lập một nhóm chuyên gia để thảo luận hơn nữa quan hệ lẫn nhau trong lĩnh vực Internet. Trước đó, các nhà chức trách Trung Quốc đã phản ứng giận dữ với tuyên bố của giám đốc tình báo quốc gia James Klepper về các cuộc tấn công của hacker yêu cầu ông chấm dứt "buộc tội họ vô căn cứ trong vấn đề này".

Obama cảnh báo

Nếu Obama nhận được  những cam kết cá nhân của Tập Cận Bình rằng Peking  sẽ giảm hoạt động quy mô của họ trong lĩnh vực đánh cắp những bí mật thương mại, mà vì đó các công ty Mỹ trong những năm gần đây đã mất hàng tỷ dollars, thì  nhà lãnh đạo của Trung Quốc không thể đạt được ở người Mỹ sự làm dịu lập trường về các kế hoạch "lấy lại" bởi Trung Quốc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa biển Đông, hiện thuộc sở hữu của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Việt Nam, Philippines và Malaysia.

Nhắc lại rằng tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã cảnh báo gay gắt Trung Quốc rằng việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo của họ ở Biển Đông và việc dựng lên đó quốc kỳ Trung Quốc với mục đích để công bố các vùng nước xung quanh là "lãnh hải của Trung Quốc", là "phản tác dụng và gây ra một mối đe dọa cho sự thịnh vượng của khu vực Đông Nam Á ".

Và hoàn toàn mới đây, trong một bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ Barack Obama đã nhắc lại những điều sau đây:

"Tại Biển Đông, Hoa Kỳ không có bất kỳ yêu sách lãnh thổ nào. Chúng tôi hoàn toàn không đòi hỏi các tham vọng. Nhưng như bất kỳ quốc gia nào khác, có mặt tại đây, chúng tôi quan tâm việc đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của tự do hàng hải và tự do đi lại thương mại", - Barack Obama nói.

- Và nếu có những tranh chấp lãnh thổ, thì chúng phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế, không phải bằng luật của vũ lực - tổng thống nói thêm. Ông nói rằng Hoa Kỳ sẽ "tìm mọi cách để thúc đẩy Trung Quốc và các nước khác, những nước có tham vọng chủ quyền đối với những vùng lãnh hải này hoặc khác, giải quyết vấn đề này trên cơ sở những nguyên tắc như thế".

Một "cú ném thông tin" tiếp theo từ Trung Quốc sang môi trường blog tiếng nước ngoài và Trung Quốc, cũng như các nguồn thông tin Nga và phương Tây về những đề nghị "yêu chuộng hòa bình" cho Obama (như điều này thường xảy ra thông qua cựu bộ trưởng lao động Mỹ Elaine Chao) gặp gỡ với Tập Cận Bình thêm lần nữa, rõ ràng cho thấy về vấn đề như sau. Peking lần này muốn đề nghị người Mỹ một điều gì đó (về Syria?), mà vì điều đó ho không thể từ chối. Và gác lại các đồng minh hiện có và tiềm năng của họ trong khu vực Đông Nam Á, chỉ một mình với con rồng Trung Quốc.

Ai tiếp theo

Trang điện tử Asia Russia Daily trước đó viết về nhiều kế hoạch về Đại Reconquista Trung Quốc, "chiếm lại" bởi Trung Quốc "những vùng lãnh thổ bị mất" các nước láng giềng của họ - Nga, Mông Cổ, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Đài Loan. vềg sáu cuộc chiến tranh mà Trung Quốc dự định tiến hành trong 50 năm tới. Trong một bài báo đăng trên tờ báo "Venveypo" bài viết (bài viết gốc được lấy từ trang web của hãng thông tấn Shinanews, trên trang đódịch vụ chuyển ngữ sang tiếng Nga) nói rằng khoảng từ năm 2020 đến 2060 năm, CHND Trung Hoa cần "lấy lại" cho mình các vùng lãnh thổ sau đây:

 

- đảo Đài Loan, thành trì của Quốc Dân Đảng Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc (cuộc chiến tranh đầu tiên: thời hạn - 2020-2025, quân địch - KR)

- Quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, thuộc Việt Nam, Malaysia và Philippines (cuộc chiến tranh thứ hai: thời hạn - 2025-2030, quân địch - Việt Nam)

- cái gọi là "Nam Tây Tạng", hoặc các tiểu bang đông-bắccủa Ấn Độ - Sikkim, Assam, Arunachal Pradesh, - và, có thể, Vương quốc độc lập Bhutan (chiến tranh thứ ba: thờ hạn - 2035-2040, quân địch - Ấn Độ)

- quần đảo Điếu Ngư (Nhật: Senkaku, hòn đảo lớn nhất Uotsurisima) và Ryukyu (hòn đảo lớn nhất - Okinawa, Amami, Miyako) ở biển Đông Trung Quốc thuộc sở hữu Nhật Bản, và một phần của nước Cộng hoà Dân quốc (cuộc chiến tranh thứ tư: thời hạn - 2040-2045, quân địch - Nhật Bản )

- Cái gọi là "Ngoại Mông", hoặc Nhà nước Mông Cổ độc lập (Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ trước đây), láng giềng với Khu tự trị  Nội Mongolia  của Trung Quốc (cuộc chiến tranh thứ năm: thời hạn - 2045-2050, quân địch - Mông Cổ)

- "những vùng đất của Trung Quốc bị mất có lợi cho Nga", hoặc hoặc lãnh thổ của Nga ở phía nam của dảy Stanovo, tức là tỉnh Amur, Khu Primorye, tỉnh Sakhalin, phía nam của Khabarovsk, cũng như, có thể, hầu hết các khu vực Zabaikal, Buryatia và Tuva (cuộc chiến tranh thứ sau: thời hạn - 2055-2060, quân địch - Nga).

 

Điều Ngư - "thành phố của thủy thủ Trung Quốc"?

Như chúng ta thấy, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa - không phải là đối tượng duy nhất tham vọng của các nhà chiến lược  của Đại Reconquista Trung Quốc mà ARD đã viết.

Trung Quốc trong khuôn khổ hộc thuyết quân sự của mình đã bắt đầu "cảnh báo" các nước láng giềng của họ và Hoa Kỳ  từ hồi tháng Mười hai năm 2013, khi họ đơn phương mở rộng khu vực ảnh hưởng trên vùng không phận của họ trên vùng biển Hoa Đông, bao gồm cả đối với các đảo của Nhật Bản ở quần đảo Senkaku (Trung Quốc tên Điếu Ngư, đảo lớn nhất của Uotsurisima).

Đó là nói về việc mở rộng khu vực nhận dạng phòng không của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông. CHND Trung Hoa đã gửi đến các nước khác những  yêu cầu sau: bây giờ tất cả các máy bay quân sự và dân sự nước ngoài trong khi đi qua khu vực này phải báo cáo với Trung Quốc về nhận dạng tần số vô tuyến điện của mình, đáp ứng yêu cầu của hệ thống phòng không Trung Quốc, có trên tàu vcác ký hiệu nhận dạng rõ ràng và kịp thời gửi cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc kế hoạch bay của họ. Nếu không, Trung Quốc đe dọa áp dụng "các biện pháp phòng vệ khẩn cấp"! Nói bằng ngôn ngữ đơn giản, đánh chặn và bắn hạ "những kẻ vi phạm".

Tuy nhiên, Hoa Kỳ, tiếp theo là Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn điều đến khu vực này máy bay quân sự củahọ mà không cần thông báo nào trước cho Trung Quốc. Peking về phía minh "thận trọng" không được quyết định đánh chặn chúng, mỗi lần như vậy lại thực hiện "cảnh báo Trung Quốc" cho các Bộ ngoại giao của các nước này về "không cho phép leo thang quân sự trong khu vực của các lực lượng phòng không của Trung Quốc".

"Chính sách răn đe" này từ phía Trung Quốc mang lại một số kết quả. Tất cả các hãng hàng không thương mại tuân thủ vô điều kiện các yêu cầu của Trung Quốc "vì mục đích an toàn của hành khách và tỷ giá bảo hiểm tỷ giá bảo hiểm". Mặc dù, theo xác nhận của các nhà quân sự và ngoại giao của Mỹ và Nhật Bản,  thực hành như vậy của các hãng hàng không thương mại không tạo ra một tiền lệ cho chính phủ của họ, và sự thỏa thuận của các công ty với các yêu cầu công ty có sự đồng ý của Trung Quốc "trong bối cảnh luật pháp quốc tế là vô hiệu".

Như vậy, từ đầu sự gia tăng hoạt động của Trung Quốc biển Hoa Nam (Biển Đông-Việt Nam) và Hoa Đông  không chỉ  Đài Loan mà còn Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei đã trực tiếp đối đầu với những kế hoạch của Reconquista Trung Quốc. Như chúng ta nhớ, các nước tiếp theo là Ấn Độ, Mông Cổ và, cuối cùng, là Nga.

-----

2 nhận xét:

  1. (больше никто не берет?) = (thế ngoài Tân Hoa Xã thì còn có ai phỏng vấn nữa không?)

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn Vivan Din nhiều . Rất vui được bác luôn đồng hành và góp ý ạ.

    Trả lờiXóa

Steps


Flag Counter